Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM CÔNG HUẤN

TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM CÔNG HUẤN

TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 8 34 04 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƯ PHONG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên”là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Phạm Công Huấn

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của
Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Như Phong đã quan tâm,
giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND tỉnh Thái
Nguyên, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp,
Công an tỉnh, Sở Giáo dục và đào tạo, một số các cơ quan, sở, ban ngành khác
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập số

liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều
kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả

Phạm Công Huấn

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
MỤC LỤC.................................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ VII
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ VIII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................................ 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................... 8
7. Kết cấu của luận văn.......................................................................... 8
CHƯƠNG . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO
DỤCPHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ... 9
1.1. Khái quát chung về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật............. 9

1.1.1. Khái niệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ............................ 9
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ........ 11
1.1.3. Đặc điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ............................ 15
1.2. Khái quát về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ .................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ ........................................................................... 16
1.2.2. Chủ thể, đối tượng của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ ........................................................... 18
1.2.3. Nội dung, hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đường bộ ............................................................... 21
iii


1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ............................. 26
1.3.1. Nhận thức về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ .................................................................... 26
1.3.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
về trật tự an toàn giao thông đường bộ................................................. 26
1.3.3. Cơ chế phối hợp hoạt động ......................................................... 27
1.3.4. Một số yếu tố khác ..................................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ tại một số địa phương và giá trị tham khảo
cho tỉnh Thái Nguyên ........................................................................ 29
1.4.1. Tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 29
1.4.2. Tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................... 30
1.4.3. Tỉnh Nghệ An ............................................................................. 32
1.4.4. Giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên ...................................... 33
TIểU KếT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 34

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP
LUẬTVỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTỪ TRỰC
TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................. 35
2.1. Tình hình về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái
Nguyên .............................................................................................. 35
2.1.1. Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Thái Nguyên ......................... 35
2.1.2. Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .. 37
2.1.3. Tình hình vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.............................................................. 43
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........ 44
2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ ..................................................... 44
iv


2.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ ..................................................... 46
2.2.3. Nội dung, đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên ............................................ 51
2.2.4. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 58
2.2.5. Đội ngũ tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ ................................................................................... 70
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........ 72
2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 72
2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế .............................. 75
TIểU KếT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 80
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHỔ

BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................. 81
3.1. Quan điểm, mục tiêu bảo đảm phổ biến giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên ....................... 81
3.1.1. Mục tiêu .................................................................................... 81
3.1.2. Quan điểm bảo đảm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông tại tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 83
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên ....................... 84
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền
trong hoạt động tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ ........................................................................... 84
3.2.2. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, đối
tượng trong phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ ............................................................................................ 85
v


3.2.3. Đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan làm
nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ tại tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 91
3.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên................................ 93
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm .......... 102
3.2.6. Tăng cường nguồn lực bảo đảm thực hiện tốt hoạt động phổ biến
giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ .................. 104
TIểU KếT CHƯƠNG 3 ............................................................................................105
KẾT LUẬN................................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................108
PHỤ LỤC...................................................................................................................112


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT

:

An toàn giao thông

CSGT

:

Cảnh sát giao thông

PBGDPL

:

Phổ biến, giáo dục pháp luật

TTATGT

:

Trật tự an toàn giao thông


UBND

:

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tỉnh Thái Nguyên............. 38

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn ........................ 39
Biểu đồ 2.2: Số vụ tai nạn giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông của
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 ...................................................... 40
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông theo phương tiện ....................... 40
Biểu đồ 2.4: Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 2015 – 2019 ........................................... 41

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt độngtổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đang ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩacủa dân, do

