Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Pháp luật về quyền của người lao động di trú là người nước ngoài ở việt nam luận văn ths pháp luật về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.49 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LIỄU THÙY TRANG

PH¸P LUËT VÒ QUYÒN CñA NG¦êI LAO §éNG
DI TRó Lµ NG¦êI N¦íC NGOµI ë VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LIU THY TRANG

PHáP LUậT Về QUYềN CủA NGƯờI LAO ĐộNG
DI TRú Là NGƯờI NƯớC NGOàI ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Phỏp lut v quyn con ngi
Mó s: Chuyờn ngnh o to thớ im

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. HONG HNG HI

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Liễu Thùy Trang


MỤC LỤC
Trang

Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG DI TRÚ LÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
...............................................................................................................8
1.1.
Cơ sở lý luận về quyền của người lao động di trú là người nước
ngoài ở Việt Nam.................................................................................. 8
1.2.

Sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người lao động
di trú là người nước ngoài bằng pháp luật.......................................... 18
1.3.
Cơ sở pháp lý về bảo vệ quyền của người lao động di trú là người
nước ngoài ở Việt Nam....................................................................... 21
1.4.
Nghĩa vụ quốc gia đối với các điều ước quốc tế có quy định về
quyền của người lao động di trú......................................................... 28
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................37
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG DI TRÚ LÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.....................38
2.1.
Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người lao động
di trú là người nước ngoài...................................................................38
2.2.
Hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền của người lao động di
trú là người nước ngoài.......................................................................63
Tiểu kết Chương 2...........................................................................................75
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ LÀ NGƢỜI
NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM........................................................76
3.1.
Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di
trú là người nước ngoài.......................................................................76
3.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di
trú là người nước ngoài ở Việt Nam....................................................80
Tiểu kết Chương 3...........................................................................................91
KẾT LUẬN.................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 94



Chữ viết tắt
ASEAN
BLLĐ
BHXH
ICCPR
ICESCR

ICRMW

ILO
LĐ-TB&XH
UDHR
WTO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề lao động di trú (hay còn gọi là lao
động di trú là người nước ngoài hoặc lao động nước ngoài) ngày càng phổ
biến và nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Sự dịch chuyển lao
động di trú có tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế của các quốc
gia trên thế giới. Cùng với các quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài
những tác động từ toàn cầu hóa kinh tế và dịch chuyển lao động đang trở
thành một xu thế phát triển.
Việt Nam đang là một quốc gia đang phát triển và từng bước hội nhập với
nền kinh tế thế giới và khu vực. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(viết tắt WTO - World Trade Organization) vào năm 2007 đã đánh dấu bước hội
nhập đầu tiên của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, thực hiện chủ

trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc mở cửa thị trường, hợp tác
quốc tế, Việt Nam đang tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các hiệp
định thương mại tự do mới với các quốc gia khác. Tính đến tháng 4/2016, Việt
Nam đã tham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (viết tắt FTA - Free
Trade Agreemen) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới [40], trong đó gần
đây nhất, Việt Nam đã tiến hành kí kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (viết tắt TPP - Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement) vào ngày 06/02/2016. Đồng thời,
Việt Nam cùng các nước trong khu vực ASEAN tham gia Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (viết tắt ACE - ASEAN Economic Community) vào ngày 31/12/2015.
Việc mở cửa thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam mong
muốn cùng các quốc gia trong khu vực và các quốc gia trên thế giới hướng tới
một thị trường chung, qua đó gỡ bỏ các

1


rào cản đối với sự lưu chuyển tự do của vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư... đặc
biệt, vấn đề dịch chuyển lao động, lao động kỹ năng và các tiêu chuẩn lao
động quốc tế được các quốc gia quan tâm và chú trọng.
Từng bước chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam
đang là điểm đến thu hút rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (viết
tắt FDI - Foreign Direct Investment). Tính đến tháng 3/2017 cả nước có
23.071 dự án còn hiệu lực đến từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD
(chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD
(chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore Đài Loan và
Hồng Kông tập trung vào các ngành sản xuất, y tế và dược phẩm, xây dựng và
bất động sản, năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên [1]. Cùng với
việc thu hút được nhiều dự án FDI, nhiều ngành nghề mới đòi hỏi kĩ thuật,
công nghệ cao từ các nhà đầu tư nước ngoài và xuất phát từ nhu cầu sử dụng

