Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tái cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút tìm hiểu hai điểm chính trong quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.93 KB, 8 trang )

THẾ GIƠÍ

QUY HOẠ C H

TÁI CẤU TRÚC MỐI QUAN HỆ VÙNG
VÀ TẠO SỨC HÚT

& KIẾN TRÚC

TÌM HIỂU HAI ĐIỂM CHÍNH
TRONG QUY HOẠCH TRUNG TÂM PHỤ TR
CỦA BẮC KINH
LIANGWEI MA, KAI HE, YA GAO
Viện Quy hoạch và Thiết kế đô thò Thành phố Bắc Kinh

Sự phát triển của các khu đô thò mới của Bắc Kinh đã diễn ra hơn 6 thập kỷ, trải
qua ba giai đoạn chính với những tên gọi thành phố vệ tinh, khu đô thò mới và
trung tâm phụ trợ của thành phố. Bài viết này tin rằng mục đích chính của phát
triển khu đô thò mới là nhằm giảm bớt áp lực về dân số và chức năng tập trung
quá mức ở các thành phố lớn và nhằm giải quyết các vấn đề của đô thò; việc
xây dựng mối quan hệ vùng và tạo sức hút là những vấn đề cốt lõi của quy hoac
ï h đô thò mới và là đầu mối quan trọng để hiểu bối cảnh phát triển của khu đô
thò mới ở Bắc Kinh. Năm 2016, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề xuất xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, đây sẽ là một cú hích lớn
cho chiến lược đô thò mới ở Bắc Kinh theo ý tưởng của các quy hoạch tổng thể
trước đây. Việc lập quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh dựa trên chiến
lược phát triển hợp lực giữa Bắc Kinh, tỉnh Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc và dự kiến
nhằm giảm bớt áp lực về các chức năng không thuộc thủ đô của Bắc Kinh; đó
là một sự nâng cấp trên cơ sở khu đô thò mới Thông Châu trước đây bằng cách
áp dụng các ý tưởng và phương pháp quy hoạch mới, sẽ là một ví dụ điển hình
cho xây dựng khu đô thò mới của các thành phố khác.


Từ khóa: Trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, khu đô thò mới, quy hoạch

56

SË 95+96 . 2018


Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi

Quy hoạch phát triển khu đô thò mới là một chiến lược lớn cho phát
triển đô thò của Bắc Kinh, đóng một vai trò quan trọng vào cải thiện
bố cục không gian đô thò, thúc đẩy phát triển hợp lực trong vùng và
đẩy mạnh hội nhập đô thò - nông thôn. Vào tháng 5 năm 2016, Bộ
Chính trò - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề
xuất xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh như là một cú hích
lớn cho chiến lược phát triển khu đô thò mới của Bắc Kinh xét về
khía cạnh phối hợp tăng trưởng vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà
Bắc. Không giống như những khu đô thò mới được xây dựng trên
nền đất bằng phẳng như Harlow và Milton Keynes ở Anh, trung tâm
phụ trợ của Bắc Kinh cần được nâng cấp và cải thiện trên cơ sở
hàng thập kỷ phát triển của Thông Châu; nó cần phải vừa giải quyết
các tồn tại hiện hữu của khu đô thò mới, vừa đạt được sự chuyển đổi
và nâng cấp do những đòi hỏi mới và cao hơn đối với phát triển, do
đó kinh nghiệm trong quy hoạch và xây dựng trung tâm phụ trợ của
Bắc Kinh sẽ có giá trò tham khảo tốt cho việc xây dựng khu đô thò
mới tại các thành phố khác.
Bài viết phân tích ngắn gọn quy trình lập quy hoạch khu đô thò mới
của Bắc Kinh và đặc biệt giới thiệu về sự phát triển và quy hoạch
của trung tâm phụ trợ trong thành phố với hy vọng mang đến sự
tham khảo cho các thành phố khác.


1. Cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút là
những vấn đề cốt lõi của quy hoạch đô thò mới

Lý thuyết về đô thò mới bắt nguồn từ lý thuyết về thành phố vườn.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu đã đạt được nhiều thành tựu
về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong quy hoạch
đô thò mới. Bằng cách xem xét những nghiên cứu liên quan đến quy
hoạch đô thò mới, có thể nhận thấy rằng mục đích chính của việc
xây dựng đô thò mới là để giảm bớt áp lực dân số và chức năng của
các thành phố lớn và để giải quyết các vấn đề đô thò. Do đó, các
vấn đề như mối tương tác giữa đô thò mới và thành phố trung tâm,
phân chia chức năng và quy mô hợp lý của khu đô thò mới là tất cả
các chủ đề chính cho nghiên cứu quy hoạch đô thò mới. Mặt khác,
để tăng sức hấp dẫn của khu đô thò mới đối với dân số và các ngành
nghề, các quốc gia khác nhau đã tìm hiểu sâu về quy hoạch và

thiết kế khu đô thò mới, chủ yếu tập trung vào đònh hình những nét
đặc trưng của thành phố, mô hình phân bổ nguồn lực công cộng và
mô hình tổ chức giao thông, những thành tựu đã khiến cho Harlow,
Runcorn và Bijlmermeer trở thành những ví dụ nổi bật về thiết kế và
các lý thuyết thiết kế mới như đơn vò ở (neighbour unit). Do đó, xây
dựng mối quan hệ vùng hợp lý và tăng sức hút của khu đô thò mới
là hai điểm chính để hiểu quy hoạch và phát triển tuyến đô thò mới.
Để cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút trở thành mục tiêu
phân tích chính, bài viết sẽ tiến hành phân tích ngắn gọn về chiến
lược đô thò mới và quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh.

