Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáu kỹ năng tạo danh tiếng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.09 KB, 5 trang )

Sáu kỹ năng tạo danh tiếng



Một số chủ doanh nghiệp thu hút khách hàng như có phép thuật. Nhiều khi, họ
không cần phải sử dụng đến dịch vụ quảng cáo. Sự nổi tiếng của những doanh nhân
này đủ để tên tuổi họ được khách hàng nhớ tới mỗi khi có nhu cầu về hàng hóa và dịch
vụ nào đó.

Bạn có thể có được danh tiếng như họ, có được công việc lý tưởng như công
việc của họ? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, song việc này phụ thuộc vào những nỗ lực
của bạn và đòi hỏi phải có một cách nghĩ mới và chiến lược marketing mới. Mặc dù nỗ
lực tạo ra thành công của những doanh nhân thành đạt có khác nhau, song tất cả họ
đều tuân thủ 6 nguyên tắc chủ đạo sau:

1. Biết đặt mục tiêu vào những triển vọng tốt nhất.

Các doanh nhân tạo được danh tiếng đã tập trung công tác marketing vào những
mục tiêu có triển vọng nhất. Một ví dụ điển hình là trường hợp ông Alex Fisenko
(người Mỹ) – người được mệnh danh là “ông vua cà phê”. Ông đã rất thành đạt trong
hoạt động kinh doanh cà phê từ mấy thập kỷ trước. Công việc kinh doanh cà phê của
ông nay vẫn rất suôn sẻ, song ông lại quyết định chuyển hướng sang kinh doanh “kinh
nghiệm” của mình.

Ông đặt mục tiêu vào việc truyền đạt kinh nghiệm của mình cho những nhà
kinh doanh nhiều tham vọng. Theo ông, đây là một khoảng trống đầy tiềm năng mà
ông hoàn toàn có thể đáp ứng nhờ vào tiếng tăm của mình qua nhiều năm.

Alex Fisenko tổ chức các hội nghị về kinh doanh cà phê, tổ chức các khóa đào
tạo. Trang web của ông đã giúp ông thu được hàng ngàn USD mỗi tháng nhờ vào việc
bán sản phẩm và các dịch vụ tư vấn ở Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Bỉ, Saudi Arabia…


“Với việc hướng mục tiêu vào những triển vọng tốt nhất, nay việc bán sách và tư vấn
đem lại cho tôi nhiều tiền hơn so với việc kinh doanh cà phê trước đây”, ông Alex
Fisenko nói.

2. Phát triển một cơ cấu thị trường độc đáo.

Những người kinh doanh nhỏ dễ tạo được chút danh tiếng khi họ xác lập được
cho mình một cơ cấu thị trường độc đáo, được lựa chọn kỹ lưỡng mà họ hy vọng sẽ là
người đi tiên phong hoặc nắm giữ vị trí thống soái.

Ông Dan Poynter (cũng người Mỹ), một nhà phát hành sách thành đạt. Ông là
một nhà văn chuyên viết chuyện về đề tài nhảy dù. Thay vì cố gắng thu hút sự chú ý ở
các cửa hàng sách lớn và nổi tiếng như cách thông thường của hầu hết mọi người, ông
Dan Poynter lại đặt mục tiêu tập trung tiêu thụ ở các câu lạc bộ nhảy dù, những người
kinh doanh dù và Hiệp hội nhảy dù Mỹ. Ông đã trở nên nổi tiếng trong giới những
người hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực nhảy dù và điều kỳ diệu là sách
của ông luôn bán chạy trong suốt mấy thập kỷ qua.

3. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình theo một giải pháp tốt
nhất.

Định hướng ở đây là việc xác định hướng phát triển chủ đạo của công ty mà các
đối thủ cạnh tranh khác không có, đồng thời đưa ra những giá trị rõ ràng đối với thị
trường mục tiêu của mình.

Mấy năm trước, Harry Shepherd đã mở dịch vụ kế toán, song ông nhanh chóng
nhận ra rằng, ông ta phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ có những công việc tương
tự. Để tìm hướng đi cho mình, ông đã tính đến chuyện phát triển một chương trình
phần mềm tư vấn và đào tạo về nghiệp vụ kế toán và ông đã thành công. Với bước đột
phá này, ông đã có ưu thế nổi trội và nhiều khách hàng đã tự tìm đến với ông.


4. Duy trì hình ảnh của mình.

Bạn/công ty của bạn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng lần gần
đây nhất khi nào? Hôm qua? Tuần trước? Một tháng trước? Điều quan trọng cần nói
tới ở đây là bạn phải tính toán làm sao để tên của bạn, của công ty bạn lắng lại trong
tâm trí của khách hàng.

5. Tăng cường lòng tin.

Cách chắc chắn để có được lòng tin là cố gắng trở thành một chuyên gia “được
thừa nhận” trong số những bạn hàng, khách hàng và trong lĩnh vực hoạt động của
mình. Có được như vậy thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các đối thủ
cạnh tranh.

6. Khẳng định thương hiệu và tạo danh tiếng cho mình.

Các doanh nghiệp có chút danh tiếng thường khoáy sâu vào đặc điểm về quy
mô và những nét đặc thù của doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu và tạo thanh danh
cho mình, trong đó tập trung nỗ lực vào việc làm sao để thương hiệu đánh đúng vào
tình cảm của khách hàng.

×