Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.29 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HUYỀN

Së h÷u chung hîp nhÊt cña vî chång
theo ph¸p luËt ViÖt Nam
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Huyền


MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG
HỢP NHẤT CỦA VỢ CHỒNG
1.1.
Một số khái niệm .....................
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.

Khái niệm về sở hữu, quyền sở h
Khái niệm về sở hữu chung ......
Khái niệm về sở hữu chung hợp

1.2.

Khái quát các quy định về sở
chồng trong hệ thống pháp luậ
Theo cổ luật ...............................
Trong thời kỳ Pháp thuộc ..........
Thời kỳ miền Nam nƣớc ta trƣ
(1954 -1975) ..............................
Quy định về sở hữu chung hợp
thống pháp luật của nhà nƣớc

(1945) đến nay ..........................

1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.

1.3.

Quy định về sở hữu chung h
pháp luật của một số nước trê
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................

Chương 2:QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ
HỮU CHUNG HỢP NHẤT C
2.1.
Căn cứ xác lập sở hữu chung
2.1.1.
Dựa vào thời kỳ hôn nhân ........
2.1.2.
Dựa vào nguồn gốc tài sản .......


2.2.

Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở
hữu chung hợp nhất
52
2.2.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất...52
2.2.2. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất....................55

2.3.

Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật
HN&GĐ năm 2000
57
2.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..................57
2.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.......................60
2.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trƣớc..................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................67
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP
NHẤT CỦA VỢ CHỒNG
69
3.1.
Thực tiễn áp dụng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. 69
3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn áp dụng chế độ sử
hữu chung hợp nhất của vợ chồng
69
3.1.2. Những vƣớng mắc, bất cập khi áp dụng chế độ sở hữu chung
hợp nhất của vợ chồng 72
3.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng
pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
91
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật..................................... 91
3.2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận (hôn ƣớc).......................................... 99
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.............................100
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................102
KẾT LUẬN..................................................................................................103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................105


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DLBK

Dân luật Bắc Kỳ năm 1931

DLGYNK

Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883

DLTK

Dân Luật Trung Kỳ năm 1936

HĐTPTANDTC

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

HN&GĐ


Hôn nhân và gia đình

HVLL

Hoàng Việt Luật Lệ

LGĐ

Luật Gia đình

QTHL

Quốc Triều hình luật

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 3.1:

Bảng 3.2:

Bảng 3.3:
Bảng 3.4:


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi
trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hôn nhân gia đình là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất
trong cuộc sống. Do đó, trong vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản
trong gia đình nói riêng, ngƣời Việt thƣờng đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích
của mỗi cá nhân. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh
lợi ích gia đình khi tham gia vào các giao dịch. Đó cũng là lý do Luật Hôn nhân và
Gia đình (HN&GĐ) đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/06/2000 quy định chế độ sở hữu của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản chung của vợ chồng là khối tài sản góp phần đảm bỏ nhu cầu đời
sống của gia đình nhằm duy trì cuộc sống cũng nhƣ thỏa mãn các nhu cầu về tinh
thần, vật chất của vợ chồng, các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hôn nhân tồn tại.
Khối tải sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng không phải là tồn tại
mãi mãi, mà cũng nhƣ quan hệ vợ chồng sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thay đổi trong một số
trƣờng hợp nhƣ: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân, chia tài
sản khi ly hôn, chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết trƣớc,...
Bên cạnh đó trong thực tiễn xét xử các tranh chấp tài sản khi ly hôn cho thấy
vụ việc khá phức tạp, và chủ yếu phát sinh do cách áp dụng pháp luật để xác định
tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng còn thiếu chính xác. Việc xác định tài sản

thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm
hiện nay khi mà xã hội luôn có sự vận động, phát triển kéo theo các mối quan hệ
phức tạp và khó xác định hơn. Khi việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng chính xác sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn,
giúp giảm bớt tranh chấp tài sản phát sinh liên quan đến HN&GĐ.

