Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Phân tích chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện bạch mai hà nội từ tháng 10 2018 đến tháng 3 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.24 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC

-----



-----

HOÀNG VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ VIÊM
PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ
NỘI TỪ THÁNG 10/2018 ĐẾN THÁNG 03/2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC



-----

-----

HOÀNG VĂN HÙNG


PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ VIÊM
PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ
NỘI TỪ THÁNG 10/2018 ĐẾN THÁNG 03/2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2014Y
Người hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Xuân
TS.BS. Phạm Văn Đếm

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô trong Khoa
Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ và truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt 5 năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn tớ i
Quý Thầy Cô Bộ môn Y Dược cộng đồng – Y dự phòng đã tạo điều kiện cho
em thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Y

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Bùi Thị Xuân và TS.BS.
Phạm Văn Đếm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm, tạo
điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài khoá luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Th ầ y Cô, cán bộ tại bệnh viện
Bạch Mai đã cho phép em được tiến hành đề tài t ạ i bệnh viện.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn cộng tác viên, các Thầy Cô đã tham
gia hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng hết sức
mình để hoàn thành khoá luận, song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong bài. Em kính mong nhận được sự thông

cảm và đóng góp tận tình của Quý Thầy Cô để khoá luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Sinh viên
Hoàng Văn Hùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHYT
COI
CP
CPTTĐT
CRP
DVYT

GOT/GPT
HSBA
STT
TB
TM
UNICEF
USD
VNĐ
VPBV
VPMPCĐ
WHO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị nội trú viêm phổi trẻ
em dưới 5 tuổi trên thế giới………………………………………………..11
Bảng 1.2: Các nghiên cứu chi phí điều trị viêm phổi tại Việt Nam…………...13
Bảng 2.3: Các biến số nghiên cứu……………………………………………17
Bảng 3.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu………..………………………………..21
Bảng 3.5: Tổng chi phí trực tiếp điều trị trung bình…………………………..22
Bảng 3.6: Cơ cấu chi phí trung bình theo loại chi phí………………………...23
Bảng 3.7: Cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị…………………………...25
Bảng 3.8: Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán……………………………………..26
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí theo xét nghiệm……………………………………26
Bảng 3.10: Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán hình và thăm dò chức năng……….29
Bảng 3.11: Cơ cấu chi phí theo đối tượng chi trả……………………………..30
Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa giới tính và chi phí trực tiếp điều trị…………….32
Bảng 3.13: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và chi phí trực tiếp điều trị…………...33
Bảng 3.14: Mối liên hệ giữa mức độ bệnh và chi phí trực tiếp điều trị………..33
Bảng 3.15: Mối liên hệ giữa bệnh mắc kèm và chi phí trực tiếp điều trị………34
Bảng 3.16: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến……………………..36
Bảng 3.17: Bảng quy ước giá trị các biến độc lập...…………………………..37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai…………….15
Hình 3.2: Tỉ lệ cơ cấu chi phí trung bình theo loại chi phí…………………….24
Hình 3.3: Tỉ lệ chi phí theo xét nghiệm sinh hóa máu…………………..........28
Hình 3.4: Tỉ lệ chi phí theo từng nhóm đối tượng chi trả……………………..31
Hình 3.5: Chi phí chi trả các thành phần giữa người bệnh và BHYT…………31
Hình 3.6: Mối liên hệ giữa số ngày điều trị và chi phí trực tiếp điều trị……….35


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM................................. 3
1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học viêm phổi trẻ em.............................................................. 3
1.1.3. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em................................................. 4
1.1.4. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em............................................................ 4
1.1.5. Biến chứng.......................................................................................... 5
1.1.6. Điều trị viêm phổi trẻ em.................................................................... 6
1.1.7. Phòng bệnh..........................................................................................9
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ...............................9
1.2.1. Chi phí.................................................................................................9
1.2.1.1. Khái niệm.....................................................................................9
1.2.1.2. Phân loại.......................................................................................9
1.2.2. Phân tích chi phí điều trị....................................................................10
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VIÊM
PHỔI TRẺ EM................................................................................................11

