Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng việc làm của cử nhân ngành công tác xã hội và định hướng phát triển năng lực cho sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.97 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020

199

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỬ NHÂN
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
Vũ Thị Thanh Nga
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích thực trạng việc làm của cử nhân tốt nghiệp chuyên
ngành CTXH dựa trên báo cáo giữa kỳ Đề án 32 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã
hội, làm rõ những thành tựu và hạn chế tồn tại. Từ đó chỉ rõ nguyên nhân khiến cho một
tỉ lệ không nhỏ sinh viên tốt nghiệp ngành này không làm đúng nghề hoặc chưa đáp ứng
được yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Bài viết cũng đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm
phát triển năng lực cho sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường nhằm hình thành
tình yêu nghề, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, gắn đào tạo với thực tiễn để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu xã hội.
Từ khóa: Việc làm, sinh viên, công tác xã hội, phát triển năng lực
Nhận bài ngày 5.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.3.2020
Liên hệ tác giả: Vũ Thị Thanh Nga; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng
đồng những người yếu thế. Tuy nhiên, CTXH là một nghề khá mới ở Việt Nam và chưa
được nhiều người biết đến. Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Phát triển nghề
CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tiếp tục nghiên cứu,
xây dựng và ban hành hành các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo chuyên ngành
CTXH bậc đại học, cao đẳng, khung chương trình đào tạo; Bộ Lao động và Thương binh
xã hội và Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành các văn bản về chức danh, mã số nghề


nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các chức danh nghề CTXH,…Từ năm 2010 đến nay, mỗi
năm nước ta có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường, đây là lực lượng quan trọng bổ
sung vào đội ngũ những người làm CTXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là số
lượng sinh viên khi ra trường làm đúng chuyên ngành chưa nhiều, họ phải làm những công
việc trái với chuyên ngành mà mình được học trong khi đây vẫn là một nghề khá “hot”


200

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

hiện nay. Điều này gây nên tâm lý lo âu cho sinh viên chuyên ngành CTXH trong vấn đề
tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận
thức của xã hội về nghề CTXH còn mờ nhạt, hệ thống dịch vụ CTXH chậm phát triển;
Khuôn khổ pháp lý chưa đảm bảo; Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập do nội dung đào
tạo chưa phù hợp, còn nặng về lý thuyết, đào tạo chưa gắn với chuẩn đầu ra… Xuất phát từ
thực tiễn trên, tác giả tiến hành khảo sát, tổng hợp hiện trạng việc làm của sinh viên CTXH
sau khi ra trường; Chỉ ra đâu là nguyên nhân khiến các em đánh mất cơ hội nghề nghiệp;
Từ đó đưa ra những định hướng mà sinh viên ngành này cần chuẩn bị trước khi gia nhập
vào thị trường lao động.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ hội việc làm của nghề công tác xã hội
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển nghề CTXH Việt Nam giai
đoạn 2010- 2020, Bộ giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo chuyên ngành CTXH bậc đại học, cao đẳng,
khung chương trình đào tạo và yêu cầu về xây dựng chuẩn đầu ra cho các bậc đào tạo
CTXH khác nhau, đồng thời cũng đã có đề án phát triển mô hình hỗ trợ tâm lý cho học
sinh trong trường học. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ đã xây dựng và
ban hành các văn bản về chức danh, mã số nghề, tiêu chuẩn nghệp vụ cho các chức danh
nghề CTXH; chỉ đạo chuyển đổi mô hình trung tâm CTXH để cung cấp dịch vụ CTXH phù

hợp với nhu cầu của người dân. Tính đến tháng 10 năm 2015 đã hình thành được 34 trung
tâm CTXH, trên 4 ngàn văn phòng tư vấn và hàng ngàn điểm tư vấn ở cộng đồng. Hiện tại
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đang phối hợp Với Hiệp hội dạy nghề và Nghề
CTXH Việt Nam nghiên cứu ban hành về tiêu chuẩn đạo đức nghề CTXH cho tất cả
những người làm CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Bộ y tế cũng đã có đề án
phát triển phòng CTXH trong các bệnh viện; Tòa án nhân dân tối cao cũng đang nghiên
cứu xây dựng mô hình hoạt động của các phiên tòa có sự tham gia của NVCTXH chuyên
nghiệp, đặc biệt là các phiên tòa có liên quan tới trẻ em, gia đình và tội phạm vị thành niên
[3]. Trên 50 trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã tham gia đào tạo chuyên ngành CTXH
ở các bậc trình độ khác nhau tiến hành nghiên cứu ban hành chuẩn đầu ra về đào tạo và xây
dựng chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với chuẩn đầu ra. Các trường đại học
cũng tích cực tham gia vào các hoạt động truyền thông, các sự kiện kỷ niệm ngày CTXH
thế giới hàng năm. Việt Nam là đất nước chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, tỉ lệ đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp
của các dịch vụ CTXH còn nhiều. Ở Việt Nam, với gần 9 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu
người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2,7 triệu đối tượng bảo trợ
xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng... Với số lượng những người yếu thế nhiều như
vậy thì nhu cầu người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH rất lớn. Theo khung quốc tế
trung bình 1.000 dân cần có 1 nhân viên CTXH, 500 dân phải có 1 nhân viên bán chuyên
nghiệp. Như vậy, Việt Nam cần khoảng 300.000 nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán
chuyên nghiệp [1]. Hiện cả nước đã hình thành, phát triển được 408 cơ sở trợ giúp xã hội


