Tải bản đầy đủ (.docx) (235 trang)

Giám sát thi hành án dân sự luận án TS luật 62 38 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.8 KB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THẾ ANH

GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG THẾ ANH

GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng của nghiên cứu sinh. Các số liệu


nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của Luận
án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Nghiên cứu sinh

Hoàng Thế Anh


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Khoa Luật thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội; Bộ Tư pháp;
Tổng cục Thi hành án dân sự; các Cơ quan Thi hành án dân sự
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên
quan; các thầy, các cô; các chuyên gia, nhà khoa học; cán bộ, công
chức một số Cơ quan Thi hành án dân sự; bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã tận tình giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh

Hoàng Thế Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................................................... 8
1.1.

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thi hành án dân sự....8

1.2.

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến giám sát thi hành

án dân sự............................................................................................15
1.3.

Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.............................. 20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................22
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ Ở VIỆT NAM............................................................................................ 24
2.1.

Khái niệm, đặc trƣng, vai trò của thi hành án dân sự..................24

2.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự và tính chất của hoạt động thi
hành án dân sự.....................................................................................24
2.1.2. Đặc trƣng của thi hành án dân sự....................................................... 35
2.1.3. Vai trò của thi hành án dân sự............................................................. 39
2.2.

Khái niệm, đặc trƣng, vai trò của giám sát thi hành án dân sự...42

2.2.1. Khái niệm giám sát thi hành án dân sự............................................... 42

2.2.2. Phân biệt giám sát với kiểm sát, thanh tra và kiểm tra thi hành
án dân sự............................................................................................. 44


2.2.3. Đặc trƣng của giám sát thi hành án dân sự.........................................47
2.2.4. Vai trò của giám sát thi hành án dân sự...............................................49
2.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giám sát thi hành án dân sự........................54
2.3.

Chủ thể giám sát, đối tƣợng giám sát thi hành án dân sự............56

2.3.1. Chủ thể giám sát thi hành án dân sự....................................................56
2.3.2. Đối tƣợng giám sát thi hành án dân sự............................................... 67
2.4.

Nội dung của giám sát thi hành án dân sự......................................74

2.4.1. Theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp đối với hoạt động của đối
tƣợng giám sát trong thi hành án dân sự.............................................74
2.4.2. Đề nghị, yêu cầu đối tƣợng giám sát xem xét lại tính hợp pháp
và điều chỉnh các hành vi, quyết định có vi phạm.............................. 82
2.4.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét tính hợp
lý, hợp pháp đối với các hành vi và quyết định của đối tƣợng giám
sát và xem xét lại các chế độ, chính sách, quyết định trong quản lý
thi hành án dân sự............................................................................... 84
2.5.

Hình thức, phƣơng thức giám sát thi hành án dân sự...................86

2.5.1. Hình thức giám sát thi hành án dân sự................................................ 86

2.5.2. Phƣơng thức giám sát thi hành án dân sự........................................... 90

́

KÊT LUÂṆ CHƢƠNG 2...............................................................................96
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM.................................................................................... 97
3.1.

Kết quả giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam theo quy
định của pháp luật hiện hành...........................................................97

3.1.1. Giám sát của nhân dân (công dân)...................................................... 98
3.1.2. Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.....................102
3.1.3. Giám sát thi hành án dân sự của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội..........................................................................106
3.1.4. Giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân qua công tác kiểm sát thi
hành án dân sự...................................................................................108


3.1.5. Giám sát thi hành án dân sự của ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời
phải thi hành án và ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.............110
3.2.

Thực trạng sử dụng hình thức và phƣơng thức giám sát thi
hành án dân sự ở Việt Nam............................................................112

3.2.1. Hình thức giám sát thi hành án dân sự.............................................. 112
3.2.2. Phƣơng thức giám sát thi hành án dân sự......................................... 113
3.3.


Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân.................................. 122

3.3.1. Kết quả giám sát thi hành án dân sự..................................................122
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong giám sát thi hành án
dân sự ở Việt Nam.............................................................................127

́

KÊT LUÂṆ CHƢƠNG 3.............................................................................131
Chƣơng 4: BẢO ĐẢM GIÁM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI........................................132
4.1.

