BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC CẢNH
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ
TẠI KHOA A6 - BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM
2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
HÀ NỘI 2014
LỜI ƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC CẢNH
PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ
TẠI KHOA A6 – BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ 60720412
Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn Quản lý kinh tế dược
Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2012 đến 10/2014
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
ThS. Nguyễn Đức Trung
HÀ NỘI 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
ThS. NCS. Nguyễn Đức Trung
người đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình, và đã chỉ
bảo cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược
Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong
suốt những năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn Bộ môn Quản lý kinh tế
dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin cảm ơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đặc biệt là
khoa Dược bệnh viện, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán và
ThS.NCS.Nguyễn Đức Trung đã tạo điều kiện cho tôi được tiến hành
nghiên cứu tại bệnh viện và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống
và học tập!
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Đức Cảnh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN 3
1.1. Phân tích chi phí 3
1.1.1. Khái niệm chi phí 3
1.1.2. Các cách phân loại chi phí 3
1.1.3. Cách tính chi phí cho người sử dụng dịch vụ y tế 5
1.1.3.1. Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu 5
1.1.3.2. Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu 5
1.1.4. Viện phí và tác động tích cực của viện phí 6
1.1.5. Ứng dụng của phân tích chi phí 6
1.2. Sơ lược về bệnh ung thư 7
1.2.1. Đại cương về bệnh ung thư 7
1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư 9
1.2.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 10
1.2.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 11
1.2.2.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư 14
1.2.3. Các phương pháp điều trị ung thư 16
1.2.3.1. Điều trị phẫu thuật 17
1.2.3.2. Điều trị tia xạ 17
1.2.3.3. Điều trị hoá chất 18
1.2.3.4. Các thuốc chống ung thư 19
1.2.4. Dịch tễ học bệnh ung thư 20
1.3. Một số nghiên cứu về chi phí điều trị ung thư 25
1.4. Vài nét về bệnh viện Trung ương Quân đội 108 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn hồ sơ bệnh nhân 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 30
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.5. Các biến số nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đăc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 34
3.1.1. Mối liên quan giữa tuổi và các loại bệnh ung thư 34
3.1.2. Mối liên quan giữa giới và loại ung thư 36
3.1.3. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh và loại ung thư 38
3.1.4. Mối liên quan giữa số ngày điều trị/đợt với các loại ung thư 40
3.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh ung thư tại khoa A6 – Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 41
3.2.1. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị 41
3.2.2. Cơ cấu chi phí điều trị bệnh ung thư 44
3.2.2.1. Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất 48
3.2.2.2. Cơ cấu chi phí vật tư tiêu hao 51
3.2.2.3. Cơ cấu chi phí giường bệnh 52
3.2.3. Cơ cấu chi phí chẩn đoán bệnh ung thư 53
3.2.3.1. Cơ cấu chi phí chẩn đoán hình ảnh 57
3.2.3.2. Cơ cấu chi phí xét nghiệm 58
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa A6 bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 59