nguồn lao động chất lượng cao nhằm phù hợp với quá trình sản xuất công
nghiệp phát triển. Trong bối cảnh lao động trong nước tỉ lệ thất nghiệp còn ở
mức cao, năm 2016 nước ta có hơn 1,11 triệu người trong độ tuổi lao động
thất nghiệp [2]. Việt Nam được biết đến là một quốc gia dồi dào về nguồn
nhân lực, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá
có chất lượng thấp nhất trong khu vực ASEAN. Nguồn nhân lực hiện có ở
Việt Nam chưa đáp ứng được với những đòi hỏi cao về tay nghề, trình độ
chuyên môn, kỹ thuật từ các nhà đầu tư. Vì thế, Đảng, Nhà nước ta đã chủ
động khuyến khích, thu hút lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao
vào Việt Nam làm việc nhằm bù đắp những thiếu hút nguồn lao động chất
lượng cao. Đồng thời, tạo ra những yếu tố kích thích sự phát triển của lực
lượng lao động trong nước sớm đáp ứng được những đòi hỏi cao của kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho người lao động trong nước học hỏi

2


những kỹ năng, tác phong làm việc khoa học trong môi trường lao động sản xuất
chuyên nghiệp. Do đó, người lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng
nhanh. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong thời gian 5 năm, từ 2012-2016
lao động nước ngoài tăng từ 70.362 người lên 83.046 người [3], tăng 12.684
người. Dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam đến từ hơn 60 quốc gia và vùng
lãnh thổ rất đa dạng về trình độ, lứa tuổi, tôn giáo, nghề nghiệp...

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, mở rộng hợp tác như hiện nay,
Việt Nam sẽ tiếp tục là một thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài với dòng vốn lưu chuyển vào trong nước với con số lớn. Do đó, nhu cầu
sử dụng nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao theo đó cũng tăng lên
và người lao động có kỹ năng được tự do dịch chuyển trong khu vực ASEAN
bắt đầu phát triển. Vì vậy, nhằm thực hiện tối ưu hóa chính sách thu hút lao

động nước ngoài có tay nghề, các chính sách pháp luật nhằm đảm bảo các
quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài và gia đình của họ đến Việt
Nam sinh sống và làm việc là điều đáng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định, điều chỉnh
các mối quan hệ trong lao động đối với đối tượng là người lao động nước
ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động từ các quốc gia
khác đến Việt Nam làm việc. Bộ Luật lao động 2012 và Nghị định 11/2016/
NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật
lao động về người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là hai văn bản
pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quyền về lao động của người lao động nước
ngoài, bên cạnh đó, một số quyền về lao động của người lao động được điều
chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành như Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội
bắt buộc, Luật Bảo hiểm y – tế bắt buộc... Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 được
ban hành, đồng thời, trong quá trình thực hiện pháp luật, pháp luật lao động
về quyền của người lao động nước ngoài bộc lộ những quy định không còn

3


phù hợp với thực tế hoặc chưa tương thích với pháp luật quốc tế về lao động di
trú. Mặt khác, trong trường hợp Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định yêu cầu
các quốc gia thành viên hoàn thiện pháp luật lao động quốc gia theo các tiêu
chuẩn, chuẩn mực về lao động tại nơi làm việc theo Tuyên bố 1998 của ILO. Vì
vậy, pháp luật lao động Việt Nam đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung toàn diện được
định hướng bởi các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích
cơ bản, tạo mọi điều kiện để người lao động nước ngoài có thể tiếp cận và hưởng
thụ các quyền và lợi ích đó. Đồng thời, với những nhận thức mới tại Hiến pháp
2013, việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người cơ bản
sẽ là nền tảng cốt lõi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về quyền của người lao động nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu và nhằm góp

phần hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú là người nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.

Vì những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài “Pháp luật về quyền
của người lao động di trú là người nước ngoài ở Việt Nam” làm luận văn
thạc sỹ của mình với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quyền của người lao động di trú là người nước ngoài ở Việt Nam.
2. Tổng quan tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu pháp luật về quyền của người lao động di trú là người nước
ngoài là một đề tài mới. Đã có một số công trình nghiên cứu nghiên cứu về
vấn đề này:
Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “Pháp luật về sử dụng lao động nước
ngoài ở Việt Nam”, Trần Thu Hiền, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế,
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của
người lao động di trú”, Bùi Thị Hòa, học viên chuyên ngành pháp luật về
quyền con người, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