Một số quan điểm về bảo đảm giám sát thi hành án dân
sự ở Việt Nam.................................................................................. 132

4.1.1. Đặt trong tổng thể của công cuộc cải cách bộ máy nhà nƣớc,
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
dân, do dân và vì dân........................................................................ 132
4.1.2. Đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng.........................................................133
4.1.3. Không làm ảnh hƣởng đến tính ổn định và phát triển của thi
hành án dân sự...................................................................................134
4.1.4. Góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, sách nhiễu và vi phạm
pháp luật trong thi hành án dân sự....................................................135
4.1.5. Phát huy đƣợc tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội.......................... 136
4.2.

Một số giải pháp bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở
Việt Nam.......................................................................................... 137


4.2.1. Hoàn thiện thể chế về giám sát thi hành án dân sự........................... 137


4.2.2. Tăng cƣờng hoạt động giám sát của các chủ thể giám sát thi
hành án dân sự...................................................................................142
4.2.3. Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức
đoàn thể và nhân dân đối với giám sát thi hành án dân sự................145
4.2.4. Mở rộng đối tƣợng giám sát, nội dung giám sát, đổi mới hình
thức, phƣơng thức giám sát..............................................................146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................................... 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................155
PHỤ LỤC.....................................................................................................158


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
Bảng 3.1:


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động quan trọng của Nhà nƣớc nhằm đƣa
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, Trọng tài thƣơng mại,
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra
thi hành để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ chức và công dân
góp phần ổn định an ninh , chính trị và trật tự , an toàn xã hội . Điều 136 Hiến

pháp Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sƣƣ̉a đổi, bổ sung
năm 2001) và gần đây nhất là Điều 106 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bản
án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan,
tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành”.
Thi hành án Hiến pháp, Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 đã quy định:
Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải
đƣợc cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ
quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình
chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật về việc thi hành án.
Điều 2 Luật Thi hành án quy định:
Những bản án, quyết định đƣợc thi hành theo Luật này bao gồm:

1.

Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có

hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án
cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, quyết
1


định của Trọng tài nƣớc ngoài đã đƣợc Toà án Việt Nam công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ
việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật
đƣơng sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;
e) Quyết định của Trọng tài thƣơng mại.
2.

Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm

đƣợc thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án, quyết định về cấp dƣỡng, trả lƣơng, trả công lao
động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao
động hoặc bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về
tinh thần, nhận ngƣời lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, để nâng
cao kết quả, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc tiến hành cải
cách về mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, trong đó có Cơ
quan Thi hành án dân sự nhƣ: chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa
án nhân dân sang cho Chính phủ quản lý; cải cách và củng cố hệ thống các Cơ
quan Thi hành án dân sự; ban hành nhiều nghị quyết và các Luật liên quan
đến cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan Tƣ pháp nói chung và Cơ quan
Thi hành án dân sự nói riêng nhƣ: Nghị quyết số 08/NQTW ngày 02/01/2002
của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tƣ pháp trong
thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày
11/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả
công tác thi hành án dân sự....

Để đảm bảo cho hoạt động thi hành án dân sự đạt đƣợc mục đích đề ra và
2


tuân thủ nghiêm chỉnh các Luật, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản quy
phạm pháp luật; bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, tổ
chức và công dân, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 đã quy định: “Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của Cơ quan
Thi hành án dân sự và các cơ quan nhà nước khác trong thi hành án dân sự theo
quy định của pháp luật”. Đây là bƣớc tiến mới mang tính bƣớc ngoặt, thể hiện
sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với công tác giám sát hoạt động thi hành
án dân sự (Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989; Pháp lệnh Thi hành án dân
sự năm 2004 không quy định về giám sát thi hành án dân sự).
Trên cơ sởcác quy đinḥ của Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật
vềthi hành án dân sƣ ̣không ngƣƣ̀ng đƣơc ̣ hoàn thiêṇ, tạo cơ sở pháp lý cho việc
đổi mới về tổ chức vànâng cao hiêụ quảhoạt động của cáccơ quan Thi hành án
dân sự trên toàn quốc (năm 2009 kết quả về việc đạt 78,72%, về tiền đạt 67,08%;
năm 2010 kết quả về việc đạt 86,35%, về tiền đạt 80,1%; năm 2011 kết quả về
việc đạt 87,96%, về tiền đạt 76,1%; năm 2012 kết quả thi hành án về việc đạt
88,58%, về tiền đạt 76,94%; năm 2013 kết quả về việc đạt 86,55% về việc,
73,71% về tiền; năm 2014 đạt 88,47 về việc, 76,72% về tiền) (chi tiết xem Phụ
lục 1: Biểu thống kê kết quả thi hành án từ năm 2010 đến năm 2014). Nhƣƣ̃ng kết
quả đã đạt đƣợc trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sựđã góp phần
quan trong ̣ vào viêc ̣ đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện
dân chủ, công bằng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, số lƣợng việc thi hành án
dân sự tồn đọng trong thi hành án dân sự còn rất lớn. Tính đến ngày 31/3/2015 cả
nƣớc còn tồn đọng khoảng 317.000 việc, tƣơng ứng với số tiền còn phải thi hành
gần 86 nghìn tỷ đồng. Tình trạng vi phạm pháp luật, khiếu nại tố cáo trong thi hành