1.3.1. Trên thế giới...................................................................................... 11
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 12
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI.................................................14
1.4.1. Giới thiệu chung về bệnh viện.......................................................... 14
1.4.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai.....14
1.4 .2.1. Cơ cấu tổ chức – nhân sự..........................................................14
1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................. 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........16
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM......................................................................... 16
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................16



2.2.2. Đối tượng tiếp cận.............................................................................16
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................17
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................17
2.3.2. Mẫu nghiên cứu.................................................................................19
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................ 19
2.3.4. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................21
3.1. ĐẶC ĐIỂM THÔNG TIN CHUNG MẪU NGHIÊN CỨU....................21
3.2. CƠ CẤU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ..................................................................22
3.2.1. Tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình cho mỗi bệnh nhân trong đợt
điều trị tại bệnh viện....................................................................................22

3.2.2. Cơ cấu chi phí trung bình theo loại chi phí.......................................23
3.2.3. Cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị........................................... 25
3.2.4. Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán.......................................................... 26
3.2.4.1. Cơ cấu chi phí theo xét nghiệm..................................................26
3.2.4.2. Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng 29
3.3. CƠ CẤU CHI PHÍ THEO ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ................................29
3.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI……………………………………………………..32
3.4.1. Phân tích mối liên hệ giữa giới tính và chi phí điều trị...................332
3.4.2. Phân tích mối liên hệ giữa nhóm tuổi và chi phí điều trị..................33
3.4.3. Phân tích mối liên hệ giữa mức độ bệnh và chi phí điều trị..............33
3.4.4. Phân tích mối liên hệ giữa bệnh mắc kèm và chi phí điều trị...........34
3.4.5. Phân tích mối liên hệ giữa số ngày điều trị và chi phí điều trị..........35
3.4.6. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến...........................................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................38
4.1. CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH
VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI TỪ THÁNG 10/2018 ĐẾN THÁNG 03/2019…38

4.1.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị trung bình và cơ cấu chi phí theo loại
chi phí..........................................................................................................38


4.1.2. Cơ cấu chi phí theo nhóm thuốc điều trị........................................... 39
4.1.3. Cơ cấu chi phí theo chẩn đoán.......................................................... 40
4.1.4. Cơ cấu chi phí theo đối tượng chi trả................................................ 41
4.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ VỚI CHI PHÍ TRỰC TIẾP ĐIỀU
TRỊ…………………………………………………………………………...42
KẾT LUẬN.................................................................................................... 43
KIẾN NGHỊ...................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở trên
toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hằng
năm có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi trên toàn thế giới, chỉ số
mới mắc bệnh ở lứa tuổi này là 0,29 đợt bệnh/trẻ/năm và chiếm 19% trong
tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển [1,12].
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi như: virus, vi khuẩn, hít sặc
thức ăn, dị vật,…trong đó vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất [8]. Có đến
69% các trường hợp viêm phổi cộng đồng nhập viện là phát hiện được tác nhân

sinh gây bệnh, trong đó 2 vi khuẩn S.Pneumoniae và H.influenzae có tỉ lệ
phát hiện cao nhất (41,3% và 22,2%), ngoài ra còn có các tác nhân khác được
phát hiện với tỉ lệ thấp hơn [15]. Với tỉ lệ mắc vi khuẩn cao như vậy thì kháng
sinh là thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm phổi cho bệnh nhân.
vi


Tuy nhiên, hiện nay, tình hình kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây
viêm phổi ở nước ta ngày càng trầm trọng. Điển hình là khả năng kháng thuốc
của S.pneumoniae và H. influenzae (2 vi khuẩn hàng đầu gây ra viêm phổi) hiện
tại rất cao: S.pneumoniae kháng amoxicilin 65,6%, cloramphenicol 77,1%,
erythromycin 58,3% hay vi khuẩn H. influenzae kháng cloramphenicol 72,6%,
kháng cotrimoxazol 41,1%, cao gấp đôi so với kết quả nghiên cứu năm 1997 [6].
Trong khi đó, việc sản xuất ra các loại thuốc kháng sinh mới nhạy cảm với các
loại vi khuẩn này còn rất hạn chế. Do tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao, việc
điều trị viêm phổi ngày càng trở nên khó khăn, đòi hỏi phác đồ điều trị phối hợp
nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Kèm theo đó là số ngày điều trị kéo dài,
trung bình lên tới 6,5 ngày cho một đợt điều trị viêm phổi