4


Luận văn thạc sỹ luật học (2015), “Pháp luật về quản lý lao động nước
ngoài tại Việt Nam”, Phạm Thị Hương Giang, học viên chuyên ngành Luật
Kinh tế, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2011.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhưng kiến thức
về lao động di trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam dưới góc độ
pháp lý và thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên
cứu chuyên sâu và toàn diện về quyền của người lao động di trú là người nước

ngoài. Vì vậy, kế thừa những thành tựu của những người đi trước, luận văn sẽ
tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn hệ thống pháp luật về quyền
của người lao động di trú là người nước ngoài ở Việt Nam trong tình hình
mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở pháp lý quốc tế liên quan đến quyền của người
lao động di trú trong hệ thống pháp luật quốc gia về quyền của lao động di trú
là người nước ngoài ở Việt Nam. Qua đó, luận văn đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản sau:
Luận văn luận giải, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền của
người lao động di trú là người nước ngoài.
Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng các quy định về quyền của
người lao động di trú trong pháp luật quốc gia và xét tính tương thích trong
các quy định về quyền của người lao động di trú là người nước ngoài với các
tiêu chuẩn, chuẩn mức quốc tế về lao động. Từ đó, luận văn nêu lên những bất
cập và hạn chế trong pháp luật về quyền của người lao động di trú là người
nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

5


Luận văn kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan
đến quyền của người lao động di trú là người nước ngoài ở Việt Nam được
định hướng bởi các tiêu chuẩn, chuẩn mức quốc tế về lao động.
5.

Đối tƣợng nghiên cứu


Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật về quyền của người lao
động tri trú là người nước ngoài trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam về quyền
của người lao động di trú là người nước ngoài với tư cách là người lao động,
không nghiên cứu quyền của người sử dụng lao động.
Về phạm vi thời gian, luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật về
quyền của người lao động nước ngoài trong các văn bản pháp luật kể từ thời
điểm BLLĐ năm 2012 được Quốc Hội thông qua vào ngày 18/06/2012 cho
đến thời điểm hoàn thiện luận văn vào ngày 30/09/2017.
7. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật về quan hệ hữu nghị, hợp
tác quốc tế về quyền con người.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống
làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh làm nền tảng cơ bản cho quá trình nghiên cứu.

8. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những chuẩn mực quốc tế về lao động.
Đồng thời, phân tích và làm rõ những ưu điểm trong việc ghi nhận các quyền
lợi của người lao động di trú và những khó khăn, hạn chế trong việc đảm bảo
quyền về lao động của người lao động di trú trong pháp luật lao động Việt

6


Nam. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ

quyền của người lao động di trú ở Việt Nam.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên
cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đào tạo về pháp luật về
quyền con người và xây dựng và hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền của
người lao động di trú ở Việt Nam.
9.

Bố cục luận văn

Luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về quyền của người lao động di trú là
người nước ngoài ở Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về quyền của người lao động di trú là
người nước ngoài.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của
người lao động di trú là người nước ngoài ở Việt Nam.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
DI TRÚ LÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận về quyền của ngƣời lao động di trú là ngƣời
nƣớc ngoài ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm người lao động di trú là người nước ngoài
Từ đầu thế kỷ XXI, tình trạng người lao động từ nước này sang nước
khác làm việc đã thực sự nổi lên như là một trong những xu hướng tất yếu
trong quá trình toàn cầu hóa. Vấn đề quản lý lao động di trú nói chung, bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di trú nói riêng đang là một

vấn đề được các quốc gia quan tâm trong đó có Việt Nam.
Dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người của trung tâm
nghiên cứu quyền con người- quyền công dân của Khoa luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội nhận định:
Đi kèm với quá trình toàn cầu hóa là vấn đề di cư lao động
quốc tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chưa có thời kỳ nào trong lịch
sử nhân loại, tình trạng di cư lao động quốc tế lại phổ biến như hiện
nay [16] và Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, dự đoán vấn đề
lao động di trú sẽ trở nên hết sức phổ biến trong thế kỷ XXI và là
một đặc trưng chủ yếu của thế kỷ này [15].


góc độ của nhà quản lý, TS Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục

việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đưa ra
nhận định: “Trong xu thế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt
Nam, lao động là người nước ngoài vào nước ta làm việc cũng là một xu thế
tất yếu” [28]. Đồng quan điểm với Bà Nguyễn Thị Hải Vân, TS Lưu Bình
Nhưỡng cũng có quan điểm: “Người nước ngoài vào Việt Nam làm

