Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
1. Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, mà
trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát khối
lượng tiền cung ứng nhằm đạt các mục tiêu về giá cả và việc làm. Chính sách
tiền tệ suy cho cùng là hướng đến mục tiêu đã định ra của một nền kinh tế. Vì
vậy, để hiểu rõ tại sao khi NHTW điều tiết mức cung tiền tệ nó thực sự điều tiết
kinh tế vĩ mô.
2. Cơ sở của chính sách tiền tệ:
Cơ sở khoa học về mối liên hệ sản lượng, thu nhập và sản lượng cung
ứng đã được nhà kinh tế học Milton Friedman rút ra từ thực tiễn khảo sát hơn
80 năm của kinh tế Hoa Kỳ. Milton đã khẳng định: “Sự thay đổi cung ứng tiền
có tác động mạnh mẽ đến sản lượng, thu nhập và giá cả trong khoảng thời
gian dài hàng năm. Và nó đã tác động nhanh chóng đến lãi suất, tổng cầu (AD)
và sản lượng trong thời gian ngắn 1 năm trở lại”.
Qua đồ thị a, ta thấy đường cung (AS) của NHTW là MSo tương ứng với
nhu cầu tiền là đường MDo. Tại điểm cân bằng Eo của thị trường tiền tệ, ta có
mức cung tiền là Mo, ứng với lãi suất là i
o.
Mức lãi suất i
o,
ta có được mức đầu
tư I
o
, tổng cầu ADo trên các đồ thị sau:
i i
MS
1
MS
0
i
1
i
1
MD
o
I
0
I
0
0 M
1
M
0
M 0 I
1
I
0
I
AD P AS
AD
1
AD
0
P
1
E
1
E
0
AD
1
P
0
AD
0
0 Y
0
Y
1
Y 0 Y
0
Y
1
Y
b1 b2
Chẳng hạn, để hạn chế lạm phát, NHTW quyết định hạn chế mức cung
tiền. Đường MSo sẽ dịch chuyển sang trái đến MS
1
. Trong khi đó MD
0
hầu như
không thay đổi trong thời gian ngắn. Điều đó dẫn đến tình trạng cung tiền nhỏ
hơn cầu tiền, tiền tệ khan hiếm, lãi suất tăng và hệ quả tất yếu của lãi suất
tăng sẽ là đầu tư giảm do chi phí cho việc đầu tư quá cao. Hơn thế nữa, đầu tư
lại là một thành phần của tổng cầu.
AD = C + I + G + Nx
Do đó AD giảm, kéo theo sản lượng giảm, sản xuất có chiều hướng bị thu
hẹp lại, thất nghiệp tăng, giá cả giảm xuống, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
thoái.
Ngược lại, khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho
người tiêu dùng và nhà sản xuất có nhiều tiền hoặc không mấy khó khăn tốn
kém để có tiền. Điều này sẽ kích thích họ tiêu dùng cho đầu tư. Sự gia tăng tiêu
dùng và đầu tư làm cho sản xuất liên tục được mở rộng. Như vậy, việc cung
ứng tiền là một sức mạnh đầy quyền lực của NHTW. Điều tiết mức cung tiền đó
có nghĩa là NHTW đã bắt đầu điều tiết nền kinh tế bằng cách tạo ra sự biến
động về tiền tệ mở rộng hay thu hẹp các nhà quản lý có thể tác động gián tiếp
đến các mục tiêu kinh tế và hướng dẫn nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế. Đó
chính là bản chất của chính sách tiền tệ.
3. Hệ thống điều tiết vĩ mô của NHTW
Các NHTW của mỗi quốc gia trên thế giới đều hoạt động với một mục
tiêu giống nhau trong việc điều tiết kinh tế và mức cung tiền tệ. Hệ thống mối
quan hệ giữa các mục tiêu và công cụ để thực hiện mục tiêu đó sẽ được cụ thể
hoá bằng sơ đồ dưới đây
Cộng cụ điều
tiết NHTW
Mục tiêu
hoạt động:
Mục tiêu
trung gian:
Mục tiêu
cuối cùng:
- Nghiệp vụ
thị trường
mở
- Chính sách
tái chiết
khấu
- Dự trữ bắt
buộc
- Tổng
lượng dự
trữ
- Lãi suất
liên ngân
hàng
- Mức cung
tiền
- Lãi suất
- Sản lượng
- Giá cả
- Công ăn
việc làm
Hoạt động điều tiết
Mục tiêu
Trung gian
Mục tiêu
hoạt động
3.1. Công cụ của chính sách tiền tệ :
3.1a) Công cụ trực tiếp
Nếu như công cụ gián tiếp tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động
của chính sách tiền tệ thì công cụ trực tiếp tác động trực tiếp vào khối lượng
tiền trong lưu thông - một trong những mục tiêu trung gian của NHTW, cụ thể
là công cụ hạn mức tín dụng. Công cụ này được áp dụng ở nhiều NHTW cho
đến nay như NH Nhật bản, Pháp , Hàn quốc..
Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà các ngân hàng
buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức
dư nợ quy định cho từng ngân hàng định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu
cầu tài trợ các đối tượng chính sách và phải nằm trong giới hạn của tổng dư
nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất
định. Có thể nói, trong những trường hợp đặc biệt, công cụ trực tiếp này có giá
trị hữu ích.
Thứ nhất, trong một nền kinh tế có lạm phát cao, NHTW sẽ kiểm soát
các khoản vay lớn của NHTG, hạn chế cho vay tiêu dùng, cho vay trả chậm hoặc
cho vay cầm cố. Như vậy, thông qua hạn mức tín dụng, NHTW sẽ khống chế
trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng.
Thứ hai, trong trường hợp nền kinh tế có thị trường tiền tệ chưa phát
triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động, với lãi suất
hayNHTW không có khả năng khống chế và kiểm soát lượng vốn khả dụng của
hệ thống NHTM thì hạn mức tín dụng sẽ là cứu cánh cho NHTW trong việc
điều tiết mức cung tiền.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế; hiệu qủa của công cụ này không
cao bởi vì nó thiếu linh hoạt và đôi khi đi ngược lại với sự biến động của thị
trường tín dụng. Công cụ hạn mức tín dụng có thể đẩy lãi suất lên qúa cao
hoặc làm giảm khả năng cạnh tranh của NHTM. Sử dụng nguồn vốn trong
trường hợp NHTW cấp vốn theo một định hướng nào đó, không biết cho cụ thể
ai vay, chỉ cho vay, ai được vay. Do vậy không tốt đối với Doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
3.1.b) Công cụ gián tiếp:
Công cụ gián tiếp hầu như được sử dụng nhiều hơn công cụ hạn mức tín
dụng. Đây là nhóm các công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của
chính sách tiền tệ. Thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền
đến các mục tiêu trung gian là mức cung tiền và lãi suất.
b1) Dự trữ bắt buộc (DTBB)
- Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTW buộc các NHTM
giữ không lãi ở NHTW tính theo số dư tiền gửi.
(Điều 9 luật NHNN Việt Nam , dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức
tín dụng gửi tại NHNN để tổng hợp chính sách tiền tệ quốc gia).
+ Cơ chế tác động: dự trữ bắt buộc tác động trực tiếp bởi tỉ lệ dự trữ bắt
buộc theo quy định của NHTW. Nếu NHTW tăng dự trữ bắt buộc, làm giảm khả
năng cho vay của NHTM, cung tiền giảm (MS↓)
Thứ hai, vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một thành phần của mẫu số của công
thức tạo tiền. Vì thế, sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm đi số
nhân tạo tiền và khả năng tạo ra tiền gửi của hệ thống ngân hàng.
MS = m↓.MB
Nếu cho vay với lãi suất cũ - không thu được lợi nhuận.
Nếu cho vay với lãi suất cao thì không hấp dẫn khách hàng
Do đó hạn chế cho vay, hạn chế khả năng tạo tiền cho nên MS↓
+ Nguyên nhân tác động: dự trữ bắt buộc tuân theo nguyên tắc bình
quân. Điều đó có nghĩa là mức dự trữ yêu cầu cho một thời kỳ nào đó - thời kỳ
duy trì được xác định căn cứ vào tỷ lệ % quy định trên số dư tiền gửi bình quân
ngày giao dịch trong thời kỳ trước. Thời kỳ xác định và thời kỳ duy trì có thể
nối tiếp nhau có thể trùng ở một giai đoạn nào đó hoặc trùng khớp nhau.
+ Ưu điểm: Có thể nói, điểm lợi của dự trữ bắt buộc là nó có thể tác động
đến tất cả các Ngân hàng như nhau tạo ra sự biến đổi đối với các Ngân hàng
và có tác dụng quyền lực đối với mức cung tiền. Sự tác động này làm NHTM
không có khả năng chống đỡ được và mục tiêu NHTW đạt được. Bởi lẽ chỉ cần
một phần trăm thay đổi của tỷ lệ dự trữ sẽ thay đổi đáng kể và dẫn đến sự thay
đổi theo cấp số nhân của khối lượng tiền cung ứng. Kiểm soát NHTM đặc biệt
là hoạt động tín dụng của NHTM.