4.1.1. Tỷ lệ các loại ung thư trong nghiên cứu 59
4.1.2. Đặc điểm tuổi, giới 60
4.1.2.1. Đặc điểm về tuổi 60
4.1.2.2. Đặc điểm về giới 61
4.1.3. Đánh giá giai đoạn bệnh 61
4.1.4. Số ngày nằm điều trị 62
4.2. Chi phí trực tiếp điều trị bệnh ung thư tại khoa A6 – Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 63
4.2.1. Chi phí trực tiếp điều trị trung bình của bệnh nhân ung thư được
điều trị tại khoa A6 bệnh viện Trung ương Quân đội 108 64
4.2.2. Cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị 67
4.2.2.1. Cơ cấu chi phí điều trị bệnh 68
4.2.2.2. Cơ cấu chi phí chẩn đoán bệnh 71
KẾT LUẬN 74
ĐỀ XUẤT 76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT Computed tomography
K Ung thư
MRI Magnetic resonance imaging
NCI National Cancer Institute
PET-CT
Positron emission tomography – computed
tomography
TNM Tumor, node, metastasis
UICC Union for International Cancer Control
VND Việt Nam Đồng
WHO World health organization
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
1.1 Phân loại chi phí 4
1.2 Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư 13
1.3 Phân loại ung thư theo mức độ đáp ứng với hóa trị 19
1.4 Tỷ lệ mắc bệnh ung thư giữa các nước giàu và nước nghèo 21
1.5 Một số loại ung thư thường gặp trên thế giới (năm 2012) 21
1.6 Một số loại ung thư thường gặp tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2009
24
1.7 Tỉ lệ bệnh nhân ung thư điều trị năm 2011 tại bệnh viện 108 28
2.8 Các biến số nghiên cứu 32
3.9 Phân bố tuổi bệnh nhân theo loại ung thư 34
3.10 Phân bố bệnh nhân ung thư theo giới 36
3.11 Phân loại bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 38
3.12 Số ngày điều trị/đợt 40
3.13 Cơ cấu chi phí trực tiếp trung bình một đợt điều trị 41
3.14 Chi phí trực tiếp trung bình một liệu trình điều trị 43
3.15 Cơ cấu chi phí điều trị phí trung bình/đợt 44
3.16 Chi phí điều trị trung bình/ đợt 45
3.17 Liên quan giữa chi phí điều trị theo giai đoạn bệnh trong một
đợt điều trị
47
3.18 Chi phí thuốc, hóa chất trung bình một đợt điều trị 48
3.19 Cơ cấu chi phí thuốc, hóa chất trung bình một đợt điều trị 50
3.20 Chi phí vật tư tiêu hao trung bình một đợt điều trị 51
3.21 Chi phí giường bệnh trung bình một đợt điều trị 52
3.22 Cơ cấu chi phí chẩn đoán bệnh trung bình/đợt 53
3.23 Chi phí chẩn đoán bệnh trung bình một đợt điều trị 55
3.24 Chi phí chẩn đoán hình ảnh trung bình một đợt điều trị 57
3.25 Chi phí xét nghiệm trung bình một đợt điều trị 58
4.26 Dự báo chi phí điều trị ung thư tại Hoa kỳ 65
DANH MỤC HÌNH
Tên hình Trang
1.1 Các bước chẩn đoán ung thư 10
2.2 Cách chọn mẫu 30
3.3 Phân bố bệnh nhân ung thư theo tuổi 35
3.4 Tỷ lệ mắc các loại bệnh ung thư theo giới 36
3.5 Phân bố giai đoạn bệnh theo từng loại ung thư 39
3.6 Tỷ lệ chi phí khám và điều trị bệnh giữa các loại ung thư 42
3.7 Phân bố chi phí điều trị/đợt của các loại bệnh ung thư 46
3.8 Phân bố chi phí thuốc, hóa chất trong 1 đợt điều trị của các
loại ung thư
49
3.9 Cơ cấu chi phí chẩn đoán bệnh theo từng loại ung thư 54
3.10 Phân bố chi phí chẩn đoán bệnh trong 1 đợt điều trị 56
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới hàng năm có khoảng 10 triệu
người mắc bệnh ung thư và có khoảng 6 triệu ca chết do căn bệnh này. Ung
thư là nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng thứ 2 ở các nước phát triển,
tình hình mắc bệnh và tử vong ngày càng tăng. Tuy nhiên hơn một nửa số
bệnh nhân ung thư là ở các nước đang phát triển và tỷ lệ này sẽ tăng lên
nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh tế, công nghiệp hóa, ô nhiễm
môi trường và gia tăng tuổi thọ trung bình. Theo dự kiến đến năm 2015,
trên thế giới có khoảng 15 triệu ca mắc bệnh ung thư mỗi năm và hai phần
ba trong số đó đến từ các nước đang phát triển[10].