2. Đánh giá về Quy hoạch và Xây dựng khu đô thò
mới ở Bắc Kinh


Thực tiễn xây dựng khu đô thò mới ở Bắc Kinh chòu ảnh hưởng rất
lớn bởi các lý thuyết của phương Tây về quy hoạch khu đô thò mới
và nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu đô thò mới trong việc
giảm bớt áp lực dân số và chức năng đối với thành phố trung tâm,
cải thiện cấu trúc không gian đô thò và giải quyết các vấn đề đô thò.
Đồng thời, một số đặc trưng khác biệt đã được hình thành từ thực
tiễn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng nơi, bao gồm phát
huy sức mạnh của chính quyền xã hội chủ nghóa, thúc đẩy di dời
dân cư và chức năng hợp lý từ thành phố trung tâm ra khu đô thò
mới, tập trung nghiên cứu vai trò của khu đô thò mới ở phạm vi rộng
hơn và nhấn mạnh phát triển khu đô thò mới nhất thiết phải thúc
đẩy toàn bộ quá trình đô thò hóa ở các vùng nông thôn lân cận. Mặt
khác, sức hút của khu đô thò mới cần được tăng cường để huy động
tất cả các loại nguồn lực xã hội nhằm tăng cường dòch vụ công tại
đây; và quy hoạch, thiết kế khu đô thò mới phải được nhấn mạnh
để thu hút dân cư và doanh nghiệp, phát triển xây dựng thông qua
việc tăng cường hình ảnh của thành phố và tổ chức hợp lý các chức
năng đô thò.
Những đặc điểm trong xây dựng khu đô thò mới của Bắc Kinh đã đề
cập ở trên được hình thành bởi sự tích lũy và phát triển dần dần qua
các giai đoạn lòch sử khác nhau. Sự phát triển đô thò mới ở Bắc Kinh
đã trải qua ba giai đoạn chính với những tên gọi thành phố vệ tinh,

SË 95+96 . 2018

57


Theo Quy đònh tạm thời về Đẩy nhanh Xây dựng thành phố vệ tinh

của Bắc Kinh do thành phố Bắc Kinh ban hành vào năm 1984, các
doanh nghiệp được hỗ trợ về vốn và thu nhập cho việc di dời đến
thành phố vệ tinh, và các chính sách khuyến khích đã được đưa ra
cho nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống văn hóa và trợ cấp cho
người lao động sống ở các thành phố vệ tinh.
Quy hoạch tổng thể Bắc Kinh (1991 - 2010) hoàn thành năm 1992
đã chính thức đề xuất “hai sự thay đổi chiến lược”, gồm: những đòa
điểm chính của xây dựng đô thò cần đạt được sự chuyển đổi chiến
lược dần dần từ khu vực trung tâm thành phố đến khu vực ngoại
thành, và xây dựng đô thò nhất thiết phải chuyển hướng từ việc mở
rộng ra bên ngoài trở thành điều chỉnh và tái thiết. Quy hoạch nêu
rõ sẽ phát triển 14 thành phố vệ tinh và các thành phố phải đảm
nhận cả hai chức năng, vẫn mở rộng từ khu vực trung tâm thành
phố nhưng phải có tính độc lập tương đối.

khu đô thò mới và trung tâm phụ trợ với nhiều khu đô thò mới. Trong
ba giai đoạn, việc xây dựng mối quan hệ vùng của khu đô thò mới
ở Bắc Kinh đã dần phát triển từ việc tập trung vào từng khía cạnh
của mối quan hệ giữa khu đô thò mới và thành phố trung tâm đến
việc tập trung vào ba khía cạnh, bao gồm mối quan hệ giữa khu đô
thò mới và thành phố trung tâm, mối quan hệ giữa khu đô thò mới
và vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, và mối quan hệ giữa khu
đô thò mới và các khu vực nông thôn lân cận. Đồng thời, cách thức
hình thành sức hút của khu đô thò mới đang chuyển từ thúc đẩy dòch
vụ năng suất trong khu này bằng các mệnh lệnh hành chính sang
các biện pháp tích hợp chính sách trong hướng dẫn cho các ngành
nghề, chính sách hỗ trợ dòch vụ công và cơ sở hạ tầng, và cải thiện
chất lượng không gian đô thò.
2.1. Giai đoạn thành phố vệ tinh
Trong Quy hoạch Sơ bộ phục vụ Quy hoạch tổng thể Xây dựng đô

thò của Bắc Kinh, được báo cáo lên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc vào tháng 6 năm 1958, đã đề xuất giảm bớt áp lực
gây ra do kích thước quá lớn và sự tập trung quá đông dân số tại
trung tâm thành phố, gọi là hình thức “thành phố mẹ - con”, nhằm
phát triển một nhóm các đô thò vệ tinh (thành phố con) trong khi
phát triển khu vực trung tâm thành phố (thành phố mẹ). Cho đến
năm 1982, “Quy hoạch chung Xây dựng đô thò Bắc Kinh (dự thảo)”
được đệ trình vẫn đề xuất bốn thành phố vệ tinh Yanhua, Thông
Châu, Huangcun và Changping sẽ là trọng tâm xây dựng.