1


Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng nhƣ muốn đƣa ra những quan
điểm của bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc tích lũy
trong quá trình học tập và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả đã chọn
đề tài: "Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo Pháp luật Việt Nam" làm đề tài
nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt
lý luận những nội dung cơ bản của sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong quy
định pháp luật hiện hành mà chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000. Bên cạnh đó xác
định những bất cập trong thực tiễn và đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện
quy định pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ
quyền sở hữu chung nói chung, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nói riêng ở
nƣớc ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về sở hữu, sở hữu chung hợp nhất của

vợ chồng, về các căn cứ xác lập, chấm dứt sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định sở hữu chung hợp nhất của vợ


chồng theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay về sở hữu chung

hợp nhất của vợ chồng.
- Phân tích đƣợc những hạn chế và những vƣớng mắc của việc áp dụng pháp

luật liên quan đến sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của

pháp luật về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; tạo sự nhận thức và
áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định

2


của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm sở hữu chung,
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu chung
hợp nhất của vợ chồng; thực hiện quyền sở hữu chung hợp nhất;….
Luận văn nghiên cứu chủ yếu các quy định về tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất của vợ chồng theo Luật HN&GĐ và các luật khác liên quan (Luật Dân sự,
Luật Đất Đai,...) trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta. Nghiên cứu vấn đề sở
hữu chung hợp nhất của vợ chồng một cách có hệ thống và làm rõ hơn sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:


Luận văn nghiên cứu sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định của
Luật HN&GĐ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Luận văn nghiên cứu quy
định pháp luật từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc ban hành cho đến nay, việc áp
dụng các quy định của pháp luật về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, những
vấn đề liên quan chƣa đƣợc đề cập trong Luật HN&GĐ năm 2000. Đồng thời, luận
văn nêu một số vấn đề trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm
2000 về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Bên cạnh đó, luận văn còn có sự phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định
về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trong pháp luật một số nƣớc khác để tham
khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về sở hữu chung hợp nhất
của vợ chồng trong Luật HN&GĐ của nƣớc ta. Mặt khác, luận văn cũng hệ thống
sơ lƣợc những quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật của
nhà nƣớc ta từ năm 1945 đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc ban hành.
4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở khoa học
- Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận chủ

nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về
HN&GĐ. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và
các cá nhân liên quan đến đề tài.
- Cơ sở pháp lý: Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên các văn bản luật hiện

3


hành có liên quan đến quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng: Luật
HN&GĐ năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất Đai năm 2003,… và các
văn bản pháp luật khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế độ sở hữu
chung của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng khi phân tích các vấn đề

liên quan đến chế độ sở hữu chung của vợ chồng và khái quát những nội dung cơ
bản của từng vấn đề đƣợc nghiên cứu trong luận văn;
+ Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp

luật hiện hành với hệ thống pháp luật trƣớc đây ở Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của
một số nƣớc khác quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Qua đó, phân
tích nét tƣơng đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam quy định về chế độ tài sản
chung của vợ chồng, phù hợp với điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán
của gia đình truyền thống Việt Nam;
+ Phƣơng pháp thống kê đƣợc thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn

hoạt động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp
từ quan hệ HN&GĐ liên quan đến tài sản giữa vợ và chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa
các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chƣa? Các lý do?
Từ đó xem xét nội dung quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, với
thực tiễn của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về
vấn đề này.
5. Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện,
đầy đủ và có hệ thống về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật
Việt Nam.
Ngoài những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về chế độ tài sản


4


của vợ chồng, với đề tài này, luận văn đƣợc trình bày với những điểm mới sau đây:
- Xây dựng và phân tích khái niệm sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Hệ

thống quy định của pháp luật về: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung; quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với loại tài sản này; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia
tài sản chung của vợ chồng theo luật định.
- So sánh chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt

Nam với pháp luật của một số nƣớc khác để thấy rõ nét tƣơng đồng và đặc thù.
- Luận văn làm rõ việc xác định "thời kỳ hôn nhân" là căn cứ chung để xác

lập tài sản chung của vợ chồng trong các trƣờng hợp cụ thể:
+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
+ Khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà trở về;
+ Khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: chế độ tài sản
của vợ chồng đƣợc hiểu và áp dụng nhƣ thế nào, sau khi đã chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân và khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng;

+ Xác lập tài sản chung của vợ chồng với trƣờng hợp nam nữ sống chung
với nhau nhƣ vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà đƣợc công nhận là vợ chồng
(trƣớc đây còn gọi là “hôn nhân thực tế”) theo pháp luật hiện hành.
- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng luật về chế độ tài sản chung của vợ

chồng, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chƣa bảo đảm đƣợc tính
khoa học về những quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản chung


của vợ chồng; từ đó, nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ tài sản
chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành.
- Với những kết quả nghiên cứu trong luận văn đã là căn cứ khoa học, đáp

ứng đƣợc những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn để giúp cơ quan lập pháp sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật quy định về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
của vợ, chồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Hoàn thành luận văn này, tác giả hy vọng rằng, những kiến thức khoa học