Ở Việt Nam tuy chưa có một cuộc điều tra tỉ mỉ nào trên phạm vi toàn
quốc về tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong của bệnh ung thư nhưng theo ước
tính mỗi năm có khoảng 100.000 - 150.000 trường hợp mắc bệnh và
khoảng 75.000 trường hợp tử vong do ung thư[10]. Cũng như các nước
khác trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam có xu hướng
ngày càng tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ngành nghề và khắp các địa
phương nhưng hiện nay các bệnh viện có đủ các phương tiện chữa trị hiện
đại vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một bệnh viện hạng đặc biệt, là
bệnh viện đầu ngành của bộ Quốc phòng với các trang thiết bị hiện đại và
đội ngũ y bác sỹ giỏi. Do đó số lượng bệnh nhân ung thư đến thăm khám
và điều trị tại đây là rất lớn với sự đa dạng về các loại bệnh ung thư khác
nhau. Việc xác định các loại bệnh ung thư mà một bệnh viện sẽ gặp phải và
chi phí để điều trị các bệnh ung thư đó sẽ giúp bệnh viện chủ động hơn
2
trong việc dự trù kinh phí cũng như trang thiết bị cần thiết để phục vụ công
tác điều trị. Với mục đích đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Phân tích chi phí trực tiếp điều trị bệnh ung thư tại khoa A6-Bệnh
viện Trung Ương quân đội 108 năm 2011” với mục tiêu:
- Phân tích cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị các loại bệnh ung thư tại khoa
A6 - bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2011
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phân tích chi phí
1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí là giá trị của nguồn lực được sử
dụng để tạo ra một dịch vụ y tế cụ thể hoặc tất cả các dịch vụ [2], [19],
[24], [25], [26].
1.1.2. Các cách phân loại chi phí
Để ước tính cho một chương trình y tế, việc phân loại các thành phần
của chi phí là rất cần thiết. Các thành phần của y tế có thể phân nhỏ theo
nhiều cách, một hệ thống phân loại chi phí tốt phụ thuộc vào nhu cầu của
một tình huống hoặc một vấn đề cụ thể [6], [18],[24],[25].
Tùy vào mục đích khi phân tích chi phí mà lựa chọn cách phân loại chi
phí cho phù hợp. Các cách phân loại chi phí là:
4
Bảng 1.1: Phân loại chi phí[26]
Căn cứ phân loại Loại chi phí
Phân loại theo đầu vào
- Chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí vốn và chi phí thường xuyên
Phân loại theo nguồn gốc chi
tiêu
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
Phân loại theo hoạt động chức
năng
- Chi phí đào tạo
- Chi phí giám sát
- Chi phí quản lý
Phân loại theo cấp (tuyến)
- Chi phí cấp tỉnh
- Chi phí cấp quận (huyện)
Phân loại theo nguồn kinh phí
- Bảo hiểm y tế
- Nhà nước cấp
- Nguồn viện trợ
Phân loại theo góc độ người
chịu chi phí
- Chi phí bên trong
- Chi phí bên ngoài
Phân loại theo nguồn gốc thì chi phí được chia thành chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp: là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho
cộng đồng và gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi
phí này chia thành 2 loại là chi phí trực tiếp cho điều trị (chi phí thuốc,
phòng bệnh,…) và chi phí trực tiếp không cho điều trị (chi phí ăn ở, đi
lại,…) [24]
Chi phí gián tiếp là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này
được định nghĩa do mắc bệnh mà bệnh nhân, gia đình và xã hội phải gánh
chịu. Chi phí này là giá trị mất đi khả năng sản xuất do nghỉ việc, do mất
khả năng lao động do tử vong sớm mà có liên quan đến bệnh và điều trị
bệnh. [24]
5
1.1.3. Cách tính chi phí cho người sử dụng dịch vụ y tế
1.1.3.1. Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu
Chi phí trực tiếp cho điều trị:
+ Chi phí cho khám bệnh: giá một lần khám bệnh
+ Chi phí cho giường bệnh: Số tiền trả cho số ngày nằm viện
+ Chi phí cho thuốc: Số tiền trả cho thuốc của bệnh nhân trong thời
gian điều trị.
