Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.85 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 9 34 02 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. KIỀU HỮU THIỆN
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ BẤT

Phản biện 1: ............................................................
Phản biện 2: ............................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở vào hồi …… giờ ngày
…. tháng …. năm ….. tại Học viện Ngân hàng.



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Ngân hàng
- Thư viện quốc gia


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm
nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng.
Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các nghiên
cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm
chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên cạnh đó, chưa có công trình
nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống (thông qua phân tích các chỉ tiêu tài
chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 (giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân
hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam) và sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân
tích nhân tố, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP trong giai đoạn này.
Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về hiệu quả
HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại những đóng góp nhất
định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải
pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu đã sử dụng phương pháp truyền
thống thông qua các chỉ tiêu tài chính thông thường, một số nghiên cứu lại sử dụng phương
pháp hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM.
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới
 Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)
Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng k thuật phân tích bao dữ liệu
(DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM với các biến
đo lường khác nhau. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng mô hình DEA để đo lường
hiệu quả HĐKD của ngân hàng, có thể kể đến như: Fukuyama (1993); Brockett và cộng sự
(1997); Luc Laeven (1999); Per Nikolai D. Bukh và cộng sự (1995); Miller và Noulas


2

(1996); IhSan Isik & M. Kabir Hassan (2002); Olena Havrylchyk (2006); Chang-Sheng
Liao (2009); Piyush Kumar Singh & V.K. Gupta (2013); A.R. & Srinivasan, M.R. (2014).
 Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)
Bên cạnh các nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA, phương pháp tham
số SFA c ng được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng.
Trên thế giới, sử dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng có thể
kể đến như: Nathan và Neave (1992); Miller và Noulas (1994); , Kwan và Eisenbeis
(1996); Fan và Shaffer (2004); iaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2009).
 Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng
pháp tham số (SFA)
Sử dụng kết hợp cả DEA và SFA có các nghiên cứu của: Ferrier và Lovel (1990);
Arunava Bhattacharyya và cộng sự (1997); Cevdet Denizer và cộng sự (2007).
 Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng
Nghiên cứu của Chang và Chiu (2006); Pasiouras và cộng sự (2007); Ji-Li Hu,
Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006); Gwahula Raphael (2013); Sehrish Gull và cộng

sự (2011); Samangi Bandaranayake và Bohhath Jayasinghe (2013).
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo phương pháp truyền thống chủ
yếu là các nghiên cứu trong nước. Đa phần các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng
phương pháp định tính - đo lường hiệu quả HĐKD ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính. Các nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu tác giả Lê Thị Hương
(2002); Lê Dân (2004); Tạ Thị Kim Dung (2016).
 Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA)
Ở Việt Nam, các tác giả đã dần tiếp cận phương pháp hiện đại để đo lường hiệu quả
HĐKD của NHTM. Một số nghiên cứu đã được thực hiện như: Lê Phan Thị Diệu Thảo và
Nguy n Thị Ngọc Qu nh (2013); Phan Thị H ng Nga và Trần Phương Thanh (2017);
Nguy n Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018).
 Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA)
Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA có nghiên cứu của Nguy n Thu
Nga (2018).


3

 Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng
pháp tham số (SFA)
Ở Việt Nam, kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu có các nghiên cứu của Nguy n
Việt Hùng (2008); Li u Thu Trúc và Nguy n Thành Danh (2012).
 Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng
Nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng (2008); Nguy n Minh Sáng (2013); Trần Huy
Hoàng và Nguy n Hữu Huân (2016); Nguy n Thị Thu Thương (2017); Nguy n Thị M
Linh và Nguy n Thị Ngọc Hương (2015).
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đặc biệt là các nghiên

cứu ở Việt Nam (Phụ lục 8), tác giả nhận thấy tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu như
sau:
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu toàn diện về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTPCP
Việt Nam
Các nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của NHTM có phạm vi nghiên cứu khá đa dạng,
tập trung vào các đối tượng như: hệ thống NHTM Việt Nam, một nhóm ngân hàng đại diện,
các NHTM trong một tỉnh thành, các NHTMCP Việt Nam sau M&A hoặc một ngân hàng
cụ thể. Riêng cấp độ luận án, chỉ có nghiên cứu của Nguy n Thu Nga (2017) thực hiện đánh
giá hiệu quả HĐKD của nhóm NHTMCP. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP qua việc sử dụng
các chỉ tiêu tài chính và phương pháp SFA. Chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố chính ảnh
hưởng đến hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ hai, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013-2018
Hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà
nghiên cứu. Vì vậy, xuyên suốt giai đoạn từ năm 2002 đến nay, có nhiều nghiên cứu về vấn
đề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 không có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả
HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nghiên cứu nếu có chỉ tập trung đánh giá hiệu quả
HĐKD mà chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân
hàng. Trong khi đó, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau
khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt


