Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.22 KB, 32 trang )

GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 1
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
A - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư pháp nói
chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Toà án chỉ
thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án dân sự là
giai đoạn cuối cùng, để bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp
hành nghiêm chỉnh, thực hiện tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan tổ chức và công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Chính vì vậy, Điều 136 Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001)
đã quy định: “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn
vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Đồng thời, kiểm
sát thi hành án dân sự là một trong những công tác nhằm thực hiện chức năng
kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, công tác kiểm sát
thi hành án dân sự trong thời gian qua đã được Viện kiểm sát các cấp quan tâm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thi hành án dân
sự; phát hiện và kiến nghị khắc phục vi phạm kịp thời những hạn chế, vi phạm
trong hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan Thi hành án dân sự và các
đối tượng khác góp phần đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất các
quy định của pháp luật. Từ đó, khẳng định vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân
dân trong hoạt động thi hành án dân sự. Qua đó, thấy rằng cần phải tiếp tục nâng


cao hơn nữa trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ kiểm sát thi hành án dân sự, góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động thi hành án nói riêng và sự thành công của chiến lược cải cách tư
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 2
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
pháp ở nước ta nói chung; để tiếp tục đưa các chủ trương, đường lối của Đảng
về cải cách tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống,
ngày 14/11/2008 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã biểu quyết thông qua
Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009.
Luật Thi hành án dân sự 2008 thay thế Pháp lệnh Thi hành án dân sự
2004 là văn bản chuyên ngành đầu tiên về thi hành án dân sự có hiệu lực pháp
lý cao nhất. Luật Thi hành án dân sự ra đời với những nội dung mới rất quan
trọng thể hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về cải cách tư
pháp, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020”.
Qua công tác kiểm sát thi hành án dân sự trong cả nước, những năm qua
từng bước có nhiều tiến bộ và đã đạt được những kết quả nhất định góp phần
bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức xã hội và của công
dân, giữ gìn kỷ cương pháp chế. Tuy nhiên, so với yêu cầu tình hình thực tế hiện
nay, nhất là giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước nói chung. Trong đó,
có Tiền Giang nói riêng thì công tác thi hành án dân sự trong tỉnh cũng như ở
thành phố Mỹ Tho vẫn còn nhiều mặt hạn chế yếu kém, còn một số lượng khá
lớn các bản án, quyết định dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, dân sự
trong hình sự… của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành theo
đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, việc xây dựng đề tài “Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự trên địa
bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang” từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm
2013 để tìm hiểu rõ, đánh giá đúng thực trạng công tác thi hành án dân sự và
kiểm sát thi hành án dân sự trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời,

từng bước khắc phục những mặt hạn chế, vi phạm trong công tác thi hành án dân
sự và kiểm sát thi hành án dân sự là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và
trong thời gian tới.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 3
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2. Mục đích, nhiệm vụ giải quyết đề tài
Mục đích: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong
công tác kiểm sát thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đó kiến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân
sự ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ những cơ sở lý luận về thi hành án dân sự.
- Đánh giá đúng đắn và toàn diện về thực trạng pháp luật về thi hành án
dân sự, thực tiễn thi hành án dân sự.
- Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi
hành án dân sự trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật hiện hành về thi hành án
và kiểm sát thi hành án; hoạt động thi hành án và kiểm sát thi hành án tại tỉnh
Tiền Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thi hành án và công tác kiểm sát thi
hành án trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các
công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động thi hành án
và công tác kiểm sát thi hành án trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang.
- Phương pháp thống kê: Thu thập, hệ thống, phân tích, tổng hợp, đánh
giá các tài liệu, số liệu phản ánh hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành
phố Mỹ Tho.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua công tác khảo
sát tình hình thực tiễn tại cơ quan Thi hành án dân sự và các đơn vị liên quan
đến thi hành án dân sự từ đó nghiên cứu, tổng hợp, rút ra các nguyên nhân, bài
học kinh nghiệm làm giải pháp đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thi hành án dân sự.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 4
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia: Trực tiếp toạ đàm, trao đổi
với các đồng chí trực tiếp làm công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố
Mỹ Tho để rút ra những kinh nghiệm phục vụ đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh.
5. Kết cấu khóa luận:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thi hành án dân sự và
kiểm sát thi hành án dân sự.
- Chương 2. Thực trạng công tác kiểm sát thi hành án dân sự trên địa bàn
thành phố Mỹ Tho.
- Chương 3. Một số kiến nghị nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân
sự và kiểm sát thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 5
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ VÀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm về thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động đưa bản án, quyết định về dân sự của Tòa
án nhân dân ra thi hành. Hoạt động này là giai đoạn cuối cùng, đảm bảo cho bản
án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh
của tổ chức, cá nhân và pháp chế xã hội chủ nghỉa, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững và ổn định chính
trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những công tác nhằm thực hiện
chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm
đảm bảo cho các bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành đầy đủ, kịp
thời, đúng pháp luật. Công tác này được thực hiện theo quy định của Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 về “kiểm sát thi hành án” tại Chương V
quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25.
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
1.2.1. Vị trí, chức năng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Vị trí, chức năng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự là một trong
những công tác thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện
kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân; Luật thi hành án dân sự; Luật khiếu nại tố cáo; Luật tố tụng hành
chính; Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật dân sự; Luật trọng tài thương mại; Luật
phá sản; Luật hôn nhân gia đình; Luật đất đai; Luật lao động và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
1.2.2. Nhiệm vụ của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân
dân, Cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, các cơ quan tổ chức, đơn vị và
cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 6
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
luật và những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi
hành ngay theo quy định của pháp luật.
Kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, ban hành
kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đề
xuất các biện pháp xử lý.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác kiểm sát thi
hành án dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo về thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp
dưới.

- Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm
vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo
đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền lợi ích
hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
1.3. Đối tượng, phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
1.3.1. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự là việc tuân theo pháp
luật của Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, các cơ
quan tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án nhân dân, các quyết định của Trọng tài thương mại, quyết định của
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và những bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật nhưng được thi hành ngay theo đúng quy định của pháp luật. Sự tuân
theo pháp luật của chủ thể trong hoạt động thi hành án dân sự bao gồm: sự tuân
thủ pháp luật của tòa án trong việc chuyển giao các bản án, quyết định có hiệu
luật thi hành, những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của
pháp luật; sự tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án trong việc ra các quyết
định về thi hành án và các văn bản, thông báo liên quan về thi hành án; sự tuân
thủ pháp luật của Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 7
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, quyết định tuên bố phá sản của chủ doanh
nghiệp; Sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan đến việc thi hành án.
1.3.2. Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc chấp hành các nguyên tắc, trình tự,
thủ tục thi hành các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình; lao động; phá
sản; hình phạt tiền; tịch thu tài sản; truy thu tiền; tài sản thu lợi bất chính khác;

các khoản tạm thu phí, dự phí, các khoản thu trước xét xử của cơ quan, tổ chức
và của công dân; xử lý vật chứng, tài sản kê biên, cưỡng chế thi hành án; hoạt
động bán đấu giá tài sản để thi hành án; án phí; phí thi hành án và quyết định
dân sự trong bản án, quyết định hình sự; các bản án, quyết định hành chính của
Tòa án; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên
phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định của trọng tài
thương mại; bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã được Tòa án
Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cho tới khi bản án, quyết định
đó được thi hành.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 8
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TP. MỸ THO
2.1. Đặc điểm tình hình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội, địa lý TP. Mỹ Tho
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II, là trung tâm của tỉnh Tiền Giang, nằm
chếch về phía Đông Nam, có diện tích 8.154,08 ha. Phía Đông và phía Bắc giáp
huyện Chợ Gạo, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện
Châu Thành. Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11
phường, 6 xã). Dân số có 242.000 người, có 4 nhóm tộc người chính: Kinh,
Hoa, Ấn và Khơme. Có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao
đài.
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp,
xây dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông,
ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2012), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng
20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết
bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2005 đến nay trên
10%; giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2012 khoảng 1.000 tỷ
đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.

Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc
biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch
hàng năm đều tăng (năm 2011: 550.000 khách, năm 2012: 600.000 khách đến
tham quan du lịch thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với
khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông
Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan
trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu
thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 9
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50,
Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thành phố tiếp tục có những
diễn biến tốt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao 27,03%, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng trên 33,53%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tăng khoảng 29,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 55,45%, các khu vực kinh tế đều
tăng cao so với năm 2007, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá cao (trên
70%), vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên 81%. Thu nhập bình quân đầu
người: 1842 USD. Tỉ lệ hộ nghèo: 1.3%
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Mỹ Tho
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Mỹ Tho theo chỉ tiêu biên chế được Viện kiểm sát nhân dân tối cao duyệt là 24
biên chế, hiện tại có 22 đồng chí gồm: 01 đồng chí Kiểm sát viên trung cấp; 15
đồng chí Kiểm sát viên sơ cấp; 01 đồng chí Kiểm tra viên; 02 đồng chí chuyên
viên; 01 đồng chí kế toán; 01 đồng chí văn thư, lưu trữ; 01 đồng chí bảo vệ.
Trong đó, Viện trưởng là Đồng chí Hồ Hữu Nghị, 02 đồng chí Phó viện trưởng
là đồng chí Nguyễn Thành Phúc và đồng chí Nguyễn Thị Ngân.
Trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự Viện trưởng phân công 01

đồng chí đảm trách công việc này.
2.2. Kết quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân, hoạt động
kiểm sát của Viện kiểm sát đã góp phần cùng cơ quan Thi hành án dân sự đã thi
hành thu được nhiều tiền, tài sản có giá trị cho Nhà nước, cơ quan tổ chức xã hội
và của công dân; đưa bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế
đúng quy định của pháp luật.
Trong những năm qua số việc thi hành án dân sự mỗi ngày một tăng, tính chất
ngày càng phức tạp do sự phát triển của các quan hệ xã hội và yêu cầu giải quyết
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 10
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
phát sinh ngày càng nhiều. Vì vậy, số việc phải kiểm sát thi hành án dân sự cũng
mỗi ngày một tăng.
2.2.1. Về số liệu
2.2.1.1. Số việc và số tiền (tài sản quy ra tiền) thi hành án
Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật chuyển sang
được cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành đầy đủ, đúng nội dung
bản án. Tỉ lệ thi hành xong ngày càng được nâng lên, từ đầu năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2013 theo thống kê kết quả thụ lý, giải quyết như sau:
- Tổng số việc phải thi hành: 60.000 việc (cũ: 56.703 việc; mới: 3.297 việc).
Trong đó:
- Đã giải quyết: 3.494 việc
+ Số việc thi hành xong: 3258 việc
+ Số việc ủy thác: 0 việc
+ Số việc đình chỉ: 93 việc
+ Số việc trả đơn: 143 việc
- Số việc còn phải thi hành: 56.506 việc
+ Số việc đang thi hành: 23.650 việc
+ Số việc tạm đình chỉ thi hành án: 89 việc
+ Số việc hoãn thi hành án: 10.350 việc

