Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sản phẩm đạt giải thi sáng tạo khoa học kỹ thuật ( KHKT) cấp tỉnh và đạt giải cuộc thi sáng tạo trẻ thanh thiếu niên tỉnh Bắc giang-SỬ DỤNG RESIN TRONG BẢO QUẢN MẪU VẬT SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135 KB, 16 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN 2

DỰ ÁN DỰ THI SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT

SỬ DỤNG RESIN TRONG BẢO QUẢN MẪU VẬT
SINH HỌC

Học sinh thực hiện:
Nguyễn Thị Mến - Lớp 11A11
Giáp Thị Thuyết - Lớp 11A11

Năm học 2019 - 2020


MỤC LỤC
Contents
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4
3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu................................................................4
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................................4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
7. Thời gian nghiên cứu..................................................................................................5
PHẦN 2: NỘI DUNG.......................................................................................................6
1. Cơ sở lí luận của đề tài................................................................................................6
1.1. Thực trạng của việc bảo quản mẫu vật sinh học và sử dụng mẫu vật sinh học trong
trường học................................................................................................................... 6
1.2. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................................7
2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................72


2.1. Tìm hiểu chất bảo quản......................................................................................82
2.2. Thu mẫu và sử lý sơ bộ.......................................................................................16

2.4. Kết quả chung.....................................................................................................22
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................24
1. Kết luận...................................................................................................................24
2. Kiến nghị, đề xuất...................................................................................................24
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................25
PHẦN 5: PHỤ LỤC.......................................................................................................26


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Sinh học là khoa học về sinh vật” nên nghiên cứu môn sinh học chính là nghiên cứu
về sinh vật: thực vật, động vật, côn trùng…Nghiên cứu về sinh vật có các phương pháp sau:
- Nghiên cứu trực tiếp: Nghiên cứu sinh vật ngoài tự nhiên
Nghiên cứu trên mẫu vật.
- Nghiên cứu gián tiếp qua: tranh ảnh, video, tài liệu….
Trong đó, phương pháp nghiên cứu trực tiếp là phương pháp trực quan, sinh động và
đạt hiệu quả cao nhất. Trong phương pháp này, nghiên cứu trên mẫu vật có vai trò quan
trọng: vừa tiết kiện được thời gian, công sức, dễ thực hiện, người nghiên cứu lại chủ động
trong công việc mà vẫn đáp ứng được sự chính xác, trực quan, đáp ứng được nhiều mục tiêu
nghiên cứu.
Trong chương trình sinh học, mẫu vật có vai trò quan trọng giúp chúng tôi hình dung
rõ ràng, chính xác nội dụng bài học, gây sự tò mò và hứng thú rất cao và hình thành được
các đức tính của người làm khoa học tương lai. Lấy ví dụ cụ thể chương trình sinh học lớp 6
cần các mẫu vật như sau:
Bảng 1: Thống kê mẫu sử dụng trong chương chình lớp 6
STT


Sử dụng trong bài học

1

Bài 3: Đặc điểm chung của thực

Bộ mẫu thực vật

2

vật
Bài 4: Có phải tất cả thực vật

Mẫu hoa và dương xỉ

3

đều có hoa
Bài 9: Các loại rễ, các miền của

Mẫu rễ cọc và rễ chùm

4

rễ
Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Mẫu rễ cọc và rễ chùm

5


Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

Mẫu cỏ mần trầu

6

Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của

Bộ mẫu lá

7


Bài 21: Quang hợp

Mẫu lá

8

Bài 25: Biến dạng của lá

Bộ mẫu lá

9

Bài 29: Cấu tạo và chức năng

Bộ mẫu hoa


của hoa

Mẫu vật


10

Bài 39:Quyết – cây dương xỉ

Mẫu lá dương xỉ

11

Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp

Toàn bộ mẫu thực vật của cây hai lá

12

một lá mầm
Bài 50: Vi khuẩn

mầm và cây một lá mầm
Mẫu nốt sần rễ cây họ Đậu

Nhưng khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng mẫu vật ở các trường học thì thấy
rằng số mẫu vật rất nghèo nàn hoặc không có mẫu vật thật. Nguyên nhân là các phương pháp
bảo quản mẫu vật hiện nay như: bảo quản khô, bảo quản trong dung dịch, làm thú nhồi bông
….còn chứa đựng nhiều nhược điểm, khó thực hiện, thời gian bảo quản mẫu không dài, khó
sử dụng.