án dân sự vẫn diễn ra nhiều; Số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ
luật, thậm chí bị xử lý hình sự cao. Theo báo cáo của Chính phủ trƣớc Quốc hội,
riêng năm 2014 trong cả nƣớc đã xảy ra 6.718 việc khiếu nại, 532 việc
3


tố cáo (trong số đó có 40 việc khiếu nại, tố cáo bức xúc kéo dài chƣa đƣợc
giải quyết dứt điểm); số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị xử lý ký luật
và khởi tố hình sự 114 trƣờng hợp, trong đó: kỷ luật 98 trƣờng hợp; bị khởi
tố hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự và đã xử lý kỷ luật 16 trƣờng hợp.
Nguyên nhân chủ quan, khách quan chủ yếu của nhƣƣ̃ng tồn taị, hạn chế
trong công tać thi hành án dân sƣ ̣nêu trên làdo: các quy định của pháp luật nói
chung, quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng vẫn còn nhiều bất cập,
chƣa đồng bộ, thiếu khảthi; số lƣợng việc, tiền phải thi hành án phát sinh mới
hàng năm không ngừng tăng cao gây áp lực lớn cho việc quản lý, điều hành và tổ
chức thi hành án; trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của một bộ phận Chấp
hành viên, cán bộ, công chƣ́c thi hành án dân sƣ c ̣ hƣa thƣc ̣ sƣ đ ̣ áp ƣ́ng yêu cầu
nhiêṃ vu; ̣vẫn còn hiện tƣợng những nhiễu, thậm chí là “hƣ hỏng”, cản trở hoặc
gây khó khăn cho việc thi hành án để trục lợi nhƣ phát biểu của Phó Thủ tƣớng
Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2014 và
triển khai nhiệm vụ năm 2015 của hệ thống các Cơ quan Thi hành án dân sự; vẫn
còn hiện tƣợng bản án, quyết định đƣợc xét xử nhiều lần với kết quả trái ngƣợc
nhau; bản án, quyết định tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành; ý thức chấp
hành pháp luật của một số cá nhân, tổ chức còn haṇ chế,nhiều trƣờng hơp ̣ cốtinh ƣ̀
trihƣ̀ oañ, cản trở, can thiêp ̣ trái pháp luâṭvào hoaṭđông ̣ thi hành án dân sƣ.... ̣Ngoài
ra, ở góc độ theo dõi thi hành pháp luật, môṭnguyên nhân quan

trọng của những tồn tại, hạn chế đã nêu trên là hoạt động giám sát đối với hoạt
đông ̣ thi hành án dân sƣ ̣cũng còn nhiều bất câp ̣ cảvềgóc đô ̣thểchếvàthƣc ̣ tiêñ;
hoạt động giám sát chƣa thực sự trở thành công cụ để đảm bảo cho các quy

đinḥ pháp luâṭvềthi hành án dân sƣ ̣; các bản án, quyết đinḥ cóhiêụ lƣc ̣ pháp
luâṭđƣơc ̣ thi hành nghiêm chinhƣ̉. Vì vậy, để nghiên cƣ́u, góp phần đề xuất một
sốgiải pháp khắc phục những tồn tại,hạn chế trong hoaṭđông ̣ thi hành án dân sự
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, nghiên cứu sinh chọn đề
tài "Giám sát thi hành án dân sự" để làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành
Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật.
4


2.