4

Nam, do đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn
này có ý nghĩa rất quan trọng.
Thứ ba, phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong các
nghiên cứu chưa toàn diện
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm cách kết hợp cả 2 phương pháp tiếp

cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và hiện đại (xây dựng đường biên hiệu
quả) để đo lường chính xác nhất hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tại Việt Nam, đa phần các
nghiên cứu chỉ sử dụng một trong 2 cách tiếp cận (truyền thống hoặc hiện đại) để đánh giá
hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số nghiên cứu kết hợp các chỉ tiêu tài chính và một
trong hai cách tiếp cận hiện đại – SFA hoặc DEA (Nguy n Thu Nga, 2017; Đặng Thị Minh
Nguyệt, 2017). Kết hợp toàn diện giữa cách tiếp cận truyền thống và cả 2 phương pháp tiếp
cận hiện đại (DEA và SFA) chỉ có nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng (2008). Tuy nhiên, ở
cách tiếp cận truyền thống, tác giả Nguy n Việt Hùng chưa hệ thống các chỉ tiêu đo lường
một cách rõ ràng, chi tiết.
Thứ tư, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng
Phân tích nhân tố là giai đoạn thứ 2 trong quá trình nghiên cứu, giúp đánh giá yếu tố
nào tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong thời gian nghiên cứu. Tại Việt
Nam, các tác giả sử dụng nhiều mô hình để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu
quả HĐKD của NHTM. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ bài
báo khoa học, dung lượng giới hạn khiến cho việc phân tích, làm rõ chiều hướng, mức độ
tác động của các nhân tố chủ quan, khách quan chưa cụ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ
đưa các yếu tố chủ quan vào mô hình phân tích nhân tố, khiến cho một số kiến nghị đối với
các bên hữu quan thiếu cơ sở vững chắc.
Thứ năm, chưa có nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là hiệu quả đo lường bằng mô
hình DEA (VRS)
Việc lựa chọn biến phụ thuộc rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong việc tìm ra các
yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Trong đó,
chọn chính hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 để làm biến phụ thuộc trong mô hình phân
tích nhân tố sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Một số tác giả đã chọn các biến như: ROA,
ROE, hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả k thuật (TE),... làm biến phụ thuộc trong mô hình
phân tích nhân tố ở giai đoạn 2. Theo quan điểm của tác giả, sử dụng chính kết quả mô hình


5


DEA (VRS) làm biến phụ thuộc tạo sự logic về mặt dữ liệu cho nghiên cứu. DEA(VRS) là
hiệu quả của các NHTMCP với điều kiện quy mô thay đổi, giúp so sánh được giữa các
NHTMCP có cùng quy mô.
Thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả cố gắng và hy vọng r ng luận án sẽ bù
đắp vào những “khoảng trống nói trên của các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM; các phương pháp đo
lường hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống và hiện đại và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong
khoảng thời gian 2013 – 2018 b ng các cách tiếp cận khác nhau. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả HĐKD của các
NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời những câu hỏi
sau:
1. Hiệu quả HĐKD của NHTM được đánh giá, đo lường b ng những phương pháp
nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM?
2. Thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đã
đạt được những kết quả gì? Những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân?
3. Các NHTMCP Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả
HĐKD trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu


6

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP
Việt Nam với các nội dung cụ thể:
+ Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM
+ Phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
+ B ng cách nào để nâng cao hiệu quả HĐKD cho các NHTMCP Việt Nam?
- Về không gian:
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời
gian 6 năm từ năm 2013 – 2018.
Tổng quan nghiên cứu
- Khái niệm
- Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu
quả HĐKD của
NHTM
- Mô hình phân tích
các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu
quả HĐKD của
NHTM

Phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến
hiệu quả HĐKD
theo mô hình hồi
quy Tobit

Khoảng trống nghiên
cứu

Cơ sở lý luận về
hiệu quả HĐKD
của NHTM

Thực trạng hiệu
quả HĐKD của 29
NHTMCP Việt
Nam giai đoạn
2013 – 2018

Các phương pháp đo
lường hiệu quả HĐKD
của NHTM:
- PP tiếp cận truyền
thống
- PP tiếp cận hiện đại

Đo lường hiệu quả
HĐKD:
- PP tiếp cận truyền
thống: các nhóm chỉ
tiêu đo lường hiệu quả.