Với mong muốn hỗ trợ công tác giảng dạy, nâng cao kiến thức cũng như sự hứng thú
của các bạn học sinh với môn học, phục vụ nghiên cứu khoa học và cung cấp các mẫu cho
các bảo tàng sinh vật học trưng bày. Nhóm chúng tôi đã tìm tòi và đề xuất phương pháp bảo
quản mẫu mới rất tiện ích khắc phục được nhược điểm của các phương pháp bảo quản mẫu
hiện nay đó là phương pháp “ Sử dụng resin trong bảo quản mẫu vật sinh học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra hóa chất có tính năng bảo quan tối ưu.
Tìm ra phương pháp mới trong bảo quản mẫu vật sinh học.
Tạo ra một số mẫu bằng phương pháp này phục vụ việc dạy, học và nghiên cứu trong
trường học.
3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
Một trong những nguyên nhân dẫn đến mẫu vật sinh học trong các trường học nghèo
nàn hoặc không có là do phương pháp bảo quan mẫu hiện nay phức tạp khó thực hiện, tốn
kém, nguy hiểm khó khăn trong việc sử dụng. Nếu tìm ra một phương pháp bảo quản mẫu
đơn giản, lâu dài và ít tốn kém hơn, thời gian bảo quản dài hơn, dễ sử dụng hơn thì việc tạo
ra các mẫu phục vụ cho hoạt động dạy, học và nghiên cứu trong trường học sẽ dễ dàng.
Chính các thầy cô, các em học sinh có thể tự tạo ra các mẫu vật phục vụ nhu cầu công việc
của mình và bổ sung vào kho dữ liệu dạy học cho trường học ngày càng phong phú và đa
dạng.
Vậy có hóa chất nào đáp ứng được yêu cầu trên? Thực hiện bảo quản mẫu như thế
nào ? Và có thể ứng dụng để tạo ra bộ mẫu có chất lượng tốt, thời gian bảo quan dài …để
phục vụ việc dạy và học môn sinh học trong trường học không?


4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xuất phát từ những giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
Trường THPT Việt Yên số 2 đề xuất triển khai dự án “Sử dụng resin trong bảo quản mẫu vật
sinh học”. Sự thành công của dự án sẽ tạo ra một bước đột phá về việc bảo quản các mẫu vật
sinh học đạt các tiêu chí sau:
- Chất lượng mẫu tốt.

- Thời gian bảo quản mẫu lâu dài.
- Gọn nhẹ, dễ sử dụng và vận chuyển.
- Dễ thực hiện.
- Chi phí thấp.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các hóa chất có thể sử dụng bảo quản mẫu vật sinh học ở mức cơ quan, cơ thể. Tiến
hành bảo quản các mẫu phục vụ cho chương trình dạy, học và nghiên cứu ở các trường học.
Khả năng áp dụng đề tài: cho hệ thống trường học các cấp, có thể mở rộng cho các
nghiên cứu khoa học và sử dụng trong các bảo tàng sinh vật học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phương pháp đọc tài liệu, phân tích số liệu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp phỏng vấn, điều tra, phương pháp lấy
mẫu và sử lý mẫu, phương pháp bảo quản mẫu và phương pháp kiểm định chất lượng.
7. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2019 đến nay


PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Thực trạng của việc bảo quản mẫu vật sinh học và việc sử dụng mẫu vật sinh học
trong trường học
Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sinh vật. Trong đó việc sử dụng mẫu vật
để nghiên cứu đóng vai trò quan trọng bậc nhất do phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi
bật đáp ứng rất nhiều mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, mẫu vật sử dụng nghiên cứu phải đảm
bảo giữ đúng được các đặc điểm tự nhiên, dễ sử dụng và thời gian sử dụng lâu dài. Nên các
nhà khoa học đã tìm ra các phương pháp bảo quản mẫu vật. Qua tìm hiểu chúng tôi thống kê
được hiện nay có các phương pháp bảo quản mẫu sau:
- Phương pháp bảo quản khô: trong phương pháp này cũng có nhiều cách thực hiện
như ép khô, sấy khô, phơi khô…cơ sở là làm giảm lượng nước trong mẫu để có thể bảo quản
được mẫu. Ưu điểm: dễ thực hiện, không độc hại, dễ sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này

cũng có nhiều nhược điểm như: thời gian sử lý mẫu có thể lâu, có thể làm mất một số đặc
điểm của mẫu như màu sắc, bộ phận và thời gian bảo quản mẫu ngắn mẫu dễ bị hỏng. Đánh
giá: đây cũng là phương pháp cơ bản hiện này thường xuyên được sử dụng như trong các
buổi đi thực địa bảo quản mẫu vật nhanh và sử dụng cho học sinh, sinh viên những người
đang tập nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp bảo quản mẫu trong dung dịch hóa chất: hiện nay có nhiều hóa chất có
thể sử dụng để bảo quản mẫu vật như: cồn, lugol, foocmon…cơ sơ khoa học là ngâm mẫu
trong các hóa chất để chống sự xâm hại của sinh vật phân hủy như vi sinh vật, nấm, côn
trùng...Ưu điểm: bảo quan nhanh, giữ nguyên được các bộ phận của sinh vật. Tuy nhiên,
phương pháp này cũng có nhược điểm: hóa chất nguy hiểm, độc hại với người sử dụng, khó
vận chuyển và thời gian bảo quản phụ thuộc vào hóa chất nhưng sau thời gian mẫu sẽ bị biến
dạng.
- Phương pháp làm thú nhồi bông: là phương pháp cải tiến của phương pháp bảo quản
khô và thường sử dụng với động vật. Cơ sở: làm khô bộ da của động vật và nhồi bông vào
bên trong để tạo hình. Ưu điểm: tạo ra hình dạng 3D của mẫu, phù hợp với việc trưng bày
mẫu ở phòng bảo tàng. Tuy nhiên nhược điểm là khó thực hiện người làm mẫu không chỉ
phải có kiến thức làm mẫu tốt còn phải khéo léo, tốn thời gian, chi phí cao.


Đánh giá chung, các phương pháp này đã góp phần bảo quản mẫu vật phục vụ cho
nghiên cứu tuy nhiên còn chứa đựng các nhược điểm như độc hại, khó sử dụng và vận
chuyển, thời gian bảo quản mẫu không dài…nên không được áp dụng rộng rãi đặc biệt khó
áp dụng để phục vụ việc học tập cho các nhà khoa học tương lai trong trường học. Theo
thống kê số mẫu và việc sử dụng mẫu vật trong trường học chúng tôi thu được kết quả như
sau:
Bảng 2: Thống kê mẫu vật trong một số trường học.
STT
Trường
Mẫu vật (cơ quan, cơ thể)
Thực trạng

1
Chuyên Bắc giang
Không có
2
THPT Ngô Sĩ Liên
Không có
3
THPT Việt yên 1
Không có
4
THPT Việt yên 2
Không có
5
Nguyễn Bỉnh khiêm
Không có
6
THPT Giáp Hải
Không có
7
THCS Việt Tiến
Không có
Đây là một điều rất đáng tiếc vì học sinh sẽ khó tiếp cận với một phương pháp nghiên
cứu cơ bản, quan trọng và vô cùng lí thú đó là phương pháp nghiên cứu trên mẫu vật. Từ đó
giảm tính thực tiễn của môn học, giảm sự sinh động lí thú, khó khích thích được trí tò mò sự
yêu thích nghiên cứu khoa học.
1.2. Nguyên nhân của thực trạng
Các phương pháp bảo quản mẫu hiện nay khó thực hiện, tốn kém, thời gian bảo quản
không dài, sử dụng mẫu khó khăn.
Dẫn đến tâm lý ngại sử dụng mẫu vật thật trong học tập và dạy học.
2. Phương pháp nghiên cứu