+ Chi phí cho vật tư tiêu hao
+ Chi phí cho các xét nghiệm
+ Chi phí cho chẩn đoán hình ảnh
+ Chi phí cho phẫu thuật, thủ thuật
Chi phí trực tiếp không cho điều trị:
+ Chi phí cho đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà
+ Chi phí cho ăn uống
+ Chi phí khác [25]
1.1.3.2. Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu
Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu sẽ được tính bằng thu nhập
mất đi do bệnh nhân bị bệnh, thu nhập mất đi cho người nhà phải đi chăm
sóc hoặc đi thăm bệnh nhân[25].
Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và người nhà do mất thu nhập = thu
nhập trung bình/ngày * số ngày (bệnh nhân bị bệnh không lao động được,
người nhà chăm sóc bệnh nhân ốm).
Vậy chi phí cho người bệnh = chi phí trực tiếp cho điều trị + chi phí
trực tiếp do không điều trị + thu nhập mất đi do giảm khả năng sản
xuất[25].
6
1.1.4. Viện phí và tác động tích cực của viện phí
Viện phí là hình thức chi trả trực tiếp các chi phí khám chữa bệnh tại
thời điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế hay nói cách khác là khoản phí
mà người bệnh phải trả từ tiền túi của mình khi sử dụng dịch vụ y tế. Phí
phải trả có thể là chi phí khám bệnh, chi phí sử dụng thuốc, vật tư y tế hay
các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh.[19]
Chính sách viện phí được hình thành và áp dụng từ thập kỷ 80 của
thế kỷ XX ở hầu hết các nước trên thế giới khi mà ngân sách Nhà nước
không đủ để đảm bảo bao cấp cho y tế.
Tác động tích cực của viện phí
- Khi thu viện phí sẽ hạn chế được việc sử dụng những dịch vụ
không cần thiết. Khi người ta phải chi trả cho dịch vụ y tế thì người
ta sẽ suy nghĩ thận trọng hơn trong việc sử dụng dịch vụ y tế
- Củng cố hệ thống tuyến điều trị bằng cách đặt giá cao hơn ở
các tuyến cao hơn
- Các cơ sở khám, chữa bệnh có nguồn kinh phí bổ sung, tạo
điều kiện giải quyết sự thiếu hụt ngân sách, nâng cao khả năng đáp
ứng của bệnh viện với các nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
người dân
- Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc cung ứng đủ
thuốc, vật tư tiêu hao và bù đắp được những chi phí khác của bệnh
viện
- Việc thu của các đối tượng có khả năng chi trả và miễn giảm
hợp lý cho người nghèo không có khả năng chi trả sẽ tạo sự bao cấp
chéo giữa các nhóm đối tượng người bệnh, giành sự bao cấp của
ngân sách Nhà nước cho các đối tượng nghèo, thúc đẩy mục tiêu
công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân[19]
1.1.5. Ứng dụng của phân tích chi phí
- Theo dõi giám sát: phân tích chi phí nhằm lưu giữ những giữ liệu về
chi phí để theo dõi sử dụng nguồn kinh phí qua đó người quản lý có thể:
+ Biết được nguồn kinh phí sẵn có đã và đang được sử dụng như thế nào
7
+ So sánh được sự khác biệt giữa chi tiêu thực với dự trù ngân sách.
Đảm bảo rằng những chi tiêu đều được sử dụng theo dự kiến.
- Đánh giá hiệu quả của chương trình: phân tích chi phí có thể giúp
nhà quản lý đánh giá hiệu quả của chương trình sức khỏe hoặc dịch vụ y tế
đưa đến cho người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định tại sao nguồn lực
chưa được sử dụng một cách hiệu quả và từ đó tìm ra biện pháp giải quyết
vấn đề đó.