5


trong luận văn đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nƣớc ta; đặc biệt, đối với chuyên ngành luật
HN&GĐ và pháp luật Dân sự.
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là cho
các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng; biết đƣợc cơ sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung của vợ, chồng; quyền
và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với tài sản chung này; các trƣờng hợp và
nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật,
xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu chung hợp nhất của
vợ chồng

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện quy
định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT
CỦA VỢ CHỒNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu
* Khái niệm sở hữu

Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì
sở hữu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày
nay còn gồm cả những tƣ liệu sản xuất) của xã hội loài ngƣời [62, tr.173].
Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát
triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài ngƣời. Mối quan
hệ giữa ngƣời với ngƣời trong sự chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã
hội là quan hệ sở hữu [62, tr.174]. Ở đây, quan hệ sở hữu không phản ánh mối quan
hệ giữa ngƣời với vật mà nó phản ánh quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đối với vật.
Nội dung của quan hệ sở hữu đƣợc xét trên hai mặt:
- Thứ nhất: Xét về mặt pháp lý, sở hữu đƣợc luật pháp hoá thành các quyền,

bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đạt... và cơ chế để thực hiện
các quyền đó gọi là chế độ sở hữu.
- Thứ hai: Xét về mặt kinh tế, khi sở hữu đƣợc thực hiện về mặt kinh tế, nó

gắn liền với lợi ích và thu nhập của chủ sở hữu đối với của cải, mang lại thu nhập
cho chủ sở hữu. Mỗi hình thức sở hữu mang lại hình thức thu nhập khác nhau cho

chủ sở hữu:
- Sở hữu cổ phần thu nhập là cổ tức;
- Sở hữu ruộng đất thu nhập là địa tô.

Khi quan hệ sở hữu đƣợc luật pháp hoá thành các quyền: quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt... và cơ chế để thực hiện các quyền phát sinh gọi là
chế độ sở hữu. Ở bất kỳ xã hội nào, chế độ sở hữu đều là vấn đề căn bản nhất của
chế độ kinh tế xã hội đó. Bởi vì nó là nội dung quan trọng nhất trong quan hệ sản
xuất, quyết định đến tính phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ

7


phát triển của lực lƣợng sản xuất. Chỉ có trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề sở
hữu mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề về động lực, vấn đề lợi ích kinh tế, vấn
đề chính trị, vấn đề pháp quyền và các vấn đề xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt thì sở hữu đƣợc hiểu là: “Chiếm hữu, sử dụng và
hưởng thụ của cải vật chất trong xã hội” [39, tr.899].
Nhƣ vậy, qua các khái niệm trên ta có thể đƣa ra một khái niệm chung nhất về
sở hữu: Sở hữu là sự thừa nhận về mặt pháp lý cũng nhƣ xã hội về một tài sản nào đó
thuộc chủ sở hữu và chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản của mình sở hữu.

* Khái niệm quyền sở hữu
Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định
về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con ngƣời. Mối quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các
quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự
phát triển của xã hội. Khi Nhà nƣớc và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống trị
trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội đƣợc ghi nhận bằng những quyền
năng hạn chế mà Nhà nƣớc trao cho ngƣời đang chiếm giữ của cải vật chất đó. Lúc

này, các quan hệ sở hữu đã đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành nên quyền
sở hữu của các chủ thể có tài sản.
Với tƣ cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà
nƣớc và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn sự tồn
tại của Nhà nƣớc.
Theo từ điển Tiếng Việt, quyền sở hữu đƣợc hiểu là “Quyền chiếm giữ, sử
dụng và định đoạt đối với tài sản của mình” [39, tr.843].
Dƣới góc độ pháp lý, quyền sở hữu là “phạm trù pháp lý phản ánh các quan
hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật
nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội” [62, tr.177].
Khái niệm quyền sở hữu có thể hiểu theo nghĩa rộng là pháp luật về sở hữu
trong một hệ thống pháp luật nhất định. Vì vậy, quyền sở hữu là hệ thống các quy
phạm pháp luật do Nhà nƣớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

8


trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu
dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005.
Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu đƣợc hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho
phép một chủ thể đƣợc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là
những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài
sản cụ thể, đƣợc xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu.