dânvà vì dân. Đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi
pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng
pháp luật và thực thi pháp luật. Cùng với đó là xu thế hội nhập và mở cửa
hiện nay của nền kinh tế đất nước mang đến cho chúng ta những thời cơ, vận
hội mới song cũng đặt rakhông ít những khó khăn, thách thức. Do vậy, việc
nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân
là nhiệmvụ đặc biệt quan trọng, có vai trò quyết định đảm bảo cho sự ổn định
về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như thúc đẩy sự phát triển
kinh tế -xã hội ở địa phương.
Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, trong thời gian qua
hoạt độngtổ chức PBGDPL về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường
bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, góp phần
nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý của nhà nước về TTATGT
nói chung và TTATGT đường bộ nói riêng.
Hoạt độngtổ chức PBGDPL nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính
quyềntừ tỉnh đến các huyện và sự vào cuộc cả hệ thống chính trị. Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều đổi mới theo hướng tích cực và cụ thể hơn. Việc
ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL về
TTATGT đường bộ của các cấp, các ngành được quan tâm, thực hiện. Tổ
chức bộ máy chỉ đạo, thực hiện từ tỉnh đến địa phương được xây dựng và
từng bước kiện toàn, đi vào hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất bảo đảm
cho hoạt độngtổ chức PBGDPL vềTTATGT đường bộ từng bước được quan

1


tâm đầu tư. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật được tổ
chức kiện toàn ở các cấp làm nòng cốt cho hoạt động PBGDPL nói chung và
PBGDPL về TTATGT đường bộ nói riêngtại tỉnh Thái Nguyên. Hình thức
tuyên truyền khá phong phú, nhiều văn bản luật về giao thông đường bộ và

những kiến thức chung về pháp luật được tuyên truyền phổ biến đại đa số
tầng lớp nhân dân... Từ đó tạosự chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của cán bộ và nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay hoạt độngtổ chức
PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ một số tồn
tại, hạn chế nhất định như: nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
hoạt độngtổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa đầy đủ; hoạt động
tuyên truyền, giáodục pháp luật về TTATGT đường bộ thời gian qua còn dàn
trải, chồng chéo, sự phối hợp chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức, chưa
thực sự chú ý đến chất lượng; hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
mặc dù có sự tâm huyết, nhiệt tình công tác nhưng đều là những cán bộ kiêm
nhiệm, chưa được quan tâm tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ PBGDPL, hầu
hết không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật nên hiệu
quả hoạt động chưa cao; phương tiện, kinh phí đã có sự quan tâm nhưng chưa
có sự đầu tư đúng mức... Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về
hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT – từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên là
việc làm hết sức thiết thực nhằm tìm ra những giải pháp đổi mới, nâng cao
chất lượng cũng như hiệu quả thực hiện hoạt động này trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ mục đích đó, tác giả đã chọn đề tài “Tổ chức phổ biến,
giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ - từ thực tiễn
tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay luôn nhận được
sựquan tâm của mọi cấp, mọi ngành trong cả nước. Vấn đề phổ biến, giáo dục
2


phápluật qua các giai đoạn đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả tìm
hiểu,nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau với

cáchình thức như: Sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án, luận văn, khóa
luận tốt nghiệp... Đáng chú ý có các công trình sau:
Tác giả Hoàng Long Biên, Hoàng Thị Thu Hằng (2016): “Nghiên cứu
các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền kiến thức pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020”, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan tình hình
phát triển kinh tế - xã hội; kết cấu hạ tầng giao thông, công tác quản lý
phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (tính đến thời điểm hết
năm 2015). Đánh giá thực trạng tình hình trật tự - an toàn giao thông, công tác
tuyên truyền kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2015. Phân tích kết quả đạt được, tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ
biến kiến thức pháp luật về trật tự - an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2016 – 2020. [8]
Từ Nhật Tú (2018): “Nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu lực quản
lý Nhà nước của lực lượng Cảnh sát Giao thông về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông trên địạ bàn tỉnh Quảng Bình”, Đề tài nghiên cứu khoa học và
công nghệ, mã 07/2018-QLKH, Cơ quan công an tỉnh Quảng Bình. Đề tài đã
đề xuất một số giải pháp như: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy
định pháp luật về an toàn giao thông có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường
tuyên truyền trên thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp đối tượng;
Xây dựng, triển khai kế hoạch chuyên đề tuyên truyền với các hình thức
phong phú thiết thực, tránh hình thức kém hiệu quả; phát huy vai trò của các
tổ chức chính trị xã hội;Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy
định về trật tự, an toàn giao thông trên tất cả các tuyến đường thủy, đường bộ;
ứng dụng khoa học công nghệ cao, sử dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến để
giám sát, ghi hình, phát hiện và xử lý vi phạm.[26]
3



Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân (2017) tại trang thông tin về phổ biến giáo dục
pháp luật, Bộ Tư pháp có bài viết: “Quản lý nhà nước về Phổ biến, giáo dục
pháp luật thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Qua sơ kết 03 năm
triển khai thi hành Luật PBGDPL cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về
PBGDPL đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:(1) nhận thức về vị trí,
vai trò và ý nghĩa của công tác PBGDPL trong xã hội, trong xây dựng, thi
hành và bảo vệ pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực; (2) thể chế, chính
sách về PBGDPL cơ bản được hoàn thiện, (3) nguồn nhân lực thực hiện
PBGDPL được củng cố, kiện toàn, chất lượng được nâng lên, cả về thiết chế
quản lý, thiết chế triển khai thực hiện, thiết chế phối hợp và cơ chế vận hành
của nó; (4) Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng, từng bước
hoàn thiện và đi vào hoạt động;(5)hoạt động PBGDPL được đổi mới cả về nội
dung, hình thức; (6) công tác thống kê, báo cáo, thanh tra, kiểm tra, khen
thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật về PBGDPL được
quan tâm. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về
PBGDPL còn một số tồn tại, hạn chế: hiện vẫn chưa có Bộ tiêu chí đánh giá
hiệu quả công tác PBGDPL; nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL
chậm đổi mới so với thực tiễn; phản ứng chính sách đôi lúc chưa linh hoạt;
nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL còn hạn chế, cả về kỹ năng, nghiệp vụ và
tính chuyên nghiệp.[20]
Nguyễn Khắc Hùng (2009), Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật
cho họcsinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã làm
rõ cácvấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật;
đánh giá thực trạng côngtác tổ chức giáo dục pháp luật trong trường học, thực
trạng triển khai các biện pháp tổ chứcgiáo dục pháp luật cho học sinh trong
các trường trung học phổ thông ở thành phố Hồ ChíMinh; qua đó, đề xuất ba
nhóm giải pháp tác động với 09 biện pháp cụ thể đểgiáo dục pháp luật cho
học sinh trong các trường trung học phổ thông [19]
4



Ngô Quang Ngọc (2011): “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong
việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay’’, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành
chính Quốc gia. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong việc
bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ;tính tất yếu phải thực hiện quản
lý nhà nước đối với lĩnh vực đó; thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. [21]
Đặng Quang Tuân (2012): “Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn
giao thông, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận
về lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội.Đề tài tập trung
nghiên cứu vào đối tượng là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giao
thông trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình và một vài địa phương khác trên cả nước,
từ đó tìm ra những cái làm được và những hạn chế của công tác phố biến,
giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Cuối cùng là rút ra những bài học
kinh nghiệm và mộtsố giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên
truyên, phổ biến, giáo dụcpháp luật giao thông của Tỉnh cũng như cả
nước.[28]
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thạch (2015): “Nghiên cứu các
giảipháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt
Nam”, chuyên ngành tổ chức và quản lý vận tải, thực hiện năm 2015 tại
trường Đại họcGiao thông vận tải. Một trong các giải pháp mà tác giả đề xuất
trong luận án là giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật và ý thức tham
gia giao thông. Tác giả nhấn mạnh đây là giải pháp mang tính xã hội, vận
động giáo dục ý thức tham gia giao thông. Tác giả cho rằng cần nâng cao chất
lượng tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng cấp tỉnh, huyện, xã. Xây dựng công tác tuyên truyền vào các hoạt
động của đội tuyên truyền cho các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, và các xã,
khu dân cư làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Đặc biệt, ở mỗi nơi