58

SË 95+96 . 2018

Giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong nửa đầu của chính sách Cải
cách và Mở cửa nền kinh tế kế hoạch hóa của Trung Quốc, và mục
đích chính cho phát triển thành phố vệ tinh là nhằm “thay đổi sự tập
trung quá đông dân số và công nghiệp tại khu vực trung tâm thành
phố”. Trong thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa, sự phát triển
thành phố vệ tinh chủ yếu là xây dựng một số dự án công nghiệp
trong thành phố vệ tinh hoặc di chuyển các nhà máy trong trung
tâm ra thành phố vệ tinh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển các thành phố
vệ tinh trong trong giai đoạn này tương đối chậm, chủ yếu thể hiện
về quy mô, cấu trúc và chức năng của một quận. Nhưng sau khi
đưa ra chính sách Cải cách và Mở cửa, các nhà hoạch đònh chính
sách nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập các chính sách hỗ
trợ toàn diện để phát triển thành phố vệ tinh và bắt đầu nhấn mạnh
vai trò của phát triển bất động sản và xây dựng phương tiện vận
chuyển đường sắt nhằm thúc đẩy và hướng dẫn phát triển khu đô
thò mới.

2.2. Giai đoạn khu đô thò mới
Chiến lược phát triển khu đô thò mới được chính thức đề xuất trong
“Quy hoạch tổng thể Bắc Kinh (2004-2020)”. “Trên cơ sở ban đầu
là thành phố vệ tinh, khu đô thò mới sẽ là khu vực đô thò hóa có quy
mô lớn nhằm giúp giảm bớt áp lực về dân số và chức năng của
thành phố trung tâm, tập hợp các ngành nghề mới và thúc đẩy phát
triển khu vực, với sự tự chủ tương đối”. Có 11 khu đô thò mới theo


Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi

quy hoạch, tập trung ở ba quận mới, cụ thể
là Thông Châu, Thuận Nghóa (Shunyi) và
Yizhuang.
Trong quy hoạch tổng thể này, chiến lược
phối hợp và phát triển khu vực là một vấn
đề rất quan trọng, kêu gọi tích cực thúc
đẩy hợp tác kinh tế và phối hợp phát triển
ở Vùng Circum-Bohai, do đó thúc đẩy Bắc
Kinh trở thành thành phố hạt nhân trong
Vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc. Mặt
khác, khu đô thò mới sẽ trở thành “một nút
quan trọng cho sự phát triển vùng”.
Phối hợp phát triển các khu vực đô thò và
nông thôn cũng rất được chú trọng trong
quy hoạch tổng thể này. Nhất thiết phải
“thực hiện một chiến lược đô thò hóa tập
trung tại khu đô thò mới và đô thò trọng
điểm”, biến khu đô thò mới thành một phần
quan trọng trong cấu trúc “trung tâm thành

phố - khu đô thò mới - đô thò” trong khu hành
chính của thành phố để hướng dẫn phát
triển phối kết hợp đô thò - nông thôn trong
phạm vi của các quận và huyện.
Trong giai đoạn này, “thành phố vệ tinh”
được nâng cấp thành “khu đô thò mới”,
nhằm nhấn mạnh sự độc lập của khu đô thò
mới, tính toàn diện của các chức năng và
ảnh hưởng lan tỏa, từ đó nâng cao vò thế
và vai trò của khu đô thò mới trong cấu trúc
không gian đô thò của Bắc Kinh và hỗ trợ
phân chia chức năng của lao động và hợp
tác giữa khu đô thò mới và thành phố trung
tâm. Ngoài việc xác đònh các nhiệm vụ của
khu đô thò mới trong việc giảm bớt áp lực
cho trung tâm thành phố, quy hoạch tổng
thể cũng đưa ra những sắp xếp chung, liên
quan đến yêu cầu phát triển cân bằng khu
vực và phát triển phối hợp đô thò - nông thôn,

và tăng cao gấp đôi nhu cầu, đó là “phát
triển các cơ sở dòch vụ công cộng trong giáo
dục, văn hóa, y tế, thể thao và phúc lợi xã
hội với chất lượng cao và tiêu chuẩn cao để
tăng sức hấp dẫn và tạo sự phát triển cho
khu đô thò mới.
Do đó, có thể thấy rằng ở giai đoạn phát
triển khu đô thò mới, chiến lược phát triển
khu này ở Bắc Kinh đã trở nên rất toàn diện
và có hệ thống. Hiện tại, khu đô thò mới của

Bắc Kinh đã bước vào giai đoạn phát triển
nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện mô hình không gian đô thò của
Bắc Kinh, thúc đẩy sự phát triển phối hợp
trong khu vực và thúc đẩy hội nhập đô thò
- nông thôn.
2.3. Giai đoạn “trung tâm phụ trợ đô thò
với nhiều khu đô thò mới”
Vào tháng 9 năm 2017, Ủy ban Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng
Nhà nước đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể
Bắc Kinh (2016 - 2035). Quy hoạch mới đề
xuất xây dựng một cấu trúc không gian đô
thò gồm “một lõi, một khu đô thò trung tâm,
một trung tâm phụ trợ, hai trục, nhiều khu
đô thò mới và một khu bảo tồn sinh thái”.
Ở đây, một “trung tâm phụ trợ” đề cập đến
trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, tạo nên
một trong hai cánh mới của Bắc Kinh (cánh
kia là khu vực Xiong’an New Area ở tỉnh Hà
Bắc). “Nhiều khu đô thò mới” có nghóa là năm
khu đô thò mới trên đồng bằng, bao gồm
Thuận Nghóa (Shunyi), Đại Hưng (Daxing),
Yizhuang, Xương Bình (Changping) và
Phòng Sơn (Fangshan), cùng nhau tạo
thành một khu vực quan trọng để thực hiện
các chức năng phù hợp và giảm áp lực dân

số từ khu vực đô thò trung tâm và là một khu
vực chủ chốt thúc đẩy phát triển phối hợp