+ Số việc chưa thi hành: 22.417 việc
- Tổng số tiền phải thu: 3.000.894.224.988 đ
- Số tiền đã giải quyết: 191.713.547.429 đ
+ Số tiền đã giải quyết do đình chỉ, ủy thác, trả đơn: 117.106.144.367 đ
+ Số tiền đã thu được: 74.607.403.062 đ
- Số tiền còn phải thu: 2.809.180.677.559 đ
Công tác quản lý tài chính thu, chi tiền thi hành án đầy đủ, kịp thời, đúng
nguyên tắc kế toán tài chính, chưa phát hiện xảy ra trường hợp nào vi phạm
nghiêm trọng phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với Ban chỉ đạo thi
hành án dân sự và các ngành hữu quan cùng cấp cơ bản tốt. Đã cùng nhau bàn
bạc, tổ chức thi hành xong nhiều vụ án khó khăn, phức tạp tồn đọng kéo dài như
vụ Hoa – Mầu; vụ Tỷ - Huyện; vụ Ánh - Sẻ; vụ Hợp tác xã mua bán phường 6
thành phố Mỹ Tho…
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 11
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.1.2. Công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng, tài sản ở giai đoạn
thi hành án
- Các đơn vị có mở sổ sách theo dõi việc thụ lý đầy đủ vật chứng, tài sản
đã tiếp nhận từ các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Từng đơn vị có bố trí kho tạm để quản lý vật chứng, tài sản. Công tác
quản lý, xuất, nhập vật chứng, tài sản cơ bản tuân thủ đúng quy định của pháp luật
như có phân công thủ kho, vật chứng có dán nhãn, việc nhập, xuất vật chứng, tài
sản có phiếu, lệnh nhập, xuất kho… chưa phát hiện xảy ra mất mát.
- Tỉ lệ tổ chức thi hành các việc có vật chứng, tài sản trong các vụ án hình
sự đạt cao.
2.2.1.3. Công tác giải quyết việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự trên địa bàn thành
phố Mỹ Tho, trong thời gian qua được lãnh đạo cơ quan Thi hành án dân sự
thành phố Mỹ Tho quan tâm thường xuyên việc chỉ đạo, phân loại, xử lý giải

quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, số liệu đã thụ lý, xử lý giải
quyết như sau:
- Đơn tố cáo không có phát sinh.
- Đơn khiếu nại đã nhận: 937 đơn
- Đơn đã thụ lý: 937 đơn
Trong đó:
+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đã xử lý giải quyết là 787 đơn;
+ Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc hết thời hiệu khiếu nại
là 150 đơn.
Tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến theo chiều hướng ngày càng tăng, số
lượng tháng sau cao hơn tháng trước, chủ yếu là đơn khiếu nại về việc chậm thi
hành án, khiếu nại về kê biên xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án, một số đơn
khiếu nại gửi trùng lắp, gửi nhiều lần, gửi đến nhiều cơ quan chức năng trong
thành phố Mỹ Tho và gửi vượt cấp. Việc lợi dụng quyền khiếu nại để trì hoãn
kéo dài thời gian thi hành còn xảy ra.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 12
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Một số đơn khiếu nại đã giải quyết đúng theo thủ tục luật định, thậm chí
đã qua hai cấp cơ quan Thi hành án tỉnh, huyện giải quyết nhưng đương sự cố
tình không thực hiện quyết định vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại gây khó khăn cho
việc tổ chức thi hành án.
2.2.2. Công tác kiểm sát thường xuyên cơ quan Thi hành án dân sự
Viện kiểm sát thành phố Mỹ Tho duy trì công tác kiểm sát thường xuyên
cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp, hàng tuần từ 01 đến 02 lần đến cơ quan
Thi hành án kiểm sát việc thụ lý và giải quyết nên kịp thời mở sổ sách nghiệp vụ
để theo dõi thụ lý đầy đủ số án phát sinh và kết quả giải quyết của cơ quan Thi
hành án dân sự. Thông qua đó có biện pháp phối hợp tác động cơ quan Thi hành
án dân sự tích cực tổ chức thi hành những vụ án phức tạp kéo dài hoặc báo cáo
Ban chỉ đạo thi hành án ở địa phương có biện pháp giúp đỡ, chỉ đạo thi hành.
Góp phần, từng bước làm giảm số án tồn đọng, nhất là những vụ việc có điều