Mục đích vànhiệm vụ của luận án

2.1.

Mục đích của luận án

Xác định vai trò của giám sát trong hoạt động thi hành án dân sự; đánh
giá thực trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay,trên cơ sở đó
đề xuất nhƣƣ̃ng quan điểm và giải phápbảo đảm và nâng cao hiêụ lƣc ̣, hiêụ
quảgiám sát thi hành án dân sự ởViệt Nam, từ đó nâng cao kết quả, hiệu quả
của công tác thi hành án dân sự góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Đểđaṭmuc ̣ đich́ nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: làm rõ khái niệm, vị
trí, bản chất, vai trò của hoạt động thi hành án dân sự, từ đó xây dựng khung
lý thuyết về giám sát thi hành án dân sự; trên cơ sở khung lý thuyết về giám
sát thi hành án dân sự phân tích, đánh giá thực trạng giám sát thi hành án dân
sự ở Việt Nam; luâṇ giải một số quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm và
nâng cao hiêụ lƣc ̣, hiêụ quảgiám sát thi hành án dân sƣ ̣ở Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về thi hà nh án dân sƣ ̣, giám
sát thi hành án dân sự; đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thi hành án dân
sƣ ̣ởViêṭNam trong quátrinhƣ̀ cải cách bộ máy nhà nƣớc , cải cách tƣ pháp; cơ
chế, chính sách và pháp luật liên quan đến giám sát thi hành án dân sự.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện theo mã số chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà
nƣớc và pháp luật với không gian nghiên cứu là tất cả các tỉnh, thành phố trong
cả nƣớc. Thời gian nghiên cứu đƣợc giới hạn từ sau khi hoạt động thi hành án
dân sự đƣợc chuyển giao từ Tòa án sang cho Chính phủ quản lý (tháng 7/1993).

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài luận án là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh , quan điểm của
5


Đảng và Nhà nƣớc ta về nhà nƣớc và pháp luật , về xây dựng Nhànƣớc pháp
quyền xa ƣ̃hôịchủnghiã, cải cách bộ máy nhà nƣớc , nhất là đổi mới, nâng cao
hiêụ quảhoạt động giám sát của các cơ quan nhà nƣớc . Bên cạnh đó, tác giả
Luận án cũng sử dụng các quan điểm khoa học đƣợc rút ra từ các công trình
nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế.
Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo của Luận án là phƣơng pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Trong luâṇ án, tác giả Luận án cũng sử dụng các
phƣơng pháp truyền thống nhƣ phƣơng pháp lịch ,sửphân tích, tổng hợp, quy nạp,
so sánh, thống kê, kinh nghiệm từ thực tiễn hoaṭđông ̣ giám sát nói chung, giám sát

đối với hoạt động thi hành án dân sự nói riêng ở nƣớc. Ttarong đó:

-

Phƣơng pháp lịch sử, phân tích, quy nạp đƣợc sử dụng chủ yếu tại

Chƣơng 2, nêu lên các cơ sở lý thuyết của vấn đề đặt ra, từ đó khái quát hóa
thành những luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý thuyết xuyên suốt toàn bộ
nội dung luận án.
-

Phƣơng pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, khảo sát

đƣợc áp dụng nhằm làm rõ những nội dung của Chƣơng 3. Đây là chƣơng đánh
giá thực trạng từ những báo cáo, số liệu thu thập đƣợc, qua đó nhâṇ diêṇ những
ƣu điểm, hạn chế tạo cơ sở đểluâṇ giải các quan điểm, giải pháp ở Chƣơng 4.

-

Phƣơng pháp phân tích, chứng minh đƣợc sử dụng chủ yếu tại

Chƣơng4 để làm rõ những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiêụ lƣc ̣,
hiêụ quảgiám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây d ựng
Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
-

Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện

về vấn đề giám sát thi hành án dân sƣ ̣tƣƣ̀ góc đô ̣khoa hoc ̣ pháp lývà


khoa

học hành chính.
-

Trên cơ sở phân tích các quan điểm lý luận và thực tiễn, luận án tiếp

tục làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến khái niệm, tính chất, đăc ̣ trƣng,
vai trò của thi hành án dân sự;
6