giữa Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc.
Xây dựng trung tâm phụ trợ ở Bắc Kinh là
một quyết đònh quan trọng ở cấp quốc gia
được đưa ra để thực hiện chiến lược phối
hợp Vùng Kinh Tân Ký (Jing-Jin-Ji). Điều
này đã được chỉ ra rất rõ tại cuộc họp Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc vào ngày 27 tháng 5 năm 2016 rằng
việc xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc
Kinh không chỉ cần thiết để điều chỉnh mô
hình không gian của Bắc Kinh, giải quyết
các vấn đề đô thò lớn và mở rộng không
gian mới mà còn thúc đẩy phối hợp phát
triển trong vùng Kinh Tân Ký và để khám
phá mô hình phát triển tối ưu trong khu vực
dày đặc kinh tế - dân số. Cốt lõi của việc
thúc đẩy sự phát triển phối hợp của Vùng
Kinh Tân Ký chính là làm giảm bớt theo thứ
tự các chức năng không thuộc thủ đô của
Bắc Kinh, và trung tâm phụ trợ Bắc Kinh
và Khu vực Xiong’an New Area của tỉnh Hà
Bắc sẽ trở thành hai cánh mới của Bắc Kinh
để tiếp quản các chức năng không thuộc
thủ đô Bắc Kinh. Các khu đô thò mới khác
sẽ đóng vai trò trong phát triển phối hợp
trong vùng Kinh Tân Ký.
Ở giai đoạn này, chuyển giao các chức
năng không thuộc thủ đô của Bắc Kinh
và lập quy hoạch hợp lý trong vùng Kinh
Tân Ký rộng lớn đã trở thành một nhiệm vụ

chính và ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển
phối hợp của ba đòa điểm. Xây dựng khu
đô thò mới ở Bắc Kinh, đặc biệt là xây dựng
trung tâm phụ trợ của thành phố đã được
nâng cấp thành một phần quan trọng của

SË 95+96 . 2018

59


Chiến lược Quốc gia. Trong khi đó, hướng đến giải quyết nhiều
vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thò hóa nhanh chóng ở giai đoạn
trước, chính quyền trung ương đã đưa ra những yêu cầu rất cao về
chất lượng xây dựng của thành phố, kêu gọi “duy trì tầm nhìn toàn
cầu, tiêu chuẩn quốc tế, đặc trưng và đònh hướng Trung Hoa nhằm
tạo ra lòch sử và theo đuổi tinh thần nghệ thuật, thúc đẩy quy hoạch
và xây dựng trung tâm phụ trợ của thành phố với những ý tưởng tiên
tiến nhất, tiêu chuẩn cao nhất và chất lượng tốt nhất”.

3. Tổng quan về Khu đô thò mới Thông Châu

3.1. Quy hoạch và phát triển Khu đô thò mới Thông Châu
Theo Quy hoạch tổng thể thủ đô Bắc Kinh (2016-2035), phạm vi
quy hoạch của trung tâm phụ trợ thủ đô Bắc Kinh bao gồm khoảng
155km2 và khu vực kiểm soát ngoại vi, cụ thể là toàn bộ khu vực
Thông Châu chiếm khoảng 906km2. Phạm vi của trung tâm phụ trợ
của Bắc Kinh đề cập đến khu vực tập trung xây dựng nằm trong Quy
hoạch khu đô thò mới Thông Châu trước đây; nó nằm ở phía đông
của khu vực đô thò trung tâm Bắc Kinh, cách Quảng trường Thiên An

Môn khoảng 20km và cách Khu thương mại trung tâm (CBD) 13km.
Từ thời xa xưa, Thông Châu đã là cửa ngõ phía đông của Bắc Kinh
và sự phát triển đô thò của nó có thể bắt nguồn từ thò trấn cổ Lu hơn
2.000 năm trước. Nằm ở đầu phía bắc của kênh Đại Vận Hà, Bắc
Kinh - Hàng Châu, Thông Châu bắt đầu đảm nhận giao thông thủy
vào thời nhà Tùy và nhà Đường; sau khi Bắc Kinh trở thành thủ
đô trong thời kỳ nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, giao thông
đường thủy phát triển lên đến đỉnh điểm, chứng kiến sự hình thành
tiếp theo của Phố cổ Zhangjiawan và thành phố cổ Thông Châu,
để lại rất nhiều di tích lòch sử và văn hóa liên quan đến kênh Đại
Vận Hà và giao thông đường thủy. Sau khi giao thông đường thủy
bò tạm dừng vào cuối triều đại nhà Thanh, huyện Thông Châu vẫn
đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa trong phạm
vi thẩm quyền của khu vực Thông Châu.
Trong Quy hoạch sơ bộ phục vụ cho Quy hoạch tổng thể xây dựng
đô thò của Bắc Kinh năm 1957, huyện Thông Châu đã được liệt kê
trong số các đô thò vệ tinh. Quy hoạch tổng thể thành phố vệ tinh
Thông Châu đưa ra vào năm 1984 đề xuất thành phố Thông Châu
nên trở thành trung tâm kinh tế và thương mại ở phía đông thủ đô
Bắc Kinh và “thành phố vệ tinh toàn diện của thủ đô”, có diện tích
quy hoạch xây dựng 36,46km2 và dân số 200.000 người tại khu vực
đô thò. Trong bản Quy hoạch tổng thể năm 2004 của Bắc Kinh, Khu
đô thò mới Thông Châu được công nhận là một trong ba khu đô thò
mới để phát triển tập trung. Theo Quy hoạch Khu đô thò mới Thông