- Lập kế hoạch, dự trù ngân sách và xác định thêm những nguồn lực
cần thiết: lập kế hoạch bằng cách lập ra các dự trù về kinh phí tương lai và
để ước tính hoạt động gì cần chi phí. Các số liệu về chi phí có thể được sử
dụng trong:
+ Lập dự trù kinh phí
+ Ước tính những chi phí nào cần thiết để áp dụng một chương trình
hoặc một dịch vụ cần thiết vào một nơi khác, để duy trì chương trình
hoặc dịch vụ đó ở cùng mức độ, mở rộng hoặc giảm mức độ - đây là
những cái mà sẽ chi phí để duy trì chương trình đó[19]
1.2. Sơ lược về bệnh ung thư
1.2.1. Đại cương về bệnh ung thư
Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác
nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không
tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [11], [13], [22],[27].
Đa số ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính
(chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh), các khối u
ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh. Các tế bào của
khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở
xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử vong [11], [13].
8
Ung thư có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan và bộ phận
trên cơ thể. Có những ung thư xuất phát từ các tổ chức nông của cơ thể nên
dễ phát hiện sớm ngược lại có những ung thư xuất phát ở các tổ chức sâu
nên rất khó phát hiện.
Cho đến nay người ta đã biết được trên 200 loại ung thư khác nhau
trên cơ thể. Các loại ung thư này có những điểm giống nhau về cơ bản
nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau như:
Khác nhau về nguyên nhân: Về nguyên nhân gây ung thư, các tác giả
chia ra làm 2 nhóm chính: tác nhân bên trong (chủ yếu do yếu tố di truyền
và nội tiết) và tác nhân bên ngoài.
Khác nhau về tiến triển: Ung thư thường xuất phát từ hai loại tổ chức
chính của cơ thể, ung thư biểu mô (carcinoma) chiếm hơn 90% các ung thư
trong cơ thể và ung thư tổ chức liên kết (sarcoma). Ung thư thường tiến
triển khác nhau trong từng loại, trong mỗi cá thể khác nhau xu hướng tiến
triển cũng rất khác nhau. Có loại ung thư tiến triển nhanh: ung thư máu,
hạch, ung thư hắc tố, các ung thư liên kết….Có nhiều loại ung thư tiến triển
chậm: ung thư da tế bào đáy, ung thư giáp trạng, ung thư cổ tử cung [11],
[13], [20].
Khác nhau về phương pháp điều trị: Cho đến nay, việc điều trị ung
thư dựa vào 5 phương pháp chính là phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, nội tiết,
miễn dịch. Tuy nhiên áp dụng phương pháp nào để điều trị có hiệu quả còn
tuỳ thuộc vào giai đoạn, vào sức chịu đựng của cơ thể, vào khả năng của cơ
sở điều trị và một phần vào kinh nghiệm của thầy thuốc chuyên khoa [12],
[13].
9
1.2.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư
§iÒu trÞ ung th− là sự phối hợp của phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và miễn
dịch trị liệu. Nhưng trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định. Kết quả
điều trị phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chẩn đoán giai đoạn bệnh. Những
bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn những
bệnh nhân đến bệnh viện giai đoạn muộn [13].
Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư đã được áp dụng ở nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, sàng lọc phát hiện sớm ung thư còn nhiều hạn
chế, chưa có tính hệ thống, các phương tiện chẩn đoán còn chưa được áp
dụng rộng rãi triệt để. Đa số bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn, khi khối
u đã xâm lấn di căn hạch vùng.
Hiện nay nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào chẩn đoán
giai đoạn bệnh, bằng việc xử dụng các biện pháp thăm dò chẩn đoán như
siêu âm nội trực tràng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, người ta
đánh giá được tình trạng bệnh tại chỗ cho phép đánh giá được độ xâm lấn,
tình trạng lan rộng và di căn của ung thư, để có các chiến lược điều trị tối
ưu.
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư mà giá trị của mỗi
phương pháp tùy theo từng loại bệnh. Cần phải cân nhắc, lựa chọn phương
pháp chẩn đoán thích hợp cho mỗi loại ung thư [11], [20].
Chẩn đoán bệnh ung thư nói chung dễ ở giai đoạn muộn nhưng lại
rất khó ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán ung thư gồm 3 bước:
10
Hình 1.1: Các bước chẩn đoán ung thư
Các chẩn đoán thường dùng gồm: chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán cận
lâm sàng và chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư.