Ngoài ra, cần kết hợp sử dụng nhiều liệu pháp điều trị khác nhau cũng
như các dịch vụ y tế hỗ trợ. Điều này gây nên gánh nặng kinh tế không hề
nhỏ cho người bệnh và toàn xã hội.

[19].

Trước tầm quan trọng của bệnh viêm phổi ở trẻ em, nhiều nghiên cứu trên
thế giới đã được thực hiện nhằm đi sâu phân tích nguyên nhân gây bệnh ở trẻ,
đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh cũng như kết hợp với phân tích chi phí
điều trị nhằm đánh giá gánh nặng kinh tế của căn bệnh này. Tuy nhiên, các

1


nghiên cứu cụ thể về phân tích, đánh giá chi phí điều trị viêm phổi trẻ em tại Việt
Nam hiện nay vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, đánh giá chi phí điều trị viêm phổi
trẻ em là cần thiết nhằm tạo cơ sở ước lượng gánh nặng kinh tế của bệnh, giúp

cho việc lập dự trù ngân sách, lên kế hoạch tài chính của khoa Dược bệnh viện.
Xuất phát từ nhận thức trên, đề tài “Phân tích chi phí trực tiếp

điều trị viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ tháng
10/2018 đến tháng 03/2019” được thực hiện với các mục tiêu sau đây:
1.

Phân tích chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện
Bạch Mai Hà Nội từ tháng 10/2018 đến tháng 03/2019.

2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp điều trị viêm phổi
ở trẻ em tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ tháng 10/2018 đến tháng
03/2019.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi là tình trạng tổn thương viêm nhu mô phổi, có thể lan tỏa cả
2 phổi hoặc tập trung ở một thùy phổi [1]. Viêm phổi bao gồm viêm phế quản,
viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, áp xe phổi [8].
1.1.2. Dịch tễ học viêm phổi trẻ em
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên
nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, sơ sinh, trẻ suy
dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển [7]. Tổ chức Y tế
Thế giới (2008) ước tính hơn 156 triệu trường hợp viêm phổi xảy ra mỗi năm

ở trẻ em <5 tuổi, trong đó có khoảng 7-13% ca viêm phổi nặng cần nhập viện
[18]. Trên thế giới (2010), tỉ lệ mắc viêm phổi cộng đồng mỗi năm là 22%
tổng số trẻ có lứa tuổi từ 0 đến 4 tuổi [16]. Năm 2008, ước tính số ca mắc
bệnh viêm phổi cao nhất nằm tại các quốc gia Đông Nam Á (61 triệu), theo
sau là châu Phi (35 triệu) và Đông Địa Trung Hải (29 triệu), thấp nhất ở châu
Mỹ (7,8 triệu) và khu vực châu Âu (3 triệu). Trong các nghiên cứu cộng đồng,
tỉ lệ mắc viêm phổi hằng năm là 3% ở các nước phát triển và 7-18% ở nước
đang phát triển. Tỉ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi: khoảng 4/100 trẻ trước tuổi đi
học, 2/100 trẻ tuổi từ 5-9, và 1/100 trẻ tuổi từ 9 -15 tuổi [5].


Việt Nam (2010), theo thống kê của Chương trình phòng chống viêm

phổi, trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3-5 lần,
trong đó khoảng 1-2 lần viêm phổi [3]. Số trẻ viêm phế quản chiếm 30-34% các
trường hợp khám và điều trị tại bệnh viện. Việt Nam nằm trong danh sách 15
nước có số ca viêm phổi mới ở trẻ cao nhất với 2,9 triệu ca/năm, đứng sau Trung
Quốc (43 triệu ca), Ấn Độ (21 triệu ca)...[16]. Theo thống kê của UNICEF Việt
Nam (2012), với sự phát triển của y học hiện đại, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
giảm đáng kể, từ 51/1000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 23/1000 năm 2010.
Tuy nhiên, viêm phổi vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu, chiếm 12% trong tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [14].