60

SË 94+95 . 2018

Châu (2005-2020), khu vực quy hoạch xây dựng khu đô thò mới

rộng 85km2 và có dân số 900.000 người tại khu vực đô thò. Trong
bản quy hoạch này, đề xuất “dành đất cho cơ quan hành chính và
văn phòng của chính quyền trung ương hoặc của Bắc Kinh dọc
theo sông Chaobai và khu vực phía Đông Nam của đường Vành
đai 6”, nơi đặt nền móng vững chắc cho khu vực hành chính và văn
phòng của Bắc Kinh tại Thông Châu.
Trước khi chính sách Cải cách và Mở cửa được đưa ra vào năm
1978, ngoại trừ một vài dự án công nghiệp, thành phố vệ tinh Thông
Châu phát triển tương đối chậm. Nhưng sau năm 1978, với sự tăng
trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nông thôn, Thông Châu đã đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và dần trở thành thành phố vệ
tinh lớn nhất ở Bắc Kinh. Sau khi tuyến tàu điện ngầm Batong được
đưa vào sử dụng vào cuối năm 2003, Thông Châu trở thành thành
phố vệ tinh đầu tiên mở cửa cho tàu điện ngầm của Bắc Kinh, thúc
đẩy bất động sản phát triển nhanh chóng, với quy mô xây dựng
và dân số tăng nhanh. Vào năm 2017, dân số của Khu đô thò mới
Thông Châu đã đạt 900.000, với diện tích xây dựng vượt mục tiêu
đề ra đến năm 2020.
3.2. Các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển Khu đô thò
mới Thông Châu
Mặc dù phát triển nhanh chóng, Khu đô thò mới Thông Châu cho
thấy nhiều vấn đề.
(1) Sự phát triển mất cân đối các chức năng và đònh cư theo ngành
làm trầm trọng thêm sự tách biệt giữa nơi làm việc và nơi cư trú và
áp lực đi lại lớn hơn trong thành phố. Vì Thông Châu là một khu đô
thò mới gần nhất so với khu vực trung tâm thành phố và khu CBD,
nhà ở tương đối rẻ và giao thông đường sắt thuận tiện là những
điểm thu hút mạnh mẽ đối với người dân. Nếu so sánh, sự phát triển
theo ngành ở Thông Châu thiếu sự độc đáo, đặc biệt là thiếu các vò
trí nhân viên văn phòng. Do đó, các tuyến tàu điện ngầm và đường

cao tốc kết nối Khu đô thò mới Thông Châu với thành phố trung tâm
luôn là những tuyến đường bận rộn nhất ở Bắc Kinh mỗi ngày.
(2) Dân số mới gia tăng chủ yếu là người di cư, đóng vai trò không
đáng kể trong dòch chuyển dân số tại khu vực trung tâm thành phố.
Năm 2010, tổng số nhân khẩu thường trú lên tới khoảng 680.000
người vào năm 2010, bao gồm khoảng 330.000 người di cư từ các
tỉnh và thành phố khác, chiếm 48,6% trong tổng dân số thường
trú. Bên cạnh đó, dân số nhập cư đến Quận Thông Châu đã tăng
nhanh với tỷ lệ trung bình hàng năm là 17,6%, chứng kiến một số
lượng lớn dân số đến khu đô thò mới Thông Châu.


Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi

(3) Việc xây dựng các tiện ích công cộng ở khu đô thò mới chậm
hơn so với sự gia tăng dân số, do đó khu đô thò mới phụ thuộc nhiều
vào đô thò trung tâm về các dòch vụ. Chất lượng dòch vụ công cộng
như giáo dục, văn hóa và chăm sóc y tế ở khu đô thò mới vẫn tụt
lại phía sau so với trung tâm thành phố, và với sự gia tăng nhanh
chóng của dân số, quy mô của các tiện ích công cộng sẽ khó đáp
ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời, cư dân vẫn phụ thuộc vào
thành phố trung tâm liên quan đến các nhu cầu về việc làm, mua
sắm và giải trí.
(4) Văn hóa đô thò và cảnh quan đặc trưng đang biến mất và các
vấn đề môi trường đang nổi lên. Thành phố cổ Thông Châu và thò
trấn cổ Zhangjiawan bò biến đổi với những hư hại khi một số công
trình truyền thống và di tích lòch sử bò dỡ bỏ. Sự phát triển bất động
sản nhanh chóng đang biến Khu đô thò mới Thông Châu thành một
khu vực bò bao quanh bởi các khu dân cư kích thước lớn với những
tòa nhà cao tầng khép kín. Các vấn đề môi trường của khu vực như

sụt lún đất, ô nhiễm nước và không khí cũng xuất hiện ở Khu đô thò
mới Thông Châu.
(5) Hiệu ứng lan tỏa trong vùng là không đủ, gây ra hiệu ứng và
phát triển đô thò - nông thôn mất cân đối. Sự phát triển của Khu đô
thò mới Thông Châu nhanh hơn nhiều so với các thò trấn lân cận,
đặc biệt là khu vực nông thôn, cho thấy Quận đô thò mới này không
giúp đẩy mạnh quá trình đô thò hóa khu vực ngoại vi. Theo một cuộc
khảo sát xã hội được thực hiện cho nghiên cứu này, cư dân sống ở
các ngôi làng ngoại vi của Quận Thông Châu vẫn coi khu vực đô
thò trung tâm là lựa chọn hàng đầu về việc làm của họ khi rời làng.
Do đó, từ phân tích trên có thể thấy rằng để đảm nhận các chức
năng và vai trò là một trung tâm phụ trợ của thành phố, Khu đô thò
mới Thông Châu phải đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc
dòch chuyển dân số và chức năng của khu vực đô thò trung tâm,
tăng cường tính toàn diện cho những chức năng của mình, đặc biệt
là xây dựng các chức năng ngành nghề và dòch vụ công cộng, và
thúc đẩy tạo ra không gian đô thò chất lượng cao.

4. Quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh

4.1. Quy trình lập quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh
Quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh thường trải qua ba giai
đoạn chính, cụ thể là quy hoạch và thiết kế khu vực hành chính, đấu
thầu quốc tế và tích hợp các đồ án thiết kế đô thò và lập quy hoạch
chi tiết (phân khu). Giai đoạn đầu tiên là một thiết kế nhắm vào khu
vực hành chính rộng 6km2 sau khi “xác đònh tập trung vào Thông

Châu và xây dựng một trung tâm hành chính”. Giai đoạn thứ hai
được chia thành hai giai đoạn nhỏ, một là giai đoạn đấu thầu quốc tế
thiết kế đô thò tổng thể của trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh và thiết

kế đô thò cụ thể các khu vực chính trong năm 2016, đã thu hút 12
nhóm thiết kế từ 9 quốc gia và vùng và 26 tổ chức; tiếp đến giai đoạn
nhỏ thứ hai là hình thành một thiết kế đô thò tổng thể (ý tưởng) trung
tâm phụ trợ bằng cách tích hợp 12 đồ án sau khi kết thúc quá trình
tập hợp các phương án. Giai đoạn thứ ba là thiết kế đô thò chuyên
sâu và lập quy hoạch chi tiết theo quy đònh bằng đồ án thiết kế đô thò
tổng thể. Hiện nay, giai đoạn thứ ba đã gần như hoàn thành.
4.2. Các đặc điểm chính của Quy hoạch trung tâm phụ trợ của
Bắc Kinh
4.2.1. Sắp xếp lại và xây dựng mối quan hệ khu vực
Như đã đề cập ở trên, xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh là
một biện pháp quan trọng thúc đẩy chiến lược quốc gia về phối hợp
phát triển Vùng Kinh Tân Ký và thúc đẩy chuyển giao các chức năng
không thuộc thủ đô ở Bắc Kinh. Trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh phải
tham gia đầy đủ vào quá trình phân chia lao động và hợp tác trong
hệ thống đô thò của Vùng Kinh Tân Ký để đảm nhận một cách hiệu
quả các chức năng được chuyển giao từ Bắc Kinh.
Sự phát triển khu đô thò mới được cho là sẽ hướng các chức năng
ngành nghề và dân số mới gia tăng trong thành phố ra khu đô thò mới,
nhưng sẽ không giảm quy mô dân số ở khu vực đô thò trung tâm và
chuyển giao các chức năng. Quy hoạch và phát triển trung tâm phụ
trợ thành phố gần đây đã làm rõ mục tiêu, kế hoạch và biện pháp đối
với khu vực đô thò trung tâm để chuyển giao chức năng và dân số cho
trung tâm phụ trợ thành phố ở cấp chính quyền trung ương và chính
quyền thành phố Bắc Kinh, do đó đảm bảo trung tâm phụ trợ thành
phố tiếp quản các chức năng và dân số từ khu vực đô thò trung tâm.
Theo kế hoạch, Đảng bộ thành phố Bắc Kinh, các tổ chức chính
quyền và các cơ quan hành chính sẽ được chuyển đến trung tâm
phụ trợ một cách có hệ thống, và sẽ thu hút các ngành nghề và
các tổ chức liên quan chặt chẽ đến việc chuyển giao các nguồn

lực hành chính sẽ đặt trụ sở tại đó nhằm xây dựng một mô hình
quản trò đô thò, trong đó khu vực đô thò trung tâm và trung tâm phụ
trợ thành phố được phân chia rõ ràng và hoạt động với hiệu quả
cao. Thông qua việc loại bỏ các chức năng hành chính và công
nghiệp, dân số 400.000 đến 500.000 người ở khu vực đô thò trung
tâm sẽ được chuyển đến trung tâm phụ trợ thành phố. Đến năm
2035, trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh sẽ trở thành một thành phố
với dân số 1,3 triệu người, có các chức năng hàng đầu về quản

SË 94+95 . 2018

61


Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi

trò, kinh doanh dòch vụ và du lòch văn hóa, có tiềm năng phát triển
tương đối cao và là lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ trong các cụm
đô thò của vùng Kinh Tân Ký.
Sự phát triển phối hợp giữa đô thò và nông thôn có thể được thúc đẩy
xung quanh trung tâm phụ trợ để hướng dẫn sự phát triển đặc trưng
của các đô thò xung quanh trung tâm phụ trợ trên cơ sở các khu vực,
loại và cấp độ khác nhau, để xây dựng những ngôi làng đẹp và tạo
nên mối quan hệ đô thò - nông thôn hài hòa, tránh nảy sinh vấn đề
mới tại các khu vực ven đô thò - nông thôn và xây dựng khu vực đô
thò hóa kiểu mới.
4.2.2. Nâng cấp và cải thiện các chức năng của trung tâm phụ trợ
thành phố và rút ngắn khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở
Các chức năng chính của trung tâm phụ trợ thành phố chủ yếu nhằm
mục đích tiếp quản các chức năng của khu vực đô thò trung tâm và