- PP tiếp cận hiện đại:
+ PP phi tham số
(DEA)
+ PP tham số (SFA)

Đánh giá kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân

Đề xuất giải pháp, kiến nghị
Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả thiết kế


7

5. Thiết kế nghiên cứu
5.1 Khung mô hình nghiên cứu của luận án
Khung mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả mô tả theo sơ sồ 1.
5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu gồm 29 NHTMCP Việt Nam.
5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về lý luận
+ Tổng hợp và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao
gồm 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu
đo lường hiệu quả sử dụng tài sản; (3) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động;
(4) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kiểm soát chi phí; (5) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả
phòng chống rủi ro; (6) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị, điều hành.

+ Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn các
nhân tố phù hợp với bối cảnh hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mô hình phân tích.
6.2 Về thực tiễn
+ Luận án là nghiên cứu toàn diện đầu tiên sử dụng cả 2 cách tiếp cận: tiếp cận truyền
thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (thông qua k thuật xây dựng
đường biên hiệu quả) để đo lường, đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt
Nam giai đoạn 2013-2018. Riêng về cách tiếp cận hiện đại, luận án kết hợp cả 2 phương
pháp DEA và SFA để vận dụng được ưu điểm của cả 2 phương pháp này. Kết quả của
nghiên cứu giúp đánh giá toàn diện hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai
đoạn 2013-2018.
+ Luận án sử dụng chính hiệu quả k thuật ước lượng b ng phương pháp DEA
(TEVRS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam. Cách thực hiện này giúp đánh giá chính xác
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 20132018.
+ Trên cơ sở thực trạng HĐKD và chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố đến
hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận án đã đánh giá được kết quả, hạn


8

chế và nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt
Nam.
+ Đề xuất 6 nhóm giải pháp thiết thực đối với các NHTMCP Việt Nam và một số
khuyến nghị phù hợp với các cơ quan hữu quan nh m nâng cao hiệu quả HĐKD của hệ
thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc
đánh giá hiệu quả HĐKD và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của đơn vị. Đồng
thời, luận án c ng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nh m xây dựng
hệ thống chính sách hỗ trợ sự phát triển của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và hệ thống
ngân hàng Việt Nam nói chung.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận
án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại
Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên đều có điểm chung trong việc
nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực
hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đây c ng là
quan điểm về NHTM trong Luận án này.
1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thƣơng mại
Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm 5 loại, cụ thể:
a. Ngân hàng thương mại Nhà nước
b. Ngân hàng thương mại cổ phần
c. Ngân hàng liên doanh
d. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài
e. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho phát triển

và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
- NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia
1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiểu theo
nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ các hoạt động của
NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác nhằm mục tiêu
lợi nhuận. Đây c ng là cách hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM tại Luận án này.
1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM


10

1.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM
Hoạt động kinh
doanh của NHTM

Hoạt động
tạo lập nguồn vốn

Hoạt động
sử dụng vốn

Hoạt động
dịch vụ

Hoạt động tạo

lập vốn tự có

Hoạt động
ngân qu

Thanh toán

Hoạt động
huy động vốn

Hoạt động
tín dụng

Ủy thác

Hoạt động
đi vay

Hoạt động
đầu tư

Đại lý

Hoạt động tạo
lập vốn khác



(Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Nguyễn Thị Mùi (2011), Lê Văn
Tề (2007), Lê Anh Tuấn (2003))

Hình 1.1: Hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Từ những cách hiểu về hiệu quả HĐKD nêu trên và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, có
thể đưa ra khái niệm về hiệu quả HĐKD như sau: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra, xem xét
trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ HĐKD của ngân hàng và chi phí mà ngân
hàng đã bỏ ra”.Đây c ng là quan điểm về hiệu quả HĐKD của NHTM tại Luận án này.
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM
1.2.3 Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả HĐKD của
NHTM có thể thấy hiệu quả HĐKD của NHTM hiện nay được nhìn nhận dưới hai góc độ:
truyền thống và hiện đại.
1.2.3.1 Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống
Hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo cách tiếp cận truyền thống được đo lường b ng 6
nhóm chỉ tiêu:


11

(i) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Hiệu quả sử dụng vốn huy động
(ii) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng
(iii) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng lao động
- Lợi nhuận trước thuế trên mỗi cán bộ nhân viên (CBNV)
- Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng
(iv) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả kiểm soát chi phí