kiện nhưng chậm được thi hành triệt để.
2.2.3. Công tác trực tiếp kiểm sát cơ quan Thi hành án dân sự:
Trong những năm qua Viện kiểm sát thành phố Mỹ Tho đã thực hiện đầy
đủ việc lập hồ sơ kiểm sát và tham gia trực tiếp kiểm sát 100% việc cưỡng chế,
tiêu hủy tài sản để thi hành án, chưa phát hiện xảy ra vi phạm phải ban hành kiến
nghị, kháng nghị.
Hàng năm ngoài công tác kiểm sát thường xuyên cơ quan Thi hành án dân
sự cùng cấp và cấp dưới, kiểm sát việc cưỡng chế, tiêu hủy tài sản để thi hành
án; các đơn vị đã vận dụng linh hoạt công tác phối hợp với cấp ủy Đảng,
Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy Đảng, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp ở địa phương để triển khai
thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu trực tiếp kiểm sát cơ quan Thi hành án dân sự
cùng cấp.
Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Viện kiểm sát thành phố Mỹ Tho
đã tiến hành trực tiếp kiểm sát 140 cuộc (tại cơ quan Thi hành án dân sự 96
cuộc, tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 44 cuộc). Đã ban hành 39 văn
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 13
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
bản kháng nghị, 38 văn bản kiến nghị. Các văn bản Kiến, Kháng nghị đều được
chấp nhận, từng bước khắc phục sửa chữa.
Quá trình trực tiếp kiểm sát các đơn vị thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ
tục tiến hành kiểm sát như: Quyết định, Kế hoạch trực tiếp kiểm sát, các biên
bản làm việc, biên bản xác minh, kết luận, kiến nghị, kháng nghị… Phát hiện
được nhiều hạn chế, vi phạm của cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án, đơn vị, cá
nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự. Những mặt hạn chế, vi phạm
được phát hiện thông qua công tác kiểm sát nhiều đơn vị kết luận đầy đủ, rõ
ràng, kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục những hạn chế, vi phạm trong
công tác thi hành án dân sự chính xác, kịp thời mang tính thuyết phục cao đối
với cơ quan, đơn vị được kiểm sát.
2.2.4. Nguyên nhân đạt được

- Có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng.
- Sự lãnh đạo kịp thời của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Mỹ
Tho.
- Việc tổ chức, triển khai quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến công tác thi hành án dân sự để thực hiện của cơ quan Thi hành án
dân sự thành phố Mỹ Tho.
- Sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan đến công tác thi
hành án dân sự.
2.3. Thực trạng công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát
nhân dân TP. Mỹ Tho từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013
2.3.1. Đối với cơ quan Tòa án
- Việc chuyển giao bản án, quyết định dân sự của Tòa án khi có hiệu lực
pháp luật cho cơ quan Thi hành án dân sự:
Qua công tác kiểm sát thường xuyên và trực tiếp kiểm sát của Viện kiểm
sát thành phố Mỹ Tho đối với các cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Mỹ
Tho phát hiện thời gian qua hầu hết Tòa án cùng cấp còn rất nhiều bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án chậm chuyển bản án, quyết định cho
cơ quan Thi hành án dân sự để ra quyết định thi hành. Theo quy định Điều 19
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 14
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và tại khoản 1 Điều 28 Luật thi hành án
dân sự về việc chuyển giao bản án, quyết định. Khoản 1 Điều 28 Luật thi hành
án dân sự quy định: “Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và
d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển
giao cho cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật”. Từ ngày 01/01/2011 đến
31/5/2013 Tòa án thành phố Mỹ Tho đã có 225/3624 bản án, quyết định các Tòa
án chuyển chậm cho cơ quan Thi hành án dân sự, điển hình một số bản án, quyết
định như:
+ Án số 75/2011/HNGĐ-ST ngày 31/12/2011 của Tòa án nhân dân thành

phố Mỹ Tho chuyển cho cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp chậm hơn 09
tháng;
+ Án số 215/2012/DSST ngày 21/8/2012 của Tòa án nhân dân thành phố
Mỹ Tho chuyển cho cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp chậm hơn 07 tháng.
- Gần đây có khi Tòa án chuyển một số vụ việc chưa có hiệu lực thi hành,
nhưng đóng dấu để thi hành chuyển cho cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan
Thi hành án dân sự mời làm việc với đương sự thì mới biết đương sự đang
kháng cáo lên cấp trên. Điển hình như Vụ bà Tuyền - ông Cường ngụ xã Đạo
Thạnh theo bản án số 174/2012/HNST ngày 08/12/2012 của Tòa án nhân dân
thành phố Mỹ Tho.
- Trong thời gian qua có 7/3.624 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Tòa án chuyển cho cơ quan Thi hành án nội dung tuyên không rõ, có sai sót, rất
khó thi hành trong thực tế như: đập một phần bề dầy tường, mở lối đi nhưng
thực tế sơ đồ bản vẽ không thể hiện lối đi cũ nên không xác định được vị trí,
phát mãi quyền sử dụng đất để thu hồi nợ nhưng thực tế đã có cất nhà ở trước
khi có bản án…, nên cơ quan Thi hành án không thể thi hành được, dẫn đến án
tồn đọng kéo dài, điển hình một số việc như sau:
+ Tranh chấp giữa Quỹ tín dụng xã Trung An và Nguyễn Thị Phụng ngụ
thành phố Mỹ Tho bản án số 319/DSST ngày 28/9/2012 của Tòa án nhân dân
thành phố Mỹ Tho tuyên nếu không thi hành thì phát mãi phần đất bà Phụng bán
nhưng thực tế ông Diễn con bà Phụng đã cất nhà ở trước khi có bản án.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 15
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Tranh chấp giữa Võ Thị Vân và Võ Văn Tét ngụ thành phố Mỹ Tho
bản án số 05/DSPT ngày 04/01/2011 tuyên “Buộc ông Tét tháo dỡ 01 phần nhà
trả đất cho bà Vân” nhưng thực tế ông Tét sống chung hộ gia đình mà Tòa án
không đề cập đến thành viên hộ gia đình nên không thực hiện được.
2.3.2. Đối với cơ quan Thi hành án dân sự
2.3.2.1. Việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ
quan Thi hành án dân sự