-

Xây dựng đƣợc khung lý thuyết về giám sát thi hành án dân sự với

các nội dung: khái niệm; chủ thể, đối tƣợng; nôịdung; hình thức, phƣơng
thức giám sát thi hành án dân sự.
-

Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thi hành án dân sự theo quy định

của pháp luật hiện hành đểchỉ ra những kết quả , hạn chế, bất cập và nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập trong giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
-

Đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cƣờng hiêụ lƣc ̣, hiêụ quảgiám

sát thi hành án dân sƣ ̣ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đề xuất nhƣƣ̃ng giải
pháp
tăng cƣờng hiêụ lƣc ̣, hiêụ quảgiám sát thi hành án dân sƣ ̣dựa trên những cơ
sở khoa học và thực tiễn.
-

Kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo cho học tập,

nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cƣ́u , đào tạo chuyên ngành luật
học hoăc ̣ cóliên quan.
-

Việc nghiên cứu về giám sát thi hành án dân sƣ ̣trên cơ sở cách tiếp

cận của khoa học lý luận nhà nƣớc và pháp luật sẽ đóng góp một cách thiết
thực cho việc hoàn thiện cơ chếgiám sát nói chung , giám sát thi hành án dân
sƣ ̣nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục ,
nội dung của luận án đƣơc ̣ thểhiêṇ trong 4 chƣơng, 13 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam.
Chương 4: Bảo đảm giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam trong thời
gian tới.

7



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu vấn đề giám sát thi hành án dân sự cần đặt trong tổng thể
của hoạt động thi hành án dân sự, vì vậy, việc đánh giá tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tập trung vào những nội dung sau:
1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thi hành án dân sự
Nâng cao kết quả, hiệu quả của hoạt động thi hành án nói chung và thi
hành án dân sự nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học, các
cơ quan quản lý và ngƣời làm công tác thực tiễn. Trƣớc yêu cầu đổi mới tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tƣ pháp, vấn đề này đã đƣợc nghiên
cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu đã đƣợc công bố là:
-

“Về mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án” (1996), Đề tài

khoa học cấp bộ của Bộ Tƣ pháp;
-

“Thừa phát lại”, Đề tài khoa học cấp Bộ do Viện Nghiên cứu khoa

học Pháp lý, Bộ Tƣ pháp và Sở Tƣ pháp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
thực hiện;
-

“Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức hoạt động

thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” (2003), Đề tài khoa học cấp nhà

nƣớc do Bộ Tƣ pháp chủ trì;
-

“Cải cách các cơ quan Tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư

pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” (2001-2005), Đề tài KX.04.06
thuộc Chƣơng trình khoa học xã hội cấp nhà nƣớc do Bộ Tƣ pháp chủ trì;

-

“Bình luận Pháp lệnh Thi hành án dân sự” (2004), Đề tài khoa học

cấp Bộ của Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp;
8


Giáo trình “Kỹ năng thi hành án dân sự”(2004), Học Viện Tƣ
pháp;
-

Sách “Quy trình, thủ tục Thi hành án dân sự” (2007), Nhà xuất bản

Tƣ pháp;
Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, (2009), Trƣờng Đại học
Luật Hà
Nội;
-

Sách “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp một số


nước trên thế giới” (2011), Bộ Tƣ pháp;
“Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện”
(2003),
Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Thủy;
-

“Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự ở Việt

Nam hiện nay” (2003), Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái;

-

“Hiệu quả của thi hành án dân sự” (2012), Luận án Tiến sĩ luật học

của tác giả Đặng Đình Quyền;
-

“Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân

sự hiện nay”(2014), Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Tuấn An;

-

“Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thực tiễn áp dụng và

phương hướng hoàn thiện” (2000), Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả
Nguyễn Công Long;
-


“Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự” (2002), Luận văn Thạc sĩ

luật học của tác giả Lê Xuân Hồng;
-

“Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án dân sự tồn đọng ở Việt Nam

hiện nay” (2003) của tác giả Nguyễn Đức Nghĩa;
-

“Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam” (2005), Luận văn

Thạc sĩ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn;
-

“Quan hệ của Cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan trong việc

phòng ngừa tội chống người thi hành công vụ khi tổ chức cưỡng chế thi hành
án tại thành phố Hồ Chí Minh” (2012) của tác giả Lê Văn Lƣơng;
-