thúc đẩy sự phát triển phối hợp của Vùng Kinh Tân Ký, tập trung vào
ba chức năng hàng đầu là quản trò, kinh doanh dòch vụ và du lòch văn
hóa để đònh hình các chức năng đô thò toàn diện với cơ sở vật chất
đầy đủ. Một sự phân chia lao động hợp lý với khu vực đô thò trung tâm
và các đô thò lân cận sẽ đạt được để phát triển các chức năng ngành
nghề cao cấp và bổ sung thêm các vò trí việc làm để trung tâm phụ
trợ không chỉ là nơi để đònh cư.
Đối với chức năng hành chính, một khu vực hành chính rộng 6km2
được quy hoạch là khu vực văn phòng mới cho Đảng bộ thành phố
Bắc Kinh, các tổ chức chính quyền và các cơ quan hành chính. Đối
với kinh doanh dòch vụ, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh
trong khu vực đô thò trung tâm sẽ được đònh hướng di chuyển và nỗ
lực thu hút 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và văn phòng cấp
khu vực của các tổ chức quốc tế. Hiện đại hóa các khu công nghiệp
hiện tại và nâng cấp các ngành nghề nhằm hấp thụ và tập hợp các
yếu tố cao cấp và nguồn lực sáng tạo, xây dựng một cấu trúc kinh
tế của các ngành công nghiệp tiên tiến và chính xác cao. Đối với du
lòch văn hóa, các nguồn lực lòch sử và văn hóa tập trung tại “một con
kênh và ba thành phố” (kênh Đại Vận Hà, Thò trấn cổ Lu, Thành phố
cổ Thông Châu và Đô thò cổ Zhangjiawan), và các giá trò văn hóa hiện
đại như Phim trường Universal Studio và Khu Văn hóa và Nghệ thuật
Song Trang sẽ được sử dụng toàn bộ để tạo thành một khung cửa
sổ mới về văn hóa và du lòch, kết hợp các nét đặc trưng văn hóa đòa
phương và văn hóa quốc tế.
Theo quy hoạch, quy mô dân số làm việc trong trung tâm phụ trợ sẽ
giới hạn từ 700.000 đến 750.000 người vào năm 2035, với tỷ lệ nơi cư
trú - nơi làm việc đạt gần 1: 2, về cơ bản đạt được sự cân bằng trong
quận về tổng lượng cung, cơ cấu nhà ở và vò trí việc làm.
4.2.3. Thực hiện triết lý phát triển lấy con người làm trung tâm để cung
cấp các dòch vụ công cộng cân đối, chất lượng cao

Để tăng sức hút của trung tâm phụ trợ thành phố, Chính phủ đã lập
quy hoạch xây dựng nhiều trường phổ thông, trường mẫu giáo, bệnh
viện, các cơ sở hiến tặng và các cơ sở văn hóa công cộng để cung
cấp các dòch vụ công chất lượng cao, thậm chí còn tốt hơn những
dòch vụ trong khu vực đô thò trung tâm. Về quy hoạch và bố trí, các
đơn vò như huyện và khu lân cận sẽ được sử dụng để cải thiện việc
phân bổ các cơ sở công cộng. Một hệ thống dòch vụ công cho “điểm

62

SË 95+96 . 2018

gồm khu dân cư trung tâm- khu quận trung tâm - khu lân cận trung
tâm - dòch vụ” sẽ được hình thành để tạo nên sự sắp xếp tổng thể như
là các cơ sở công cộng phục vụ cho giáo dục, chăm sóc y tế, hiến
tặng, hỗ trợ người khuyết tật, văn hóa, thể thao và bưu điện, khuyến
khích tập trung và sử dụng hỗn hợp các dòch vụ hỗ trợ để đạt được
sự phân phối cân đối, và theo quy hoạch đến năm 2035, trung tâm
phụ trợ thành phố sẽ đạt được cung cấp đầy đủ dòch vụ cộng đồng
trong vòng 15 phút.
4.2.4. Tạo không gian đô thò: hình thành các đặc trưng đòa phương và
trả lại không gian nhân văn
Trong quá trình phát triển nhanh chóng trước đây, các thành phố
Trung Quốc tồn tại một số vấn đề về ý tưởng phát triển, tập trung vào
lợi ích kinh tế và tốc độ phát triển đô thò mà bỏ qua việc tạo nên tính
nhân văn cho không gian đô thò và thiếu chú ý đến những nét đặc thù
tự nhiên và văn hóa của thành phố. Quy hoạch trung tâm phụ trợ gần
đây đang cố gắng bù đắp những thiếu sót trong quá khứ trong việc
tạo ra không gian đô thò.
Quy hoạch trung tâm phụ trợ thể hiện các đặc điểm đô thò về mối

liên hệ giữa thành phố - nước, màu xanh dương (nước) - màu xanh
lá cây (không gian mở) đan xen và kế thừa văn hóa, để có thể xây
dựng một cảnh quan đô thò duyên dáng, độc đáo. Tăng cường kiểm
soát có phân loại đối với cảnh quan đô thò để đưa ra các yêu cầu kiểm
soát từ các khía cạnh như đặc trưng kiến trúc, sắc màu đô thò và mặt
tiền thứ năm (mái nhà). Xác đònh khu vực kiểm soát chiều cao tiêu
chuẩn, nhấn mạnh phối hợp tổng thể về chiều cao công trình, bố trí
các tòa nhà cao tầng theo hướng khoa học, kiểm soát chặt chẽ số
lượng và phân bố các tòa nhà siêu cao tầng. Xây dựng các không
gian công cộng dễ sống, kích thước hợp lý và năng động nhằm tạo
nên những không gian công cộng chất lượng cao và có tính nhân văn
gồm sáu loại, cụ thể là tích hợp chức năng, môi trường tự nhiên, giải
trí, thư giãn, các lối đi và điểm dừng chân cho thăm quan, ngắm cảnh,
để mọi người có thể hoàn toàn tận hưởng. Một hệ thống bảo vệ và kế
thừa văn hóa lòch sử, tập trung tại Kênh Đại Vận Hà được hình thành
để bảo vệ và sử dụng hoàn toàn các di tích lòch sử và văn hóa, bao
gồm ba thành phố cổ.
Ý tưởng cơ bản của thiết kế đô thò từ đònh hướng theo chức năng và
công nghệ đã quay trở lại với chăm chút về tính nhân văn. Các công
trình nhỏ và mạng lưới đường giao thông dày đặc tiện nghi và thuận
tiện được xây dựng: một phong cách kiến trúc theo đó ủng hộ xây
dựng không gian đường phố có kích thước hợp lý; chức năng của
không gian ven sông được cải thiện, và bờ sông dốc, xây bằng bê
tông hiện tại được nâng cấp để thân thiện với môi trường và tạo ra
một môi trường ven sông tự nhiên và thoải mái. Thậm chí, có một số
dự án tốn kém được giả đònh để tái tạo không gian “phi nhân văn”,
chẳng hạn như di dời một phần của đường Vành đai số Sáu phía
Đông hiện đang nằm ngầm dưới mặt đất và sử dụng cầu cạn hiện có
để xây dựng “công viên trên cao” làm suy yếu tác động của đường
cao tốc kích thước lớn đối với thành phố.