3


Tử vong do viêm phổi chiếm 75% tử vong do các bệnh hô hấp và 30-35% tử
vong chung ở trẻ em [7].
1.1.3. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác.

Theo WHO, các nguyên nhân hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế
cầu), Haemophilus influenzae (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV). Ở
trẻ lớn thường gặp viêm phổi do vi khuẩn không điển hình, đại diện là
Mycoplasma pneumoniae. Ngoài ra còn các vi khuẩn khác cũng là nguyên
nhân gây viêm phổi ở trẻ em như: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà…[1]
Nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn thường gặp theo lứa tuổi:
Sơ sinh: Liên cầu nhóm B, Chlamydia (từ 0-6 tháng tuổi), trực khuẩn
đường ruột Gram âm.


Từ 1 tuổi – 6 tuổi: S. Pneumoniae, H.influenzae type B, Streptococcus
nhóm A.
 Trên 6 tuổi: M. pneumoniae, S.peumoniae, Chlamydia pneumoniae


Nguyên nhân không do vi sinh vật: hít, sặc (thức ăn, dị vật, dịch vị…),
quá mẫn, thuốc, chất phóng xạ [8].
1.1.4. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em [1]
Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở
trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.
1.1.4.1. Viêm phổi
Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Thở nhanh:
+

< 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút

+

2 - < 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút


+

1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút

+

> 5 tuổi: > 30 lần/phút
Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào).
4


Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran
ẩm, ran phế quản, ran nổ…).
1.1.4.2. Viêm phổi nặng
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo
ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
-

-

Dấu hiệu toàn thân nặng:
 Bỏ bú hoặc không uống được.
 Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.
 Co giật
Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm l ồng ngực rất nặng).
Tím tái hoặc Sp02 < 90%.
Trẻ < 2 tháng tuổi.

1.1.4.3. Cận lâm sàng

X-quang phổi: hình ảnh viêm phổi điển hình là đám mờ ở nhu mô phổi
ranh giới không rõ một bên hoặc hai bên phổi. Viêm phổi do vi khuẩn, đặc
biệt do phế cầu tổn thương phổi có hình mờ hệ thống bên trong có các nhánh
phế quản chứa khí. Tổn thương viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn không điển
hình thường đa dạng, hay gặp tổn thương khoang kẽ.
-

Xét nghiệm công thức máu và CRP: bạch cầu máu ngoại vi (đặc biệt là
tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính) và CRP máu thường tăng cao khi viêm phổi
do vi khuẩn, bình thường nếu do virus hoặc vi khuẩn không điển hình.
- Xét nghiệm vi sinh: soi, cấy dịch hầu họng tìm vi khuẩn gây bệnh.
-

1.1.5. Biến chứng [7]
Trong các trường hợp viêm phổi nặng, trẻ có thể bị nhiều biến chứng
làm cho trẻ suy hô hấp ngày càng nặng và dễ tử vong. Những biến chứng
thường gặp gồm:
Suy tim: là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở những trẻ có
kèm bệnh tim bẩm sinh.


Sốc, trụy mạch: do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng, làm
cho tình trạng thiếu oxy tổ chức càng trầm trọng.


5





Nhiễm trùng huyết.

Xẹp phổi: đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của nh
ững trẻ này rất nhỏ, dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết
dịch trong lòng phế quản.


Ứ khí phổi (emphysem): ứ khí phế nang làm cản trở nghiêm trọng quá
trình trao đổi khí, nhanh chóng đưa đến suy hô hấp nặng.
 Tràn khí, tràn dịch màng phổi.