- Hiệu quả chi phí hoạt động
- Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản
(v) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả phòng chống rủi ro
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ
- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
(vi) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả quản trị, điều hành
- Tốc độ tăng tổng tài sản có
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ
- Tốc độ tăng thu nhập thuần
1.2.3.2 Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận hiện đại
a. Các phương pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận hiện đại
Sơ đồ 1.1: Phƣơng pháp tiếp cận hiện đại đo lƣờng hiệu quả HĐKD của NHTM
Phương pháp tiếp cận hiện đại đo
lường hiệu quả HĐKD của NHTM

Tiếp cận phi tham số
Phân tích bao dữ liệu
(DEA)
Phân tích bao xếp đặt
tự do (FDH)

Tiếp cận tham số

Phân tích biên ngẫu
nhiên (SFA)
Phân tích tiếp cận phân
phối tự do (DFA)
Phân tích biên dày
(TFA)
Phân tích biên dày đệ

quy (RTFA)

Nguồn: Tác giả tổng hợp (Aigner và Chu, 1968; Deprins et al., 1984, Berger et al., 1993;
Charnes et al., 1994; Wagenvoort và Schure,, 1999; Fried et al., 2002)


12

b. Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây dựng đƣờng biên
hiệu quả
c. Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) – Tiếp cận phi tham số
(i) Giới thiệu về phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) có thể được dùng để xem xét hiệu quả của
một ngân hàng theo thời gian hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động tương đối của một ngân
hàng so với các ngân hàng khác.
(ii) Các độ đo hiệu quả sử dụng trong phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
- Hiệu quả k thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả kinh tế toàn phần (CE)
- Hiệu quả quy mô (SE)
-

Hiệu quả k thuật thuần túy (PE)

d. Phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) – Tiếp cận tham số
(i) Giới thiệu phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)
(ii) Hàm số mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong phương pháp phân tích biên
ngẫu nhiên (SFA)
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM
Hiệu quả HĐKD của NHTM chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có thể chia làm 2
nhóm: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan là những yếu tố bên trong nội bộ của chính các NHTM. Các yếu
tố chủ quan bao gồm:
- Năng lực tài chính
- Cấu trúc sở hữu
- Thị phần
- Năng lực quản trị rủi ro
- Năng lực kiểm soát chi phí
- Chất lượng nguồn nhân lực
- Trình độ k thuật công nghệ
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố pháp luật
- Yếu tố kinh tế vĩ mô
- Yếu tố văn hóa - xã hội
- Yếu tố k thuật công nghệ
- Yếu tố môi trường
1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM


13

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam
2.1.1 Số lƣợng ngân hàng
Trong giai đoạn 2013 – 2018, có sự biến động nhỏ về số lượng các NHTMCP (giảm từ
33 xuống còn 31 NHTMCP) do tác động của các thương vụ M&A.
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018
Đơn vị tính: ngân hàng

35
33

33
31

30

31

31

28
25
2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
2.1.2 Quy mô vốn
Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam năm 2018
Năm

2016
2017
2018

Vốn điều lệ (tỷ đồng)
308.250
322.184
374.623

Tốc độ tăng trưởng (%)
4,52%
16,27%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
2.1.3 Mạng lƣới hoạt động
2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam
2.2.1 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận
truyền thống
2.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn
a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thống kê giá trị ROE giai đoạn 2013 – 2018 như sau:
Bảng 2.2: ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Đơn vị tính: %
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018


Số lƣợng
ngân hàng
29
29
29
29
29
29

Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch chuẩn
lớn nhất
nhỏ nhất
trung bình
15.80
0.27
6.21
4.722
15.27
0.25
6.48
4.709
21.40
0.20
6.04
5.292
25.70

0.08
6.99
6.390
27.50
0.68
9.49
7.217
27.73
0.86
11.45
8.915
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam


14

b.

Hiệu quả sử dụng vốn huy động
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %

Số lƣợng
Giá trị nhỏ
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
29
0.03
2.29
0.83
0.593
29
0.02
2.47
0.76
0.537
29
0.02
1.57
0.58
0.443
29
0.01
2.28
0.65
0.541

29
0.04
4.07
0.90
0.904
29
0.04
3.95
1.04
0.935
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản
a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2.4: ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %
Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng

nhỏ nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
29
0.02
1.61
0.65
0.471
29
0.02
1.31
0.59
0.391
29
0.02
1.30
0.46
0.344
29
0.01
1.90
0.53
0.458
29
0.03
2.50
0.68
0.571
29

0.04
2.87
0.89
0.758
 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

b. Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng
của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %
Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
29
0.00

11.45
0.93
2.054
29
0.00
16.31
1.09
2.954
29
0.00
1.18
0.47
0.336
29
0.07
1.67
0.52
0.371
29
0.00
2.75
0.63
0.595
29
0.00
2.25
0.84
0.522
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam



15

2.2.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động
a. Lợi nhuận trƣớc thuế trên mỗi CBNV
Bảng 2.6: LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
lớn nhất
trungbình
chuẩn
29
4.7
34.1
17.1
9.561

29
5.3
32.3
15.6
7.934
29
2.8
39.5
19.3
11.982
29
0.5
45.4
23.1
14.636
29
6.2
68.4
28.7
16.438
29
6.5
82.5
30.5
18.730
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

b. Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt Nam 20132018
Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng

Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
lớn nhất
trungbình
chuẩn
29
5
20
8
2.081
29
6
20
9
3.238
29
5

26
13
4.892
29
6
29
17
3.084
29
7
32
17
5.082
29
8
38
19
7.235
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

2.2.1.4 Hiệu quả kiểm soát chi phí
a. Hiệu quả chi phí hoạt động
Bảng 2.8: Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018


Đơn vị tính: %
Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
lớn nhất
trungbình
chuẩn
29
0.02
0.9
0.35
0.234
29
0.01
0.8
0.35
0.219
29
0.01
0.85
0.29
0.234
29
0.00
0.75

0.30
0.234
29
0.02
1.37
0.39
0.300
29
0.04
1.45
0.44
0.349
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam


16

b. Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản
Bảng 2.9: Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %
Số lƣợng

Giá trị
Giá trị lớn
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
nhất
trung bình
chuẩn
29
0.36
2.75
1.67
0.544
29
0.70
2.35
1.54
0.451
29
0.84
2.94
1.58
0.499
29
0.33
2.90
1.59
0.495
29

0.75
3.20
1.59
0.515
29
0.79
3.29
1.66
0.559
 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

2.2.1.5 Hiệu quả phòng chống rủi ro
a. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ Nợ
Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ nợ của 29 NHTMCP Việt
Nam giai đoạn 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Số lƣợng
ngân hàng
29
29
29
29
29

29

Đơn vị tính: %
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
nhỏ nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
0.20
3.47
1.53
0.748
0.41
2.55
1.34
0.553
0.78
3.37
1.28
0.549
0.82
1.93
1.21
0.311
0.83
2.39
1.25

0.383
0.82
2.04
1.23
0.279
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

b. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Kết quả thống kê cho thấy các ngân hàng đều có CAR >9%. Về tổng quan, các ngân
hàng có quy mô lớn có hệ số CAR thấp hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ.
Bảng 2.11: Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %
Số lƣợng
Giá trị
Giá trị lớn
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
nhất
trung bình
chuẩn

29
9.04
37.30
14.93
5.660
29
9.05
37.50
14.09
5.511
29
9.07
24.53
14.45
4.300
29
9.09
23.59
13.74
3.830
29
9.10
22.16
12.78
3.058
29
9.58
19.00
12.31
2.178

Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam


17

2.2.1.6 Hiệu quả quản trị điều hành
a. Tốc độ tăng tổng tài sản Có
Bảng 2.12: Tốc độ tăng tài sản Có của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Đơn vị tính: %
Số lƣợng
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
29
0.00
112.23

23.04
25.323
29
0.00
60.42
17.85
13.931
29
0.00
53.86
15.29
13.788
29
0.00
46.77
19.86
11.711
29
4.20
42.49
19.63
7.929
29
0.00
37.87
11.84
7.653
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

b. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ

Bảng 2.13: Tốc độ tăng trƣởng dƣ Nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Đơn vị tính: %
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Số lƣợng
ngân hàng
29
29
29
29
29
29

Giá trị
Giá trị
Giá trị
Độ lệch
nhỏ nhất
lớn nhất
trung bình
chuẩn
0.00
108.20
22.51

26.979
0.00
66.35
20.27
17.829
0.00
49.02
24.96
12.420
2.51
67.58
25.98
13.680
3.12
51.19
22.60
9.679
0.00
39.81
15.11
9.036
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam

c. Tốc độ tăng thu nhập thuần
Bảng 2.14: Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018
Đơn vị tính: %
Năm
2013
2014
2015

2016
2017
2018

Số lƣợng
Giá trị
Giá trị lớn
Giá trị
Độ lệch
ngân hàng
nhỏ nhất
nhất
trung bình
chuẩn
29
0.00
125.10
16.78
31.026
29
0.00
336.99
26.07
63.333
29
0.00
112.90
22.77
26.695
29

0.00
73.74
22.19
17.056
29
0.00
56.96
24.42
16.552
29
0.00
84.10
24.50
22.316
Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam


18

2.2.2 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận
hiện đại
 Lựa chọn biến nghiên cứu
Bảng 2.15: Các biến trong phân tích
Đơn vị tính: tỷ đồng
- Chi phí lãi (X1)
- Chi phí ngoài lãi (X2)
- Thu nhập lãi (Y1)
- Thu nhập ngoài lãi (Y2)