“Vài nét về thi hành án dân sự ở Singgapore” của tác giả Nguyễn

Công Bình đăng trên Tạp chí Luật học số 5 năm 1999;


9


-


“Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự - một số vấn đề lý luận và

thực tiễn” đăng trên Thông tin khoa học pháp lý số năm 2001 của Viện Khoa
học pháp lý – Bộ Tƣ pháp;
-

“Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay” đăng

trên Thông tin khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp năm 2002;
-

Báo cáo “Tổng kết 10 năm hoạt động thi hành án dân sự - giai đoạn

1993 đến 2003” của Bộ Tƣ pháp, năm 2004;
-

“Vấn đề đổi mới các quy định về thi hành án dân sự của Nguyễn

Công Long đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, năm 2005;
-

“Nâng cao tính độc lập trong hoạt động của các cơ quan Thi hành

án” của tác giả Mai Kim Liên đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
chuyên đề năm 2006;
-

“Cải cách cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Thi hành án trong


giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền” của GS.TSKH Lê Cảm đăng trên
Tạp chí Nghề Luật số 2 năm 2006;
-

Kỷ yếu Hội thảo “Các mô hình tổ chức thi hành án trên thế giới”,

năm 2006 của Nhà pháp luật Việt – Pháp;
-

“Mô hình tổ chức thi hành án một số nước trên thế giới”, Tạp chí

Nghề Luật năm 2007;
-

Báo cáo “Sơ kết việc thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008”

của Bộ Tƣ pháp, năm 2012;
-

Các báo cáo của Chính phủ trƣớc Quốc hội về Công tác Thi hành án

dân sự từ năm 1993 đến năm 2013;
-

Báo cáo “Tổng kết 20 năm hoạt động thi hành án dân sự” của Bộ Tƣ

pháp, năm 2013.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các công trình nêu trên về thi hành án dân
sự có thể thấy rằng: về mặt lý luận, qua nghiên cứu các công trình đến nay vẫn
còn là vấn đề mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,

ngƣời làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nhất
10


là trong điều kiện cải cách tƣ pháp hiện nay; phân tích, làm rõ đƣợc những
vấn đề cơ bản nhƣ vị trí, vai trò, chức năng, bản chất, nhiệm vụ của hoạt động
thi hành án dân sự, đồng thời xây dựng những thiết chế đảm bảo cho hoạt
động thi hành án dân sự có hiệu quả, trong đó có giám sát thi hành án dân sự
nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành án dân sự trong điều kiện xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì
dân. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về thi hành án dân sự và bản chất của
hoạt động thi hành án dân sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, chƣa có sự
thống nhất, thừa nhận chung. Có quan niệm cho rằng thi hành án dân sự là
hoạt động tố tụng - hành chính, vì từ khi công tác thi hành án dân sự đƣợc
chuyển giao từ Tòa án sang các cơ quan thuộc Chính phủ thì thẩm quyền thi
hành án dân thuộc về các cơ quan hành pháp, không thuộc Tòa án – cơ quan
Tƣ pháp. Quan điểm khác lại cho rằng thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng thi
hành các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính và quyết định
khác do Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó cũng có quan điểm coi thi hành án dân sự là hoạt động tố tụng
dân sự, giai đoạn thi hành án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng dân sự vì nó
mang đầy đủ tính chất, đặc trƣng của tố tụng dân sự.
Về vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác thi
hành án dân sự, các công trình tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức thi
hành án dân sự ở Việt Nam, từ đó nêu nên những luận điểm, giải pháp và
phƣơng hƣớng đổi mới, hoàn thiện tổ chức cơ quan thi hành án nói chung và
Cơ quan Thi hành án dân sự nói riêng. Đặc biệt là một số công trình nghiên
cứu đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thi hành án dân sự
đặt trong mối quan hệ với các loại thi hành án khác nhƣ thi hành án hình sự,

hành chính để từ đó xác định thi hành án dân sự là một hoạt động phức tạp, có
nhiều nội dung, liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh tới mối quan hệ giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự;
11