8


việc là xu thế tất yếu do quá trình toàn cầu hóa quan hệ xã hội và hội nhập
kinh tế” [25].
Với một nội dung như nhau, các tác giả sử dụng các thuật ngữ pháp lý
có sự khác nhau như “lao động di trú”, “lao động nước ngoài”, “di cư lao
động”. Qua đó, có thể nhận thấy nội hàm của các thuật ngữ pháp lý này có sự
tương đồng.
Thuật ngữ “Migrant worker” khi được dịch sang tiếng việt có hai các

dịch khác nhau. Theo Tổ chức di cư quốc tế ở Việt Nam “Migrant worker”
được dịch là lao động di cư, bên cạnh đó theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thuật
ngữ này được dịch là lao động di trú. Nhìn chung, thuật ngữ “lao động di trú”
được hiểu là người lao động tạm thời di chuyển từ vùng này sang vùng khác
để tìm việc. Có thể là di chuyển từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi
biên giới của một quốc gia hoặc là di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia
khác [12].
Trên thế giới, thuật ngữ này cũng có nhiều định nghĩa khác nhau: Tổ
chức Lao động quốc tế - ILO thông qua Công ước số 97 về di trú tìm việc làm
(sửa đổi 1949) và đến năm 1975 thông qua Công ước số 143 về di trú trong
những điều kiện bị lạm dụng và về xúc tiến bình đẳng cơ may và đối xử đối
với người lao động di trú. Theo hai công ước này, ILO định nghĩa lao động di
trú là khái niệm chỉ một người di trú từ một nước này sang một nước khác để
làm việc vì lợi ích của chính mình và bao gồm bất kỳ người nào đã được
thường xuyên thừa nhận là lao động di trú (Điều 11 Công ước số 97 và Điều
11 Công ước số 143). Dấu hiệu nhận biết lao động di trú ở đây dựa trên
những khác biệt về lãnh thổ, biên giới quốc gia, là việc di chuyển của người
lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nói cách khác, trên cơ sở quốc
tịch của công dân, dấu hiệu nhận biết lao động di trú là sự di chuyển của
người lao động từ nước mà người đó mang quốc tịch

9


sang nước khác mà người đó không mang quốc tịch. Mặt khác, khái niệm lao
động di trú của ILO chỉ sử dụng cho người lao động “đã được thường xuyên
thừa nhận là lao động di trú” [36, Điều 11] tức là những người lao động di cư
hợp pháp, được chấp nhận của nước đến.
Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và gia đình của
họ (ICRMW) được coi là điều ước quốc tế trực tiếp nhất và toàn diện nhất về

quyền của người lao động di trú. Công ước xác định khái niệm người di trú
rộng và bảo vệ cả quyền của người lao động di trú và thành viên của gia đình
họ. ICRMW dựa trên việc xác định một người là công dân của một quốc gia
hay không, tức là ICRMW căn cứ vào quốc tịch của người đó để xác định
rằng người đó có phải là người lao động di trú hay không. ICRMW giải thích:
Khái niệm “lao động di trú” để chỉ “một người đã, đang và sẽ làm một công
việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”
[21, Khoản 1, Điều 2]. Đây là một khái niệm được đánh giá là toàn diện và
làm rõ các đặc trưng cơ bản của người lao động di trú, đó là người nước ngoài
đối với nước sở tại và người đó đã, đang, hoặc sẽ làm một công việc có thu
nhập do người sử dụng lao động chi trả. Vì thế, việc xác định một người có
phải là công dân của một nước ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của
người đó tại nước sở tại. Đặc biệt, trong lĩnh vực lao động di trú, mỗi quốc gia
có thể đưa người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc, đồng thời chấp
nhận, cho phép người lao động nước ngoài vào trong nước làm việc như một
hiện thực khách quan.


Việt Nam, thuật ngữ “người lao động di trú là người nước ngoài”

không được sử dụng phổ biến. Thay vào đó, trong giới học thuật và nghiên
cứu chủ yếu sử dụng thuật ngữ “lao động di trú”, “lao động di cư”, trong pháp
luật Việt Nam, thuật ngữ “lao động nước ngoài” thường được sử dụng phổ
biến. Theo BLLĐ năm 2012, người lao động nước ngoài muốn vào Việt Nam

10


làm việc phải là công dân nước ngoài và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện
pháp lý. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về người lao động
nước ngoài làm việc ở Việt Nam, xác định các hình thức làm việc của người
nước ngoài ở Việt Nam như sau: “Lao động là công dân nước ngoài vào làm
việc ở Việt Nam (sau đây gọi là người lao động nước ngoài) theo các hình
thức sau đây: …” [7]. Như vậy, BLLĐ năm 2012 và Nghị định số
11/2016/NĐ-CP không đưa ra khái niệm về “người lao động di trú là người
nước ngoài” mà khái niệm người lao động nước ngoài được hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm tất cả các công dân nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam.
Dựa trên những phân tích đã nêu và căn cứ vào Nghị định số
11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Bộ Luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam, khái
niệm “Lao động di trú là người nước ngoài” được hiểu là người lao động
không có quốc tịch Việt Nam và đến Việt Nam làm việc theo hình thức hợp
đồng lao động và các hình thức khác.
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thuật ngữ “người lao
động di trú là người nước ngoài”, “lao động di trú”, “lao động nước ngoài”
được sử dụng đồng nhất và là khái niệm dùng để chỉ người lao động là công
dân nước ngoài đến Việt Nam làm việc dưới các hình thức nhất định.
1.1.2. Khái niệm “quyền của người lao động di trú là nước ngoài” ở
Việt Nam
Khái niệm quyền của người lao động di trú là người nước ngoài có thể
được tiếp cận và được luận giải dưới nhiều góc độ, theo từng ngành nghiên
cứu. Với cách tiếp cận dựa trên quyền con người, khái niệm quyền của người
lao động di trú là người nước ngoài được giải thích trên nền tảng các quyền
con người cơ bản từ đó làm rõ các quyền lao động của người lao động di trú