1.2.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng: Mỗi loại ung thư khác nhaucó thể có các
triệu chứng khác nhau như: ho thường xuyên, khó thở, khái huyết gặp trong
các ung thư đường hô hấp; đi ngoài ra máu, thay đổi thói quen đại, tiểu tiện
thường xuất hiện trong các ung thư đường tiêu hoá, tiết niệu; xuất hiện bất
thường âm đạo; nói khó, nuốt khó; dau đầu, ù tai [4], [11][13].
* Triệu chứng toàn thân: thường gặp các triệu chứng như suy
nhược, chán ăn, gầy sút, thiếu máu, sốt kéo dài không rõ nguyên
nhân…[11].
* Triệu chứng thực thể: thường gặp các triệu chứng
- Xuất hiện u cục: cứng, phát triển, không rõ ranh giới.
- Vết loét dai dẳng, khó liền.
- Nổi hạch bất thường, cứng.
- Thay đổi tính chất hoặc kích thước của nốt ruồi.
11
1.2.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán
bệnh và chẩn đoán giai đoạn bệnh. Chẩn đoán ung thư có nhiều xét nghiệm
cận lâm sàng mang tính chất gợi ý chẩn đoán như nồng độ trong huyết
tương của các maker CEA, CA 19-9, CA 72-4….Tuy nhiên, các xét
nghiệm này không có tính đặc hiệu, vì vậy thông thường các xét nghiệm
này chỉ có ý nghĩa tham khảo trong tiên lượng điều trị.
Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán cao như
nội soi siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) và chụp cộng hưởng từ
(MRI), chụp PET-CT và nội soi ổ bụng. Với nội soi siêu âm (Endoscopic –
Ultrasound) việc phát hiện mức độ xâm lấn của khối u và việc phát hiện
các khối hạch cũng khá chính xác. Chụp CT và MRI, PET-CT có thể giúp
cho việc phát hiện các di căn trong ổ bụng và các di căn xa như phổi,
xương với độ chính xác cao nhưng hầu hết các xét nghiệm này, hiện nay
vẫn còn khá đắt nên chưa thể áp dụng thường qui trong chẩn đoán ung thư
[16].
* Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
- Chẩn đoán nội soi
- Chẩn đoán Xquang
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan)
- Chụp cộng hưởng từ trường hạt nhân (MRI)
- Chụp PET - CT
- Chẩn đoán siêu âm
12
* Chẩn đoán sinh học
Chẩn đoán sinh học là những xét nghiệm để tìm ra những chất chỉ
điểm sinh học của khối u. Đây là những phân tử được tổng hợp từ tổ chức
ung thư, đến nay phương pháp sinh học còn ít giá trị chẩn đoán vì ít đặc
hiệu và thường chỉ phát hiện ở những giai đoạn muộn của bệnh[16].
* Chẩn đoán tế bào học
Bao gồm nhiều phương pháp xét nghiệm tìm tế bào ác tính từ những
tế bào bong của cơ thể như xét nghiệm phiến đồ âm đạo (paptest) có giá trị
để khám phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, xét nghiệm tìm tế
bào K từ chọc hút các khối u như chẩn đoán ung thư vú hoặc chọc hút các
hạch để chẩn đoán hạch ác tính, hoặc xét nghiệm tìm các tế bào K trong các
dịch như dịch màng phổi, dịch màng bụng, đờm Phương pháp chẩn đoán
tế bào học có nhiều ưu điểm như nhanh, đơn giản, kinh tế và rất có giá trị
trong khám phát hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một tỷ lệ dương tính hoặc
âm tính giả [14], [16].