kiến nghị về việc cần thiết phải tập trung việc quản lý nhà nƣớc về công tác
thi hành án dân sự, hình sự vào một đầu mối do Bộ Tƣ pháp quản lý. Tuy
nhiên, song song với nhận định này, thì hàng loạt câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ: thế
nào là quản lý nhà nƣớc về công tác thi hành án dân sự; quản lý nhà nƣớc thi
hành án dân sự bao gồm những nội dung gì; nếu Bộ Tƣ pháp quản lý thống
nhất thì vai trò quản lý nhà nƣớc của Chính quyền các cấp có hay không và
đặc biệt một câu hỏi lớn đƣợc đặt ra là Bộ Tƣ pháp quản lý nhà nƣớc thống
nhất về thi hành án thì có phải chuyển giao hoạt động thi hành án hình sự từ
Bộ Công an sang Bộ Tƣ pháp hay không.... Bên cạnh đó, một
số công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò và tính độc lập của chấp hành viên
trong hoạt động thi hành án dân sự, từ đó đề xuất tăng tính độc lập của chấp
hành viên và Cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thi hành bản
án, quyết định đảm bảo cho chấp hành viên hoàn toàn độc lập trong tổ chức
thi hành án dân sự nhƣ tính độc lập của thẩm phán trong xét xử nhằm đảm
bảo tính khách quan, công bằng trong áp dụng các quy định của pháp luật vào
quá trình tổ chức thi hành án.
Về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, đây là nội dung đƣợc nhiều tác
giả tập trung nghiên cứu, trong đó có những công trình nghiên cứu chung về
vấn đề hoàn thiện trình tự, thủ tục thi hành án dân sự đề cập đến tất cả các thủ
tục thi hành án dân sự. Bên cạnh đó cũng có những công trình tập trung
nghiên cứu chuyên sâu vào một số thủ tục nhƣ vấn đề phối hợp trong cƣỡng
chế thi hành án dân sự; bồi thƣờng nhà nƣớc trong thi hành án dân sự; vấn đề
cƣỡng chế thi hành án dân sự trong điều kiện cải cách nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa... . Khi nghiên cứu nội dung này, phần lớn các tác giả tập

trung nghiên cứu thực trạng pháp luật thi hành án dân sự, kết quả, hiệu quả và
tác động của các quy phạm pháp luật thi hành án dân sự trong thực tiễn, từ đó
đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự
hoặc đề xuất hoàn thiện một số trình tự, thủ tục thi hành án dân sự cụ thể nhƣ:
các quy định về áp dụng các biện pháp bảo đảm; biện pháp cƣỡng chế thi
12


hành án dân sự... . Ngoài ra, một số công trình tập trung nghiên cứu, phân
tích, đánh giá một số nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự hiện
hành để làm rõ nội dung và tác động của các quy định trong thực tiễn thi hành
án dân sự hoặc làm sáng tỏ những điểm mới so với các quy định của pháp luật
về thi hành án dân sự trƣớc đây.
Về các thiết chế bảo đảm tuân thủ pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và công dân trong thi hành án dân sự,
các công trình đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đảm bảo
pháp chế trong thi hành án dân sự; giám sát, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra thi
hành án dân sự; xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. Tuy
nhiên, số lƣợng các công trình nghiên cứu về nội dung này còn rất ít, mà chủ
yếu đƣợc nghiên cứu, đề cập đến trong các báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết
công tác hàng năm của Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tƣ pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự. Các
công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá việc thực thi các quy
định của pháp luật thi hành án dân sự trong thực tiễn; thực trạng công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm sát; giám sát thi hành hoạt động tƣ pháp, hoạt động
thi hành án dân sự, từ đó làm nổi bật các vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn
và đề xuất các giải pháp bảo đảm pháp chế, tăng cƣờng giám sát, kiểm sát
hay hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự.
Về xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở Nghị quyết số
08/NQ-TƢ của Bộ Chính trị, một số công trình đã chú trọng nghiên cứu vấn

đề xã hội hóa đối với hoạt động thi hành án dân sự nhằm chuyển giao một số
hoạt động thi hành án dân sự ra khỏi khu vực nhà nƣớc, chuyển giao cho tƣ
nhân thực hiện. Tiêu biểu cho hƣớng nghiên cứu này là Số chuyên đề “Xã hội
hóa hoạt động thi hành án dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Viện Khoa học pháp lý Bộ Tƣ pháp; Luận văn Thạc sĩ “Xã hội hóa hoạt động
thi hành án dân sự” của tác giả Lê Xuân Hồng; Đề tài về Thừa phát lại do Sở
13