11


là người nước ngoài và các khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo các

quyền của nhóm người này.
Trên phương diện quốc tế, có rất nhiều khái niệm quyền con người được
công bố, theo định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên Hợp quốc thường xuyên
được trích dẫn: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ
mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của
con người” [20]. Có thể hiểu quyền con người được cấu thành bởi hai yếu tố: (i)
Quyền con người cơ bản là những quyền tự nhiên, vốn có của con người, mà chỉ
con người mới có. (ii) Các quyền tự nhiên vốn có đó được pháp luật ghi nhận,
điều chỉnh và bảo vệ. Quyền con người cần có sự thống nhất bởi hai yếu tố này
trong pháp luật quốc tế và pháp luật của từng quốc gia [26].
Bản thân người lao động di trú là người nước ngoài với tư cách là một con
người, họ có quyền được hưởng những quyền con người mà bất kì một con
người nào trên thế giới đều được hưởng trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội... và các quyền này được pháp luật quốc tế ghi nhận
trong rất nhiều văn bản pháp lý như: Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về dân sự, chính trị và
công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966...

Về cơ bản, quyền được lao động cũng là một quyền con người. Nói
cách khác, quyền con người trong lao động là những quyền con người liên
quan đến các điều kiện sử dụng lao động và điều kiện lao động bao gồm các
quyền việc làm, quyền được hưởng lương, các quyền trong việc đảm bảo an
toàn, vệ sinh lao động, an sinh xã hội hay hoạt động công đoàn... Bên cạnh
các quyền lao động cơ bản của con người, quyền lao động của người lao động
di trú mang đặc điểm của nhóm người dễ bị tổn thương và dễ bị xâm hại. Để
đảm bảo các quyền lao động của người lao động di trú, pháp luật quốc tế đã

12



xây dựng một khuôn khổ pháp lý bao gồm những tiêu chuẩn, chuẩn mực
chung về quyền lao động của người lao động di trú, đòi hỏi các quốc gia
thành viên cam kết tôn trọng, thực hiện và thúc đẩy quyền, lợi ích hợp pháp
của người lao động di trú. Khuôn khổ pháp lý về quyền của người lao động di
trú được xây dựng trên nền tảng các văn kiện quốc tế ghi nhận các quyền về
lao động cơ bản của lao động di trú bao gồm:
Các quyền về lao động trong lĩnh vực lao động di trú được ghi nhận và
bảo vệ trong các văn kiện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). ILO đã xây
dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm quy định và bảo vệ quyền của
người lao động thông qua việc ban hành nhiều Công ước và khuyến nghị. Đến
nay, ILO đã thông qua 189 công ước và 203 khuyến nghị liên quan đến lao
động, việc làm cho người lao động. Đây chính là những công cụ pháp lý chủ
yếu và quan trọng nhằm bảo đảm các quyền cho người lao động nói chung và
người lao động di trú nói riêng.
Công ước quốc tế về lao động di trú và thành viên gia đình họ được
Liên Hợp Quốc thông qua. Đây là công ước trực tiếp và toàn diện nhất nhằm
bảo vệ quyền của người lao động di trú (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) và các
thành viên gia đình họ khi họ làm việc ngoài quốc gia của mình. Công ước đã
xây dựng chuẩn mực bắt buộc về đối xử, công việc, quyền của những người
lao động di trú nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm quyền của họ vẫn thường
xảy ra. Ngoài ra, Công ước cũng đề cập đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị,
lao động, kinh tế, xã hội, văn hóa, cho đến các quyền mang tính chất đặc
trưng của người lao động di trú. Đồng thời, quyền của người lao động di trú
cũng được ghi nhận thông qua các công ước quốc tế khác của Liên Hợp Quốc
như ICCPR, ICESCR...


