Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DOC TIEU THANH KI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 2 trang )

Giáo án tuần 14 Ngày soạn:10/11/2010
ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(Độc Tiểu Thanh kí) Nguyễn Du
Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 41 – Đọc văn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
2. Kỹ năng: đọc hiểu một bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại..
3. Tư tưởng, tình cảm: Có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa tinh thần và những người sáng tạo ra chúng.
II CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ỔN ĐỊNH LỚP: P:……………………… K:……………………….
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
Quan niệm sống “Nhàn” đuọc thể hiện ntn trong bài thơ “Nhàn”?
3. BÀI MỚI
* Giới thiệu bài mới: Nguyễn Du đã mở rộng nội dung chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ: ko chỉ quan tâm đến
những người nông dân khốn khổ, đói cơm rách áo mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra các
giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp nhưng bị XH đối xử bất công, tàn tệ; gián tiếp nêu vấn đề: sự cần thiết phải tôn
vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.
* Phương pháp: đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận, vấn đáp, bình giảng, đọc diễn cảm
* Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu chung
Hs đọc tiểu dẫn- sgk.
CH1: Nêu vài nét về cuộc đời nàng Tiểu Thanh?
CH2: Có thể hiểu nhan đề bài thơ theo các nghĩa nào?
Hs đọc văn bản. Gv hướng dẫn giọng đọc: chậm, buồn,
sâu lắng.
CH3: Nêu thể loại và tìm bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài thơ
CH4: Câu thơ đầu gợi lên nghịch cảnh gì? ý nghĩa của


nghịch cảnh ấy?
CH5: So sánh phiên âm và bản dịch thơ ở câu 2? bản dịch
đã chuyển tải hết ý các từ “độc điếu”, “nhất chỉ thư”
chưa?
CH6: Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu
thơ 3,4 ?
CH7: nội dung của hai câu thực?
CH8: Theo em “những mối hận cổ kim” là gì? tại sao tác
giả cho là “không hỏi trời được”?
I. Tìm hiểu chung:
1. Vài nét nàng tiểu Thanh(sgk)
2. Tác phẩm :
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật
và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
II. Đọc- hiểu
1.Hai câu đề:
- Đối : cảnh đẹp > < gò hoang
- Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu
bể” của cuộc đời .
- Niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn:
vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên
lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất
chỉ thư”.
2. Hai câu thực:
- Đối .
- Ẩn dụ tượng trưng: Son phấn, văn chương.
- Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh.
- Gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu
Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị,

phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được
buông tha.
3. Hai câu luận:
- Niềm thương cảm đối với những kiếp hồng nhan,
những con người tài hoa bạc mệnh.
CH9: So sánh chữ “ngã”(tôi, ta) với chữ “khách” của
bản dịch?
CH10: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn điều gì? Vì sao ông
có suy ngĩ ấy? Tại sao tác giả không xưng tên thật mà lại
xưng bút hiệu Tố Như?
CH11: Điều băn khoăn của ông có chính đáng không và
được người đời sau trả lời ntn?
CH12: đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết
CH13:Ý nghĩa của văn bản?
CH14: Mạch vận động của cảm xúc(tứ thơ) trong bài ntn?
CH15: Theo em, giá trị nhân đạo của tác phẩm có phải chỉ
biểu hiện ở niềm thương cảm cho số phận bất hạnh của
Tiểu Thanh và những người như nàng không? Vì sao?
CH16: Những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của bài
thơ?
Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập
Gv gợi ý cho HS về nhà làm bài tập
- Từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du
khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương
đố”, “hồng nhan bạc phận”.
- Tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng
thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan
khốc lạ lung, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.
4. Hai câu kết:

- Câu hỏi tu từ.
- Tiếng lòng khao khát tri ân.
- Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du trông người lại
nghĩ đến ta, và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khát
khao tri âm với mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu
đau khổ trên đời.
5. Nghệ thuật:
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất
những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
- Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất triết lí.
III. Tổng kết
1.Ý nghĩa văn bản: Niềm thương cảm mà Nguyễn
Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm
hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo
Nguyễn Du.
2.Nội dung: Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ
tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri
âm của nhà thơ.
3. Nghệ thuật: Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu
trưng sâu sắc.
IV. Luyện tập:
Gợi ý:
Đoạn thơ viết về nhân vật Đạm Tiên, lời nói trên là
của Thúy Kiều. Đề tài mà ND quan tâm trong các
sáng tác của ông đó là người phụ nữ tài hoa nhnưg
bạc mệnh, bạc phận.
4. CỦNG CỐ: Tại sao ND lại có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh?
5. DẶN DÒ:
* Học bài cũ: Học bài, làm bài tập, học thuộc bài thơ, em hiểu gì về tâm sự của của ND được gửi gắm trong
bài thơ này?

* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”.
- Trả lời câu hỏi ở SGK.
- Ôn tập phần lí thuyết ở tiết 1.
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Xem trước các bài tập ở SGK.
6.RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×