Theo phƣơng diện quyền sở hữu đƣợc hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự
- quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ
ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung nhƣ mọi quan
hệ pháp luật dân sự bất kì [62, tr.179].
BLDS năm 2005 không nêu trực tiếp khái niệm về quyền sở hữu, nhƣng có

quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” [49, Điều 164]. Nhƣ vậy
trong BLDS năm 2005, khái niệm quyền sở hữu đƣợc đƣa ra dƣới dạng liệt kê
những nội dung của quyền sở hữu và chủ thể của quyền này. Đây có thể xem là một
phƣơng pháp lập pháp rất riêng của Việt Nam, vì qua nghiên cứu luật dân sự của
các nƣớc trên thế giới, chúng ta thấy họ không đƣa ra khái niệm về quyền sở hữu
trong Bộ luật dân sự, mà khái niệm này chỉ tồn tại trong khoa học luật.
Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản:
- Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản tức là việc ngƣời

chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát của mình, ví dụ cất tiền bạc, tƣ trang
trong tủ,...Quản lý tài sản: đƣợc hiểu là việc ngƣời chiếm hữu, kiểm soát sự tồn tại
của tài sản và việc sử dụng tài sản;
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản;
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ

quyền sở hữu tài sản.
Từ nội dung trên cho thấy chủ sở hữu một tài sản có toàn quyền đối với tài
sản thuộc sở hữu của mình.

9


Nhƣ vậy, qua những khái niệm trên có thể đƣa ra định nghĩa về quyền sở
hữu: Quyền sở hữu là toàn bộ quyền năng của chủ tài sản đối với tài sản mà mình sở
hữu, những quyền năng này gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm về sở hữu chung
Trong các hình thức sở hữu đƣợc quy định tại BLDS năm 2005 thì hình thức
sở hữu chung đƣợc quy định với nhiều điều luật nhất (13 Điều, từ Điều 214 đến

Điều 226).
Trong BLDS năm 2005 đã nêu ra khái niệm sở hữu chung: “Sở hữu chung là
sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản... Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
là tài sản chung” [49, Điều 214]. Cơ sở xác lập sở hữu chung là sự thỏa thuận giữa
các chủ sở hữu đối với tài sản đƣợc gọi là đồng chủ sở hữu. Các đồng chủ sở hữu
có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Nhƣng khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi đồng chủ sở hữu lại có tƣ cách là
một chủ sở hữu độc lập.
Các đặc điểm của sở hữu chung trong pháp luật dân sự:
- Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập

hợp tài sản mà nếu đem chia tách về mặt vật lý, tức là chia ra các phần khác nhau...
thì sẽ không còn giá trị sử dụng nhƣ ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác
đƣợc công dụng vốn có của nó.
- Về chủ thể, mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của
tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu trong sở hữu
chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tƣ cách là một chủ
sở hữu độc lập.
- Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài

sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc điểm riêng. Tuy rằng, địa vị
mỗi đồng chủ sở hữu cũng có tính chất độc lập nhƣng quyền năng của mỗi chủ sở
hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ riêng với
phần giá trị tài sản mà họ có.

10



Các hình thức sở hữu chung
+ Sở hữu chung theo phần: Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu

của mỗi chủ sở hữu đƣợc xác định đối với tài sản chung [49, Điều 216, khoản 1].
Điều này có thể hiểu rằng mỗi chủ sở hữu đƣợc xác định phần sở hữu của mình.
BLDS năm 2005 quy định “Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản
chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác” [49, Điều 221]. Điều này thể hiện ở việc các đồng chủ sở hữu
phải cùng nhau bàn bạc để thống nhất về cách bảo quản, sử dụng tài sản trên cơ sở
của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Khi tài sản thuộc sở hữu chung đƣợc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh
doanh mà sinh lợi thì số lợi đó sẽ đƣợc chia cho các đồng chủ sở hữu theo tỷ lệ
phần quyền tƣơng ứng với mỗi ngƣời. BLDS năm 2005 quy định: “Mỗi chủ sở hữu
chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi túc từ tài sản
chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình...” [49, Điều 222, Khoản 1].
Việc định đoạt tài sản chung của mỗi đồng chủ sở hữu là việc định đoạt phần
quyền của họ trong khối tài sản chung. Mỗi đồng chủ sở hữu có toàn quyền trong
việc định đoạt phần quyền của mình đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà không ai
có quyền ngăn cản. Việc chuyển phần quyền của một đồng chủ sở hữu thông qua
việc mua, bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế,... cho ngƣời khác hoàn toàn không phải
là việc trao cho ngƣời khác đủ một phần cụ thể của tài sản.
Sở hữu chung theo phần là hình thức cộng hợp phần tài sản của các đồng chủ
sở hữu để cùng sản xuất, sử dụng, góp phần khai thác, tận dụng đƣợc mức tối đa giá
trị sử dụng của tài sản. Sở hữu chung theo phần là cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu
liên doanh, liên kết, chung vốn mua sắm các tài sản hoặc xây dựng các công trình
mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng để thực hiện.
Sở hữu chung theo phần là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu nên nó
cũng chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý quy định tại Điều 226 BLDS năm
2005. Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều
224 BLDS 2005 [62, tr.268-269].