Từ những phân tích trên nhóm chúng tôi đã tìm tòi và đề xuất một phương pháp bảo
quản mẫu vật mới phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các phương pháp
bảo quản mẫu truyền thống. Đó là phương pháp “ Sử dụng resin trong bảo quản mẫu vật sinh
Bước 1:học”
Tìm. hóa
bảopháp
quảnmới
mẫunày,
đápchúng
ứng yêu
2: Thu bộ
mẫu
và xử
lý sơ
Với chất
phương
tôi cầu
tiến hànhBước
xây dượng
mẫu
phục
vụ bộ
chomẫu
việcvật
giảng dạy môn sinh học ở trường học.

Quy trình nghiên cứu như sau

Bước 4: Kết quả và đánh giá kết quả thu được.
Bước 3: Tiến hành thí nghiệm bảo quản mẫu vật bằng resin



2.1. Tìm hóa chất bảo quản
Hiện nay, các nhà khoa học thường sử dụng dung dịch foocmol để bảo quản mẫu.Tuy
nhiên, dung dịch này rất độc hại với người, khó vận chuyển, tương đối tốn kém và mẫu vật
bảo quản trong foocmol lâu ngày sẽ bị biến dạng không đảm bảo độ chính xác trong nghiên
cứu khoa học.
Qua nghiên cứu nhóm chúng tôi đã tìm được một hóa chất khác để bảo quản mẫu và
khắc phục những nhược điểm của foocmol đó là keo resin epoxy bản chất là một loại nhựa
tổng hợp nhân tạo dạng lỏng, trong suốt, dễ sử dụng, an toàn, độ cứng tốt, chống nước và
kháng UV nên rất bền với thời gian. Hiện nay, keo resin epoxy được ứng dụng trong mỹ
thuật, tạo khuôn, chế tác nội thất, nữ trang, kính…Từ đặc điểm trong suốt, chống nước,
kháng được UV, bền, nhẹ… chúng tôi thấy rất phù hợp cho việc dùng keo này đổ khuân để
bảo quản mẫu vật. Nhóm đã quyết định lựa chọn hóa chất này thử nghiệm việc bảo quản
mẫu vật sinh học trên phòng thí nghiệm sinh của trường THPT Việt Yên 2.
2.2. Thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu vật
Sau khi chọn được hóa chất bảo quản mẫu, chúng tôi tiến hành lên danh sách các mẫu
sẽ làm thực nghiện trong đề tài này. Các mẫu được chọn là các mẫu có thể sử dụng trong các
chương trình sinh học của trường học để kết quả thu được có thể phục vụ việc dạy và học, sử
dụng để hướng dẫn các em bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học, cung cấp cho
các bảo tàng
Bảng 3: Danh sách mẫu vật sử dụng thí nghiệm



Danh sách mẫu
1. Lá cây một lá mầm
2. Lá cây hai lá mầm
3. Lá Dương xỉ
4. Lá cây Tùng



5. Hoa Sao
Hoa
6. Hoa baby
7. Hoa cỏ kê
Rễ
8. Rễ cọc
9. Rễ chùm
10. Gián
Động vật
11. Châu chấu
12. Bướm
13. Chuồn chuồn
Các mẫu sau khi được thu thập được xử lý sơ bộ như làm sạch, làm khô để chuẩn bị
cho việc đổ khuân bảo quản.
2.3. Tiến hành thí nghiệm bảo quản mẫu vật bằng resin
* Thí nghiệm:
- Bước 1: Tạo khuôn: keo resin là dạng keo lỏng nên khi làm mẫu cần tạo khuôn thật
chính xác và cố định trước khi đổ keo. Trong đề tài chúng tôi dùng khuôn silicon tiện sử
dụng và lấy mẫu khi đã hoàn thành. Tuy nhiên, cũng có thể tự làm khuôn tự làm khuôn bằng
các vật liệu có thể tạo hình được. Sau khi tạo khuôn thì dùng chất chống dính bôi lên khuôn
để dễ tách khuôn sau khi bảo quản mẫu. Chất chống dính chúng tôi dùng là vaselin đảm bảo
an toàn thí nghiệm.
- Bước 2: Cố định mẫu: Mẫu sau khi thu được xử lý sơ bộ: làm sạch, làm khô, bảo
quản giữ nguyên các đặc điểm sinh học. Được cố định trên khuân, tạo hình để vừa đạt thẩm
mĩ cao vừa thuận tiện cho việc quan sát, nghiên cứu.
- Bước 3: Pha keo: Tỉ lệ pha 3: 1 (nghĩa là 3 phần keo resin: 1 phần dung môi đóng
rắn theo trọng lượng. Khuấy nhẹ nhàng từ 3 đến 5 phút cho keo và chất đóng rắn trộn đều.
Keo khi trộn sẽ có màu trắng đục, khuấy sao cho hỗn hợp keo trong lại là được. Để yên