5


tuyên truyền, do đặc điểm dân cư, thói quen, ý thức chấp hành pháp luật an
toàn giao thông, phương tiện sử dụng khác nhau nên các hình thức tuyên
truyền cũng sẽ khác nhau. [24]
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn
giaothông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm
2016 tạiHọc viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cho rằng để quản lý nhà nước
về TTATGT đường bộ đạt kết quả cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện
pháp luật giao thông đường bộ theo những nội dung cơ bản sau đây: đẩy
mạnh việc xây dựng phong trào quần chúng thực hiện Luậtgiao thông đường
bộ; cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
TTATGTđường bộ, việc phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên,
sâu rộngtrong các tầng lớp nhân dân, để mọi người nắm được và nghiêm
chỉnh chấphành phải được hết sức coi trọng; Tuyển chọn và đào tạo các tình
nguyện viên tuyên truyền giao thông cókiến thức và kỹ năng giao tiếp tốt;
Gắn kết hoạt động xử phạt vi phạm hành chính với hoạt động tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.[15]
Tóm lại, các công trình khoa học, các đề tài đã giải quyết nhiều nội
dung về lý luận và thực tiễn trong hoạt động PBGDPL nói chung và pháp luật
TTATGT đường bộ nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa
có công trình nào đề cập, luận giải một cách toàn diện và hệ thống về hoạt
độngtổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ qua thực tiễn tại tỉnh Thái
Nguyên. Luận văn này kế thừa các kết quả nghiên cứu về PBGDPL nói
chung, về pháp luật TTATGT đường bộ nói riêng trong các công trình nêu
trên, đồng thời nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về PBGDPL về
TTATGT đường bộ được quy định trong hệ thống các tài liệu, văn bản quy
phạm pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thái Nguyên, qua đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức PBGDPL về

TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên.
6


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường
bộ - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu, luận văn phải tiến
hành thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận về tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức PBGDPL về TTATGT đường
bộ- từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức PBGDPL về
TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT
đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tỉnh Thái Nguyên
+ Về thời gian: từ năm 2015đến nay
+ Về nội dung: đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức PBGDPL về
TTATGT đường bộ- từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận, phân tích,
đánh giá các vấn đề nghiên cứu, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu (đọc tài liệu là sách, bài báo, văn bản
pháp luật, báo cáo ….);

+ Phương pháp thống kê: các số liệu thực trạng vềtổ chức PBGDPL về
TTATGT đường bộ;

7


+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: nghiên cứu kinh
nghiệm của một số địa phương;
+ Phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu: thu thập số liệu, xử lý
số liệu để đưa ra những nhận định khách quan về thực trạng tổ chức PBGDPL
về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về PBGDPL
nói chung và PBGDPL về TTATGT đường bộ nói riêng, nêu được vai trò của
hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ trong cộng đồng dân cư. Luận
văn làm rõ thêm những vấn đề lý luận về nội dung, hình thức tổ chức
PBGDPL về TTATGT đường bộ.
Phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời rút ra những kinh nghiệm về
tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộtừ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên hiện
nay. Những giải pháp được đề ra trong luận văn sẽ được áp dụng trong việc
xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL và thực tiễn. Luận văn góp phần
nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn của
các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc PBGDPL trong cộng đồng dân cư
nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng để đưa pháp luật vào cuộc sống.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Chương 2: Thực trạng tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ từ trực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3:Quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức phổ biến, giáo
dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên.
8


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌCCỦA TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái quát chung về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1.1. Khái niệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
Tổ chức PBGDPL là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là
cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. PBGDPL là nhằm hình thành
ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò
và hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội. Trong khoa học pháp lý,
PBGDPL là những kháiniệm bao hàm nhau. Trong đó, khái niệm giáo dục
pháp luật là khái niệmrộng nhất, vì trong hoạt động giáo dục pháp luật, có cả
hoạt động phổ biếnpháp luật.
Phổ biến pháp luật tức là sự truyền tải thông tin pháp luật có
địnhhướng, có đối tượng xác định. Tiêu chuẩn để đánh giá sự xác định của
các đốitượng thể hiện ở chỗ đối tượng đó cần phải nắm vững về nội dung
thông tin vìnó là thiết thực, là đòi hỏi bức xúc, sự cần thiết trước mắt. Nếu
như tuyêntruyền pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật hiện hành
một cáchrộng rãi không hạn chế về phạm vi, giới hạn các chủ thể của quan hệ
xã hội,tức là tới mọi công dân. Đó là sự thông tin toàn diện, chung nhất về hệ
thốngpháp luật hiện hành. Thông tin về sự công bố, ban hành các văn bản
quyphạm pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự,
hànhchính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ
môitrường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông… chính

làsự tuyên truyền pháp luật. Sự thông tin này không nhằm vào những đối
tượngnhất định mà là toàn xã hội.
Do vậy việc phổ biến pháp luật bao giờ cũng phảiđược thực hiện đối
với những đối tượng nhất định, với những nội dung có chủđịnh trước, nhằm