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020

201

công lập và ngoài công lập. Số lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành CTXH tăng nhanh
với 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề. Các tỉnh, thành phố đã hình thành
mạng lưới 80.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH ở các hội, đoàn thể các

cấp.Tuy nhiên cả nước mới có khoảng 70.000 nhân viên CTXH cả đào tạo và chưa đào tạo,
như vậy nhân lực ngành CTXH mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu đặc biệt là nhân lực cấp xã,
cấp cơ sở. [2]
Những người có trình độ chuyên môn về CTXH có thể làm việc tại các cơ quan quản
lý Nhà nước thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; Trong các cơ sở y tế từ
Trung ương tới địa phương. Ngoài ra, cử nhân CTXH cũng có thể làm việc tại các cơ sở
cung ứng dịch vụ CTXH, các trường học, các trung tâm tham vấn và thực hành CTXH
trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa,
xã hội, môi trường, hoặc làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo CTXH. Trong tương
lai, những người có chuyên môn về CTXH có thể tìm kiếm việc làm trong rất nhiều lĩnh
vực khác nhau.
2.2. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được
phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần
nhân viên làm CTXH chưa được đào tạo cơ bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính
tự phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người
cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện. Họ
làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng
nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.
Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CTXH chuyên nghiệp chưa gắn với việc phân
bổ và sử dụng hiệu quả. Mặc dù nước ta đang rất thiếu những người được đào tạ cơ bản về
CTXH làm việc nhưng lại có khá nhiều sinh viên được đào tạo bậc đại học, cao đẳng
ngành này ra trường lại chưa tìm được đúng công việc với ngành nghề mình đã học; Họ
đang phải đi làm những việc trái với ngành nghề đào tạo của họ, thậm chí là làm những
công việc chỉ cần lao động phổ thông hoặc được đào tạo ở trình độ trung cấp, sơ cấp như
bán hàng hoặc phục vụ ở các nhà hàng. Điều này gây nên tâm lý lo âu cho sinh viên
chuyên ngành CTXH trong vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trên thực tế, cho dù đào tạo CTXH vẫn đang quá ít so với nhu cầu, nhưng nhân lực

được đào tạo ngành này lại vẫn dư thừa so với thực tế sử dụng. Số lượng các cơ sở xã hội ở
nước ta hiện khá lớn, nằm trong hệ thống an sinh xã hội do ngành Lao động- Thương binhXã hội quản lý. Theo Phòng Bảo trợ xã hội Sở Lao động- Thương binh- Xã hội, đội ngũ
nhân viên làm CTXH ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có trên 5.000 người, trong đó 2.000
người làm việc trong các cơ sở xã hội, trung tâm cai nghiện. Kết quả điều tra về nhu cầu
đào tạo của cán bộ viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH tại thành phố Hồ Chí


202

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Minh tiến hành trên 4.170 người cho thấy chỉ có 1.037 người (gần 25%) được đào tạo dài
hạn về chuyên môn nghiệp vụ nghề CTXH. Thạc sĩ Lê Chí An, Phó Chủ nhiệm câu lạc bộ
CTXH chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét: “Trong khi đa số lực lượng nhân
sự của các cơ sở chưa đạt tới trình độ chuyên nghiệp, các cơ sở thiếu hụt nhân sự chuyên
môn thì phần lớn sinh viên ngành công tác xã hội ra trường không được tuyển dụng để làm
đúng ngành nghề đã học. Nếu may mắn được tuyển vào làm ở đâu đó thì cũng không phát
huy được kỹ năng nghề nghiệp”.
Hiện nay chỉ có một số tổ chức hoặc dự án quốc tế đã có đăng tuyển nhân viên CTXH.
Nhưng với các vị trí này, sinh viên tốt nghiệp cũng khó có thể dự tuyển vì trình độ ngoại
ngữ hạn chế. Tại một số trường học có phòng tham vấn học đường, phòng CTXH bệnh
viên có tuyển dụng vị trí nhân viên CTXH. Tuy nhiên số lượng tuyển dụng còn hạn chế;
hơn nữa tại các đơn vị này phần lớn thực hiện luân chuyển cán bộ là giáo viên hay nhân
viên y tế kiêm nhiệm ví trí nhân viên CTXH. Trong đó, nhân sự công tác xã hội cần 1.000
người/năm. Song, trên thực tế, đa số sinh viên được đào tạo chính quy ngành công tác xã
hội vẫn không có việc làm. Trên 60% sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành CTXH phải đi
làm việc khác hoặc đi học lên cao thêm.[3][4]
2.3. Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là nhận thức về tính chuyên nghiệp
và khoa học của công việc “giúp đỡ” như nghề CTXH còn hạn chế. Mặc dù với các chính

