Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BAI TAP HOC KY LUAT HINH SU 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.18 KB, 10 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÌNH SỰ
ĐỀ BÀI: 02

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
:
LỚP
:

Hà Nội, 2019
1


BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÌNH SỰ
ĐỀ BÀI: 02

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
:
LỚP
:

2



Bài tập số 2:
Do có mâu thuẫn với T (hàng xóm), A gọi con trai lớn là B (21 tuổi) mang dao đi đánh
T. Thấy bố và anh trai mang dao đi đánh hàng xóm C (17 tuổi), D (15 tuổi) là em trai của B
cũng mang dao đi theo. Sau khi trèo qua tường rào vào nhà, thấy T đang ngồi uống nước, cả
4 bố con nhà A xông vào đánh, đâm, chém làm T tử vong. Sau khi giết người, cả 4 bố con
nhà A bỏ trốn nhưng chỉ một ngày sau tất cả bị bắt, bị khởi tố về tội danh theo khoản 1 Điều
123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Xác định lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên. (2 điểm)
2. Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội nào theo
phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên không? hình phạt nặng nhất mà
C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên (2 điểm)
4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xoá án tích lại phạm
tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
BÀI LÀM
Điều 6 Công ước ICCPR ghi nhận: "Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền
này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện".
Quyền sống là “quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình
trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm...”.
Như vậy, quyền sống của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không
một quyền nào có thể so sánh được. Khi quyền sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu
phấn đấu của loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu, các
quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Bởi những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con
3


người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại và mọi chế
độ. Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quyền sống của con người mà trong BLHS năm

1999, ngay sau các tội phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm
nhân thân. Trong số các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được quy định đầu tiên và
là một trong ba tội có hình phạt nghiêm khắc nhất- tử hình.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với
nền kinh tế thế giới thì các loại tội phạm ngày càng trở nên phức tạp hơn và tội phạm giết
người cũng ngày càng có những chiêu trò nguy hiểm, manh nha hơn. Nhận thức được tầm
quan trọng của viêc phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm giết người, cùng với kiến
thức về lí luận và thực tiễn, em đã mạnh dạn chọn đề tài số 2 cho bài tập môn Luật hình sự
Việt Nam. Đây là tình huống liên quan đến tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS
2017.
1. Lỗi đối với hành vi phạm tội của A, B trong trường hợp trên là “lỗi cố ý trực tiếp”
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi bao
gồm lỗi cố ý và vô ý. Lỗi cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý gồm lỗi
vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 (BLHHS) như sau: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 (BLHHS) như sau: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin được quy định tại Khoản 1 Điều 11 BLHS 2017 như sau: Người phạm
tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho
rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

4


Lỗi vô ý do cẩu thả quy định tại Khoản 2 Điều 11 BLHS 2017 như sau: Người phạm tội

không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải
thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Căn cứ vào thời điểm hình thành sự cố ý có thể phân biệt hai loại cố ý. Cố ý có dự mưu và cố
ý đột xuất.
+ Cố ý có dự mưu là trường hợp người phạm tội đã có sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
+ Cố ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý
định đó, chưa có sự cân nhắc kĩ.
Căn cứ vào mức độ cụ thể của sự hình dung về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, có thể phân biệt cố ý xác định và cố ý không xác định.
+ Cố ý xác định là trường hợp người phạm tội hình dung được một cách rõ ràng và cụ thể
hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ gây ra.
+ Cố ý không xác định là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể hậu quả đó.
Rõ ràng A ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết rằng hành động cầm
dao đến đánh T có thể gây chết người nhưng A vẫn thực hiện và còn rủ thêm con trai lớn là B
tham gia cùng. B cũng mắc “lỗi cố ý trực tiếp” bởi B 21 tuổi, đủ tuổi để nhận thức được hành
động cầm dao đi đánh người khác là hành động có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng B
không do dự mà vẫn cầm dao đi với bố. Như vậy cả A và B dù nhận thức được hậu quả sẽ
xảy ra đối với hành động cầm dao đi đánh người của mình nhưng vẫn thực hiện.
Do đề bài chưa nêu rõ là A vừa có mâu thuẫn với T rồi cầm dao đi đánh T luôn hay là A và T
đã có mâu thuẫn từ trước nên chưa thể xác định rõ hành vi của A là cố ý dự mưu hay cố ý đột
xuất. Nếu A và T có mâu thuẫn từ trước, A đã suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện
hành vi phạm tội thì sẽ được coi là cố ý dự mưu. Ngược lại, A và T vừa xáy ra mâu thuẫn và
A về nhà lấy dao, qua nhà T, đánh T thì đó được coi là cố ý đột xuất.

5


2.


