Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đường thẳng Một đường thẳng được hiểu như là một đường dài (vô hạn),

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.97 KB, 9 trang )

Đường thẳng
Một đường thẳng được hiểu như là một đường dài (vô hạn), mỏng (vô cùng) và thẳng
tuyệt đối. Trong hình học Euclide, có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm bất
kỳ khác nhau. Đường thẳng này tạo ra đoạn nối ngắn nhất giữa hai điểm đó.
Hai hay ba điểm nằm trên cùng một đường thẳng được gọi là cộng tuyến. Trong một mặt
phẳng, hai đường thẳng khác nhau hoặc là song song tức không bao giờ gặp nhau, hoặc
giao nhau tại một và chỉ một điểm. Hai mặt phẳng giao nhau nhiều nhất là một đường
thẳng.
Đường thẳng trong mặt phẳng Descartes có thể được mô tả bằng phương trình tuyến tính
và hàm tuyến tính.

Three lines — the red and blue lines have same slope, while the red and green ones have
same y-intercept.
Khái niệm trực quan về đường thẳng có thể được hình thức hóa bằng nhiều cách. Nếu
hình học được phát triển theo phương pháp tiên đề (như trong tác phẩm Các phần tử của
Euclid hay trong tác phẩm sau này Cơ sở của hình học của David Hilbert), thì đường
thẳng chẳng được định nghĩa gì cả, mà chỉ được đặc trưng bởi các tính chất của nó trong
hệ tiên đề. "Bất kỳ thứ gì thỏa mãn các tiên đề của đường thẳng thì nó chính là đường
thẳng.". Trong khi Euclide đã từng định nghĩa đường thẳng là cái gì đấy "có chiều dài mà
không có bề dày", thực ra ông chưa bao giờ dùng định nghĩa mơ hồ này ở các chứng
minh phía sau trong tác phẩm của mình.
Trong không gian Euclide R
n
(và cũng như trong mọi không gian vector khác), chúng ta
định nghĩa đường thẳng L là tập con của không gian đang xét và có dạng

với a và b là hai vector cho trước trong R
n
, đồng thời b phải khác vector 0. Vector b xác
định hướng của đường thẳng, và a là một điểm nằm trên đường thẳng. Chọn các vector a
và b khác nhau có thể dẫn đến kết quả cùng một đường thẳng.


Trong không gian hai chiều, chẳng hạn trong một mặt phẳng, hai đường thẳng khác nhau
hoặc là hai đường thẳng song song hoặc phải cắt nhau tại một điểm. Tuy nhiên, trong
không gian nhiều hơn hai chiều, hai đường thẳng có thể không song song nhau mà cũng
chẳng cắt nhau, và hai đường thẳng như vậy gọi là hai đường thẳng chéo nhau.
Trong R
2
, mọi đường thẳng được biểu diễn bởi một phương trình tuyến tính có dạng

với a, b và c là các hệ số thực cố định trong đó a và b không đồng thời bằng 0 (xem phần
phương trình tuyến tính để có thêm các dạng khác). Các tính chất quan trọng của đường
thẳng trong không gian hai chiều là
độ dốc, giao điểm của nó với trục x, giao điểm của nó
với trục y.
Trừu tượng hơn, người ta thường nghĩ về trục số thực như là một nguyên mẫu điển hình
cho một đường thẳng, và giả định rằng mỗi điểm trên đường thẳng tương ứng một-một
với một số thực nào đó trên trục số thực. Thế nhưng ta hoàn toàn có thể sử dụng cả số
siêu thực và kể cả đường thẳng dài trong lý thuyết topo để làm nguyên mẫu cho đường
thẳng.
Tính chất "thẳng" của đường thẳng, thường được hiểu là tính chất cho phép đường thẳng
cực tiểu hóa khoảng cách giữa hai điểm, mà về sau có thể được tổng quát hóa thành khái
niệm đường trắc địa trong đa tạp khả vi.
Tia
Trong hình học Ơclít, nếu cho một đường thẳng l và hai điểm A và B, một tia, hay nửa-
đường thẳng, có gốc A và đi qua B là
tập hợp các điểm C trên đường thẳng l sao cho A
và B đều thuộc tập hợp này và A không nằm giữa C và B. Điều này có nghĩa là, trong
hình học, một tia phát xuất từ một điểm rồi đi mãi về một hướng.

Trong quang học, nhất là trong quang hình, đường lan truyền của ánh sáng hoặc các bức
xạ điện từ khác, trong môi trường đồng nhất, là một đường thẳng và được gọi là tia sáng

hay quang tuyến. Tia này vuông góc với mặt sóng trong lý thuyết quang sóng.
Mặt phẳng
Mặt phẳng là một
khái niệm cơ bản trong toán học (được thừa nhận không định nghĩa),
là một tập hợp tất cả các
điểm trong không gian ba chiều mà tọa độ Descartes x, y, z của
chúng thoả mãn một
phương trình có dạng ax + by + cz + d = 0, trong đó a, b, c, d là các
hằng số sao cho a, b, c không đồng thời bằng 0.
Mặt phẳng được hình dung chỉ có chiều dọc và chiều ngang mà không có chiều dày


Song song

Đồ thị vẽ a và b là hai đường thẳng song song
Trong hình học Euclide, hai đường thẳng được gọi là song song khi chúng cùng nằm trên
một
mặt phẳng và không có điểm chung. Trong trường hợp này, chúng được gọi là không
cắt nhau, không giao nhau, hoặc không tiếp xúc nhau.
Hai đường thẳng bất kỳ trong hình học phẳng Euclide chỉ có thể rơi vào hai trường hợp:

cắt nhau tại ít nhất một điểm nào đó

song song với nhau
Mở rộng ra trên hình học phi Euclide, khái niệm đường thẳng được thay bằng khái niệm
đường trắc địa. Hai đường trắc địa trong hình học phi Euclide chỉ có thể rơi vào 3 trường
hợp:

cắt nhau tại ít nhất một điểm xác định nào đó


song song: cắt nhau tại một điểm ở vô cực (có điểm chung ở vô cực)

siêu song song: không bao giờ cắt nhau (không bao giờ có điểm chung)

Đoạn thẳng
Trong hình học, một đoạn thẳng là một phần của đường thẳng mà bị giới hạn bởi hai đầu
mút, và là
quĩ tích của tất cả những điểm nằm giữa hai đầu mút này trong quan hệ thẳng
hàng.
Các ví dụ về đoạn thẳng là: các cạnh của một tam giác hay một hình vuông. Tổng quát
hơn, nếu cả hai đầu mút là hai đỉnh kề nhau của một đa giác, đoạn thẳng đó là một cạnh
(của đa giác đang xét), nếu hai đầu mút không phải là hai đỉnh kề nhau thì đoạn thẳng đó
là đường chéo của đa giác. Khi các đầu mút nằm trên cùng một đường như là đường tròn,
thì đoạn thẳng đó được gọi là một dây cung (của đường đang xét).
Định nghĩa
Giả sử (đường thẳng) là một không gian vector trên (mặt phẳng số thực) hay , và
là một tập con của . Khi đó được gọi là một đoạn thẳng nếu L có thể được biểu diễn
dưới dạng tham số như sau:

với thuộc và .

Định nghĩa hình học của đoạn thẳng
Đôi khi người ta muốn phân biệt giữa "đoạn thẳng mở" và "đoạn thẳng đóng". Để làm
điều đó, người ta định nghĩa đoạn thẳng mở như phần trên và định nghĩa đoạn thằng
đóng như là tập con được biểu diễn dưới dạng tham số sau đây:

×