phương diện quốc gia, quyền của người lao động di trú được hiểu là


quy chế pháp lý của quốc gia tiếp nhận lao động được ghi nhận trong hệ

13


thống pháp luật áp dụng cho những người lao động từ các quốc gia khác đến
quốc gia tiếp nhận lao động đó làm việc. Đối với những quốc gia là thành viên
của các Công ước quốc tế về lao động di trú, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
thực hiện các cam kết được ghi nhận trong các Công ước quốc tế đó. Khi đó,
quốc gia là thành viên của các Công ước quốc tế về lao động di trú có nghĩa vụ
nội luật hóa Công ước quốc tế về lao động di trú vào pháp luật quốc gia, trong
đó, ghi nhận các quyền về lao động của người lao động di trú phù hợp với điều
kiện, kinh tế - xã hội, pháp luật của quốc gia thành viên đó. Nói cách khác, trong
khuôn khổ các quốc gia thành viên của các Công ước quốc tế về lao động di trú,
quốc gia thành viên là quốc gia tiếp nhận lao động từ một quốc gia khác đến làm
việc phải đáp ứng cho người lao động di trú các quyền lợi cơ bản, bao gồm các
quyền con người cơ bản và các quyền về lao động của người lao động di trú
thông qua việc ghi nhận, điều chỉnh, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của
người lao động di trú trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Với cách tiếp cận trên nền tảng các quyền con người cơ bản, Quyền của
người lao động di trú là người nước ngoài có thể hiểu là những đảm bảo
pháp lý (bao gồm các quyền con người cơ bản và các quyền về lao động) của
của quốc gia sở tại áp dụng đối với người nước ngoài đến sinh sống và làm
việc trên lãnh thổ quốc gia sở tại đó.
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quyền của người lao động
di trú là người nước ngoài ở Việt Nam
Pháp luật về quyền của người lao động di trú được hiểu là tổng thể các
quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành, điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của người nước

ngoài vào nước sở tại để sinh sống và làm việc. Nói cách khác, pháp luật về
quyền của người lao động di trú là người nước ngoài là một bộ phận nằm
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể những đảm bảo pháp lý

14


được Nhà nước quy định dành cho đối tượng là người lao động là công dân
nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Pháp luật về quyền của người lao động di trú là người nước ngoài ở
Việt Nam cần được xây dựng trên các nguyên tắc nền tảng từ đó tạo nên một
hành lang pháp lý nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động nước ngoài. Pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam
được xây dựng trên một số nguyên tắc cơ bản:
Thứ nhất, tôn trọng các quyền con người.
Tôn trọng các quyền con người là nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây
dựng khuôn khổ pháp luật quốc tế và được các quốc gia trên thế giới quan tâm
thực hiện. Pháp luật về quyền của người lao động di trú trong hệ thống pháp
luật Việt Nam luôn đặt quyền con người vào vị trí trung tâm. Mặc dù, người
lao động di trú không có quốc tịch Việt Nam nhưng người lao động di trú là
một chủ thể hưởng thụ quyền, cụ thể là các quyền con người cơ bản. Do đó,
người lao động di trú vào Việt Nam làm việc theo con đường hợp pháp hay
bất hợp pháp đều được pháp luật Việt Nam tôn trọng, bảo đảm các quyền con
người cơ bản. Mặt khác, trên nền tảng các quyền con người cơ bản, các quy
định trong hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện nhằm
tạo mọi điều diện toàn diện nhất để người lao động di trú hưởng thụ và thực
hiện các quyền lợi hợp pháp và chính đáng. Vì thế, khi xây dựng pháp luật về
quyền của người lao động di trú cần dựa trên nguyên tắc công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, đảm bảo thực hiện và thúc đẩy các quyền con người cơ bản.

Thứ hai, đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao
động trong nước.
Trong bối cảnh đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài

15


nhằm phát triển kinh tế. Số lượng lớn lao động nước ngoài tăng nhanh trong
xã hội, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội lựa chọn người lao
động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với quá trình sản xuất và thúc
đẩy cạnh tranh, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thúc đẩy tăng
trưởng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, số lượng lao động nước ngoài tăng nhanh
khiến cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động trong nước chủ yếu là lao
động phổ thông bị sụt giảm, các vấn đề xã hội gia tăng gây áp lực lên việc
hoạch định các chính sách của nhà nước. Vì vậy, trong quá trình xây dựng
pháp luật về người lao động di trú là người nước ngoài, pháp luật lao động
Việt Nam cần có những quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút
được nguồn lao động nước ngoài chất lượng cao trong quá trình phát triển
kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được quỹ việc làm dành cho người lao động trong
nước.
Thứ ba, đảm bảo an ninh chính trị - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
Người lao động di trú vào Việt Nam làm việc tăng nhanh trong những