+ Hạn chế: Chính tác động đầy quyền lực của công cụ dự trữ bắt buộc
đến mức cung tiền làm cho hoạt động Ngân hàng bất ổn định, chi phí cho sự
điều chỉnh để thích ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là rất tốn kém. Nếu chỉ
muốn có sự thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ mà sử dụng công cụ dự trữ bắt
buộc thì chẳng khác nào dùng “Cái búa tạ để đánh con chuột nhỏ”. Vả lại, việc
sử dụng dự trữ bắt buộc gây ảnh hưởng đến lượng vốn khả dụng của hệ thống
Ngân hàng. Như vậy vấn đề thanh khoản của Ngân hàng gặp khó khăn hơn. Do
đó, ngày nay công cụ dự trữ bắt buộc thường ít được sử dụng và nếu có chăng
thường phải được sử dụng với công cụ khác. Tích luỹ được sử dụng với công
cụ tái cấp vốn. Chính sách tái cấp vốn là chính sách mà NHTW thực hiện khi
cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM.
b2. Tái chiết khấu:
- Khái niệm: Đây là một trong những công cụ chủ yếu của NHTW. Chính
sách tái chiết khấu là chính sách mà NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết
khấu các chứng từ có giá ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương
phiếu. Trong công cụ này NHTW sẽ ấn định mức lãi suất tái chiết khấu và tái
chiết khấu giá. Lãi suất cho vay chiết khấu được NHTW quyết định trong 2
trường hợp:
1. Cho vay bình thường đối với ký quỹ khi Ngân hàng trung gian thanh
toán.
2. Cho vay dưới hình thức cứu cánh.
- Cơ chế tác động:
Chính sách tái chiết khấu tác động vào mục tiêu trung gian của chính
sách tiền tệ. Thể hiện ở 3 mặt sau:
• Xét về sự tác động về mặt lượng: Do NHTW quy định hạn mức, điều kiện
của các chứng từ có giá, do vậy trong trường hợp hạn mức tín dụng tăng thì
lượng tiền tái chiết khấu sẽ tăng. Theo đó, khả năng cho vay của NHTW sẽ
tăng lên. Như vậy sẽ thúc đẩy khả năng mở rộng tiền của hệ thống NHTM, và
một khi vốn khả dụng thay đổi, nó làm cho quan hệ cung - cầu vốn và do đó lãi
suất thị trường liên ngân hàng thay đổi. Cấp vốn là lãi suất mà NHTW áp dụng
để cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.
• Sự tác động của lãi suất tái chiết khấu: Sẽ có 2 trường hợp khi NHTW tăng
lãi suất tái chiết khấu. NHTG không thể vay của NHTW nhiều và dễ dàng như
trước. NHTG sẽ phải giảm bớt cho vay để đảm bảo dự trữ trở lại. Như vậy lãi
suất cho vay của NHTG tăng, đầu tư giảm, tổng cầu và sản lượng giảm theo.
Thêm vào đó, việc tăng lãi suất tái chiết khấu làm cho NHTG biết rằng trong
trường hợp vay khẩn cấp NHTW, NHTG phải trả lãi suất rất cao.
• Xét về sự tác động hiệu ứng thông báo, sự thay đổi lãi suất chiết khấu được
coi như là dấu hiệu định hướng của chính sách tiền tệ của NHTW. Các tuyên bố
của NHTW về sự biến động của lãi suất tăng lên hoặc giảm xuống cho ta biết
NHTW đang muốn mở rộng hay thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhờ vậy, chính
sách tái chiết khấu có tác dụng hướng dẫn hành vi thị trường theo định hướng
của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu ứng thông báo chỉ có hiệu quả khi lãi
suất chiết khấu phù hợp với lãi suất thị trường. Trong trường hợp lãi suất
chiết khấu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất thị trường, sự thay đổi lãi suất
thực chất là sự “Điều chỉnh kỹ thuật” nhằm phù hợp với lãi suất thị trường.
- Ưu điểm:
1. Công cụ tái chiết khấu mang tính chất linh hoạt trong những điều
kiện nhất định. Đây là chính sách cho vay của NHTW, NHTG nào có nhu cầu và
đủ điều kiện về khối lượng cũng như giá trái phiếu đều có thể xin vay.
2. Công cụ này không bóp méo tính cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng.
3. Đặc biệt nhất là công cụ tái chiết khấu, NHTW thể hiện rõ là người
cho vay cuối cùng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống Ngân hàng khi có rủi ro
thanh khoản hoặc những vấn đề khó khăn khác.
- Hạn chế:
1. Công cụ tái chiết khấu vẫn còn mang tính thiếu chủ động, bởi lẽ việc
vay NHTW hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu vay của NHTG. Lãi suất tái
chiết khấu có giảm nhiều để thu hút sự vay tiền của NHTG mà NHTG không có
nhu cầu vay thì công cụ này đành bất lực. Điều này có nghĩa là ý định thay đổi
lượng tiền và phạm vi tín dụng của NHTW không thực hiện được.