Tƣ pháp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Khoa học pháp lý Bộ Tƣ
pháp nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn; Lịch
sử thi hành án dân sự, Thừa phát lại ở Việt Nam và kinh nghiệm thi hành án
dân sự một số nƣớc nhƣ Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Điển, Mỹ, Nhận Bản,
Pháp, từ đó đề xuất những giải pháp, mô hình xã hội hóa một số hoạt động thi
hành án dân sự ở Việt Nam; đề xuất mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
của Thừa phát lại ở Việt Nam.
Về xử lý việc thi hành án dân sự tồn đọng. Đây là vấn đề đƣợc nhiều cơ
quan có thẩm quyền và dƣ luận xã hội giành sự quan tâm lớn trong thời gian
qua. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu về nội dung này có rất ít. Tƣơng tự nhƣ
nội dung nghiên cứu thiết chế bảo đảm tuân thủ pháp luật trong thi hành án dân
sự, vấn đề xử lý việc thi hành án dân sự tồn đọng cũng cơ bản đƣợc các cơ quan
có thẩm quyền nghiên cứu, các công trình độc lập của tác giả là cá nhân có rất ít.
Các công trình nghiên cứu nội dung này tập chung phân tích cơ sở lý luận, thực
tiễn xác định nội hàm của khái niệm việc thi hành án dân sự tồn đọng, từ đó xây
dựng các tiêu chí phân loại, tiêu chí xác định việc thi hành án dân sự tồn đọng;
nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc thi hành án dân sự tồn đọng, thực tiễn giải
quyết việc thi hành án dân sự tồn đọng, nguyên nhân việc thi hành án dân sự tồn
đọng từ đó đề xuất các giải pháp xử lý việc thi hành án dân sự tồn đọng nhƣ xây
dựng, hoàn thiện các quy định nhằm hạn chế các nguyên nhân dẫn đến việc thi
hành án dân sự tồn đọng hoặc xây dựng các giải pháp tình thế nhƣ miễn, giảm

nghĩa vụ thi hành án dân sự.

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm thi hành án
dân sự ngoài nƣớc cũng tập trung nghiên cứu về pháp luật, mô hình tổ chức,
trình tự, thủ tục thi hành án dân sự và vấn đề tƣ nhân hóa hoạt động thi hành
án dân sự của một số nƣớc nhằm làm rõ những ƣu điểm, phù hợp từ đó tiếp
thu và áp dụng vào quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự trong
nƣớc nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự.
14


1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến giám sát thi hành
án dân sự
Giám sát, kiểm soát quyền lực trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của bộ máy nhà nƣớc là một trong những vấn đề cơ bản nhằm ngăn ngừa sự
lạm quyền, đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật trong quản lý nhà nƣớc và xã
hội, đặc biệt là từ khi chúng ta thực hiện xây dựng Nhà nƣớc pháp pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ViêṭNam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Liên quan đến vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cả góc độ lý
luận và thực tiễn, trong đó tiêu biểu nhƣ:
-

“Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Đề tài khoa học (Mã
số KX. 04-28/6-10) do GS.TS Trần Ngọc Đƣờng làm chủ nhiệm;
-

“Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân


dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước và các thiết chế tổ chức
trong hệ thống chính trị” (Mã số KX 10 – 07), Đề tài khoa học do GS.TSKH.
Đào Trí Úc làm Chủ nhiệm;
-

“Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta”, Đề tài khoa

học cấp Bộ năm 2000 – 2001 do PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh làm chủ nhiệm;
-

“Đổi mới hoạt động giám sát và xây dựng quy trình giám sát của

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội”, Đề tài khoa học
năm 2005 do tác giả Đặng Văn Chiến;
-

“Sự hạn chế quyền lực nhà nước” (2000) của GS.TS Nguyễn Đăng

Dung, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;
-

“Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa của dân, do dân và vì dân” (2007) của GS.TSKH Đào Trí Úc, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
-

“Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt

Nam hiện nay” (2008) của TS Trịnh Thị Xuyến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;


-

“Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội” (1995) của TS. Phạm Ngọc

Kỳ, Nxb Chính trị Quốc gia;
15


×