Qua công tác kiểm sát thường xuyên và trực tiếp kiểm sát cơ quan Thi
hành án dân sự thành phố Mỹ Tho nổi lên một số dạng vi phạm như sau:
- Chậm xác minh điều kiện thi hành án: Trong thời gian qua cơ quan Thi
hành án dân sự thành phố Mỹ Tho có 193 việc chậm xác minh điều kiện thi hành
án. Điển hình như:
Hồ sơ Lê Thành Tây, sinh năm 1990, ngụ ấp 1, xã Trung An, thành phố
Mỹ Tho, quyết định thi hành án số 591/QĐ.THA ngày 24/02/2011 đến ngày
30/9/2012 Chi cục thi hành án dân sự thành phố Mỹ Tho chưa tiến hành xác
minh điều kiện thi hành án của Lê Thành Tây (chậm 209 ngày) vi phạm khoản 2
Điều 44 Luật thi hành án dân sự .
- Những việc có tài sản và điều kiện thi hành án nhưng cơ quan Thi hành
án, Chấp hành viên chậm tiến hành cưỡng chế kê biên thi hành án: Trong thời
gian qua có 129 việc chậm kê biên, vi phạm khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án
dân sự.
- Chậm định giá tài sản thi hành án: Trong thời gian qua có 103 việc chậm
định giá, vi phạm khoản 2 Điều 98 Luật thi hành án dân sự. Điển hình như:
Hồ sơ Đoàn Công Thanh, ngụ ấp Long Hòa A, xã Đạo Thạnh, thành phố
Mỹ Tho, ông Thanh phải trả cho Cao Thế Anh số tiền là 50.000.000 đ. Quyết
định thi hành án số 1054 ngày 02/6/2011, cưỡng chế kê biên tài sản ngày
20/5/2012 đến ngày 04/10/2012 chưa tiến hành hợp đồng thẩm định giá.
- Chậm hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án: Trong thời gian qua có 69 việc
chậm hợp đồng dịch vụ bán đấu giá, vi phạm khoản 2 Điều 101 Luật thi hành án
dân sự. Điển hình như:
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 16
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Quyết định thi hành án số 1702/QĐTHA ngày 11/7/2010, thi hành bản án
số 319 ngày 01/7/2010, buộc chị Nga phải trả cho chị Rành số tiền 23.000.000đ.
Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Mỹ Tho đã kê biên tài sản của chị Nga
(300 m
2

đất trồng cây lâu năm), tổ chức thẩm định giá tài sản ngày 22/01/2012,
đến ngày 18/8/2012 chưa hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản đã kê biên.
- Chậm xử lý tài sản bán đấu giá không thành: trong thời gian qua có 24
việc chậm việc xử lý tài sản khi bán đấu giá không thành, vi phạm Điều 104
Luật thi hành án dân sự. Điển hình như:
Quyết định thi hành án số 859/QĐTHA ngày 11/9/2006, thi hành quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 38/DSST ngày 02/8/2006,
buộc ông Nguyễn Văn Tiến và bà Nguyễn Thị Bé liên đới trả cho Ngân hàng
công thương tỉnh Tiền Giang số tiền 60.100.000 đ. Chi cục Thi hành án dân sự
thành phố Mỹ Tho đã kê biên tài sản của ông Tiến và bà Bé. Qua ba lần hợp
đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh
Tiền Giang (lần thứ 3 vào ngày 22/9/2012) đến nay vẫn chưa có khách hàng
đăng ký tham gia đấu giá mua tài sản. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Mỹ
Tho chưa giảm giá tài sản bán đấu giá không thành để tiếp tục hợp đồng ủy
quyền bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Đối với các việc hoãn thi hành án, cơ quan Thi hành án dân sự chưa thực
hiện đúng quy định, định kỳ xác minh lại điều kiện thi hành án: Trong thời gian
qua có 27/84 việc hoãn chậm xác minh, vi phạm Khoản 5 Điều 6 Nghị định
58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ. Điển hình như:
Hồ sơ Nguyễn Văn Minh, ngụ 32 Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố
Mỹ Tho. Biên bản xác minh lần đầu ngày 26/8/2011. Đến ngày 11/10/2012 chưa
tiến hành xác minh lại điều kiện thi hành án.
2.3.2.2. Công tác tiếp nhận, quản lý, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
- Những trường hợp vật chứng, tài sản sung quỹ Nhà nước, sau khi ra
quyết định thi hành án, cơ quan Thi hành án chưa kịp thời làm thủ tục chuyển
giao cho cơ quan Tài chính cùng cấp xử lý theo quy định của pháp luật, vi phạm
khoản 2, Điều 17 Nghị định 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 17
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Điển hình như vụ Huỳnh Ngọc Hậu bản án số 95/HSST ngày 29/8/2011. Quyết