9


đạt được những mục đích nhất định. Xét một cách bao quátnhất, có thể thấy
nội dung của phổ biến pháp luật không chỉ dừng lại ở việcthông tin về những
văn bản pháp luật, mà còn bao hàm cả việc truyền bá cácchính sách pháp luật,
các chủ trương của nhà nước về một vấn đề gì đó.Chẳng hạn, luật thuế được
banhành thì sự truyền tải thông tin về luật thuế đó không phải đối với mọi
đốitượng đều ở mức độ như nhau. Đối với đa số nông dân có lẽ thuế môn
bàikhông cần phải phổ biến vì hầu như không có liên quan gì đối với họ.
Nhữngngười hoạt động kinh doanh thì ngược lại, họ cần phải được phổ biến
cụ thể,chi tiết. Cũng có những văn bản, đối với người nông dân không chỉ
dừng lại ởmức độ tuyên truyền mà cần phải được phổ biến, họ cần phải được
"quántriệt" để thực hiện.
Theo các chuyên gia trong Dự án VIE/98/001 của Bộ Tư pháp, phổ
biến pháp luật có thể hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa hẹp: phổ biến pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối
tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ
đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của
đối tượng.
- Nghĩa rộng: phổ biến pháp luật là một loại hình hoạt động (công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn về phổ biến, giáo
dục pháp luật. [10]
Giáo dục pháp luậtcũng được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: giáo dục pháp luật là quá trình tác động, ảnh hưởng của

những điều kiện khách quan của đời sống xã hội, môi trường sống, điều kiện
sống, làm việc của con người, của cả những yếu tố chủ quan, sự tự giác, tự ý
thức, các định hướng xã hội... Giáo dục pháp luật là quá trình hình thành ý
thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các thành viên trong xã hội, quá trình
đó chịu sự tác động của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan,
trong đó – điều kiện khách quan (chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa 10


xã hội, môi trường sống...) là nhân tố ảnh hưởng, nó có thể tác động tự phát
theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, còn nhân tố chủ quan bao giờ cũng là sự tác
động tự giác, tích cực, có ý thức, có chủ định theo chiều hướng xác định nhằm
đạt được mục đích của chủ thể tác động.
- Nghĩa hẹp, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ
chức, có mục đích của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân
(chủ thể giáo dục) tác động lên đối tượng giáo dục nhằm cung cấp tri thức
pháp luật, xây dựng thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật và tạo lập thói quen
tuân thủ pháp luật.
Quan niệm về giáo dục pháp luật đã được thể hiện trong các ấn phẩm
của khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu các quan niệm nêu
trên về giáo dục pháp luật, có thể đưa ra khái niệm như sau về giáo dục pháp
luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có mục đích
của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và
thường xuyên, nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, thái độ, tình cảm tôn
trọng pháp luật và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật [14].
Từ những phân tích khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm tổ chức
PBGDPL như sau: Tổ chức phổ biến, giáodục pháp luật là hoạt động có định
hướng, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang
bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức
đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
1.1.2. Mục đích, yêu cầu của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật

Mục đích của tổ chức PBGDPL được xem xét trên nhiều góc độ
phụthuộc vào các yếu tố như đối tượng, nội dung, quy mô, hình thức tổ chức
PBGDPL, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của xã hội ở từng
giaiđoạn, điều kiện lịch sử cụ thể. Việc xác định rõ mục đích, yêu cầu của tổ
chức PBGDPL cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định nội dung,

