Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.84 KB, 10 trang )

VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN
KINH TẾ NƯỚC TA.
I. VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA.
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu được trồng ở các
vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên có độ cao từ khoảng 800m trở lên. Diện
tích cà phê tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk,
Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà
phê của vùng này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng
chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng với diện tích và
sản lượng rất khiêm tốn chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Sơn
La và Điện Biên.
Trong những năm qua diện tích cà phê của nước ta đã tăng nhanh từ vài trục
ngàn ha đến 500 ngàn ha. Sản lượng cà phê tăng mạnh đạt tốc độ tăng trưởng
khoảng 26% 1 năm. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng diện tích cà
phê giảm mạnh do biến động trên thị trường thế giới và chính sách của chính
phủ khuyến khích giảm diện tích trồng cà phê ở những vùng không thuận lợi.
Giai đoạn 2000 – 2004 tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê chỉ đạt lần lượt
-3,1%/ năm và 1%/ năm. Tính đến năm 2006 cả nước có gần 500 ngàn ha cà
phê được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Dưới
đây là bảng số liệu về diện tích cây cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Bảng 1: Diện tích cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Năm
Diện tích
(ngàn ha)
1996 254,2
1997 340,3
1998 370,6
1999 477,7
2000 561,9
2001 565,3
2002 522,2


2003 510,2
2004 496,8
2005 497,4
2006 488,6
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của tổng cục thống kê)
Cà phê của Việt Nam chủ yếu được dùng để xuất khẩu cho các tập đoàn rang
xay và thương mại lớn trên thế giới với lượng xuất khẩu chiếm hơn 90% tổng
sản lượng vâ là nước xuất khẩu cà phê vối lớn thứ nhất trên thế giới. Mặc dù
diện tích cây cà phê giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê năm
2006 vẫn tăng do giả cà cà phê đã tăng trở lại sau một thời gian dài bị rớt giá.
Cà phê chiếm khoảng 8% giá trị sản lượng nông nghiệp và khoảng 25% giá
trị xuất khẩu nông nghiệp. Nghề trồng cà phê ở Việt Nam đã tạo nguồn thu nhập
lớn cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi đồng thời tạo
việc làm cho hơn 600 nghìn nông dân.
II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
1996 – 2006.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 đã đề ra mục tiêu đến năm
2010 sẽ chấm dứt nhập siêu. Bộ Thương mại cho rằng ngay từ năm 2006 phải
kiểm soát nhập siêu ở mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 – 4,5 tỷ
USD. Muốn thế cần tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt
hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Cà phê là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tỷ lệ cà
phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên
kim ngạch xuất khẩu còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam ( hàng năm chỉ chiếm dưới 10% ). Năm 2001 là 2,6% 1
năm, năm 2002 là 2,0%, năm 2003 là 2,54% nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn
có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó vừa cho phép tận
dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình
công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Về sản lượng xuất khẩu cà phê.

Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thu hoạch thì lượng cà phê xuất khẩu
cũng tăng lên không ngừng cách đây 11 năm ( năm 1996 ) Việt Nam đã xuất
khẩu 221,496 tấn đến năm 2006 đã xuất khẩu được 775,457ng.tấn. Đây là năm
xuất khẩu cao nhất từ năm 1996 đến nay. Tính đến nay Việt Nam vẫn là nước
xuất khẩu cà phê lớn thế hai thứ giới sau Braxin. Mặt hàng cà phê Việt Nam
được đánh giá là một trong 20 mặt hàng cạnh tranh của Việt Nam.
Đây là bảng số liệu về sản lượng xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006.
Năm Xuất(ng.tấn )
1996 221,496
1997 336,242
1998 395,418
1999 404,206
2000 653,678
2001 670,381
2002 713,753
2003 691,421
2004 680,345
2005 612,611
2006 774,457
( Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM )
2. Về giá trị xuất khẩu cà phê.
Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu có tăng nhưng giá trị xuất khẩu giai đoạn
2000 – 2005 giá trị xuất khẩu lại giảm xuống do giá cả cà phê trên thị trường
giảm mạnh năm 1999 là 1373 USD/tấn đến năm 2002 giảm còn 368,8
USD/tấn. Đến năm 2006 giá đã phục hồi trở lại ở mức 1066,5 USD/tấn. Nguyên
nhân giá cà phê tăng như vậy là do sự giảm sút sản lượng xuất khẩu của Braxin
- nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Dưới đây là bảng số liệu về giá trị
xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006.
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006.

Năm
Giá trị xuất
khẩu
(1000USD)
1996 402015
1997 402818
1998 601431
1999 554975
2000 537977
2001 292822
2002 263232
2003 428612
2004 466308
2005 422518
2006 825958
( Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM )
3. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay.
Xuất khẩu cà phê năm 2006 đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt trên 1 tỷ đô la làm tăng đóng góp của ngành cà
phê vào nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăn vị thế của cà phê trong các
mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và
từng bước mở rộng chứng tỏ uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chất lượng cà phê vối (Rubusta) được cải thiện, cà phê chè (Arabica) tuy chưa
nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng.
Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê
nhân sống, Việt Nam còn xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan, trị giá
2770341 USD, bình quân 3190USD/tấn sang 25 quốc gia vùng và lãnh thổ,
trong đó Nhật Bản là 232 tấn, Mỹ là 192 tấn, Đài Loan là 141,5 tấn và Đức là
104,6 tấn.

×