Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.58 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A.Lời Mở đầu……………………………………………………………… 1
B.Nội Dung………………………………………………………………… 1
I- Vài nét về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly
hôn………………………………………………………………………….
1
1. Tài sản chung của vợ chồng………….............................................. 1
2. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng… …………………… 2
II. Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp
nhất của vợ chồng khi ly hôn……………………………………………...
2
1.Vụ việc chia tài sản sau ly hôn có yếu tố nước ngoài………………….. 2
2.Chia tài sản chung sau ly hôn có liên quan tới căn nhà đang thuê của
nhà nước……………………………………………………………………
6
3.Vụ việc chanh chấp về tài sản chung vợ chồng khi li hôn có liên quan
tới gia đình………………………………………………………………….
9
III.Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành….. 13
1. Nhận xét…………………………………………………………………. 13
2. giải pháp………………………………………………………………… 14
C. Kết Luận………………………………………………………………... 15
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………….. 16
1
A.Lời Mở đầu
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất - một trong
những lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật dân sự. Điều 219, Bộ luật Dân Sự
(BLDS) 2005 quy định: "1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp
nhất... 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của Tòa án.". Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh
việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng ly hôn. Hiện nay, khi


gia đình hiện đại đang phải đối diện với nhiều vấn đề, các giá trị và chuẩn mực
thay đổi khiến tình trạng ly hôn có xu hướng tăng mạnh, thì việc phân chia tài
sản chung của vợ chồng càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Pháp luật hiện nay
nghiên cứu và đề ra rất nhiều những văn bản luật mới để phù hợp với hiện tại.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định
trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải
quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Là sinh viên năm
thứ nhất được học tập tại trường thì chúng em muốn nghiên cứu việc phân chia
tài sản chung hợp nhất của vợ chồng sau ly hôn để thấy được thực tiễn áp dụng
các điều luật vào thực tế xét xử.
B.Nội Dung
I- Vài nét về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly
hôn.
1.Tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng có chủ sở hữu chung hợp nhất.
Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: " Tài sản chung của vợ
chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
những tài sản khác mà vợ chồng thoản thuận là tài sản chung" . Tài sản chung
của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản
xuất kinh doanh của cả gia đình. Vợ chồng đều có quyền ngang nhau đối với tài
sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai người thực hiện giao
dịch mà tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của bên kia.
Tài sản chung của vợ chồng không bao gồm tài sản của vợ hoặc chồng có
trước khi kết hôn, tài sản được tặng, cho riêng, thừa kế riêng... Khối tài sản vừa
liệt kê trên được Luật Hôn nhân và gia đình xác định là tài sản riêng của vợ hoặc
2
chồng. Chúng chỉ có thể trở thành tài sản chung khi chủ sở hữu của tài sản đó là

vợ hoặc chồng tự nguyện nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản
chung của gia đình.
3. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được phân chia trong nhiều trường hợp. Mỗi
trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng đều có những nguyên tắc riêng.
Tuy nhiên, vì giới hạn của đề bài nên trong bài tiểu luận này chúng em xin phép
được chú trọng đến những nguyên tắc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng trong trường hợp vợ, chồng ly hôn.
Căn cứ Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình 2000; Trong trường hợp vợ
chồng ly hôn thì việc phân chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền
sở hữu của bên đó;
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết trên các nguyên tắc sau:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét
hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào
việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia
đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào
nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì
phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
II. Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất
của vợ chồng khi ly hôn.

1.Vụ việc chia tài sản sau ly hôn có yếu tố nước ngoài.
a.Tóm tắt nội dung vụ việc.
Nguyên đơn là anh Nguyễn Huy Ngữ, sinh năm 1952 trú tại ba Lan, tạm trú
tại công ty da Đại Lợi, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Bị đơn là chị
Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1958, trú tại nhà số 116/10/38 đường Hoàng Hoa
Thám, phường 12, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Người có quyền lợi và
3
nghĩa vụ liên quan là anh Tạ Đình Nam, trú tại khu tập thể Quỳnh Mai, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
Trước đó tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết cho anh Nguyễn
Huy Ngữ và chị Nguyễn Thị Minh ly hôn. Về phần tài sản, tòa án ghi nhận hai
bên tự thỏa thuận không yêu cầu tòa án xem xét. Do anh chị không tự thỏa thuận
được với nhau về việc phân chia tài sản chung nên anh khởi kiện yêu cầu tòa án
giải quyết .Trong đơn anh Ngữ trình bày trước đây anh và chị Minh có thỏa
thuận là chị Minh giao cho anh số tiền là 20.000 USD thì toàn bộ tài sản tại Hà
Nội sẽ thuộc sở hữu của chị Minh, nhưng sau khi ly hôn chị Minh không chuyển
cho anh số tiền thỏa thuận nên anh viết đơn yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội chia tài sản chung của hai người là căn nhà 3 tầng, 1 tum trên diện tích
đất 56,5 m
2
tại số 38B Nam Ngư, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội ( thuộc thửa đất số 177, tờ bản đồ số 7, khu F đứng tên chị Nguyễn Thị
Minh tại giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở ngày 31-12-
1998, nhà ở này chị Minh đang cho anh Tạ Đình Nam thuê ). Anh đề nghị được
hưởng 1/2 giá trị căn nhà và được hưởng toàn bộ hiện vật đồng thời yêu cầu chị
Minh phải thanh toán cho anh 1/2 số tiền thu được từ việc cho anh Tạ Đình Nam
thuê nhà với giá 7.000.000 đồng/ tháng.
Về phần mình chị Nguyễn Thị Minh trình bày: chị xác nhận tài sản chung của
vợ chồng sau khi ly hôn còn lại ngôi nhà 38B Nam Ngư nhưng trong quá trình
giải quyết anh Ngữ đã viết “giấy cam kết” ngày 16/12/1995 với nội dung “hẹn