định THA số 118/QĐ-THA ngày 31/10/2011: “Tịch thu sung công 01 xe mô
tô…” Đến ngày 08/4/2012 mới có biên bản bàn giao sang phòng Tài chính thành
phố Mỹ Tho.
- Đối với các trường hợp trả lại tài sản, một số đơn vị chưa giải quyết kịp
thời, còn để tồn đọng kéo dài. Điển hình như vụ Cao Hữu Phúc án số 1691/HSST
ngày 26/7/2002. Cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Mỹ Tho ra quyết định thi
hành án số 22/THA ngày 20/11/2002. Hồ sơ chỉ có thông báo nhận tài sản số
106/TB-THA ngày 23/02/2013 (nhận lại 01 xe mô tô biển số 84-154AB).
- Một số trường hợp việc nhập, xuất vật chứng để xử lý chưa có phiếu
nhập, xuất kho hoặc lệnh của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án, vi phạm mục 2,
phần II Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007. Điển hình tại cơ quan Thi
hành án dân sự thành phố Mỹ Tho qua kiểm tra phát hiện 3 trường hợp xuất vật
chứng để tiêu hủy chưa có lệnh của thủ trưởng cơ quan Thi hành án.
2.3.3. Đối với công tác kiểm sát thi hành án dân sự
- Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát với các ngành chức năng có liên quan
trong công tác thi hành án dân sự có lúc chưa thường xuyên để kịp thời bàn bạc,
giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp, vướng mắc kéo dài làm hạn chế
đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
- Ngoài công tác kiểm sát thường kỳ, trực tiếp kiểm sát cơ quan Thi hành
án dân sự cùng cấp, có một số đơn vị chưa quan tâm triển khai kiểm sát tuân
theo pháp luật trong hoạt động tư pháp của các cơ quan hữu quan như việc Tòa
án chậm chuyển các bản án, quyết định về dân sự, dân sự trong hình sự… có
hiệu lực pháp luật cho cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
cơ quan Điều tra chậm chuyển vật chứng, tài sản trong các vụ án hình sự cho cơ
quan Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành… để kiến nghị, kháng nghị yêu cầu
khắc phục kịp thời.
- Việc vận dụng các quy định của pháp luật để làm căn cứ ban hành các
văn bản pháp lý của Viện kiểm sát như: Quyết định trực tiếp kiểm sát, kiến nghị,
kháng nghị, trả lời kiến, kháng nghị… thời gian qua còn một số đơn vị thực hiện
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 18

GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
chưa đúng làm giảm giá trị của văn bản pháp lý và chưa mang tính thuyết phục
đối với cơ quan, đơn vị được kiểm sát.
- Các văn bản kiến, kháng nghị một số đơn vị chưa quan tâm theo dõi đôn
đốc các cơ quan đơn vị phúc đáp, trả lời cho Viện kiểm sát theo quy định của
pháp luật.
- Đơn khiếu nại về thi hành án dân sự, lãnh đạo Viện chưa kịp thời,
thường xuyên chỉ đạo việc theo dõi kiểm sát kết quả giải quyết của cơ quan Thi
hành án dân sự dẫn đến tình trạng khiếu nại nhiều nơi, nhiều cấp kéo dài gây
phiền hà cho nhân dân.
- Ngoài ra, lãnh đạo Viện còn chưa chỉ đạo kịp thời công tác kiến nghị
tổng hợp, sơ kết nghiệp vụ, xây dựng chuyên đề trong lĩnh vực thi hành án dân
sự.
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, vi phạm trong công tác kiểm sát thi
hành án dân sự
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Việc triển khai thi hành Luật thi hành án dân sự đòi hỏi phải tập trung
thực hiện nhiều công việc như: xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành; bồi
dưỡng nghiệp vụ; đặc biệt là ưu tiên rà soát, đánh giá kiện toàn tổ chức, cán bộ
Do đó, đã ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, đôn đốc thi hành án. Luật thi hành án dân
sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 nhưng đến nay chưa có đầy đủ những văn bản
hướng dẫn thi hành nên việc vận dụng thực hiện các văn bản pháp luật về thi
hành án dân sự chưa được thống nhất. Dù nỗ lực nhưng trong công tác, cơ quan
Thi hành án cũng đã gặp một số khó khăn, vướng mắc, xuất phát từ việc quy
định chưa phù hợp. Chẳng hạn Luật thi hành án dân sự quy định người được thi
hành án phải cung cấp thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người
phải thi hành án là chưa phù hợp với thực tiễn. Cạnh đó, theo Luật thi hành án
dân sự, để miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà
nước thì người phải thi hành án phải thi hành được một phần nghĩa vụ. Tuy
nhiên, phần lớn hồ sơ tồn đọng tại cơ quan thi hành án rơi vào trường hợp người

phải thi hành án không có địa chỉ hoặc Chấp hành viên không xác minh được
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 19
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
địa chỉ nên việc thi hành một phần nghĩa vụ để được xét miễn, giảm là không
khả thi. Ngoài ra còn có sự chồng chéo trong những quy định pháp luật về cung
cấp thông tin, không bảo hộ quyền lợi người được thi hành án
- Số việc thi hành án dân sự phát sinh ngày càng tăng, ý thức tự giác của
một số tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án chưa tốt, đa số phải áp
dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành án, nhất là đối với người phải thi hành
án. Một số trường hợp vật chứng, tài sản có giá trị không lớn, cơ quan chức
năng mời đương sự nhiều lần không đến nên không giải quyết được; người phải
thi hành án đang chấp hành hình phạt tù không có tài sản, thu nhập để thi hành
án hoặc tuy sống tại địa phương nhưng không có tài sản để thi hành án hoặc khi
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thi hành án đã bị giải thể; người phải thi
hành án cố tình trì hoãn, chống đối hay có thái độ bất hợp tác với cơ quan chức
năng, tẩu tán tài sản để trốn tránh hoặc khiếu nại vượt cấp nhằm mục đích kéo
dài việc thi hành án, thậm chí chống đối quyết liệt việc cưỡng chế thi hành án;
một số trường hợp đã được giải quyết hết thẩm quyền nhưng vẫn khiếu nại. Số
lượng Chấp hành viên còn thiếu nhiều, nhất là các cơ quan Thi hành án dân sự
cấp huyện nên chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công việc hiện nay.
- Cán bộ Tư pháp ở địa phương rất nhiều việc, lại phải kiêm nhiệm thêm
công tác thi hành án dân sự có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống nên chưa tích
cực, chủ động về thời gian để nghiên cứu, đôn đốc thi hành kịp thời theo quy
định của pháp luật. Tình trạng chung là thiếu kinh phí tổ chức thi hành án và
chưa có mức bồi dưỡng thỏa đáng nên ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi
hành án dân sự.
- Số lượng việc thi hành án dân sự phát sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi
công tác kiểm sát thi hành án phải được tăng cường. Nhưng thực tế số lượng cán
bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự ở cấp huyện nói
chung và ở thành phố Mỹ Tho còn thiếu nhiều lại phải kiêm nhiệm, thay đổi