năm qua và mang lại những tác động tích cực trong quá trình phát triển kinh
tế. Tuy vây, người lao động di trú vào Việt Nam cũng đem đến nhiều hệ lụy
nghiêm trọng:
Về văn hóa - xã hội: Trong thị trường lao động Việt Nam hiện nay, rất
nhiều lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động. Họ vào Việt
Nam theo rất nhiều hình thức như thông qua hình thức du lịch và ở lại Việt Nam

làm việc hoặc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không qua quản lý. Việc nhập
cư trái phép của người lao động nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam không chỉ
gây nên tình trạng bất ổn về trật tự an ninh, các loại tội phạm xuyên quốc gia có
yếu tố nước ngoài ngày càng tăng như tội phạm về buôn bán, vận chuyển ma túy
xuyên quốc gia, mại dâm, tội buôn bán phụ nữ và trẻ em... với các hình thức
phạm tội đa dạng và tinh vi hơn. Tính chất, mức độ nguy hiểm cao, do tội phạm
lợi dụng những kẽ hở của pháp luật về quản lý lao động nhập

16


cư. Mặt khác, lao động di trú đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau vào Việt
Nam làm việc, những lối sống, tư tưởng, văn hóa ngoại lai không phù hợp với
truyền thống, văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt theo đó du nhập
vào Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực tới bản sắc văn hóa dân tộc.
Về an ninh chính trị và quốc phòng: Với những bất đồng, khác biệt về
ngôn ngữ, tôn giáo, lối sống, quan điểm cá nhân... đặc biệt là sự khác biệt về
chế độ chính trị là những nguyên nhân chính dẫn đến những mâu thuẫn, xung
đột và bất ổn giữa người lao động nước ngoài và người lao động bản địa trong
xã hội. Trong bối cảnh đó, nhiều thế lực thù địch lợi dụng những mâu thuẫn
trong xã hội, về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... chống phá các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước gây bất ổn xã hội, đe
dọa tới an ninh chính trị và quốc phòng. Do đó, đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xây
dựng pháp luật về quyền của người lao động di trú. Bởi, pháp luật cần tính
đến những ảnh hưởng tiêu cực của người lao động di trú đối với các vấn đề
văn hóa, xã hội, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội nhằm xây dưng cơ
chế quản lý có hiệu quả lao động nước ngoài trên nền tảng các quyền cơ bản
của người lao động nước ngoài vẫn được đảm bảo bằng pháp luật.
Thứ tư, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

nước ngoài.
Là hệ quả tất yếu của nguyên tắc tôn trọng quyền con người, nguyên
tắc này đòi hỏi pháp luật về quyền của người lao động di trú là người nước
ngoài không phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng giữa người lao động nước
ngoài và người lao động trong nước, giữa người lao động nước ngoài là công
dân của các quốc gia khác nhau đang làm việc ở Việt Nam. Nói cách khác,
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài phải được tôn
trọng, thực hiện và đảm bảo giống như quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động trong nước [11].

17


Như vậy, pháp luật về quyền của người lao động di trú bao gồm tổng
thể các quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành, điều
chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của
người nước ngoài vào nước sở tại để sinh sống và làm việc được xây dựng
trên các nguyên tắc tôn trọng các quyền con người cơ bản, đảm bảo an ninh
chính trị - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế và
bảo vệ quỹ việc làm cho người lao động trong nước trên tinh thần tôn trọng
các quyền và lợi ích cơ bản của người lao động nước ngoài.
1.2. Sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của ngƣời lao động
di trú là ngƣời nƣớc ngoài bằng pháp luật
Cùng với quá trình toàn cầu hóa là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, di
cư vì việc làm là không tránh khỏi. Người lao động di trú là đối tượng rất cần
được bảo vệ bằng pháp luật của mỗi quốc gia bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc trưng của người lao động di trú, theo pháp
luật về quốc tế quyền con người, người lao đông di trú là một trong số nhóm
người dễ bị tổn thương được pháp luật quốc tế bảo vệ. Các quyền và lợi ích
của người lao động đi trú được bảo vệ bằng pháp luật có ý nghĩa rất quan

trọng đối với nhóm lao động này. Người lao động di trú tuy cũng là một chủ
thể được hưởng quyền giống như tất cả mọi người nhưng họ là người mang
quốc tịch của một quốc gia khác đến quốc gia tiếp nhận lao động để làm việc,
vì thế, các quyền và lợi ích của họ không được đảm bảo tối đa bằng pháp luật
của quốc gia họ mang quốc tịch mà phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của
quốc gia tiếp nhận lao động. Do đó, người lao động di trú dễ bị phân biệt đối
xử, các quyền và lợi ích của họ dễ bị vi phạm bởi các cơ quan công quyền
hoặc cản trở, gây khó khăn cho người lao động di trú trong việc hưởng thụ các
quyền cơ bản. Vì vậy, nhằm hạn chế những bất lợi mà người lao động di trú
gặp phải từ các chủ thể khác, quyền của người lao động di trú rất cần được