muộn nhất 6 tháng sau sẽ phải trả 500.000.000 đồng anh lấy từ chị Minh nếu
không trả sẽ mất căn nhà ở số 38B Nam Ngư”. Đồng thời tại đơn đề nghị ngày
25/5/2003 anh Ngữ và chị có thỏa thuận: chị đưa cho anh Ngữ 20.000 USD sau
này anh sẽ trả còn lại toàn bộ tài sản hiện có ở Việt Nam (gồm cả căn nhà 38B
Nam Ngư) thuộc sở hữu của chị. Mặc dù khoản vay 20.000 USD chị chưa giao
cho anh Ngữ. Chị và hai con đã vào thành phố Hồ Chí Minh ở từ năm 2002. Nhà
38B Nam Ngư chị cho anh Nam thuê từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2007. Chị
đã nhận đủ tiền thuê nhà của anh Nam . Chị cũng nói thêm nhà số 38B Nam Ngư
thuộc quyền sở hữu của chị nên chị không đồng ý chia cũng như thanh toán cho
anh Ngữ 1/2 số tiền thu được từ việc cho thuê nhà.
Anh Nam là người thuê căn nhà đã nêu trên, trong quá trình thuê anh có thực
hiện sửa chữa một số chỗ trong căn nhà và chị Minh đồng ý thanh toán cho anh
hai khoản chi phí gồm ốp lát nhà vệ sinh và chống thấm bể nước có giá trị là
12.000.000 đồng. Anh Nam cũng đồng ý các khoản sửa chữa khác anh tự chịu.
Định giá tài sản theo biên bản định giá tài sản ngày 02/7/2007 cho thấy tổng
giá trị nhà và đất là 4.581.288.000 đồng. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng
4
như qua quá trình tranh tụng của luật sư hai bên, Hội đồng xét xử xét thấy:
chính xác là khi ly hôn hai anh chị chỉ còn căn nhà số 38B Nam Ngư là tài sản
chung, tất cả các tài sản khác đã được giải trình và hai bên không có thắc mắc.
Về phần “giấy cam kết” giữa anh Ngữ và chị Minh, mặc dù đã cam kết nếu chị
Minh gửi đủ số tiền 20.000 USD sang Ba Lan cho anh Ngữ thì toàn bộ tài sản
hiện có ở Việt Nam sẽ thuộc sở hữu của chị Minh nhưng do chị Minh chưa giao
số tiền (cả anh Ngữ và chị Minh đều xác nhận) trên nên anh Ngữ không có nghĩa
vụ phải thực hiện cam kết trên.
Xét thấy chị Minh sau khi bán căn nhà tại 12 Nguyễn Quang Bích đã trả hết
số nợ 500 triệu và mua căn nhà 27C VĨnh phúc III và được hưởng một mình toàn
bộ khối tài sản ở 27C Vĩnh Phúc III mà trước đây chị Minh đã mua của chị
Tuyết với giá 125 cây vàng. Anh Ngữ cũng không yêu cầu chia căn nhà này, như
vậy chị Minh đã được hưởng về tài sản nhiều hơn anh Ngữ nên đối với khối tài