1.1.6. Điều trị viêm phổi trẻ em [2]
Cần phát hiện và điều trị sớm khi trẻ chưa có suy hô hấp hoặc biến
chứng nặng. Cần điều trị theo 4 quy tắc sau: chống nhiễm khuẩn – chống suy
hô hấp – điều trị rối loạn điện giải – điều trị biến chứng (nếu có).
1.1.6.1 Chống nhiễm khuẩn
Điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh xác định được, hoặc theo dự
đoán trên lâm sàng hay theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới trong
chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Các thuốc cụ thể:
Viêm phổi trẻ sơ sinh và < 2 tháng tuổi
trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi, tất cả các trường hợp viêm phổi đều
là nặng và phải đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:




Benzyl penicilin 50mg/kg/ngày (TM) chia 4 lần hoặc


Ampicilin 100-150 mg/kg/ngày kết hợp với gentamycin 5-7,5
mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày. Một đợt điều trị từ 5-10
ngày.


Trong trường hợp viêm phổi rất nặng có thể dùng:


Cefotaxim 100-150 mg/kg/ngày (tiêm TM) chia 3-4 lần trong ngày.
Viêm phổi ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi
-

Viêm phổi (không nặng)

Lúc đầu có thể dùng:

6




Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống).

Amoxicilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2-3 ngày n
ếu tình trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5-7 ngày. Thời gian dùng
kháng sinh cho trẻ viêm phổi ít nhất là 5 ngày. Nếu không đỡ hoặc nặng thêm
thì điều trị như viêm phổi nặng.


Nếu bệnh nhân ở những vùng có tình trạng kháng kháng sinh của vi

khuẩn S.pneumoniae cao, có thể tăng liều lượng amoxicilin lên 75mg/kg/ngày
hoặc 90mg/kg/ngày chia 2 lần trong ngày
Trường hợp vi khuẩn H.influenzae và B.catarrhalis sinh nhiều betalactamase có thể thay thế bằng amoxicillin-clavulanat.
- Viêm phổi nặng
 Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần.
 Ampicilin 100-150 mg/kg/ngày.


Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị đủ 5-10 ngày. Nếu
không đỡ hoặc nặng thêm thì phải điều trị như viêm phổi rất nặng. Trẻ đang
được dùng kháng sinh đường tiêm để điều trị viêm phổi cộng đồng có thể
chuyển sang đường uống khi có bằng chứng bệnh đã cải thiện nhiều và tình
trạng chung trẻ có thể dùng thuốc được theo đường uống.
-

Viêm phổi rất nặng

Benzyl penicilin 50mg/kg/lần (TM) ngày dùng 4-6 lần phối hợp với
gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.


Hoặc chloramphenicol 100mg/kg/ngày (tối đa không quá 2g/ngày). Một
đợt dùng từ 5 -10 ngày. Theo dõi sau 2-3 ngày nếu đỡ thì tiếp tục điều trị cho
đủ 7-10 ngày hoặc có thể dùng ampicilin 100-150 mg/kg/ngày kết hợp với
gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.


Nếu không đỡ hãy đổi 2 công thức trên cho nhau hoặc dùng cefuroxim
75150mg/kg/ngày (TM) chia 3 lần.
-


Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu:

Oxacilin 100 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) chia 3-4 lần kết hợp với
gentamycin 5-7,5 mg/kg/ngày (TB hoặc TM) dùng 1 lần trong ngày.


7


Nếu không có oxacilin thay bằng: cephalothin 100mg/kg/ngày (TB ho
ặc TM) chia 3-4 lần kết hợp với gentamycin liều như trên.


Nếu tụ cầu kháng methicilin cao có thể sử dụng:


Vancomycin 10mg/kg/lần ngày 4 lần.
Viêm phổi ở trẻ trên 5 tuổi

lứa tuổi này nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thường gặp vẫn là
S.pneumoniae và H.influenzae. Sau đó là các vi khuẩn gây viêm phổi không
điển hình là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella
pneumophila…Vì vậy có thể dùng các kháng sinh sau:





Benzyl penicilin: 50mg/kg/lần (TM) ngày 4 -6 lần.

Hoặc Cephalothin: 50-100 mg/kg/ngày (Tiêm bắp hoặc TM) chia làm 34 lần. Hoặc cefuroxim: 50-75 mg/kg/ngày (Tiêm bắp hoặc TM) chia là 3
lần. Hoặc ceftriazon: 50-100 mg/kg/ngày (Tiêm bắp hoặc TM) chia làm
1-2 lần.