khoảng 3 phút cho bong bóng nổi bới lên, có thể dùng tăm để châm bong bóng.
- Bước 4: Đổ keo: đổ nhẹ nhàng vào khuôn để keo tràn tự nhiên không nên tác động
mạnh mẽ sẽ tạo ra bọt khí, không nạo vét keo trong ca pha vì keo đó chưa tan hết hoặc nhiều
bọt khí. Khi đổ keo phải khéo léo để mẫu vật không bị dịch chuyển đảm bảo giữ nguyên
được tạo hình ban đầu.
- Bước 5: Dỡ khuôn và đánh bóng
* Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý:
- Dùng găng tay và khẩu trang bảo hộ khi thao tác, tránh dây keo vào da hay hít phải
khí độc phát sinh khi trộn keo.


- Nếu bị keo dính vào da nên rửa sạch ngay bằng nước xà phòng hoặc các chất tẩy rửa
nhẹ.
- Tiến hành trên phòng thí nghiệm.
- Không ngửi và hít sản phẩm cả trước và sau khi pha chế. Trường hợp hít phải nên ra
nơi thoáng khí hít thở vài phút.
- Pha đúng tỉ lệ 3:1
- Không để dung dịch tiếp xúc với ánh sáng để đảm bảo độ trong suốt.
- Sau khi thao tác với resin xong vệ sinh dụng cụ bằng khăn giấy và acetone (nước
rửa móng), rửa tay bằng xà phòng.
* Một số lỗi thường gặp khi pha resin epoxy:
- Khuấy chưa tan hết nhựa trong trường hợp này mẫu thu được sau khi bảo quản bề
mặt không láng hoặc khó đông.
- Cho quá ít xúc tác nhựa không đông hoặc thời gian độc quá lâu. Cho quá nhiều xúc
tác nhựa sinh khí nhiều.
* Thí nghiệm đối chứng: đồng thời với việc tiến hành thí nghiệm bảo quản mẫu vật
bằng resin chúng tôi thực hiện các phương pháp bảo quản truyền thống làm đối chứng
Phương pháp bảo quản khô sử dụng với các mẫu lá, hoa, rễ, bướm.
Phương pháp bảo quản mẫu trong dung dịch hóa chất (foocmol) với các mẫu: gián,
châu chấu.

Bảng 4: Các phương pháp bảo quản mẫu
Danh sách mẫu


Hoa
Rễ
Động

1. Lá cây một lá mầm
2. Lá cây hai lá mầm
3. Lá Dương xỉ
4. Lá cây Tùng
5. Hoa Sao
6. Hoa baby
7. Hoa cỏ kê
8. Rễ cọc
9. Rễ chùm
10. Gián
11. Châu chấu

Sử dụng resin
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X

Các phương pháp
bảo quản khác
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản khô
Bảo quản trong


vật
12. Bướm

X

13. Chuồn chuồn

X

foocmon
Bảo quản trong
foocmon

Bảo quản trong
foocmon

2.4. Kết quả và đánh giá kết quả thu được
* Kết quả: bằng phương pháp sử dụng resin epoxy chúng tôi đã tiến hành bảo quản
thành công 14 mẫu trong bảng 1.
* Kết quả đánh giá các mẫu được bảo quản bằng resin epoxy trong phòng thí nghiệm:
Bảng 5: Đánh giá kết quả việc bảo quản mẫu theo các phương pháp
Danh sách mẫu
1. Lá cây một
lá mầm