công tác, đi học nghiệp vụ… nên có lúc, có nơi chưa thực hiện tốt chức năng
yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 20
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Tổng cục thi hành án dân sự đôi lúc chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu
thỉnh thị của Cục thi hành án dân sự tỉnh nên vẫn còn tình trạng chậm trả lời,
hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ cho cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương.
- Nhiều vụ việc phải thi hành theo định kỳ hàng tháng, quý kéo dài trong
nhiều năm; không ít vụ việc không thể thi hành nhanh do phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án hoặc do quy định pháp luật liên quan phải kéo dài
thời gian thi hành án; tài sản đã kê biên chậm được định giá (thẩm định giá); tổ
chức bán đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua; chưa khắc phục được
tình trạng quá tải số việc thi hành án còn tồn đọng qua nhiều năm của một số cơ
quan Thi hành án dân sự ở địa phương.
- Còn có trường hợp Toà án chậm hoặc chưa giải thích kịp thời yêu cầu
của cơ quan Thi hành án dân sự về những bản án, quyết định của Toà án tuyên
không rõ ràng, không phù hợp với thực tế, có sai sót hoặc vi phạm gây khó khăn
cho công tác thi hành án.
- Ngành Công an, Tòa án có nơi chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng
trách nhiệm của mình theo qui định của pháp luật trong việc chuyển giao cho cơ
quan Thi hành án dân sự các bản án quyết định có hiệu lực pháp luật và các tang
tài vật của vụ án, dẫn đến việc thi hành án bị chậm trễ nhiều việc còn tồn đọng
kéo dài.
- Đối với Cục thi hành án dân sự và các Chi cục thi hành án dân sự có nơi
chưa thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan ở địa phương, chưa
tranh thủ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Ban chỉ đạo thi
hành án dân sự đối với công tác thi hành án dân sự.
- Một số Chấp hành viên được phân công nhiệm vụ chưa chủ động nghiên

cứu, tích cực làm hết trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các trình tự thủ
tục thi hành án, nhiều vụ việc có điều kiện còn để kéo dài chưa được thi hành
đúng quy định của pháp luật.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 21
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Lãnh đạo cơ quan Điều tra cùng cấp chưa quan tâm thường xuyên việc
kiểm tra công tác quản lý, giao nhận đối với vật chứng, tài sản trong các vụ án
hình sự nên dẫn đến một số vụ việc tồn đọng kéo dài, làm ảnh hưởng đến việc
cơ quan Thi hành án dân sự chưa tổ chức thi hành dứt điểm được.
- Một số Điều tra viên, Chấp hành viên chưa nghiên cứu thực hiện đúng
các quy định của pháp luật trong công tác thu giữ, bảo quản, xử lý, chuyển giao
kịp thời các vật chứng, tài sản theo nội dung các bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật.
- Ở một số địa phương lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
chưa thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, kịp thời việc đôn đốc thi hành các
bản án, quyết định có giá trị từ 500.000 đồng trở xuống nên đạt hiệu quả chưa
cao.
- Một số cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự
chưa quan tâm, chịu khó nghiên cứu nắm vững kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án và kiểm sát
thi hành án dân sự nên hạn chế đến công tác tham mưu cho lãnh đạo Viện, chưa
linh hoạt vận dụng đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác kiểm sát thi
hành án dân sự, để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Lãnh đạo Viện thiếu quan tâm theo dõi, kiểm tra thường xuyên công tác
kiểm sát thi hành án dân sự, để kịp thời nắm được những mặt còn hạn chế, vi
phạm để chỉ đạo khắc phục kịp thời.
2.5. Một số kinh nghiệm rút ra
- Sự quan tâm của Lãnh đạo Viện trong công tác theo dõi, kiểm tra, chỉ
đạo, bố trí cán bộ hợp lý, ổn định thì công tác kiểm sát thi hành án dân sự của
đơn vị đó đạt chất lượng, hiệu quả.