11


+ Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu

của mỗi chủ sở hữu không đƣợc xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp
nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất
không phân chia [49, Điều 217].
+ Sở hữu chung cộng đồng: Là hình thức sở hữu của dòng họ theo huyết

thống, theo cộng đồng tôn giáo hoặc cộng đồng dân cƣ đối với tài sản hình thành
theo tập quán hoặc do các thành viên của cộng đồng quyên góp tạo dựng nên, Ví dụ:
Nhà thờ, từ đƣờng, thánh thất tôn giáo, hoặc kết cấu hạ tầng phục vụ cho cộng đồng
dân cƣ nhƣ đƣờng đi, giếng nƣớc công cộng,... [62, tr.271].
Do mục đích của sở hữu chung cộng đồng là thỏa mãn chung lợi ích hợp
pháp của cả cộng đồng nên tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất
không phân chia.
+ Sở hữu chung hỗn hợp: là phạm trù kinh tế để chỉ hình thức sở hữu đối với

tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản
xuất, kinh doanh thu lợi nhuận [49, Điều 218].
Trong sở hữu chung hỗn hợp, các chủ sở hữu thộc các thành phần kinh tế
khác nhau thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện về tài sản và số lƣợng
vốn góp để tiến hành sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Sở hữu chung hỗn hợp thƣờng tồn tại dƣới mô hình tài sản của một doanh
nghiệp cho nên hội đồng quản trị với tƣ cách là ngƣời quản lý tài sản, vốn có các
quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản và vốn đó, quyết định
hƣớng sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật [62, tr.274].
1.1.3. Khái niệm về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng

Sở hữu chung hợp nhất thông thƣờng chỉ phát sinh trong quan hệ HN&GĐ.
Khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất là khối tài sản do vợ chồng tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân bằng công sức của mỗi ngƣời hoặc do đƣợc tặng cho chung, thừa
kế chung. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cả gia đình. Vợ chồng đều có quyền
ngang nhau đối với khối tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy

12


quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai
ngƣời thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn phải đƣợc sự đồng ý của bên kia.
Ngoài ra vợ, chồng có thể tự nguyện nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung
của gia đình.
Khối tài sản chung của vợ chồng mặc dù là khối tài sản chung hợp nhất
nhƣng có thể đƣợc phân chia trong một số trƣờng hợp: chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân, chia tài sản chung khi ly hôn và chia tài sản chung khi một bên
chết trƣớc.
Nhƣ vậy, sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là hình thức sở hữu mà trong
đó phần quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng là ngang nhau đối với tài sản chung
không phân biệt công sức đóng góp của mỗi bên trong khối tài sản. Và tài sản thuộc
sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là có thể phân chia đƣợc.
1.2. Khái quát các quy định về sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng
trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Sau khi kết hôn, nhu cầu phải có một khối tài sản để duy trì cuộc sống chung
của vợ chồng, cũng nhƣ các nhu cầu chi tiêu gia đình, chăm sóc con cái,... Điều này
dẫn đến phải có chế độ pháp lý điều chỉnh khối tài sản này: căn cứ xác lập, quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung,.... Với ý nghĩa đó, pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ đã có quy định về sở hữu chung tài sản của vợ chồng.
1.2.1. Theo cổ luật

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về HN&GĐ chiếm một vị
trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của
pháp luật về tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng nói
chung và về tài sản chung của vợ chồng nói riêng.
Quốc Triều Hình Luật (QTHL) đƣợc ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên
hiệu Hồng Đức (1470 -1497). QTHL không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề tài
sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trƣờng hợp chia tài sản
của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trƣớc [36, Điều 374, 375, 376]. Do pháp luật