18


ghi nhận và bảo về bằng pháp luật mỗi quốc gia dựa trên nguyền tắc bình
đẳng và không phân biệt đối xử.
Thứ hai, lao động di trú đến quốc gia tiếp nhận lao động từ rất nhiều
quốc gia khác nhau,với nhiều nền văn hóa, dân tộc khác nhau, kéo theo nhiều
bất đồng về ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống... nên việc xuất hiện các
vấn đề về xung đột, mâu thuẫn với người bản địa là điều không thể tránh khỏi.
Pháp luật sẽ là công cụ điều tiết và đảm bảo lợi ích giữa các bên trong các mối
quan hệ. Từ đó, các xung đột, mâu thuẫn sẽ có hành lang pháp lý điều chỉnh
hành vi của các cá nhân (lao động nước ngoài với lao động trong nước và giữa
lao động là công dân của các quốc gia khác nhau) trong quá trình tham gia
vào các mối quan hệ tránh gây ảnh hưởng hoặc có hành vi xâm phạm đến
quyền lợi của các chủ thể khác trong xã hội.
Đối với đối tượng người lao động di trú là người lao động làm việc bất
hợp pháp theo quy định của quốc gia tiếp cận lao động, thông thường, pháp
luật các quốc gia sẽ áp dụng hình thức trục xuất người lao động làm việc bất
hợp pháp ra khỏi quốc gia tiếp nhận lao động. Trong quá trình làm việc, người

lao động làm việc bất hợp pháp không được pháp luật quốc gia tiếp nhận lao
động công nhận và luôn trong tình trạng có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào bởi
cơ quan nhà nước. Đồng thời, do bối cảnh đặc thù là sống và làm việc ở xa
quê hương, đất nước, họ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác như bị bóc
lột sức lao động, bất đồng ngôn ngữ, tình trạng thiếu nhà ở, thiếu các dịch vụ
chăm sóc y tế, giáo dục... Vì thế, thực tiễn đặt ra nhu cầu cần phải xây dựng
các quy định pháp lý nhằm điều chỉnh, đảm bảo các quyền cơ bản cho nhóm
lao động di trú bất hợp pháp và tạo điều kiện đưa nhóm lao động này quay trở
về với quốc gia, quê hương của họ.
Thứ ba, lao động di trú có tác động hai chiều đối với quốc gia tiếp nhận
lao động.
Đối với nhóm lao động không có tay nghề hoặc trình độ kém, họ có vai

19


trò bù đắp sự thiếu hụt lao động ở các nước tiếp nhận lao động là các nước
phát triển. Đối với các nước đang phát triển, số lượng lớn người lao động
trong xã hội chủ yếu là người lao động thiếu kĩ năng làm việc, không có trình
độ chuyên môn và chủ yếu là lao động phổ thông... Nhìn chung, đối với các
nước đang phát triển tiếp nhận luồng lao động không có tay nghề hoặc trình
độ càng tạo áp lực, gánh nặng cho nền kinh tế, làm dư thừa nguồn lao động
phổ thông trong nước, đó là thách thức lớn cho các nước đang phát triển tiếp
nhận luồng lao động này.
Đối với luồng lao động có tay nghề có trình độ cao, họ góp phần đưa
nhanh các tiến bộ của khoa học công nghệ và quản lý tiên tiến vào sản xuất,
nâng cao chất lượng, góp phần đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường. Tất cả
các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đều muốn thu hút luồng
lao động này.
Dưới những tác động của người lao động di trú, các quốc gia tiếp nhận

lao động cần có những quy định pháp luật trên cơ sở xác định nhu cầu sử
dụng lao động di trú phù hợp với tình hình phát triển của quốc gia, nhằm bảo
vệ quyền lợi của người lao động di trú toàn diện nhất.
Thứ tư, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di trú
bằng pháp luật là một trong những nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc chung
mà các quốc gia cam kết thực hiện khi là thành viên của các công ước quốc tế
về lao động di trú.
Thứ năm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di
trú bằng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế, kí kết các hiệp định song phương hoặc đa phương trong lĩnh
vực lao động di trú.
Từ tất cả các khía cạnh về xu thế phát triển, thực trạng, những tác động
và đặc điểm của người lao động di trú, có thể thấy việc xác lập khuôn khổ
pháp lý đảm bảo quản lý di cư lao động và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp

20


×