Biến đầu vào

Biến đầu ra

Nguồn: Tác giả đề xuất
 Mô tả các biến sử dụng để nghiên cứu
Biểu đồ 2.16: Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
giai đoạn 2013 – 2018
20,000
15,000

10,000
5,000

3,731

3,099

4,265

2,042

2,207

2,556

5,935

6,329

7,815


9,645

11,549

6,121

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Chi phí lãi

Chi phí hoạt động

Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
Biểu đồ 2.17: Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
2013-2018
12,000
10,000
2,446

8,000


1,734

6,000
1,090

Thu nhập ngoài lãi

1,275

4,000

928

988

2,000

3,135

3,576

4,240

5,030

2013

2014


2015

2016

6,264

7,202

2017

2018

Thu nhập lãi

-

Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0


19

2.2.2.1 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng phƣơng
pháp phi tham số (DEA)
a. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng theo mô hình hiệu quả không thay
đổi theo quy mô DEA (CRS)
Bảng 2.17: Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô hình hiệu
quả không thay đổi theo quy mô DEA (CRS)
STT

Ngân hàng


2013

2014

2015

2016

2017

2018

Trung
bình

1

MB

1,000

1,000

0,898

0,808

0,806


0,735

0,875

2

VPbank

0,588

0,604

0,783

0,980

0,995

1,000

0,825

3

Vietcombank

0,707

0,725


1,000

0,785

0,773

0,876

0,811

4

BacA bank

0,731

0,781

0,756

0,762

0,892

0,781

0,784

5


BIDV

0,766

0,905

0,623

0,703

0,811

0,881

0,782

6

Techcombank

0,526

0,737

0,834

0,830

0,820


0,821

0,761

7

LienViet

0,769

0,599

0,865

0,813

0,769

0,667

0,747

8

SGB

0,804

1,000


0,708

0,622

0,680

0,619

0,739

9

OCB

0,845

0,682

0,692

0,659

0,688

0,763

0,721

10


Vietinbank

0,751

0,748

0,729

0,713

0,733

0,642

0,719

11

VietA bank

0,546

0,461

1,000

0,694

0,818


0,793

0,719

0,593

0,616

0,724

0,658

0,894

0,652

0,689

12

Tienphong
bank

13

SHB

0,457

0,680


0,718

0,674

0,675

0,699

0,650

14

PGbank

0,455

0,577

0,578

0,698

0,685

0,677

0,612

15


VIB

0,524

0,611

0,574

0,548

0,632

0,753

0,607

16

BaoViet

0,710

0,532

0,565

0,630

0,716


0,453

0,601

17

NamAbank

0,399

0,594

0,677

0,598

0,584

0,598

0,575

18

ACB

0,474

0,513


0,612

0,616

0,574

0,646

0,573

19

Kienlong

0,726

0,619

0,594

0,478

0,532

0,432

0,564

20


ABBank

0,480

0,552

0,578

0,587

0,570

0,512

0,547

21

Eximbank

0,522

0,560

0,610

0,563

0,495


0,456

0,534

22

Seabank

0,437

0,381

0,480

0,663

0,627

0,580

0,528

23

HDbank

0,144

0,372


0,565

0,597

0,652

0,719

0,508

24

Sacombank

0,650

0,619

0,540

0,291

0,340

0,403

0,474

25


SCB

0,446

0,494

0,695

0,491

0,241

0,298

0,444


20

Vietcapital

26

bank

0,482

0,435


0,408

0,375

0,466

0,441

0,434

27

MSB

0,469

0,446

0,361

0,501

0,331

0,431

0,423

28


NCB

0,394

0,402

0,469

0,367

0,470

0,399

0,417

29

PVcombank

0,292

0,140

0,111

0,230

0,294


0,232

0,216

0,741

0,793

0,784

0,734

0,772

0,800

0,771

0,585

0,606

0,659

0,633

0,653

0,623


0,626

0,601

0,625

0,672

0,643

0,665

0,641

0,641

NHTMCP có sở hữu
Nhà nước chi phối
NHTMCP không có sở
hữu Nhà nước
HQKT trung bình của
các NHTMCP

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm R
Bảng 2.19 cho thấy, với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô, các NHTMCP sử
dụng hiệu quả đầu vào và tối ưu hóa đầu ra trong giai đoạn 2013-2018 là MB (năm 2013,
2014); VPbank (2018); Vietcombank (2015); SGB (2014); VietAbank (2015); những ngân
hàng này có điểm hiệu quả b ng 1 và n m trên đường biên hiệu quả. Ngoài ra, các
NHTMCP khác trong mẫu nghiên cứu đều có điểm hiệu quả < 1, những ngân hàng này
được gọi là phi hiệu quả về quy mô.