Sử
dụng
resin
X

2. Lá cây hai lá
mầm

X

3. Lá Dương xỉ

X

4. Lá cây Tùng

X


5. Hoa Sao

X

6. Hoa baby

X

7. Hoa cỏ kê

X

8. Rễ cọc

X

9. Rễ chùm

X

10. Gián

X

Hoa

Rễ

Chất lượng mẫu

Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn
Hình thái: nguyên vẹn
Đặc điểm: rõ nét
Màu sắc: chuẩn

Các phương

Chất
pháp bảo quản lượng mẫu
khác
Bảo quản khô Mất màu
Dễ hỏng
Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng


Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu
Dễ hỏng

Bảo quản khô

Mất màu


Động
vật

Hình thái: nguyên vẹn
Dễ hỏng
Đặc điểm: rõ nét
11. Châu chấu
X
Màu sắc: chuẩn
Bảo quản

Độc hại
Hình thái: nguyên vẹn trong foocmon Khó sử
Đặc điểm: rõ nét
dụng
12. Bướm
X
Màu sắc: chuẩn
Bảo quản
Độc hại
Hình thái: nguyên vẹn trong foocmon Khó sử
Đặc điểm: rõ nét
dụng
13. Chuồn
X
Màu sắc: chuẩn
Bảo quản
Độc hại
chuồn
Hình thái: nguyên vẹn trong foocmon Khó sử
Đặc điểm: rõ nét
dụng
* Kết quả đánh giá việc sử dụng mẫu được bảo quản bằng phương pháp sử dụng resin
và mẫu được bảo quản theo các phương pháp khác trong giảng dạy:
Bảng 6: Thống kê kết quả đánh giá về việc sử dụng mẫu bảo quản bởi resin của giáo viên
Tên giáo viên

Đơn vị công tác

Đánh giá về
chất lượng


Đánh giá về tiện ích
sử dụng

Nguyễn Thị Hạnh

Giảng viên khoa sinh
Tốt
Tiện lợi, đẹp, sạch
Trường ĐHSP Hà Nội 1
Phan Thị Nhàn
Giáo viên sinh học
Tốt
Sinh động
Trường Chuyên Bắc Giang
Đỗ Thị Quyên
Giáo viên sinh học
Tốt
Rất tiện ích
Trường THPT Việt Yên 2
Thân Thị Huê
Giáo viên Hóa học
Tốt
Đẹp, dễ quan sát
Trường THPT Việt Yên 2
Hoàng Thị Loan
Giáo viên sinh học
Tốt
Đẹp, dễ sử dụng
Trường THPT Nguyễn Bỉnh

Khiêm
100% giáo viên được lấy ý kiến đánh giá mẫu: Đạt
Bảng 7: Thống kê kết quả đánh giá về việc sử dụng mẫu bảo quản bởi resin của học sinh
Lớp 11A6
Đạt hay không đạt
Độ hứng thú

Lớp 11A10

Lớp 11A11

Đạt
Đạt
Đạt
80% học sinh rất 84,4% học sinh rất hứng 82% học sinh rất
hứng thú
thú
hứng thú

3. Những điểm mới của đề tài


Đề tài đã nghiên cứu tìm ra một hóa chất mới là keo resin epoxy bản chất là một loại
nhựa tổng hợp nhân tạo dạng lỏng, trong suốt, dễ sử dụng, an toàn, độ cứng tốt, chống nước
và kháng UV nên rất bền với thời gian ứng dụng vào bảo quản mẫu vật sinh học và đạt được
các kết quả rất tốt khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp bảo quản mẫu
truyền thống và đáp ứng nhiều yêu cầu của người sử dụng đó là:
- Đảm bảo độ chính xác cao.
- Bảo quản mẫu trong thời gian dài.
- dễ thực hiện.

