Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

An Thuyên: Viết từ những nỗi ám ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.87 KB, 5 trang )

An Thuyên: Viết từ những nỗi ám ảnh



Trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ “già”, An Thuyên là người sáng tác khá
bền bỉ và vẫn giữ được phong độ của mình. Từ một chàng thanh niên chưa qua
trường lớp mà vẫn sáng tác được Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác và Em chọn lối
này nổi tiếng, đến nay, dù bận bịu với công tác quản lý, ông vẫn sáng tác khá đều
với nhiều nhạc phẩm có sức lay động lớn.
Từ những giọt sữa thơm...
Với Hà Tĩnh mình. Răng mà thương mà nhớ. Khi tôi ấu thơ, gió bụi cát bay lẫn
trong sữa thơm mẹ nuôi tôi lớn... (Hà Tĩnh mình thương)
Khi còn là sinh viên năm cuối đi thực tập tại Hà Tĩnh, đúng lúc cơn lũ lịch sử
năm 2000 ập về Hương Sơn (Hà Tĩnh), 3 ngày lênh đênh trên nước, chúng tôi đã
không cầm lòng nổi khi nghe từ đài phát thanh, ca sĩ Hương Mơ hát Hà Tĩnh mình
thương của nhạc sĩ An Thuyên. Những giai điệu tha thiết, những ca từ lắng đọng đã
gợi hình, gợi cảm về một vùng đất đầy khắc khoải. Sau này, trong một lần tiếp chuyện,
ông đã nói về cái hình ảnh gió bụi cát bay lẫn trong sữa thơm mẹ đã ám ảnh ông từ
thời niên thiếu. Đó là vào năm 1949, khi cậu bé An Thuyên cất tiếng khóc chào đời,
thì cũng là lúc giặc Pháp đổ bộ vào Quỳnh Lưu-quê hương ông. Người mẹ mới sinh nở
ôm con vượt sông, bị mất sữa. Trong cát bụi thời loạn, cậu bé được cứu sống từ những
dòng sữa lẫn lộn khác, của những người mẹ vùng đất nghèo khó này.
Khi lớn lên, mẹ ông đã kể cho ông nghe, rằng lần đó bao người dân vô tội chết
vì giặc. Bao mạng người mất đi để cứu sống một người, ông luôn cảm thấy mình như
mắc nợ và bao năm trời đau đáu được một lần viết lên cái nỗi ám ảnh đó bằng âm
nhạc. Trên chặng hành trình của cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc, ông đã viết bao nhiêu
ca khúc về quê hương mà cũng chưa dễ gì gọi tên một lần cái hình ảnh quá vãng ấy.
Mãi đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, một lần về công tác tại Hà Tĩnh, thấy
những người mẹ lầm lũi trên những cánh đồng gió Lào cát trắng, ông mới xúc động
viết nên ca khúc Hà Tĩnh mình thương.
... Đến một làng quê nghèo khó