b. Đo lường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng theo mô hình hiệu quả thay đổi
theo quy mô DEA (VRS)
Bảng 2.18: Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam theo mô hình hiệu
quả thay đổi theo quy mô DEA (VRS)

1

MB

1,000

1,000

0,901 0,810 0,807 0,923

Trung
bình
0,907

2
3
4

SGB
BIDV
Vietcombank

0,845
0,766
0,707


1,000
0,941
0,739

1,000 0,937 0,835 0,817
0,709 0,755 0,902 1,000
1,000 0,801 0,819 1,000

0,906
0,845
0,844

5

VietA bank

0,808

0,796

1,000 0,749 0,818 0,794

0,827

6

Vpbank

0,594


0,608

0,784 0,981 0,995 1,000

0,827

7

Techcombank

0,529

0,741

0,837 0,830 1,000 0,957

0,816

8
9

BaoViet
PGbank

1,000
0,645

0,955
0,762


0,817 0,774 0,757 0,537
0,923 0,902 0,759 0,747

0,807
0,790

10

BacA bank

0,731

0,782

0,757 0,762 0,893 0,782

0,784

11

OCB

0,894

0,734

0,730 0,683 0,702 0,772

0,753


STT

Ngân hàng

2013

2014

2015

2016

2017

2018


21

12
13

LienViet
Vietinbank

0,770
0,770

0,612

0,758

0,868 0,822 0,775 0,669
0,736 0,740 0,790 0,674

0,752
0,745

14

Tienphong bank

0,722

0,671

0,759 0,673 0,902 0,659

0,731

15
16
17

NamAbank
SHB
VIB

0,675
0,457

0,542

0,691
0,680
0,623

0,725 0,634 0,594 0,606
0,721 0,676 0,675 0,701
0,592 0,560 0,640 0,759

0,654
0,652
0,619

18

Kienlong

0,784

0,687

0,660 0,533 0,574 0,469

0,618

19

ACB


0,475

0,518

0,615 0,618 0,575 0,647

0,575

20

Vietcapital bank

0,690

0,593

0,636 0,484 0,515 0,504

0,570

21
22

Abbank
Seabank

0,505
0,464

0,576

0,426

0,602 0,607 0,584 0,525
0,491 0,663 0,627 0,580

0,567
0,542

23

Eximbank

0,522

0,563

0,617 0,572 0,496 0,463

0,539

24

HDbank

0,292

0,380

0,574 0,602 0,655 0,721


0,537

25

MSB

0,628

0,617

0,370 0,508 0,337 0,434

0,482

26

Sacombank

0,653

0,621

0,542 0,294 0,342 0,403

0,476

27

NCB


0,488

0,501

0,522 0,406 0,479 0,405

0,467

28

SCB

0,447

0,494

0,699 0,491 0,241 0,341

0,452

29 Pvcombank
NHTMCP có sở hữu

0,789

0,216

0,202 0,238 0,295 0,232

0,329


Nhà nước chi phối

0,748

0,813

0,815 0,765 0,837 0,891

0,811

0,652

0,648

0,690 0,647 0,649 0,633

0,653

0,662

0,665

0,703 0,659 0,668 0,659

0,669

NHTMCP không có sở
hữu Nhà nước
HQKT trung bình của

các NHTMCP

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm R
Nếu so sánh giữa 2 nhóm ngân hàng: nhóm NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối
và nhóm NHTMCP không có sở hữu Nhà nước chi phối, kết quả tính toán cho thấy nhóm
các NHTMCP có sở hữu Nhà nước chi phối có hiệu quả k thuật cao hơn nhóm còn lại
(0,811 so với 0,653) (Bảng 2.5) trong cả giai đoạn 2013 – 2018; sự chênh lệch này lớn hơn
khi tính toán b ng mô hình DEA (CRS).
c. Kết quả ước lượng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 –
2018