Tội phạm mà A, B, C, D thực hiện trong trường hợp nêu trên thuộc loại tội phạm

đặt biệt nghiêm trọng theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS
Điều 9 BLHS 2017 có nêu:
“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong
Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
a. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với
tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.
b. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 3 năm tù đến 7 năm tù.
c. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ gây nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo cách phân loại tội phạm của BLHS, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu (tính nguy
hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt) nhưng những hành vi
phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác
nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa tôi phạm được đặt ra như là nguyên tắc của
luật Hình sự Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 9 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong bộ luật, tội phạm được chia thành 4 loại: tội
phạm ít nghiệm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc
biệt nghiêm trọng. Và mỗi loại tội phạm được gắn với một khung hình phạt khác nhau được
quy định tại khoản 1 điều 9 BLHS
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. A,

B,C,D phạm tội giết người vì động cơ đê hèn, có tính côn đồ theo khoản 1, Điều 123
BLHS.Chủ thể của tội phạm là A,B,C,D. Khách thể của tội phạm là quyền sống của anh T,
6


hành vi phạm tội là dùng dao gây án dẫn đến hậu quả là anh T chết.A,B đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và mặc nhiên được thừa nhận có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo điều 12, bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày
01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp
dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
+) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người
dưới 16 tuổi);
+) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp
tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản)……..”
Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người,
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi…… Do vậy cả C và D cũng đều đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm của mình.
A, B, C, D giết T do mâu thuẫn và hành động này mang tính côn đồ và A, B, C,D sẽ bị truy tố
theo khoản 1 điều 123 BLHS, mà mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản này là tử
hình nên A, B,C,D là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. C và D có bị coi là đồng phạm trong vụ án nêu trên không? hình phạt nặng nhất
mà C và D có thể phải chịu trong trường hợp nêu trên (2 điểm)

Theo điều 17 BLHS 2017:

7


1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người
giúp sức
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người
chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng
phạm. Người chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng
có thể không. Người cầm đầu là người đứng đầu, người thành lập nhóm đồng phạm
hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao nhiệm vụ cho đồng bọn
cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chỉ huy là
người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm
4. Người đồng phạm không cần phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành”
 Theo đó A được coi là chủ mưu, là người đề xướng chủ trương C và D được
coi là đồng phạm của vụ án nêu trên
Theo khoản 4 điều 17 của BLHS thì Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi vượt quá của người thực hành”
“Hành vi vượt quá” mà chúng ta vẫn thường gọi là hành vi thái quá nhưng đó phải là hành vi
vượt quá của người thực hành, tức là hành vi của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Ví dụ:
những người đồng phạm chỉ thống nhất cùng đi trộm cắp tài sản, nhưng người trực tiếp thực

8


hiện hành vi trộm cắp lại hiếp dâm người bị hại hoặc thực hiện hành vi phạm tội khác thì
những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi phạm tội đó của
người thực hành.
B, C, D được coi là đồng phạm của A nhưng nếu B, C, D chỉ tham gia vào đánh T, không trực
tiếp giết T thì B,C,D không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà chỉ chịu trách
nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Ngược lại nếu B, C, D cùng A
đánh anh T và cùng giết anh T thì B, C, D phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
giống như A theo điều 123 của BLHS 2017
Khi quyết định hình phạt tòa án thường dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình thiết giảm nhẹ và tăng nặng trách
nhiệm hình sự. Xét về trường hợp của C và D, C và D được coi là đồng phạm của A, theo
điều 52 BLHS 2017 về các tình thiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì đây là vụ án phạm tội
có tổ chức. Theo khoản 1d điều 9 BLHS 2017: “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm
có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình”
Do vậy C và D phải chịu khung hình phạt cao nhất là tử hình cho hành vi phạm tội của mình
4. Nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xoá
án tích lại phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm? (1,5 điểm)
Xóa án tích là một chế định mang tính nhân đạo của pháp Luật Hình sự, thể hiện sự thừa
nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích nữa và vì vậy không phải tiếp
tục gánh chịu hậu quả do việc kết án mang lại.
Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ
luật này.


9


Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án
tích.
Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tái phạm, tái phạm nguy hiểm như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm
tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa
được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Do vậy, nếu A chưa được xóa án tích mà lại phạm tội nêu trên (giết người, cố ý gây thương
tích) thì A sẽ được coi là tội phạm tái phạm nguy hiểm. Bởi trước đó A đã bị kết án về tội
rất nghiêm trọng do cố ý gây thương tích cho anh T
Như vậy A, B, C, D phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, mắc lỗi cố ý trực tiếp. C và D được coi
là đồng phạm của A và nếu vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 2 Điều 134 BLHS), chưa được xoá án
tích lại phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm nguy hiểm.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×