11


hìnhthức, phương tiện, phương pháp PBGDPL. Mục đích của tổ chức
PBGDPL được nhìn nhận qua các tiêu chí cụ thể, đó là:
Một là, mục đích về nhận thức, PBGDPL nhằm nâng cao khảnăng nhận
thức pháp lý, sự hiểu biết về pháp luật để hình thành một tri thứcpháp luật cần
thiết, đúng đắn, giúp nâng cao nhận thức về quyền và tráchnhiệm của mỗi
công dân.Đây là mục đích hàng đầu bởi vì PBGDPL giúp hình thành,làm sâu
sắc văn hóa pháp lý của mỗi người dân, giúp tăng cường pháp chế,quản lý xã
hội bằng pháp luật. Tuy nhiên thực tế, do nhiều yếu tố, mức độ hiểu biết
phápluật của người dân còn thấp, không đồng đều, còn chịu nhiều ảnh hưởng
bởithói quen, nếp sống, tư tưởng... thì không phải lúc nào tất cả người dân
cũngđều tự biết hay chủ động tìm hiểu, ủng hộ và chấp hành pháp luật.
Vì vậy, muốn pháp luật được thực hiện nghiêm túc, phát huy được
đầyđủ vai trò, chức năng của mình đòi hỏi pháp luật phải được thẩm thấu
trongnhận thức mỗi người dân. Tuy nhiên, bản thân pháp luật không thể tự nó
đếnvới mỗi người mà bắt buộc phải thông qua hoạt động PBGDPL. Đây
chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêucầu, nội dung và
các quy định pháp luật đến với người dân, giúp cho ngườidân nắm bắt pháp
luật một cách kịp thời, hỗ trợ tích cực để nâng cao nhậnthức pháp luật cho
nhân dân.
Hai là, mục đích cảm xúc, PBGDPL giúp hình thành, khơi dậyở người
dân tình cảm tích cực, niềm tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật.Pháp

luật chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi người dân tin tưởng vào cácquy
định của pháp luật. Chỉ có niềm tin vào pháp luật mới khiến cho ngườidân
thực hiện các quy định của pháp luật một cách tự giác mà không cần đếnbất
kỳ một biện pháp cưỡng chế nào. Nếu chỉ có kiến thức pháp luật mà không có
ý thức tôn trọng và niềm tin vào pháp luật, người dân sẽ không nhậnthức
được tính công bằng, lợi ích của pháp luật, từ đó rất dễ vì lợi ích có nhânmà vi
phạm pháp luật.
12


Vì vậy PBGDPL để mọi người hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về
nguyên tắc, về quátrình thực hiện và áp dụng pháp luật, hiểu được quá trình
điều chỉnh pháp luậtsẽ lấy lợi ích của đông đảo nhân dân trong xã hội làm tiêu
chí, thước đo.
Ba là, mục đích hành vi, PBGDPL giúp hình thành động cơ,hành vi
nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật. Động cơ và hành vihợp pháp
là kết quả của quá trình nhận thức, đấu tranh tâm lý từ không đồngtình đến
đồng tình, từ bất mãn đến chấp nhận. Từ đó mỗi người dân xây dựngcho bản
thân thói quen tuân thủ theo pháp luật. PBGDPL hướng tới hình thành ở đối
tượng được giáo dục động cơ, hành vi xử sự theo các nguyêntắc, quy định của
pháp luật, chính là hiện thực hóa mục tiêu nhận thức và mụctiêu tình cảm, thể
hiện sự chuyển hóa từ nhận thức sang hành vi.Việc chấp hành pháp luật của
người dân chỉ có thể được nâng cao khihoạt động tổ chức PBGDPL cho người
dân được tiến hành thường xuyên, kịpthời và có tính thuyết phục.
Tóm lại, mục đích của tổ chức PBGDPL là nhằm cung cấp những
thôngtin, những yêu cầu, nội dung quy định pháp luật đến người dân, giúp
người dânhiểu biết, nâng cao nhận thức pháp luật, hình thành lòng tin vào
pháp luật, tạothói quen hành xử, ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật của họ.
Để có thể thực hiện hiệu quả hoạt động tổ chức PBGDPL phải đáp

ứngcác yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, PBGDPL phải đảm bảo đúng đường lối, chủ trương,chính
sách của Đảng về PBGDPL. Đây phải là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi
pháp luật, là mắt xích quan trọng để chuyển tảipháp luật vào đời sống, vì thế,
giáo dục pháp luật là một công tác quan trọng,đòi hỏi phải được tổ chức chặt
chẽ, có định hướng, có kế hoạch và có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, nhiều cấp, nhiều ngành.