Nếu là nguyên nhân do các vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia,
Legionella…gây viêm phổi không điển hình có thể dùng:


Erythromycin: 40-50 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống trong 10 ngày.



Hoặc Azithromycin: 10mg/kg/trong ngày đầu sau đó 5mg/kg trong 4
ngày tiếp theo. Trong 1 số trường hợp có thể dùng tới 7-10 ngày.

1.1.6.2. Chống suy hô hấp
-

Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới rộng quần áo.
Thông thoáng đường thở.
Th ở oxy khi có khó thở, tím tái.
Khi trẻ tím nặng, ngừng thở: đặt nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ hô hấp.

1.1.6.3. Khác
Bồi phụ nước, điện giải, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan…tùy
theo từng trạng bệnh nhân.

8



1.1.7. Phòng bệnh [7]
Bảo đảm sức khỏe bà mẹ khi mang thai, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh ra thi
ếu tháng, thiếu cân, dị tật bẩm sinh…
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng, tránh bụi bậm, khói thuốc…
-

Cho trẻ bú sữa non sớm ngay sau đẻ, bú mẹ đầy đủ, ăn sam đúng theo ô
vuông thức ăn.
- Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ theo lịch.
-

-

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mạn tính.

1.2. TỔNG QUAN VỀ KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
1.2.1. Chi phí
1.2.1.1. Khái niệm
Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa
và dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực thường được
quy đổi thành tiền nhằm tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ y tế nào đó [10].
1.2.1.2. Phân loại [4]
Chi phí vật chất
Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh ra cho hệ thống y tế, cho
cộng đồng và gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi phí
này chia thành hai loại:
Chi phí trực tiếp cho điều trị: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến
chăm sóc sức việc khỏe như chi phí cho dịch vụ y tế (giường bệnh, thủ thuật,
nghiệm, phụ c xét hồi chức năng), thuốc men…



Chi phí trực tiếp không cho điều trị: là những chi phí trực tiếp không
liên quan đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám và điều
trị bệnh như chi phí đi lại, ở trọ, ăn uống…


Chi phí gián tiếp
Là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này được hiểu là sự mất
khả năng lao động sản xuất do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình, xã hội phải
9


gánh chịu. Hầu hết các nghiên cứu về chi phí do mắc bệnh đã định nghĩa: c hi
phí này là giá trị mất đi khả năng sản xuất do nghỉ việc, do mất khả năng lao
động, do tử vong sớm mà có liên quan đến bệnh và điều trị bệnh. Chi phí gián
tiếp nảy sinh dưới hai hình thức, chi phí do mắc bệnh và chi phí do tử vong.
Chi phí mắc bệnh bao gồm giá trị của mất khả năng lao động
của những người bệnh do bị ốm nghỉ việc hoặc thất nghiệp.


Chi phí do tử vong được tính là giá trị hiện tại của mất khả năng
sản xuất do tử vong hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn do bệnh tật.


Chi phí phi vật chất
Là chi phí người bệnh phải chi trả nhưng không phải đánh giá bằng đơn
vị tiền tệ. Ví dụ: đau đớn, mệt mỏi, khó chịu…
1.2.2. Phân tích chi phí điều trị
Phạm vi của đề tài này nghiên cứu về chi phí trực tiếp cho điều trị đối

với bệnh nhân như chi phí thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán, máy móc…do các
chi phí trực tiếp không cho điều trị, chi phí gián tiếp, chi phí phi vật chất khó
có thể định lượng được trong phạm vi kinh tế dược.
Phân tích chi phí điều trị thường được tiến hành dựa trên phương pháp
phân tích giá thành bệnh (Cost of illness - COI). COI là phương pháp phân
tích toàn bộ chi phí để tiến hành chẩn đoán – điều trị một bệnh cụ thể. Đây là
nghiên cứu kinh tế dược duy nhất không tính đến hiệu quả điều trị. Phân tích
chi phí theo quan điểm của cơ quan chi trả Quỹ BHYT bao gồm chi phí trực
tiếp y tế [10].
Trong đó, chi phí trực tiếp điều trị (CPTTĐT) của mỗi giai đoạn trong
quá trình điều trị bệnh là chi phí trực tiếp liên quan đến điều trị do người bệnh
gánh chịu bao gồm chi phí của tất cả những dịch vụ y tế (DVYT) và thuốc mà
người bệnh phải chi trả.
Theo đó: CPTTĐT = CP thuốc + CP DVYT