Làng quê của ông có tên là làng Đáy. Tên Đáy, có nghĩa đen là phía đáy của
một con sông, nhưng lại có nghĩa bóng là đáy cùng của cái nghèo, cái khó. Rất may
mắn, gia đình ông là một gia đình văn nghệ, dù chỉ dừng lại ở hát cho nhau nghe. Bố
mê tuồng và từng đóng vai cha của Thạch Sanh trong vở tuồng cùng tên. Người anh
trai thứ hai vào vai chàng anh hùng họ Thạch. Vở tuồng đó theo năm tháng vẫn được
gia đình ấy diễn trong các ngày hội làng, các buổi liên hoan văn nghệ hợp tác xã. An
Thuyên tham gia với vai trò kéo nhị và ông được bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc từ
những câu hát hồn hậu nơi ruộng lúa bờ sông như thế.
Ông bảo rằng, hình ảnh ám ảnh ông lâu nhất là vùng quê nghèo ấy, là cái làng
Đáy ấy. Sau bao nhiêu năm ra đi, ông luôn hướng về nó và viết về nó. Chính vì vậy
những ca khúc của ông như Ca dao em và tôi, Neo đậu bến quê, Đêm nghe hát đò đưa
nhớ Bác, Hà Tĩnh mình thương, Sông Hiền Lương...vẫn rưng rưng đâu đó hình ảnh
một làng quê nghèo với bao nỗi niềm chưa dứt.
Thời thanh niên, với chút kiến thức âm nhạc “học mót” (cách nói của ông), An
Thuyên quỳ gối trên đường cát viết vội vàng những cái mà ông cho rằng mình viết bài
hát. Không ngờ mấy chục năm sau, nó lại là những tác phẩm xuất sắc của ca khúc Việt
Nam, đó là Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác. Ông bảo rằng sau này,
ông không hề sửa chữa được một nốt nào nữa từ hai ca khúc ấy, bởi vì nó đã trong như
một giọt nước, lỡ đụng vào không khéo sẽ vỡ.
Mê âm nhạc, từng đi bộ hàng chục cây số để thi tuyển vào trường âm nhạc, khi
Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Hà Nội bây giờ) về quê tuyển sinh năng khiếu,
nhưng ông đã bị trượt. Để rồi mãi đến năm 1976, lúc đã 27 tuổi và từng là một cán bộ
làm công tác văn hóa ở Nghệ An, ông mới chính thức đi học trường nhạc để thực hiện
cái khao khát từ thời tấm bé: nhạc, chỉ có nhạc mà thôi.
Nhưng để có một An Thuyên của ngày hôm nay, với những ca khúc nổi tiếng,
không chỉ đơn thuần nhờ những kiến thức mà ông đã học trong trường nhạc hay những
đam mê của cậu bé trong một gia đình có máu văn nghệ. Ông đã may mắn là người
được giao nhiệm vụ đi sưu tầm dân ca và nhạc cổ truyền ở một số vùng quê Nghệ An
thời trai trẻ. Những giai điệu tha thiết của một vùng quê đã ngấm vào ông như bồi
thêm phù sa cho cái hồn âm nhạc dân tộc trong ông để bật ra trên từng giai điệu mà

ông viết ra sau này.
Và nữa, những hình ảnh như không thể khác, không thể có ở một nơi nào khác
đã lưu dấu trong tiềm thức của người thanh niên đa cảm ấy. Đó là những chiếc áo tơi
lam lũ, những đôi chân trần trên cát của những người nông dân xắn quần ngang gối; là
những con đò chở nặng những cuộc đời nghèo khó... Những hình ảnh ấy đã thấp
thoáng bóng dáng trong các ca khúc của ông, tạo nên một phong cách rất riêng.
Dân gian mà hiện đại
Ông cũng như nhiều người con tài năng khác của xứ Nghệ, lập nghiệp ở chốn
phồn hoa đô hội. An Thuyên khiêm tốn nhận rằng, so với nhiều nhạc sĩ hiện sống ở
Nghệ An, ông còn kém tài họ. Nhưng cái khác của ông là viết bằng những nỗi day dứt
khôn nguôi hình ảnh một vùng quê của người con hơn 30 năm xa quê.
Khi xa quê, được tiếp xúc với văn hóa Bắc Bộ, ông thêm một lần rung động và
ngưỡng mộ. Ông tiếp thu cái lịch lãm, hào hoa của vùng đất này để thể hiện trong
những ca khúc viết về miền quê nắng gió ấy. Chính vì vậy, những ca khúc của ông,
dân gian là vậy nhưng cũng rất hiện đại. Bao nhiêu nỗi niềm nhưng không ủy mị,
ngược lại, rất sang trọng.
Nhạc sĩ An Thuyên hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội, đeo hàm đại tá và được biết đến là một người quản lý tài năng, đưa một ngôi
trường từng đứng trước nguy cơ bị giải thể thành một cái nôi đào tạo nghệ thuật uy tín
như hiện nay. Có nhiều lý do để ông giải thích điều này, nhưng trong đó có lý do... ám
ảnh. Ông bị ám ảnh bởi cái...trượt thời đi thi tuyển, nên bây giờ phương thức tuyển tài
năng của ông là phát hiện những năng khiếu chính trong học trò chứ không áp dụng
khuôn mẫu cho những người chưa biết nhiều về nghệ thuật.

×