* Chẩn đoán tổ chức học
Là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung thư. Chẩn
đoán bệnh lý giải phẫu không những phát hiện tổn thương bất thường của
tế bào như phương pháp chẩn đoán tế bào học, mà còn tìm ra những thay
đổi về cấu trúc của mô, nhất là tính chất xâm lấn qua đó khẳng định được
tổ chức ác tính. Có nhiều phương pháp sinh thiết để chẩn đoán tổ chức học
như bấm sinh thiết, sinh thiết bằng kim, sinh thiết qua nội soi, mổ sinh
thiết. Mẫu bệnh phẩm sinh thiết còn có thể giúp một số xét nghiệm khác
như: khảo sát các gen gây K, xác định hoạt động sinh học của tế bào K,
khảo sát yếu tố thụ cảm nội tiết của K vú, khảo sát miễn dịch học của các tế
bào lymphomalin. Phương pháp sinh thiết tức thì (cắt lạnh) cho kết quả
nhanh 15 đến 30 phút rất cần thiết cho các phẫu thuật viên vì vậy ngoài
13
việc xác định K, bệnh lý giải phẫu còn có thể đánh giá mức lan rộng vi thể
của K. Chẩn đoán tổ chức học còn cho biết thể bệnh lý giải phẫu, một trong
những yếu tố đánh giá tiên lượng bệnh [14].
Bảng 1.2: Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư
Loại ung
thư
Xét nghiệm, chẩn đoán Đối tượng
Khám nghiệm vú
Siêu âm hoặc chụp X-quang tuyến vú
Mammography
Ung thư
vú
Xét nghiệm chỉ số CA15.3
Phụ nữ 40 tuổi
trở lên
Xét nghiệm máu trong phân (FOBT)
Xét nghiệm chỉ số CEA
Nội soi ruột (Colonoscopy)
Ung thư
đại trực
tràng
Chụp CT nội suy (CT Virtual Colonoscopy)
Mọi đối tượng
từ 45 tuổi trở lên
Khám nghiệm âm đạo
Xét nghiệm dịch âm đạo PAP
Ung thư
tử cung
Siêu âm vùng xương chậu
Tất cả nhưng
phụ nữ có quan
hệ tình dục tích
cực
Chỉ số ung thư AFP
Xét nghiệm chức năng gan
Siêu âm gan
Ung thư
gan
Siêu âm gan mở rộng
Mọi đối tượng
từ 45 tuổi trở lên
Chụp X-quang phổi
Xét nghiệm tế bào đờm
Xét nghiệm chỉ số ung thư CEA
Ung thư
phổi
Chụp CT phổi cường độ thấp
Những người
hút thuốc lá
Xét nghiệm một số chỉ số: EBV EA+EBNA-1 IgA
Ung thư
vòm họng
Nội soi vòm họng
Những đối
tượng 40 tuổi trở
lên
Khám nghiệm trực trang
Xét nghiệm chỉ số PSA
Tiền liệt
tuyến
Siêu âm vùng xương chậu
Đàn ông 50 tuổi
trở lên
14
Khám nghiệm vùng xương chậu
Xét nghiệm chỉ số CA125
Ung thư
buồng
trứng
Siêu âm vùng xương chậu
Phụ nữ có tiền
sử gia đình ung
thư vú, buồng
trứng, hoặc ruột
kết
Nội soi dạ dày
Ung thư
dạ dày
Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori
Những đối
tượng có tiền sử
gia đình ung thư
dạ dày
1.2.2.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư
Giai đoạn của ung thư là cách dùng để mô tả độ nặng của ung thư dựa
vào phạm vi lan rộng của khối u gốc (nguyên phát) và ung thư có di căn
bên trong cơ thể hay không. Phân loại giai đoạn cho ung thư rất quan trọng
vì một số lý do sau:
- Giúp bác sĩ lập ra được kế hoạch thích hợp để điều trị cho bệnh
nhân.
- Giai đoạn của ung thư có thể được dùng để tiên lượng bệnh.
- Hệ thống giai đoạn giúp cho các bác sĩ và những nhà nghiên cứu
có được quy ước chung để trao đổi được với nhau những thông tin về bệnh
nhân; cung cấp một hệ thống thuật ngữ chung để đánh giá được kết quả
của các thử nghiệm lâm sàng và so sánh kết quả của các thử nghiệm lâm
sàng với nhau.