sản còn lại là ngôi nhà 38B Nam Ngư thì chia đôi mỗi người 1/2 là hợp lý. Cả
anh Ngữ và chị Minh đều yêu cầu được chia bằng hiện vật. Như đã nói ở trên
tổng giá trị nhà và đất là 4.581.288.000 đồng. Chia tài sản chung anh Ngữ, chị
Minh mỗi người được hưởng 1/2 giá trị tài sản tương đương với 2.290.644.000
đồng. Về hiện vật, chia cụ thể như sau: giành một lối đi chung về phía tay phải
đứng từ cửa nhà vào kéo dài đến chân cầu thang của tầng 1 với chiều rộng 1m,
chiều dài 7,92m, có diện tích 7,92 m
2
. Tổng giá trị xây dựng và giá trị sử dụng
đất là 401.985.900đồng. Chia cho anh Ngữ 1 phòng mặt phố Nam Ngư có chiều
rộng 3,02 m, chiều dài 6,72m (đến hết tường, sát chân cầu thang) về phía tay trái
đứng từ cửa nhìn vào có tổng giá trị xây dựng và sử dụng là 1.092.573.102 đồng.
Chị Minh được chia các diện tích sau: tầng 1 gồm phòng cầu thang 13,1 m
2
, bếp
14,59 m
2
có tổng giá trị là 1.165.783.612 đồng. Toàn bộ tầng 3 và cầu thang từ
tầng 2 lên tầng 3 có giá trị xây dựng và giá trị sử dụng đất là 798.636.125 đồng.
Toàn tầng 4 và cầu thang lên tầng 4, tum, phòng thờ, sân có giá trị xây dựng là
38.920.387 đồng. tổng cộng chị Minh được chia (kể cả 1/2 lối đi chung) là
2.204.332.577 đồng. Anh Ngữ phải thanh toán chênh lệch về tài sản cho chị
Minh số tiền là 86.310.926 đồng. Về các công trình phục vụ sinh hoạt. Trên phần
đất chị Minh được chia (phần phía trong) có bể nước ngầm và bể thoát nước thải
ngầm chị được sở hữu còn chị phải tự làm đường nước và dẫn nước thải ngầm
trên phần ngõ đi chung. Anh Ngữ phải tự làm hệ thống thoát nước và dẫn nước
ngầm trên phần đất được chia. Hai bên cùng có trách nhiệm xây ngăn ngõ đi
chung nếu bên nào không xây bên còn lại xây và sẽ được sở hữu bức tường
ngăn. Hai anh chị cùng được sử dụng chung ngõ đi và cầu thang từ tầng 1 lên
tầng 2. Ghi nhận sự thỏa thuận giữa anh Nam và chị Minh.

5
Về phần tiền thuê nhà chị Minh đã quản lý từ tháng 10/2002 đến tháng
6/2007 là 392.000.000 đồng, chấp nhận 1 phần yêu cầu của anh Ngữ. Buộc chị
Minh phải thanh toán tiền cho thuê nhà cho anh Ngữ là 130.670.000 đồng.
b.Một số nhận xét của nhóm.
Theo ý kiến nhận xét, đánh giá của nhóm em thì quyết định giải quyết vụ việc
trên của tòa án là hoàn toàn chính xác và đầy đủ căn cứ, phù hợp với các quy
định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Thứ nhất, việc anh Ngữ khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của anh
và chị Minh là căn nhà số 38B Nam Ngư là có căn cứ. Đúng là có việc “cam kết”
giữa anh và chị Minh về khoản tiền 20.000 USD nhưng nay chị Minh vẫn chưa
thực hiện giao cho anh khoản tiền trên nên anh không cần thực hiện như đã cam
kết là sẽ để chị Minh sở hữu toàn bộ tài sản chung của hai người ở Hà Nội trong
đó có căn nhà 38B Nam Ngư. Cả anh và chị đều thừa nhận đây là tài sản chung
do công sức của cả hai người tạo ra trong thời kì hôn nhân. Cả hai người đều
muốn chia bằng hiện vật nhà. Lại xét thấy, hiện tuổi đã cao anh Nguyễn Huy
Ngữ muốn trở về Việt Nam sinh sống nhưng không có nhà ở, chị Minh đã có nhà
ở ổn định trong thành phố Hồ Chí Minh nhà 38B Nam Ngư chị Minh không ở
mà chỉ cho thuê. Căn cứ vào điều 169, Bộ luật dân sự 2005 “quyền sở hữu của
cá nhân được pháp luật công nhận, bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế tước
đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình”. Như vậy việc chị
Minh, anh Ngữ đều có nguyện vọng chia nhà là chính đáng, được chấp nhận.
Thứ hai, căn cứ áp dụng điều 95 về việc áp dụng các nguyên tắc chia tài sản
chung của vợ chồng, khoản 4 Điều 100 “ Các quy định của Chương này cũng
được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam
với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài” khoản 3 Điều
102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận

hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án
hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật Việt Nam”. Việc giải quyết vụ việc của anh
Nguyễn Huy ngữ khi anh đang định cư ở nước ngoài nhưng có tranh chấp về tài
sản sau ly hôn cũng được giải quyết bằng các điều luật chung tài sản được chia
đôi không có sự phân biệt là hoàn toàn hợp lý.
6

×