Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.9 KB, 3 trang )

Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước\Xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay\Trường hợp xử lý TSBĐ không thoả thuận được phương thức xử lý
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Tên đơn vị: Sở giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT.
Địa chỉ:
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 Trình tự thực hiện:
1. Chi nhánh NHPT có công văn báo cáo và đề xuất xử lý TSBĐ gửi NHPT.
2. NHPT có công văn gửi Chi nhánh NHPT về việc đồng ý hoặc không đồng ý (nêu rõ lý
do) xử lý TSBĐ, để Chi nhánh căn cứ trả lời khách hàng.
3. Trường hợp được NHPT đồng ý xử lý TSBĐ: Chi nhánh NHPT thông báo bằng văn
bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm
khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn
bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký
giao dịch bảo đảm.
4. Chi nhánh NHPT thực hiện giao nhận, thu giữ TSBĐ với bên bảo đảm để xử lý.
5. Khai thác, sử dụng TSBĐ trong thời gian chờ xử lý (nếu có).
6. Tiến hành xử lý TSBĐ: Chi nhánh NHPT tiến hành thực hiện xử lý TSBĐ theo một
trong hai cách sau:
- Bán đấu giá theo quy định;
- Trường hợp TSBĐ (là động sản) có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị
trường thì NHPT được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá;
đồng thời NHPT có văn bản thông báo cho các bên liên quan.
- Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử
dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn
liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong
hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển
giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
- Thanh toán thu nợ từ việc xử lý TSBĐ.
7. Đối chiếu, xác nhận số dư nợ còn lại: Sau khi TSBĐ đã được xử lý để thu hồi, Chi
nhánh NHPT và khách hàng lập phiếu đối chiếu, xác nhận số dư nợ còn lại, số siền thu


thêm được từ các nguồn thu nhập hợp pháp khác của khách hàng.


Cách thức thực hiện:
1. Trực tiếp tại trụ sở của Sở giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT.
2. Thông qua hệ thống bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
1. 1.Thông báo xử lý TSBĐ của Chi nhánh NHPT gửi cho khách hàng và
các bên cùng nhận bảo đảm khác. 2. Báo cáo tài chính đến thời điểm đề nghị
xử lý TSBĐ của khách hàng. 3.Hợp đồng tín dụng (phụ lục hợp đồng tín
dụng); Hợp đồng bảo đảm tiền vay (phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay).
(Bản chính)

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Chưa có quy định cụ thể. ngày ()
Phí, lệ phí: không Yêu cầu điều kiện:
NHPT được xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận trong các
trường hợp sau:
1. Khách hàng có nợ quá hạn liên tiếp trong thời hạn 06 tháng đối với tín dụng đầu tư;
2. Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại, nếu không thoả thuận
được việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bảo đảm đối với NHPT của các
pháp nhân mới và khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ trước thời hạn theo yêu cầu của NHPT, thì NHPT có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi
nợ;
3. Khách hàng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng phải
thực hiện nghĩa vụ trả nợ NHPT trước thời hạn, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
4. Trường hợp khách hàng bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là
đến hạn, nếu khách hàng không trả được và không xử lý TSBĐ để trả nợ thì NHPT
được xử lý TSBĐ để thu hồi nợ;

5. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:
1. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005, hiệu lực ngày 01/01/2006.
2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 27/6/2005, hiệu lực ngày 01/01/2006.
3. Luật phá sản số 21/2004/QH11 ngày 24/6/2004, hiệu lực ngày 15/10/2004.
4. Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản,
hiệu lực ngày 10/02/2005.
5. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm, hiệu lực ngày 27/01/2007.
6. Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 04/5/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy
định của NĐ số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá; hiệu lực ngày
15/05/2005.
7. Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày 17/9/2007 của Hội đồng Quản lý NHPT ban hành
Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.
8. Công văn số 4274/NHPT-PC ngày 22/12/2007 của NHPT về việc hướng dẫn thực
hiện Quy chế bảo đảm tiền vay

×