- Giá thành hạ.
- không độc hại.
- Đặc biệt, dễ sử dụng.
- Sạch.
Từ đó, đã tiến hành bảo quản thành công 14 mẫu (theo bảng 1) bổ sung vào
phòng thực hành sinh học trường THPT Việt Yên 2 phục vụ cho công tác dạy, học và thực
tập nghiên cứu khoa học cho học sinh.


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi triển khai đề tài này chúng tôi thấy rằng keo resin epoxy với các đặc điểm
riêng biệt: dạng lỏng, trong suốt, dễ sử dụng, an toàn, độ cứng tốt, chống nước và kháng UV,
rất bền với thời gian phù hợp cho công tác bảo quản mẫu vật sinh học.
Khi tiến hành sử dụng vào việc bảo quản mẫu bằng phương pháp mới này đã đạt
được thành công lớn: mẫu được bảo quản thời gian dài, dễ sử dụng, giữ nguyên được các
đặc điểm tự nhiên như: màu sắc, hình dạng, đặc điểm…giá thành rẻ. Nên bộ mẫu tạo ra đạt
chất lượng cao đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe của người sử dụng và khắc phục được
hầu hết các nhược điểm của các phương pháp bảo quản mẫu truyền thống.
Bộ mẫu được giáo viên, học sinh trường THPT Việt Yên số 2 đánh giá cao, rất hứng
thú sử dụng trong việc dạy và học. Dẫn đến chất lượng dạy và học môn sinh được nâng cao,
giờ dạy sinh động thu hút được sự chú ý và tạo ra được sự hứng thú của học sinh với môn
học. Nhiều học sinh mượn mẫu vật về nhà tập mô tả, nghiên cứu…Tạo thành phong trào học
tập và nghiên cứu sôi nổi. Một số học sinh hình thành ước mơ làm nhà nghiên cứu khoa học
từ đó.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để tiếp tục phát triển đề tài nhóm chúng tôi có một số kiến nghị và đề xuất như sau:
- Rất mong các nhà trường cho áp dụng kết quả của đề tài vào việc bảo quản mẫu vật
để tạo ra những bộ mẫu vật phong phú, đa dạng trong các phòng thí nghiệm phục vụ cho
công tác dạy, học và hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học.

-Mong các thầy cô tích cực sử dụng bộ mẫu đã được bảo quản bằng resin trong các
giờ lên lớp giúp giờ dạy thêm trực quan, sinh động và tạo sự hứng thú cho các em học sinh.
Nuôi dưỡng ước mơ trở thành các nhà khoa học tương lai của các em từ đó góp phần vào sự
phát triển của nghành khoa học của nước nhà.


PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Phương Thúy (2017). Bảo quản một số nhóm côn trùng phục vụ cho nghiên cứu
và học tập của sinh viên khoa Sinh – KTNN, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh
1. Allen, G.Berg, G.Costanzo, B.Douglas, G. Egan, B. Goward(1996). Techniques and
procedures for collecting, preserving, processing and storing botanical specimens. Working
paper.
2.Krogmann, Holstein (2010). Preserving and specimen handling:insects an other
invertebrates. Manual on fierd recording techniques and protocols for all taxa biodiversity
inventories.
Tài liệu Web
1. />

PHẦN 5: PHỤ LỤC
Phiếu điều tra số 1: Đánh giá các mẫu được bảo quản bằng resin của giáo viên
Họ - tên giáo viên:…………………………………………………………………
Trường:……………………………………………………………………………………..
Sau khi sử dụng các mẫu được bảo quản bằng phương pháp sử dụng resin của nhóm
nghiên cứu trường THPT Việt Yên số 2, Tôi có đánh giá như sau:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Xếp loại mẫu theo các mức độ đạt, không đạt:…………………………………..
Phiếu điều tra số 2: Đánh giá các mẫu được bảo quản bằng resin của học sinh
Lớp……………………………………
Tên học sinh……………………………
Khi được quan sát và học tập với mẫu đươc bảo quản bằng resin có em cảm thấy như thế
nào?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
Nhận xét mẫu:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
Đánh giá mẫu theo mức độ (Đạt, không đạt):…………………………………………..



×