sách được ban hành, từ năm 2010, ngành CTXH có được danh chính ngôn thuận nhưng
đến nay vẫn chưa có sự công nhận của xã hội. Nhiều người thường cho rằng đây là người
đi làm từ thiện. Không chỉ người dân mà ngay cả đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ sở
cung cấp dịch cụ xã hội, cán bộ làm việc trong các cơ quản quản lý các cấp chính quyền
địa phương; theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội năm 2015 cho
thấy chỉ có khoảng 10% cán bộ làm việc trong tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội biết đến
dịch vụ CTXH và thực hành cung cấp dịch vụ CTXH (Kết quả kháo sát cơ sở trợ giúp
2015); Còn người dân chỉ biết đến chính sách trợ giúp xã hội, rất ít người biết đến dịch vụ
CTXH; Vì vậy khi được hỏi về nhu cầu được cung cấp dịch vụ CTXH trong tương lai thì
gần như họ rất khó trả lời và không biết trả lờ như thế nào.
Hệ thống dịch vụ xã hội chậm phát triển, trong số 21 nhóm dịch vụ CTXH mà nhiều
nước trên thế giới đang thực hiện thì ở Việt Nam qua khảo sát 2015, mới chỉ thực hiện
được khoảng một phần ba, đặc biệt là các dịch vụ mang tính chuyên môn chuyên sâu như
đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá nguy cơ rủi ro, đánh gá sức khỏe tâm thần, chuyển
gửi, kết nối dịch vụ liên tục, quản lý ca, dịch vụ chăm sóc thay thế…hầu như chưa có hoặc
chưa chuyên nghiệp. [2]
Về khung pháp lý tuy đã có một số văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhưng
chưa đủ, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Xác định vai trò, vị trí của
nhân viên CTXH, việc làm của nhân viên CTXH, định mức dịch vụ cơ chế tài chính, mạng
lưới cung cấp dịch vụ…


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020

203

Việc phát triển nguồn nhân lực CTXH còn nhiều bất cập. Khó khăn đầu tiên là đội
ngũ giảng viên còn chưa hoàn thiện. Nhiều giảng viên đều “tay ngang” vào nghề như xã
hội học, tâm lý học. Cơ sở thực hành còn yếu và thiếu. Chúng ta mới bắt đầu từ mô hình
trung tâm bảo trợ xã hội. Đa số sinh viên vẫn phải thực hành nghề tại các trung tâm bảo trợ

xã hội. Trong khi đó, trung tâm bảo trợ tính chất chủ yếu là nuôi dưỡng. Còn trung tâm
CTXH có thêm những chức năng tư vấn, tham vấn và hỗ trợ. Đội ngũ kiểm huấn viên (đào
tạo thực hành) cũng còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo vẫn chưa chuẩn
hóa. Mỗi trường dạy theo một kiểu khác nhau. Nhiều nơi có giảng viên ngành xã hội học
dạy thì sẽ bị ảnh hưởng theo hướng định tính của ngành xã hội học chứ chưa chú trọng
thực hành. Trong khi đó, ngành CTXH đòi hỏi thực hành theo nhóm, cộng đồng, gia đình
nhiều hơn. Mặt khác, cơ sở vật chất đào tạo cho nghề CTXH còn có khoảng cách xa với
thế giới. Tại Mỹ, họ có hệ thống công nghệ thông tin, máy chiếu hình ảnh giúp giảng viên
hạn chế thời gian để mô tả những ca thực hành. Có như vậy, lượng kiến thức được tích hợp
nhiều hơn cho người học.
Ngoài ra đầu vào đào tạo chuyên ngành CTXH trong những năm gần đây có số điểm
thấp hơn so với nhều ngành khác. Do vậy đây cũng là cản trở trong quá trình đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho ngành. Nhiều sinh viên ngành này chưa hình thành được “lòng
yêu nghề” , gắn bó với nghề thực sự, mơ hồ về công việc mình sẽ làm, cần trang bị những
năng lực gì để đáp ứng công việc sau khi ra trường.
2.4. Chúng ta cần chuẩn bị những gì khi còn là sinh viên?
Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là
người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là
những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo
vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều
về kỹ năng mềm. Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử,
nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ
họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại
và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.
Thêm nữa, sinh viên CTXH cần tăng cường kỹ năng về truyền thông CTXH như mạng
xã hội, tiếp thị xã hội, trang bị thêm kỹ năng gây quỹ như tổ chức sự kiện gây quỹ, viết dự
án vận động…
Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên cũng
rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ, đối tượng bị khủng hoảng
tâm lý hoặc không có khả năng tự vệ, nếu như nhân viên chăm sóc không có đạo đức nghề

