báo cáo tham luận
về nâng cao chất lợng dạy và học Bộ môn vật lí
ở tr ờng THCS
Họ và tên: Lê Trọng Tới
Đơn vị: Trờng THCS Xuân Hng - Thọ Xuân.
Nội dung báo cáo gồm: Hai phần.
Phần I: Lý do báo cáo:
Một trong những nhiệm vụ của năm học 2010 - 2011 là: "Đổi mới công tác quản lí,
nâng cao chất lợng giáo dục". Xuất phát từ yêu cầu trên nghành GD & ĐT Thọ Xuân nói
chung, Trờng THCS Xuân Hng nói riêng đã tổ chức thảo luận bàn biện pháp nâng cao dạy
và học bộ môn Vật lí. Bản thân tôi là một thành viên của tổ Tự Nhiên giảng dạy bộ môn
Vật lí đã đợc tổ phân công trực tiếp tham khảo ý kiến đồng nghiệp để viết báo cáo tham
luận về biện pháp nâng cao chất lợng dạy và học môn Vật lí ở THCS.
Phần II. Nội dung cụ thể:
I. Thực trạng dạy và học bộ môn Vật lí hiện nay:
Liên tục những năm qua bộ môn Vật lí đã không ngừng đổi mới cách dạy và học
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của HS cho ngang tầm với các nớc phát triển trên thế
giới cụ thể là:
1. Đổi mới SGK.
2. Đổi mới phơng pháp giảng dạy, đầu t trang thiết bị trờng học.
3. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lợng học sinh.
4. Tổ chức cho GV học tập chuyên đề, hội thảo chuyên đề.
Bằng nhiều biện pháp tích cực nh vậy đã có một số ít HS có tiến bộ rõ rệt thể hiện
qua các lần thi HS giỏi ở các lớp cuối cấp và HS giỏi Quốc tế. Song nhìn tổng thể kết quả
học tập của HS vẫn còn thấp cha ngang tầm với các nớc phát triển trong khu vực và ở
Quốc tế. Chất lợng đại trà của HS THCS nói chung của Xuân Hng nói riêng cha cao, còn
một phần lớn HS có trình độ học tập yếu kém.
II. Nguyên nhân dẫn đến chất l ợng học tập của HS ch a cao .
1. Nguyên nhân khách quan:
1.1. Cha quản lí, cha kiểm soát đợc sự phát triển và hội nhập của công nghệ thông tin. HS
dễ bị cám dỗ bởi các phim ảnh, trò chơi không lành mạnh trên mạng Intemet và ở các
băng đĩa.
2.1. Sự phát triển kinh tế của nớc ta còn chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị. HS
vùng nông thôn thờng ít có điều kiện tốt nh ở thành thị.(Xuân Hng là một trong những
vùng nông thôn kinh tế phát triển chậm nên HS cha có điều kiện tốt để học tập)
Những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì nhồi nhét cho con cái học nhiều. Môn nào
cũng học thêm, có môn học thêm với nhiều thầy. Các em không có thời gian để vui chơi
giải trí, thậm chí thời gian để chuẩn bị bài học chính ở trên lớp cũng không có. Trái lại
những gia đình kinh tế còn khó khăn thì suốt ngày lăn lộn với cuộc sống để kiếm tiền thì
không quan tâm gì đến việc học hành của con cái mà phó thác hoàn toàn cho nhà trờng;
1
hoặc có quan tâm một chút thì cũng không đủ thời gian để theo dõi việc học tập của các
em nên các em dễ bị cám dỗ bởi các phần tử xấu bỏ bê học hành lôi cuốn đi chơi.
3.1. Chơng trình học của HS THCS có quá nhiều môn, quá nhiều nội dung đa vào chơng
trình. HS tốn nhiều thời gian vào môn học phụ, làm hạn chế thời gian học môn học chính.
2. Nguyên nhân chủ quan:
1.2. Công tác xã hội hoá giáo dục còn dừng lại ở mức độ hình thức, cha đi vào thực tế, ch-
a vạch ra đợc kế hoạch hoạt động cụ thể cho công tác phối hợp giữa ba môi trờng giáo
dục: Nhà trờng; Gia đình và xã hội để giáo dục HS.
2.2. GV cha mạnh dạn đánh giá thực chất kết quả học tập của HS do ảnh hởng đến danh
dự thi đua nên có một số HS lời học vẫn đủ điểm tổng kết để lên lớp. Dẫn đến tính tự
giác, tinh thần thi đua học tập của HS bị giảm sút.
3.2. Nội dung SGK vật lí đợc thay đổi nhiều, phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay nhng
việc đầu t trang thiết bị để thực hiện đúng tinh thần SGK thì còn quá nhiều hạn chế không
đảm bảo cho tính kha học đặc trng của bộ môn Vật lí. Cụ thể là:
Đa số các bài học Vật lí ở THCS đều có thí nghiệm (Chỉ trừ tiết bài tập), các kiến
thức vật lí đợc hình thành từ thí nghiệm vật lí nhng dụng cụ thí nghiệm còn thiếu nhiều,
không đủ bộ, nhiều năm không trang bị bổ sung lại, dụng cụ thí nghiệm kém chất lợng
không chính xác. (Ví dụ: Trong cùng một mạch điện nh nhau nhng mỗi ampekế, mỗi vôn
kế lại có số chỉ kác nhau, ...) làm cho GV dạy lúng túng mất tự tin khi dạy bài có thí
nghiệm không chính xác, HS tiếp thu kiến thức đôi lúc còn áp đặt, thiếu niềm tin ở kết
quả thí nghiệm. Có những bài có thí nghiệm nhng dụng cụ thí nghiệm không làm đợc
thành thử GV chỉ đem dụng cụ lên lớp giới thiệu rồi mô tả việc thực hành, còn kết quả thí
nghiệm buộc GV phải thông báo với HS.