22

Hiệu quả k thuật mô hình DEA (VRS) trung bình giai đoạn 2013 – 2018 của 29
NHTMCP Việt Nam đạt 0,617. Như vậy, để tạo ra sản lượng đầu ra cố định, hệ thống ngân
hàng Việt Nam hiện chỉ sử dụng hiệu quả 61,7% các đầu vào.
2.2.2.2. Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng phƣơng
pháp tham số (SFA)
Kết quả ước lượng hiệu quả k thuật trung bình thời k 2013-2018 của mẫu nghiên
cứu gồm 29 NHTMCP Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.23. Kết quả cho thấy hiệu quả k
thuật trung bình giai đoạn 2013 – 2018 là 0,6056, trong đó năm 2013 là năm có hiệu quả k
thuật trung bình lớn nhất đạt 0,6381.
Bảng 2.21: Kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật trung bình
của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Giá trị trung
Độ lệch
Giá trị nhỏ
Năm
bình

chuẩn
nhất
Giá trị lớn nhất
2013
0,6381
0,0278
0,1472
1,0000
2014
0,6256
0,1511
0,3534
1,0000
2015
0,5859
0,1729
0,1967
1,0000
2016
0,6010
0,1689
0,2139
1,0000
2017
0,5889
0,1722
0,2000
1,0000
2018
0,5957

0,1703
0,2078
1,0000
2013-2018
0,1630
0,1968
1,0000
0,6056
Nguồn: Thống kê của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm Stata14.0
Kết quả ước lượng hiệu quả k thuật b ng phương pháp phi tham số DEA, phương
pháp tham số SFA đều cho thấy VPbank, Vietcombank, BacAbank, BIDV,
LienVietpostbank, Vietinbank là những ngân hàng có hiệu quả sử dụng đầu vào, đầu ra
>70%.
Bảng 2.22: Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas
Hiệu quả thu nhập lãi
Biến

Hiệu quả thu nhập ngoài lãi

Mức ý
Sai số
Hệ số
Mức ý nghĩa
nghĩa
chuẩn
(Coef.)
(P-value)
(P-value)
Ln Chi phí lãi
-0.2972 0.3398

0.382
-0.2384 0.2286
0.297
Ln Chi phí hoạt động 1.2608 0.3928
0.001
1.1576 0.2536
0.000
Sigma_u
0.2942
0.6298
Sigma_v
0.2135
0.6241
Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thu thập từ 29 NHTMCP Việt Nam
Hệ số
(Coef.)

Sai số
chuẩn

Kết quả phân tích cho thấy yếu tố chi phí lãi có tác động ngược chiều với thu nhập lãi,
thu nhập ngoài lãi nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>5%). Về chi phí hoạt động, yếu tố


23

này có tác động tích cực tới hiệu quả HĐKD của ngân hàng, cụ thể là tác động tích cực lên
các yếu tố đầu ra là thu nhập lãi (hệ số coef. 1,2608), thu nhập ngoài lãi (hệ số coef. 1,1576)
với độ tin cậy 95%.
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt

Nam
Bảng 2.25: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình Tobit nhân tố tác động tới hiệu quả
của các NHTMCP Việt Nam
TE

Hệ số

Sai số chuẩn

t

P>t

Khoảng tin cậy 95%

QMTS

0.0098

0.0164

2.73

0.005

0.0067

0.0452

VCSHTS


0.0127

0.0051

2.47

0.013

0.0023

0.0218

STATE

0.0033

0.0652

1.09

0.044

-0.0011

0.0129

FOR
MARK
SHARE

NPL

0.0252

0.0198

3.01

0.002

0.0152

0.0340

0.0442

0.0628

2.06

0.032

0.0253

0.0658

-0.0387

0.0116


-0.88

0.049

-0.0416

0.0296

GDP

0.0135

0.0087

0.50

0.003

0,0082

0.0272

DNTTS

-0.0037

0.0089

0.15


0.002

-0.0146

0.0019

CPTN

-0.0084

0.0018

-3.89

0.000

-0.0098

-0.0065

_cons

1.2312

0.1865

7.07

0.000


1.0257

1.7692

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình Tobit Stata 14.0
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit về sự tác động của các nhân tố tới hiệu quả
HĐKD của ngân hàng (TE) chỉ ra r ng có 6 nhân tố tác động cùng chiều là: QMTS,
VCSHTS, STATE, FOR, MARKSHARE và GDP; 3 nhân tố có tác động ngược chiều là:
NPL, DNTTS và CPTN.
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
2.3.1 Thảo luận về các kết quả đánh giá hiệu quả HĐKD
2.3.1.1 Kết quả đánh giá hiệu quả HĐKD theo cách tiếp cận truyền thống
2.3.1.2 Kết quả đánh giá hiệu quả HĐKD theo cách tiếp cận hiện đại
2.3.2 Đánh giá chung về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam
2.3.2.1 Những kết quả đạt đƣợc
- Quy mô hoạt động của các ngân hàng tiếp tục được mở rộng
- Nguồn thu từ hoạt động tín dụng ổn định
- Hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng được cải thiện
- Thu nhập bình quân CBNV ngân hàng cao so với mặt b ng chung


×