13


dƣới triều Lê là công cụ quyền lực chính trị của vua chúa, và đƣợc dựa theo hệ tƣ
tƣởng nho giáo. Các quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng không rõ ràng.
Toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có đƣợc từ trƣớc khi kết hôn hoặc trong thời
kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tất cả các tài sản này đều
do ngƣời chồng – chủ gia đình quản lý, khối tài sản chung của vợ chồng chỉ đƣợc
chia khi một bên vợ, chồng chết trƣớc mà giữa họ không có con... Tuy nhiên,
QTHL, theo tục lệ cũng đã giành cho ngƣời vợ đƣợc tham gia vào việc quản trị tài
sản chung của vợ chồng và đƣợc tự do quyết định những vấn đề sinh hoạt hằng
ngày nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình. Đặc biệt đối với các giao dịch liên
quan đến ruộng đất: mua bán, cầm cố, chuyển đổi đều phải có chồng vợ cùng điểm
chỉ [3]. Thực tế trong các văn tự bán ruộng đất làm dƣới triều Lê còn di lƣu lại, ta
thƣờng thấy hai vợ chồng cùng đứng tên bán; “Trong thời gian giá thú, tất cả tài
sản, không phân biệt nguồn gốc và bản chất đều hợp thành một khối do người
chồng quản trị và sử dụng theo nhu cầu của gia đình và trong thực tế với sự cộng
tác của người vợ” [32, tr.257- 258].
Những quy định trên thể hiện trong chừng mực nhất định ngƣời vợ cũng
đƣợc “bình đẳng” với ngƣời chồng trong việc định đoạt tài sản chung, hoàn toàn

không phải là “vô năng cách”. Quy định này của pháp luật nhà Lê tiến bộ hơn hẳn
so với pháp luật của Trung Quốc cùng thời - coi ngƣời vợ hoàn toàn vô năng lực,
phụ thuộc ngƣời chồng một cách tuyệt đối. Nhƣng thật đáng tiếc, điều này lại đƣợc
ghi nhận lại trong HVLL.
Hoàng Việt Luật Lệ (HVLL) ban hành dƣới triều Nguyễn (1812) đều có các
quy định về vấn đề HN&GĐ, nhƣng về chế độ tài sản của vợ chồng không quy định
nhƣ một chế định riêng rẽ và cụ thể. HVLL sao chép nguyên văn của luật nhà
Thanh nên không có một điều khoản nào về vấn đề tài sản của vợ chồng.
Nhƣ vậy, từ những quy định trên ta nhận thấy rằng pháp luật thời kỳ này đã
không dự liệu cụ thể chế độ tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật quy định tất cả
của cải của vợ chồng dù có trƣớc hay sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ
chồng. Do theo tƣ tƣởng nho giáo nên các quy định trong pháp luật thời kỳ này thể

14


hiện sự bất định đẳng giữa vợ và chồng, ngƣời chồng đƣợc coi là trụ cột của gia
đình, là ngƣời chủ gia đình và có toàn quyền định đoạt tài sản vì quyền lợi của gia
đình. Nói chung ngƣời vợ thời kỳ này không có quyền năng trong quản lý, định
đoạt tài sản chung của gia đình.
1.2.2. Trong thời kỳ Pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần một trăm năm, với chính sách nham hiểm
“chia để trị”, thực dân Pháp đã chia nƣớc ta thành ba miền và ở từng miền cho ban
hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế
độ tài sản chung của vợ chồng.
- Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK)
- Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK)
- Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK) Nhìn

chung, những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm điều chỉnh các

quan hệ HN&GĐ đã mang những sắc thái mới so với Cổ luật. Bên cạnh những tục
lệ tồn tại trong xã hội phong kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã quy định về chế độ
HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 (Tập DLGYNK)
Đối với tài sản trong gia đình thì Tập DLGYNK không có quy định về tài sản
chung của vợ chồng. Chính vì vậy mà ở Nam Kỳ, trong quá trình thực hiện đã có
những quan điểm khác nhau khi áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế.
Có quan điểm cho rằng không có tài sản cộng đồng giữa vợ và chồng, “khối cộng
đồng tài sản không có trong luật Việt Nam, theo nguyên tắc người chồng là chúa tể
tuyệt đối tất cả các tài sản bất luận là của ai hoặc do đâu mang lại” [3, tr.140].
Thời kỳ đầu, các án lệ tại Nam Kỳ đã áp dụng theo quan niệm ngƣời vợ có của
riêng và chế độ hôn sản theo tục lệ là chế độ cộng đồng tài sản; nhƣng sau đó các
án lệ lại đổi hƣớng không công nhận quyền có tài sản riêng của ngƣời vợ.
Theo quy định của Tập DLGYNK thời kỳ này thì không có chế độ sở hữu
chung hợp nhất của vợ chồng. Luật quy định toàn bộ tài sản trong gia đình đều
thuộc quyền sở hữu và quản lý của ngƣời chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng nhƣ

15


sau khi vợ chết. Trong trƣờng hợp ngƣời vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với
toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực hôn nhân chứ không phải là hƣởng gia tài
của ngƣời vợ; nhƣng nếu ngƣời chồng chết trƣớc thì ngƣời vợ chỉ có quyền
hƣởng dụng thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình khi còn ở góa.
Ta có thể thấy quy định toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của
ngƣời chồng, điều này thể hiện sự bất công đối với ngƣời vợ.
Dân luật Bắc Kỳ (DLBK 1931) và Dân luật Trung Kỳ (DLTK 1936)
Vấn đề tài sản giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các văn bản
pháp luật (DLBK 1931, DLTK 1936). Đƣợc ban hành sau, nên DLTK đã có một số
sửa đổi cho phù hợp hơn so với DLBK.