4.2.5. Hiện thực hóa việc chuyển đổi xanh trong nâng cấp thông
minh cho thành phố
Quy hoạch hạ tầng trung tâm phụ trợ tích hợp các ý tưởng và công
nghệ phát triển mới nhất, cố gắng đạt được sự chuyển đổi xanh


trong cách thức phát triển đô thò và xây dựng một thành phố
thông minh.
Một hệ thống giao thông tích hợp vì con người được xây dựng
để kiểm soát chặt chẽ xe ô tô con. Một hệ thống giao thông
đa tầng bên ngoài được dẫn dắt bởi giao thông công cộng: xây
dựng mạng lưới đường sắt liên thành phố và đường cao tốc cấp
vùng để đạt được sự liên thông trực tiếp giữa Vùng Kinh Tân
Ký và Khu đô thò mới Xiong’an ở tỉnh Hà Bắc, nằm giữa thành
phố trung tâm của khu vực và trung tâm hàng không; một hệ
thống giao thông công cộng dẫn dắt bởi hệ thống đường sắt đô
thò trung chuyển và hệ thống xe buýt đường bộ được xây dựng
để kết nối khu vực đô thò trung tâm; sự giao thoa giữa trung tâm
phụ trợ và phía đông Bắc Kinh và các khu vực lân cận ba quận
phía Bắc của Lang Phường.
Một hệ thống cơ sở hạ tầng đô thò xanh và carbon thấp được thiết
lập. Tiết kiệm nước sẽ được ưu tiên, với các quy đònh nghiêm ngặt
nhất về tài nguyên nước được áp dụng để tăng cường hiệu quả sử
dụng tài nguyên nước và thúc đẩy xây dựng một xã hội tiết kiệm
nước; năng lượng xanh và carbon thấp, sử dụng năng lượng điện
và khí tự nhiên và được hỗ trợ bởi năng lượng đòa nhiệt và năng
lượng mặt trời; các cơ sở hạ tầng đô thò kiểu mới kết hợp chức
năng và tích hợp không gian được xây dựng; đẩy mạnh xây dựng
các hành lang đặt đường ống tích hợp.
Xây dựng một thành phố thông minh có tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Một mô hình thành phố thông minh trên cơ sở của một thành
phố song sinh kỹ thuật số (digital twin city); thông qua chuyển
đổi thông tin hóa một thành phố thực, một thành phố song sinh
kỹ thuật số thực hiện tích hợp mạng lưới cảm biến đô thò, bộ não
đô thò và nền tảng hỗ trợ kỹ thuật số được xây dựng đồng thời.

Một hệ thống dòch vụ thành phố thông minh để phục vụ đời sống
người dân và quản trò được khuyến khích nhằm “hãy để cho
thông tin tìm kiếm công dân của chúng ta thay vì cách thức khác”.

5. Nhận xét về quy hoạch và xây dựng trung tâm
phụ trợ của Bắc Kinh

Việc lập quy hoạch và xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh
được thực hiện từ góc độ chiến lược phối hợp phát triển trong
Vùng Kinh Tân Ký, một quyết đònh lớn nhằm giải quyết mâu
thuẫn sâu sắc từ lâu và “những vấn đề của đô thò lớn” trong quá
trình phát triển của Bắc Kinh ở cấp độ vùng. Đề xuất của trung
tâm phụ trợ của Bắc Kinh là một sự mở rộng và phát triển hơn nữa
chiến lược phát triển khu đô thò mới của Bắc Kinh, và việc lập quy
hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh đã đạt được những thành
quả mới trong khía cạnh thúc đẩy chuyển dòch dân số và chức
năng từ khu vực đô thò trung tâm, xây dựng các khu đô thò mới
với các chức năng tích hợp và cân đối giữa nơi ở và nơi làm việc,
cải thiện môi trường sống ở các khu đô thò mới, do đó làm gương
sáng cho các thành phố khác để xây dựng các khu đô thò mới.
Đồng thời, chúng ta cần biết rằng đề xuất và quy hoạch trung
tâm phụ trợ của Bắc Kinh có những đặc điểm đương đại nổi bật;
đây là một cột mốc quan trọng của Trung Quốc khi chuyển từ tìm
kiếm sự phát triển với tốc độ cao sang việc theo đuổi sự phát triển

với chất lượng cao. Không giống như các khu đô thò mới ở Thâm
Quyến và Phố Đông (Pudong) ở Thượng Hải, dự kiến sẽ thu hút
đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, trung tâm
phụ trợ của Bắc Kinh lại có mục tiêu giải quyết các vấn đề hiện
hữu của các thành phố lớn. Quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc
Kinh kế thừa ý tưởng phát triển mới “đổi mới, phối hợp, xanh, mở
và chia sẻ” nhằm đạt được sự chuyển đổi mô hình phát triển đô
thò của Trung Quốc.

SË 94+95 . 2018

63



×