Những yếu tố chung của các hệ thống giai đoạn của ung thư:
Các hệ thống phân chia giai đoạn của ung thư được củng cố từng
ngày. Chúng tiếp tục thay đổi khi các nhà khoa học đã hiểu biết nhiều hơn
về ung thư. Một số hệ thống giai đoạn bao trùm nhiều loại ung thư; những
hệ thống khác thì lại chỉ tập trung cho một loại ung thư nhất định. Những
yếu tố chung được xem xét trong hầu hết các hệ thống phân chia giai đoạn
của ung thư gồm:
15
- Vị trí của khối u nguyên phát.
- Kích thước của khối u và số lượng khối u
- Liên quan hạch bạch huyết (sự di chuyển của các tế bào ung thư
đến các hạch bạch huyết)
- Loại tế bào và phân độ (grade) của ung thư (mức độ giống những
mô bình thường của các tế bào ung thư)
- Có hoặc không có di căn[14].
* Xếp giai đoạn bệnh theo hệ thống TNM
Hệ thống TNM là một trong những hệ thống giai đoạn của ung thư
được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống này được chấp nhận bởi Hiệp hội
kiểm soát ung thư quốc tế (UICC - Union for International Cancer
Control) và Ủy ban Ung Thư Hoa Kỳ (AJCC - American Joint Committee
on Cancer). Hầu hết các chương trình y khoa đều dùng hệ thống này làm
phương pháp chính để báo cáo về ung thư. Dữ liệu thông tin toàn thể về
ung thư của NCI cũng dùng hệ thống TNM này.
Hệ thống TNM dựa vào phạm vi lan rộng của khối u (T - Tumor),
phạm vi ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết (N - Node), và sự hiện diện
của các di căn xa (M - Metastasis). Con số được thêm vào phía sau mỗi chữ
cái xác định kích thước hoặc phạm vi của khối u và di căn
[13],[14],[23],[28].
- Khối u nguyên phát (Primary Tumor)
+ Tx: không đánh giá được khối u nguyên phát
+ T0: không có bằng chứng về sự hiện diện của khối u nguyên
phát
+ Tis: Carcinoma in situ (CIS - ung thư tại chỗ): có sự hiện diện của
các tế bào bất thường nhưng chúng không lan sang các mô lân cận, mặc dù
không phải là ung thư nhưng CIS có thể trở thành ung thư và đôi khi nó
được gọi là ung thư giai đoạn tiền xâm lấn.
16
+ T1, T2, T3, T4: kích thước và/hoặc phạm vi của khối u nguyên
phát.
- Hạch vùng (Regional Lymph Nodes)
+ Nx: không đánh giá được hạch vùng
+ N0: không có hạch vùng liên quan
+ N1, N2, N3: có hạch vùng liên quan (số lượng hạch bạch huyết
và/hoặc phạm vi liên quan)
- Di căn xa (Distant Metastasis):
+ Mx: không thể đánh giá được di căn xa
+ M0: không có di căn xa
+ M1: có di căn xa
Ở nhiều loại ung thư, các cách phối hợp TNM này tương ứng với một
trong 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: ung thư tại chỗ (Carcinoma in situ)
- Giai đoạn I, II, và III: con số càng cao chỉ mức độ xâm lấn càng
nhiều của bệnh: khối u càng lớn và/hoặc mức độ lan rộng của ung thư ra
khỏi cơ quan ban đầu đến những hạch bạch huyết và/hoặc những cơ quan
kế cận từ vị trí của khối u nguyên phát.
- Giai đoạn IV: ung thư lan đến những cơ quan khác [14].
1.2.3. Các phương pháp điều trị ung thư
Ung thư cũng như nhiều bệnh khác, có thể chữa khỏi nếu bệnh được
phát hiện sớm. Hiện nhiều nước đã chữa khỏi được trên 50% cho toàn bộ
bệnh ung thư và có những bệnh đạt trên 80% (ung thư rau, ung thư hạch hệ
thống loại Hodgkin…)
Do đặc tính của tổ chức và tế bào ung thư là phát triển mạnh tại chỗ,
xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn xa vào hệ thống bạch huyết và các