DLBK quy định chế độ tài sản theo pháp định chỉ áp dụng khi vợ chồng
không có tƣ ƣớc, tƣ ƣớc ấy không trái với các phong tục tập quán và quyền lợi của
ngƣời chồng trong gia đình. Nếu vợ chồng lập tƣ ƣớc về tài sản thì khi đã làm giá
thú sẽ không đƣợc thay đổi gì nữa. Quy định chế độ tài sản ƣớc định này lần đầu
tiên đƣợc dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên mặc dù đƣợc hai bộ luật
DLBK, DLBK quy định, nhƣng các cặp vợ chồng thƣờng không thỏa thuận lựa
chọn loại chế độ tài sản này.
Trong trƣờng hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú,
DLBK và DLBK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho họ đó là
chế độ cộng đồng toàn sản. Tức là mọi tài sản của vợ và của chồng không kể có
trƣớc hay sau khi kết hôn đều là tài sản chung của vợ chồng. Theo DLBK và DLTK
quy định “Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài
sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung
nhau” [2,điều 106, 107]; [60, Điều 104, 105].
Theo quy định của hai bộ luật DLBK và DLTK thì trƣớc khi kết hôn vợ hoặc
chồng có thể có tài sản riêng nhƣng kể từ khi kết hôn trong suốt thời kỳ hôn nhân thì
các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) đƣợc hợp nhất thành khối
tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn
nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn

16


nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng
của vợ chồng đã đƣợc hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại
đƣợc tách ra để chia theo nguyên tác tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền
lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ đƣợc chia đôi cho vợ chồng.
Theo Điều 106, 107 DLBK và Điều 104, Điều 105 DLTK quy định thì cả các
tài sản (lƣơng bổng, lợi tức thu đƣợc từ tài sản của vợ chồng) trong thời kỳ hôn
nhân, dù là động sản hay bất động sản đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ

chồng; trừ khi vợ, chồng chứng minh đƣợc tài sản đó là tài sản riêng của mình. Giải
pháp này có ý nghĩa giúp cho việc chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc thuận lợi
và đơn giản, vì không nhất thiết vợ chồng phải chứng minh một tài sản nào đó là tài
sản chung của vợ chồng (theo phƣơng pháp suy đoán là tài sản chung từ chế độ
cộng đồng toàn sản). Ngoài ra, nếu bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của
mình thì đƣơng nhiên phải có nghĩa vụ chứng minh.
Theo quy định tại Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK thì tất cả các khoản
nợ của chồng, dù vay trƣớc khi kết hôn hoặc là trong thời kỳ hôn nhân, không phân
biệt là do ký kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là
nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Riêng đối với những
món nợ do hành vi phạm pháp của chồng gây ra, mặc dù Điều 111 DLBK và Điều
109 DLTK không dự liệu rõ ràng nhƣng xét trên cơ sở đạo lý và theo lẽ tất nhiên
khối cộng đồng phải gánh chịu vì ngƣời chồng (theo luật định) luôn là ngƣời chủ
gia đình. Đối với việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của gia đình, DLBK và
DLTK đều dự liệu trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của gia đình thì cần
có sự phân biệt về quyền hạn của vợ và của chồng theo từng trƣờng hợp cụ thể:
- Việc mà vợ chồng có thể tự mình thực hiện.

Theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK thì đối với
những nhu cầu chung gia đình, vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để
giao dịch và khối tài sản cộng đồng đƣợc bảo đảm cho các giao dịch do vợ chồng
kết ƣớc với ngƣời khác. Thông thƣờng, việc vợ chồng sử dụng tài sản chung nhằm
bảo đảm nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình (nhu cầu gia vụ: ăn, ở chữa

17


bệnh...) thì pháp luật đều đƣơng nhiên coi là đã có sự thỏa thuận của hai vợ chồng
khi định đoạt tài sản chung.
- Việc phải do cả hai vợ chồng cùng thực hiện.