10


1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
VIÊM PHỔI TRẺ EM
1.3.1. Trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị
viêm phổi ở trẻ em. Đã có những công bố được thực hiện ở các quốc gia như
Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan, Kenya, Zambia, Brazil, Mỹ. Kết quả tổng hợp
các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị viêm phổi trẻ em được tổng hợp ở
bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị nội trú viêm
phổi trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới.
STT


1

2

Tác giả
Kah Kee
Duc Anh Dang,
Ki Hwan
và cộng sự
Sheila
Araujo
Alexander
Vicente Porfirio
Pessoa
và cộng sự
Marfatia

3

Maniar
Baratu
cộng sự

4

Dang Duc Anh,
Arthorn
Riewpaiboon,



Le Huu Tho, và
cộng sự
Hamidah
Hussain,
5 Waters, Aamir J
Khan,
sự
Philip
6 Mike
Ulla Griffiths
Theo bảng 1.1, đa số các nghiên cứu tập trung tại 2 khu vực Nam Á và
Châu Phi, đây là 2 khu vực có tỉ lệ người bệnh mắc bệnh viêm phổi cao nhất
trên thế giới. Tất cả các nghiên cứu đều dựa trên quan điểm hệ thống y tế, chỉ
đánh giá chi phí trực tiếp khi điều trị viêm phổi tại bệnh viện.
các nghiên cứu trên ghi nhận thời gian nằm viện trung bình cho 1 đợt
điều trị viêm phổi trẻ em là 6,5 ngày. Tuy nhiên lại có sự khác biệt đáng kể
trong chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhi bị viêm phổi. Kết quả dao


động từ 22,62 USD đến 177,14 USD cho 1 đợt điều trị. Trong đó chi phí
thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất (40,54%), tiếp theo là chế độ dinh dưỡng (23,68%),
chi phí phòng bệnh (13,23%) và các chi phí khác (12,19%) [20].
1.3.2. Tại Việt Nam
Một số nghiên cứu liên quan đến phân tích chi phí điều trị viêm phổi tại
Việt Nam được tóm tắt qua bảng 1.2.

12


Bảng 1.2: Các nghiên cứu chi phí điều trị viêm phổi tại Việt Nam

STT

Tác giả

1

Nguyễn Ngọc Tú

Phuc Le,
2

Ulla K. Griffiths,
Dang D. Anh, và
cộng sự

3

Bùi Thị Quyên

4

Nguyễn
Trang

Cả 4 nghiên cứu trên đều được thực hiện bằng phương pháp mô tả hồi
cứu và sử dụng phương pháp COI là phương pháp chính để phân tích chi phí
trực tiếp điều trị. Các dữ liệu được lấy từ bệnh án, phiếu thanh toán ra viện
được lưu trữ tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án tại các bệnh viện nghiên cứu.
Thông qua các nghiên cứu trên, mặc dù được tiến hành tại thời gian và địa
điểm khác nhau, nhưng kết quả chung đều khẳng định rằng chi phí trực tiếp cho

1 đợt điều trị viêm phổi là tương đối lớn. Ghi nhận tại 2 nghiên cứu (2) và

(3), chi phí điều trị viêm phổi lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 4.140.000,0
đồng và 542.870,0 đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí dành cho
thuốc điều trị, dao động trong khoảng 61,1% - 87,66% tùy theo tình trạng
bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

