Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề Thi HKI Sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.15 KB, 6 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học
MÔN SINH HỌC - Lớp 9
Thời gian làm bài : 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
( Đề thi này có Một trang với Năm câu hỏi )
Câu 1 : (2.0 điểm)
1.1 Nêu khái quát phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh?
1.2 Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong việc nghiên cứu di truyền ở
người có ý nghĩa gì?
Câu 2 : (2.0 điểm)
2.1 Nhiễm sắc thể (NST) có vai trò gì đối với sự di truyền các tính trạng?
2.2 Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Có các dạng nào? Nguyên nhân nào dẫn
đến đột biến cấu trúc NST
Câu 3: (2.0 điểm)
3.1 Trình bày sự tổng hợp ARN từ gen.
3.1 Giữa các loại ARN về chức năng có điểm nào giống nhau?
Câu 4: (2.0 điểm)
Một mạch đơn của gen( ký hiệu là mạch đơn 1) có trình tự các nuclêôtit như
sau:
– G – X – X – A – A – T – T – A – X – G – A – T
4.1 Xác định trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mạch đơn còn lại
( mạch đơn 2) của đoạn gen
4.2 Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen này.
Câu 5: (2.0 điểm)
Vẽ hình một tế bào động vật có 2n = 4 đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
-----------------------------------------Hết -------------------------------------
(Học sinh phải vẽ hình bằng bút mực làm bài)

KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học
MÔN SINH HỌC - Lớp
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn


1) Dưới đây chỉ là đại cương có tính chất gợi ý .nếu thấy cần thiết , tổ chấm bộ môn có thể chi tiết
hóa thêm đáp án và biểu điểm để chấm cho được thống nhất và dễ dàng hơn .
2) Chỉ yêu cầu học sinh nêu đầy đủ và đúng các ý chính theo một trật tự hợp lí , không bắt buộc
phải trình bày y hệt như trong hướng dẫn này .
3) Nếu học sinh có thêm những nội khác mà lại thiếu những ý có ghi trong hướng dẫn này thì tùy
tổ chấm cân nhắc mà tự thống nhất cho điểm sao cho hợp lí đúng mức , bảo đảm đánh giá
chính xác công sức làm bài của học sinh .
4) Những phần mà thang đểm quá nhỏ lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn,
tương đối . Tùy thực tế bài làm , giám khảo có thể chủ động cho điểm sao cho phù hợp .
5) Khi chấm bài phải căn cứ trên sách giáo khoa Sinh học 9 là chủ yếu .

-----------------------------------------------------------------------------------------------
( Đáp án này gồm có 2 trang )
Câu 1:(2.0 điểm)
1.1 Khái quát phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh:
- Theo dõi sự phát triển các tính trạng tương ứng của những đứa trẻ sinh ra cùng
lúc từ một cặp bố mẹ. ( 0.5đ)
- Nhằm kết luận về vai trò của kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng.. (0.5đ)
1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đông sinh:
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của
môi trường đối với sự hình thành tính trạng.. ( 0.25đ)
- Sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính
trạng chất lượng.. ( 0.25đ)
- Giống như ở thực vật và động vật, con người cũng có những tính trạng rất ít
hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của môi trường.. ( 0.25đ)
- Ngược lại cũng có những tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường rất lớn
nên rất dể bị biến đổi.. ( 0.25đ)
Câu 2:(2.0 điểm)
2.1 Vai trò của (NST) đối với sự di truyền các tính trạng
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen nằm ở một vị trí xác định . Những

biến đổi về cấu trúc và số lượng của NST sẽa biến đổi ở các tính trạng di truyền.
( 0.5đ)
- NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di
truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. ( 0.5đ)
2.2 Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng:
mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn…( 0.25đ)
Đột biến cấu trúc NST phát sinh là do các tác nhân vật lý và hóa học của ngoại
cảnh( 0.25đ) làm phá vở cấu trúc bình thường của NST, ( 0.25đ) gây ra sự sắp xếp lại
các đoạn của NST hoặc gây rối loạn trong quá trình nhân đôi NST( 0.25đ)
Câu 3: (2.0 điểm)
3.1 Sự tổng hợp ARN từ gen.
-Dưới tác động của một loại enzim, gen tháo xoắn tách rời thành 2 mạch đơn.
( 0.25đ)
- Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường
nội bào ( 0.25đ) từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (?) ( 0.25đ) để dần dần hình thành
mạch ARN( 0.25đ)
-Khi phân tử ARN được hình thành tách khỏi gen,( 0.25đ) rời nhân đi ra chất tế
bào để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin( 0.25đ)
3.1 Giữa các loại ARN về chức năng có điểm giống nhau: tất cả đều thạm gia
vào quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.( 0.5đ)
Câu 4: (2.0 điểm)
Một mạch đơn của gen( ký hiệu là mạch đơn 1) có trình tự các nuclêôtit như
sau:
– G – X – X – A – A – T – T – A – X – G – A – T–
4.1 Trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mạch đơn còn lại( mạch đơn 2) của
đoạn gen sẽ là: – X – G – G – T – T – A – A – T – G – X – T – A – .( 0.5đ)
4.2 Số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen:
Số lượng A của đoạn gen = Số lượng A / mạch đơn 1 + Số lượng T / mạch đơn 1
= 4 3
= 7 nuclêôtit .( 0.5đ)