Theo Điều 109 DLBK và Điều 107 DLTK thì ngoài việc quản lý thƣờng, vợ
và chồng muốn định đoạt tài sản chung phải cùng nhau thỏa thuận (đồng ý) sự đồng
ý có thể là công nhiên hoặc mặc nhiên.
- Việc một mình chồng làm được, còn vợ phải xin phép chồng.

Theo Điều 98 DLBK và Điều 104 DLTK thì đối với các việc nhƣ lập hộ, vay
mƣợn, thuê mƣớn, đi kiện... ngƣời chồng có quyền tự mình thực hiện; vả lại,
ngƣời vợ chỉ đƣợc thực hiện nếu đƣợc chồng cho phép (ƣng thuận); sự cho phép
của ngƣời chồng có thể là công nhiên hay mặc nhiên.
- Đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng.

Đoạn 2 Điều 109 DLBK, đoạn 2 Điều 107 DLTK quy định: Ngƣời chồng có thể
định đoạt tài sản chung không cần phải vợ bằng lòng cũng đƣợc, miễn là dùng vào
việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản là tài sản riêng của ngƣời vợ.
Nhƣ vậy, trên cơ sở phân định quyền hạn của vợ chồng trong việc thực hiện
quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng theo luật định, ngƣời chồng là chủ gia
đình có quyển tự mình định đoạt tài sản chung, dù tài sản là động sản hay bất động
sản, miễn là vì quyền lợi của gia đình. Ngƣợc lại, ngƣời vợ (thông thƣờng) chỉ
đƣợc đại diện trong những nhu cầu gia vụ; nếu định đoạt những tài sản có giá trị lớn
của gia đình, nếu phải đƣợc chồng ƣng thuận, việc ƣng thuận của ngƣời chồng
phải bằng văn bản có chữ ký của ngƣời chồng. Điều này thật bất công đối với
ngƣời vợ trong gia đình, quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nƣớc thực dân, phong
kiến ở nƣớc ta trƣớc đây [13, tr.68].
Bên cạnh đó, pháp luật còn dự liệu về phƣơng thức bảo vệ khối tài sản của
gia đình.
+ Trƣờng hợp ngƣời vợ một mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài

sản chung của vợ chồng mà lạm dụng quyền đó, ảnh hƣởng tới quyền lợi của gia
đình thì ngƣời chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của


18


ngƣời vợ [2, Điều 100]; [60, Điều 98].
+ Trƣờng hợp ngƣời chồng không chu cấp để nuôi dƣỡng vợ, con hoặc có

hành vi phá tán tài sản của gia đình thì ngƣời vợ có quyền yêu cầu Tòa án cấm
ngƣời chồng sử dụng kỷ phần của mình và tất cả các tài sản do ngƣời vợ hành nghề
mà có. Tòa án có thể cho phép ngƣời vợ đƣợc quản lý, hƣởng dụng tài sản đó [2,
Điều 110], [60, Điều 108].
Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, theo Điều 113 DLBK và Điều 11
- Khi một bên chết trước:
+ Khi ngƣời chồng mệnh một (chết) đi rồi, nếu ngƣời vợ cƣ sƣơng thủ tiết

(không tái giá) thì của chung vẫn để nguyên. Khi ấy ngƣời vợ góa đƣợc thay quyền
chồng mà quản lý tài sản.
+ Khi ngƣời vợ chết trƣớc, thì một mình ngƣời chồng trở thành chủ sở hữu

tất cả tài sản chung, kể cả kỷ phần của ngƣời vợ nữa.
- Khi ly hôn:

Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế thì chia theo các Điều khoản
trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận. Nếu không có hôn khế thì áp dụng
Điều 112 DLBK và Điều 110 DKTK để chia. Do quan niệm khối cộng đồng tài sản
chung của vợ chồng là gây dựng cho các con, nên pháp luật phân biệt hai trƣờng
hợp: Vợ chồng ly hôn mà có con chung hoặc không có con chung với nhau.
+ Trƣờng hợp giữa hai vợ chồng không có con chung, ngƣời vợ đƣợc lấy lại

kỷ phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của ngƣời vợ

đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hay cho riêng ngƣời chồng thì ngƣời vợ
không có quyền đòi lại. Nếu tài sản riêng của vợ hay chồng đã đƣợc tu sửa, quản lý
bằng tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải đƣợc tính vào khối
tài sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng,
phần tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi cho vợ chồng mỗi ngƣời một nửa.
+ Trƣờng hợp hai vợ chồng có con chung: ngƣời vợ không đƣợc thu hồi toàn

bộ của riêng của mình, tức những của cải đã đem về nhà chồng khi cƣới và tài sản đã

19


×