13


Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích đánh
giá để đưa ra được các định hướng chính sách, góp phần cải thiện gánh nặng
chi phí điều trị cho người bệnh và hệ thống y tế, đặc biệt là ở Việt Nam.
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI
1.4.1. Giới thiệu chung về bệnh viện
Bệnh viện Bạch Mai nằm ở số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai,
quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 2006, bệnh viện được Bộ Y Tế công nhận là
bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam. Năm
2016, bệnh viện kỷ niệm 05 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập
hạng 3 lần thứ 2. Bệnh viện có quy mô 1.900 giường bệnh với 55 đơn vị trực
thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/ban chức năng, 23 Khoa lâm sàng, 06
Khoa cận lâm sàng, Trường cao đẳng y tế cùng nhiều công trình khác.
Bệnh viện có tổng số 2.889 cán bộ trong đó với 1.822 biên chế, 866 cán
bộ hợp đồng. Hàng ngày, bệnh viện thực hiện công tác điều trị cho 4.000 bệnh
nhân nội trú, khám chữa bệnh cho gần 5.000 bệnh nhân ngoại trú. Tổng tiền
thuốc sử dụng trung bình hàng năm hiện nay hơn 1.000 tỷ đồng [9]. Công
nghệ thông tin được áp dụng trong tất cả các hoạt động của bệnh viện.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức – nhân sự
Khoa có 50 cán bộ trong đó: 21 Bác sỹ (01 Phó giáo sư, 01 Tiến sĩ; 07

Thạc sĩ, 03 bác sĩ Chuyên khoa II), 28 Điều dưỡng, 01 Hộ lý. Sơ đồ tổ chức
nhân sự Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai được thể hiện trong Hình 1.1.
1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Khám bệnh và điều trị: phục vụ công tác khám chữa bệnh cho tất cả trẻ
em dưới 15 tuổi từ tất cả các bệnh viện tuyến trước chuyển đến.
Đào tạo cán bộ: phối hợp với các Trường đại học Y Hà Nội, Học viện
Quân Y, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Bạch Mai… tham
gia giảng dạy cho các đối tượng học viên từ các bậc sau đại học như Tiến sĩ,
Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa II, sinh viên đại học, cao đẳng và trung học.

14


Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu các đề tài phục vụ công tác chẩn
đoán, điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe trẻ em từ cấp cơ sở đến cấp
Bộ và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực như điều tra cơ bản về sức khỏe, bệnh tật,
ứng dụng các kỹ thuật mới và các đề tài ở cộng đồng phục vụ công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu.
Chỉ đạo tuyến: thường xuyên cử các bác sỹ, điều dưỡng của khoa tới các
bệnh viện tỉnh, huyện và các trạm y tế xã để hướng dẫn, giảng dạy, chuyển giao
kỹ thuật nhằm giúp các cán bộ y tế nâng cao kiến thức và thực hành khám bệnh,
cũng như công tác giáo dục sức khỏe cho người dân và cho cộng đồng.

01 Trưởng khoa

02 Phó trưởng
khoa

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai


15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian lấy mẫu: 01/10/2018 đến 31/03/2019.
Địa điểm lấy mẫu: Khoa nhi điều trị nội trú, bệnh viện Bạch Mai Hà
Nội.
Bộ phận thanh toán người bệnh ra viện.
Phòng hành chính – kế toán.




2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhi viêm phổi được điều trị nội trú tại
bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ 01/10/2018 đến 31/03/2018.
Nội dung nghiên cứu: Chi phí (CP) trực tiếp điều trị của bệnh nhi viêm
phổi được điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ 01/10/2018 đến
31/03/2019, bao gồm:
- CP giường bệnh

- CP thủ thuật, phẫu thuật

- CP chẩn đoán

- CP vật tư y tế

- CP dịch vụ y tế khác


- CP thuốc

2.2.2. Đối tượng tiếp cận
Hồ sơ bệnh nhân bao gồm bệnh án và phiếu thanh toán của bệnh nhi
viêm phổi được lựa chọn.
Tiêu chuẩn lựa chọn/loại trừ
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân nhi < 60 tháng tuổi, được chẩn đoán viêm phổi và điều trị
nội trú tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai Hà Nội trong khoảng thời gian từ
01/10/2018 đến 31/03/2019.
-

-

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
16


×