Số lượng T của đoạn gen = 7 nuclêôtit.( 0.25đ)
Số lượng G của đoạn gen = Số lượng G / mạch đơn 1 + Số lượng X / mạch đơn 1
= 2 3
= 5 nuclêôtit.( 0.5đ)
Số lượng X của đoạn gen = 5 nuclêôtit.( 0.25đ)
-----------------------------------------------------------------------------
• Phụ chú
Các câu hỏi này có ở bài
1. Nhiễm sắc thể
2. Nguyên phân
3. ADN
4. Mối quan hệ giữa gen và ARN
5.Đột biến cấu trúc NST
6.Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
Trường THCS Thiện Trí CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ Hóa – Sinh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học
MÔN SINH HỌC - Lớp 9
Đề tham khảo
Thời gian làm bài : 60 phút ( không kể thời gian giao đề )
( Đề thi này có Một trang với Năm câu hỏi )
Câu 1 : (2.0 điểm)
1.1 Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường.
1.2 Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau
quả
Câu 2 : (2.0 điểm)
2.1 Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
2.2 Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Câu 3: (2.0 điểm) Thế nào là một quần xã sinh vật? Cho thí dụ về quần xã
sinh vật Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật ở điểm nào?
Câu 4: (2.0 điểm)
4.1 Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
4.2 Hãy kể tên 10 loài động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô
Câu 5: (2.0 điểm) Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối
nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ
0
0 C đến 9
0
0 C, trong đó điểm cực thuận là 55
0
C
.
------------------------------------Hết -------------------------------------------
(học sinh phải vẽ hình bằng bút mực làm bài)

Trường THCS Thiện Trí CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tổ Hóa – Sinh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học
MÔN SINH HỌC - Lớp 9
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn
6) Dưới đây chỉ là đại cương có tính chất gợi ý .nếu thấy cần thiết , tổ chấm bộ môn có thể chi tiết
hóa thêm đáp án và biểu điểm để chấm cho được thống nhất và dễ dàng hơn .
7) Chỉ yêu cầu học sinh nêu đầy đủ và đúng các ý chính theo một trật tự hợp lí , không bắt buộc
phải trình bày y hệt như trong hướng dẫn này .
8) Nếu học sinh có thêm những nội khác mà lại thiếu những ý có ghi trong hướng dẫn này thì tùy
tổ chấm cân nhắc mà tự thống nhất cho điểm sao cho hợp lí đúng mức , bảo đảm đánh giá

chính xác công sức làm bài của học sinh .
9) Những phần mà thang đểm quá nhỏ lại có nhiều nội dung thì chỉ yêu cầu trình bày ngắn gọn,
tương đối . Tùy thực tế bài làm , giám khảo có thể chủ động cho điểm sao cho phù hợp .
10) Khi chấm bài phải căn cứ trên sách giáo khoa Sinh học 9 là chủ yếu .

-----------------------------------------------------------------------------------------------
( Đáp án này gồm có 2 trang )
Câu 1:(2.0 điểm)
1.1 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây hại tới đời sống của
con người và các sinh vật khác ( 0.75điểm)
Tác hại của ô nhiễm môi trường: Gây hại đến đời sống con người và các sinh
vật khác.Tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh phát triển, làm suy thoái hệ
sinh thái và môi trường sống của sinh vật. Các chất độc hóa học, các chất phóng xạ
ảnh hưởng tới hệ sinh thái gây các bệnh di truyền ở người, ung thư…( 0.75điểm)
1.2 Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả
-Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách.( 0.25điểm)
-Không tuân theo quy định thời gian thu hoạc rau, quả sau khi phun thuốc
bảo vệ thực vật ( 0.25điểm)
Câu 2 : (2.0 điểm)
2.1 Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng
các biện pháp sau:
-Trong trồng trọt: Trồng cây với mật độ thích hợp, chăm sóc cây đầy đủ để tạo
điều kiện cho cây phát triển tốt.( 0.5điểm)
-Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở trở nên thiếu, môi
trường bị ô nhiễm, ta cần tách đàn, cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ
sinh môi trường sạch sẽ để tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt( 0.5điểm)
2.2 Ánh sáng có ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian
của động vật, là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản
của động vật. ( 0.5điểm)

Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:
-Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như: gà, bò,
trâu…( 0.25điểm)
-Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động ban đêm như: chồn, vạc,
sóc…( 0.25điểm)
Câu 3: (2.0 điểm) Thế nào là một quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là tập hợp
nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau ( 0.5điểm) cùng sống trong một
khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
( 0.5điểm)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×