13


Thứ hai, tổ chức PBGDPL phải bảo đảm tính khoa học, chính xác,
trungthành với nội dung của văn bản pháp luật. PBGDPL khác với cácloại
hình giáo dục khác ở chỗ nội dung được giáo dục là những quy định vềquy
tắc xử sự được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy địnhnày
được cấu trúc chặt chẽ từ tinh thần đến lời văn thể hiện. Do đó việc PBGDPL
phải đảm bảo nguyên tắc khoa học, chính xác, trung thành vớinội dung của
văn bản pháp luật.
Thứ ba, PBGDPL phải đảm bảo tính chính xác của hệ thốngcác quy
định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác(Nghị quyết
của Quốc Hội, nghị định của Chính phủ, thông tư liên tịch,thông tư của Bộ
trưởng, nghị quyết của Hội đồng nhân dân...) về một hoặcmột số nội dung
pháp luật cụ thể để người được giáo dục pháp luật hiểuđúng, đầy đủ và có hệ
thống quy phạm pháp luật về một hoặc một số nộidung pháp luật cần giáo dục.
Thứ tư, PBGDPL phải đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên vàcó trọng
tâm, trọng điểm. Pháp luật là hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúcxã hội,
phản ánh cơ sở kinh tế, vì thế, pháp luật thường xuyên được xây dựng,sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển từng giai đoạn của đất nước.Là
khâu đầu tiên, cầu nối để đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sốngvì
vậy giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, thường xuyên và cótrọng

tâm, trọng điểm, gắn liền với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệmvụ phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Thứ năm, PBGDPL phải bảo đảm tính đại chúng, phù hợp đốitượng, dễ
hiểu, dễ áp dụng. Đối tượng của PBGDPL đa dạng vớinhiều thành phần trong
xã hội. Trình độ hiểu biết, nhận thức, nhu cầu vềpháp luật và điều kiện, khả
năng tìm hiểu, tiếp cận pháp luật cũng rất khácnhau. Vì vậy thực hiện tổ chức
PBGDPL phải xuất phát từ đốitượng, phải hiểu họ thiếu những gì, phải nắm
được trình độ văn hóa, nghềnghiệp, giới tính, dân tộc, điều kiện môi trường
xung quanh,... của đối tượngđể xác định, lựa chọn nội dung, hình thức,
phương pháp, cách thức giáo dụcpháp luật cho phù hợp. Bên cạnh đó trình độ
14


văn hóa pháp lý, ý thức phápluật của người dân còn chưa đồng đều vì thế việc
giáo dục pháp luật cầnphải đảm bảo tính đại chúng, giản dị, ngôn ngữ pháp
luật đơn giản, cáchthức diễn đạt dễ hiểu, nhất quán.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất,tổ chức PBGDPL phải luôn gắn bó mật thiết với giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức.
Thông qua hoạt động tổ chức PBGDPL gắn với việc tuyên truyền chủ
trương, chính sách pháp luật sẽ phát huy được truyền thống yêu nước, tinh
thần đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động
điều hành, quản lý của Nhà nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như
động viên nhân dân tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch, vững mạnh, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân và hội nhập quốc tế.
Tổ chức PBGDPL cho nhân dân không chỉ là giáo dục kiến thức pháp
luật đơn thuần mà còn phải kết hợp với việc giáo dục đạo đức, lối sống. Giáo
dục đạo đức tạo điều kiện cần thiết để hình thành ở mỗi người dân tình cảm
và thái độtôn trọng pháp luật, còn giáo dục pháp luật lại có vai trò to lớn trong

việc xâydựng ý thức và lối sống đạo đức, góp phần hình thành nên những giá
trị đạođức mới. Như vậy giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, thống nhất, hỗ
trợ chonhau hướng tới mục tiêu chung là hình thành ở mỗi một công dân hành
vi hợppháp và hợp với những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, hướng tới
cái thiện, vì những giá trị nhân văn của loài người.
Thứ hai,hoạt động tổ chức PBGDPL có mối quan hệ chặt chẽ với công
tác xây dựng, thực hiện pháp luật
Trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật, thực hiện pháp luật là giai đoạn
thứ hai sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật. Pháp luật chỉ có thể
phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi pháp
luật đó được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong thực tế. Để đạt

15


×