III. Các biện pháp nâng cao chất l ợng dạy và học :
1. Xã hội:
1.1. Quản lí chặt chẻ các thông tin trên mạng, trên các loại băng đĩa, các dịch vụ trò chơi
điện tử ở địa phơng cũng nh ở các khu vực xung quanh trờng học.
2.1. Chính quyền địa phơng chỉ đạo thôn, xóm, dòng họ, gia đình có biện pháp quan tâm
khuyến khích hơn nữa việc học tập của các em.
2. Gia đình:
1.2. Mua đủ sách vở, đồ dùng học tập cho HS.
2.2. Dành thời gian cho các em học tập không những ở trờng mà cả khi ở nhà, mỗi em có
góc (bàn) học tập riêng, không sai vặt khi các em đã ngồi vào góc học tập.
3.2. Đóng góp đầy đủ theo yêu cầu của nhà trờng để các em yên tâm học tập.
4.2. Nên động viên khuyến khích (có thởng bằng hiện vật) mỗi khi các em đạt điểm tốt
và có phạt khi các em không chịu khó học tập khi bị điểm sấu.
3. Nhà tr ờng :
1.3. Xoá bỏ thực sự bệnh thành tích, không gắn chỉ tiêu kết quả học tập của HS vào thi
đua xếp loại GV. Có nh vậy GV mới đánh giá thực chất năng lực học tập của HS. Bản
thân HS cũng nh phụ huynh HS mới xác định đợc rằng: Chỉ có cố gắng học tập thực sự
mới đạt đủ điểm lên lớp trên. Từ đó HS sẽ tự giác học tập hơn, phụ huynh quan tâm đến
việc học tập của con cái hơn.
2.3. GV giảng dạy bộ môn: Phải có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học đảm bảo
gây hứng thú phát huy đợc tính tích cực học tập ở HS, cụ thể:
2
+ Tạo cho HS có niềm tin vào năng lực của bản thân, tự tin trong học tập bằng cách GV
chuẩn bị các loại câu hỏi phù hợp với từng đối tợng HS và u tiên HS có học lực yếu, học
lực trung bình trả lờ các câu hỏi phù hợp đồng thời tuyên dơng, hoặc cho điểm tốt cho
những HS trả lời đúng.
+ Hệ thống câu hỏi của GV dặt ra phải lô gíc, dễ hiểu và mang tính chất gợi mở để HS
dễ trả lời.
+ Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẵn có trong phòng thí nghiệm và su tầm hoặc làm
những dụng cụ có thể làm đợc mà trong phòng thí nghiệm cha có.
+ Tăng cờng kiểm tra bài cũ với nhiều hình thức và u tiên kiểm tra những học sinh có
học lực yếu, học lực trung bình.
+ Hớng dẫn HS soạn bài mới ở nhà trớc khi đến lớp, làm những thiết bị thí nghiệm mà
bản thân các em có thể làm đợc để tạo niềm tin và hứng thú học tập bộ môn của các em.
Thờng xuyên kiểm tra việc học bài và chuẩn bị bài của các em ở đầu mỗi tiết học.
IV. ý kiến đề suất:
1. Địa ph ơng :
1.1. Quản lí chặt chẻ các dịch vụ điện tử quanh khu vực trờng học.
2.1. Khuyến khích xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài ở các thôn, xóm, các dòng họ.
3.1. Phối hợp cùng với nhà trờng tuyên dơng khen thởng HS có thành tích trong mỗi kì
học, trong mỗi đợt thi HS giỏi của huyện, tỉnh.
2. Phụ huynh:
1.2. Mua đủ sách vở, đồ dùng học tập cho HS.
2.2. Dành thời gian cho các em học tập không những ở trờng mà cả khi ở nhà, mỗi em có
góc (bàn) học tập riêng, không sai vặt khi các em đã ngồi vào góc học tập.
3.2. Đóng góp đầy đủ theo yêu cầu của nhà trờng để các em yên tâm học tập.
4.2. Nên động viên khuyến khích (có thởng bằng hiện vật) mỗi khi các em đạt điểm tốt
và có phạt khi các em không chịu khó học tập khi bị điểm sấu. Nếu HS vi phạm khuyết
điểm mời đến phụ huynh thì dù bận thế nào cũng phải có mặt đúng giờ quy định để gặp
gỡ GVCN hoặc nhà trờng bàn biện pháp giáo dục con cái tốt hơn.
3. Nhà tr ờng :
1.3. Quản lí chặt chẻ HS trong các giờ học.
2.3. Bỏ việc đánh giá chỉ tiêu kết quả học tập của HS vào thi đua xếp loại GV; hoặc đa ra
chỉ tiêu phù hợp với chất lợng cụ thể qua khảo sát đầu năm học của HS.
3.3. Rà soát và trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học kịp thời, có trang bị bổ sung cho từng
năm học.
Trên đây là tập hợp những ý kiến chung của tổ mà cá nhân tôi tổng hợp viết nên báo
cáo tham luận này chắc vẫn cha hoàn hảo. Rất mong đợc các đồng nghiệp đọc và góp ý
để bản thân và tổ của chúng tôi hiểu biết đợc hoàn hảo hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 28/9/2010
GV viết báo cáo:
Lê Trọng Tới.
3