nghiệp thì người được chăm sóc lại có thể bị xâm hại.
Điều cốt yếu của người làm CTXH là phải yêu nghề, say mê với nghề và luôn mong
muốn khám phá về các vấn đề của con người và cuộc sống. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi
đầu nghề nghiệp thì sinh viên phải chịu được gian khổ mà thu nhập lại không cao. Chính vì
vậy, nếu không có đam mê thì rất khó làm việc”. Sinh viên CTXH phải có sự đam mê, chịu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

204

khó. Bởi bản chất của nghề này là hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của xã hội, nếu không có
đam mê thì rất khó làm việc. Đặc biệt, giai đoạn khởi đầu nghề nghiệp thì sinh viên ngành
này phải làm việc rất gian khổ với những công việc cực nhọc, có thể là nguy hiểm mà thu
nhập không cao, nếu không kiên nhẫn và kiên định mục tiêu sẽ rất khó đeo đuổi nghề.
Ngoài rèn luyện năng lực bản thân, sinh viên ngành CTXH cần phải biết làm tình
nguyện và thực tập tại các tổ chức xã hội để lấy kinh nghiệm. Rất nhiều cơ hội việc làm
đến với sinh viên CTXH chính là từ những công việc thực tập và các tổ chức xã hội thì
luôn sẵn sàng đón nhận sinh viên thực tập. Trong thời gian học tập tại trường, các bạn sinh
viên nên tham gia tình nguyện ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, tìm kiếm môi trường phù hợp với
khả năng và sở thích của mình để có thể định hướng phát triển nghề nghiệp sau này. Nghề
nào cũng cần có tình yêu nghề và đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đối
với những người làm nghề CTXH còn cần phải có sự dấn thân vì cộng đồng và sự phát
triển của xã hội.
3. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng nghề CTXH ở Việt Nam đối diện vớ rất nhiều thách thức và khó khăn
trên con đường phát triển hướng tới tình chuyên nghiệp. Tuy nhiên những thách thức này
có thể là động lực để phát triển đào tạo CTXH theo đúng tiêu chuẩn của nghề, của xã hội
và hội nhập với thế giới. Theo đó, những sinh viên theo học ngành CTXH có thể sẽ gặp
phải những khó khăn khi đi xin việc làm do sự mới mẻ của ngành nghề, nhận thức của các

tổ chức xã hội cũng như người dân về nghề còn mờ nhạt, hệ thống dịch vụ xã hội còn
mỏng, khuôn khổ pháp lý chưa đảm bảo cho nhân viên CTXH thực hành nghề; Đào tạo
nghề CTXH còn nhiều bất cập, phân bổ nguồn lực bất hợp lý…Tuy nhiên mỗi sinh viên
ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cần trang bị cho mình những kiến thức vững vàng về
nghề, lòng yêu nghề, sự dấn thân, trau dồi kỹ năng mềm thông qua thực hành, thực tập và
tham gia các hoạt động xã hội, dự án phát triển cộng đồng nhằm đắp ứng nhu cầu của xã
hội về một nhân viên CTXH chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề án đổi mới trợ giúp xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động- Thương binh
& Xã hội.
2. Kết quả khảo sát trợ giúp xã hội Việt Nam năm 2015, Cục Bảo trợ Xã hội.
3. Đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH Việt Nam giai đoạn 2010-2020
(gọi tắt là đề án 32), Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Unicef.
4. Đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025, Bộ Lao độngThương binh & Xã hội


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020

205

THE EMPLOYMENT OF BACHELOR AT COMMUNITY
SERVICES MAJOR AND SEVERAL SUGGESTIONS TO
DEVELOP STUDENT’S POTENTIAL
Abstract: The article analyzes the state of employment of bachelors at Community
Services Majors based on the mid-term report of Project 32 announced by the Ministry
of Labor, War invalids and Social affairs. Based on clarifying both achievements and
drawbacks of the issue, it also points out several reasons that cause the students being
mismatched to their jobs or cannot meet the job requirements. The article later gives
specific suggestions for developing students’ potential during the school term in order to
foster their dedication for job, improve professional skills, and connect the training

process with the reality to meet social demands.
Keywords: Employment, students, Community Services, potential development



×