- Công tác kiểm sát thi hành án dân sự ở đơn vị phải chú trọng tăng cường
công tác phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan và các khâu nghiệp vụ có
liên quan trong ngành. Nắm chắc các kỹ năng về công tác kiểm sát thi hành án
dân sự, kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Viện chỉ đạo hoặc phối hợp giải quyết
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 22
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
kịp thời các vụ việc khó khăn, vướng mắc, kéo dài góp phần khắc phục tình
trạng án tồn đọng.
- Quá trình thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự không phải chủ
yếu vận dụng duy nhất một phương thức là trực tiếp kiểm sát mà phải chú ý vận
dụng linh hoạt các phương pháp kiểm sát được quy định tại khoản 1 Điều 24
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, như quyền yêu cầu ra quyết
định thi hành án đúng quy định của pháp luật, yêu cầu tự kiểm tra việc thi hành
án, yêu cầu thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, yêu cầu cung
cấp hồ sơ, tài liệu, quyền trực tiếp kiểm sát tuân theo pháp luật, quyền kiến nghị,
kháng nghị… nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành
án dân sự.
- Quá trình tiến hành kiểm sát phải tăng cường phối hợp với cấp Ủy,
Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc cùng cấp. Đồng thời, tranh
thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp ở địa phương, tạo điều
kiện thuận lợi để các cuộc kiểm sát đạt yêu cầu, chất lượng, hiệu quả cao.
- Ngoài việc nghiên cứu nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành
án dân sự, thông qua công tác thực tiễn; các đơn vị phải chú trọng nghiên cứu
tích lũy tình hình, kết quả đạt được và những mặt hạn chế, vi phạm để xây dựng
văn bản kiến nghị tổng hợp, sơ kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ hoặc chuyên đề
nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; sâu sát, quyết liệt trong chỉ
đạo; chủ động, kịp thời báo cáo, xin chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự
các cấp; vận dụng tốt kỹ năng dân vận; tăng cường thường xuyên kỷ luật, kỷ
cương, đổi mới tác phong, lề lối làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 23
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIỂM SÁT THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1. Giải pháp
3.1.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự
* Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp:
- Tiếp tục phát huy các qui chế đã xây dựng, chỉnh sửa bổ sung qui chế
phối hợp trong công tác thi hành án dân sự giữa cơ quan Thi hành án dân sự với
các ngành chức năng như: Tài chính, Tài nguyên môi trường, Xây dựng, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất… Các ngành chức năng và các ngành chuyên
môn có liên quan đến công tác thi hành án dân sự phải chú trọng triển khai và tổ
chức thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo số 3904/UBND-BCĐ ngày
16/7/2008 của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi
hành án dân sự tỉnh Tiền Giang về tăng cường công tác phối hợp trong thi hành
án dân sự để đưa công tác thi hành án từng bước đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường công tác phối hợp với Ban Thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban
nhân dân cùng cấp trong công tác cán bộ và quản lý, chỉ đạo thi hành án dân
sự; tăng cường phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với cơ quan Tư pháp
cùng cấp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự và giải
quyết tốt các khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự. Phối hợp với Toà án rà
soát các bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ, có sai sót, có căn cứ
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và án tuyên khó thi hành để
xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
- Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp cần tổ chức kiểm tra, chỉ đạo
Chấp hành viên tập trung giải quyết những vụ án phức tạp khó khăn, những hạn
chế, vi phạm mà Viện kiểm sát đã nêu góp phần làm giảm số lượng đơn khiếu
nại của nhân dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ
với Trại tạm giam và Trại giam trên địa bàn thành phố Mỹ Tho để tác động thi

hành phần trách nhiệm dân sự trong hình sự đối với các phạm nhân đang chấp
hành án, phải thi hành phần trách nhiệm dân sự tại thành phố Mỹ Tho.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 24
GVHD: TS. Đinh Xuân Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo khắc phục những vi phạm Viện
kiểm sát đã kiến nghị, kháng nghị như: chậm việc xác minh phân loại điều kiện
thi hành án, chậm cưỡng chế kê biên tài sản, chậm định giá lại tài sản (hiện nay
là hợp đồng thẩm định giá), chậm hợp đồng bán đấu giá tài sản… Để không
ngừng nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
- Kiểm tra khắc phục những trường hợp nhập, xuất kho vật chứng nhưng
chưa đầy đủ thủ tục như phiếu, lệnh nhập, xuất kho của thủ trưởng cơ quan Thi
hành án dân sự. Chậm mời đương sự trả lại tài sản, chậm tiến hành các thủ tục
sung công quỹ nhà nước theo nội dung án tuyên.
- Cần quan tâm thường xuyên phối hợp tác động cơ quan điều tra và Tòa
án cùng cấp trong việc chuyển vật chứng, tài sản, các bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật để tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật, góp phần
khắc phục tình trạng chậm trễ, kéo dài như thời gian qua.
* Cơ quan Tòa án cùng cấp:
- Tiến hành kiểm tra, chỉ đạo chuyển kịp thời những bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật cho Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.
Cũng như các bản án, quyết định có liên quan đến vật chứng, tài sản đã có hiệu
lực pháp luật cho cơ quan Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành, khắc phục
tình trạng chậm trễ, kéo dài như thời gian qua.
- Những vật chứng, tài sản trong các vụ án hình sự còn được thu giữ, bảo
quản đến giai đoạn xét xử đề nghị phải được tòa án tuyên đầy đủ, rõ ràng trong
bản án, quyết định để làm căn cứ cho cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi
hành. Khắc phục tình trạng nhiều vật chứng, tài sản được thu giữ nhưng không
được bản án đề cập đến nên cơ quan Thi hành án dân sự để tồn đọng kéo dài,
không giải quyết được.
- Giải quyết kịp thời những yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự về một

số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng khó thi hành, có sai sót
hoặc vi phạm góp phần khắc phục tình trạng án tồn đọng gây bức xúc phiền hà cho
nhân dân.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diệu trang 25

×