2. Khi NHTW muốn thu hẹp mức cung tiền, họ chỉ có thể thực hiện khi
NHTG trả nợ.
3. Khi NHTW thay đổi lãi suất hoặc lãi suất chiết khấu có thể gây nên sự
suy diễn trong dự đoán của các tổ chức tín dụng làm sai lệch ý định thay đổi
lượng tiền của NHTW.
- Những đề nghị cải cách lại:
Với những điểm đó không được thuận lợi, các nhà kinh tế đã có đề nghị
cải cách chính sách chiết khấu bằng cách ràng buộc lãi suất chiết khấu với lãi
suất thị trường.
Thứ nhất: NHTW có thể điều tiết lãi suất chiết khấu để thực hiện vai trò
của người cho vay cuối cùng của mình.
Thứ hai: đại bộ phận các biến động trong khoảng cách giữa lãi suất
chiết khấu và lãi suất thị trường sẽ bị loại trừ, làm tan đi một nguồn chính gây
ra biến động trong khối lượng các khoản vay chiết khấu.
Thứ ba: nếu lãi suất trừng phạt được sử dụng thì việc quản lí cửa sổ
chiết khấu sẽ giản đơn rất nhiều vì các Ngân hàng không tự đi vay từ cửa sổ
chiết khấu để thu lợi.
Thứ tư: vì lãi suất chiết khấu có thể tự động thay đổi nên không có
những dấu hiệu sai lầm về ý định của NHTW và tác dụng thông báo sẽ mất đi.
b3: Nghiệp vụ thị trường mở:
- Khái niệm: Công cụ nghiệp vụ thị trường mở là công cụ hữu hiệu nhất
của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở thể hiện hoạt động của NHTW
trên thị trường mở nhằm can thiệp vào dự trữ của NHTM. Hoạt động chủ yếu
là mua bán các chứng từ giá, hoán đổi ngoại tệ, huy động tiền gửi với lãi suất
cố định phát hành chứng chỉ nợ của NHTW.
- Cơ chế tác động: thông qua 3 con đường:
Thứ nhất: Khi NHTW bán (mua) các chứng khoán của NHTM dù nó trả
bằng séc hay tiền mặt, dự trữ của NHTM giảm đi, khi dự trữ của NHTM giảm
một lần nữa nó làm giảm khả năng cấp phát tín dụng của các Ngân hàng và
như thế cung ứng tiền trong nền kinh tế càng bị thắt chặt hơn nữa.
Thứ hai (lãi suất): Khi vốn khả dụng của từng Ngân hàng cá nhân giảm
(tăng) do tác động hoạt động nghiệp vụ thị trường mở mức cung vốn trên thị
trường tiền tệ liên Ngân hàng giảm (tăng) với điều kiện các yếu tố liên quan
không thay đổi, lãi suất thị trường liên Ngân hàng tăng (giảm). Thông qua giả
thuyết dự tính về cấu trúc của lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến các
mức lãi suất của các công cụ của thị trường mở và lãi suất trái phiếu. Kết quả
là chi phí cơ hội cho người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người
thiếu vốn tăng (giảm) làm giảm nhu cầu đầu tư của xã hội mà do đó mà giảm
sản lượng, giá cả và công ăn việc làm.
Thứ ba: hoạt động nghiệp vụ thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung -
cầu và do đó giá các chứng khoán thuộc phạm vi can thiệp chủ yếu là tín phiếu
kho bạc, khi NHTW bán chứng khoán để thu tiền về, lượng chứng khoán tuôn
ra thị trường trở lên lớn. Chứng khoán dư thừa làm cho giá của nó hạ. Nên lãi
suất chiết khấu tăng buộc lãi suất Ngân hàng tăng lên theo để tránh tình trạng
“ Phi trung gian hoá” tức là tình trạng nhân dân và nhà đầu tư rút tiền ra khỏi
Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất tăng làm khan hiếm lượng tiền
trong lưu thông và một khi lượng tiền khan hiếm làm giảm tỷ giá và giá cả
hàng hoá.
- Ưu điểm:
Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ điều tiết các mục tiêu trung
gian có hiệu quả.
1. NHTW có thể chủ động điều tiết về thời gian, khối lượng, giá cả,
chủng loại.
2. Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự
nguyện, những người kinh doanh chứng khoán không bị mua hoặc bán chứng
khoán theo một giá trị nhất định, nhưng NHTW có thể thực hiện được yêu cầu
của mình bằng việc điều chính giá sao cho hấp dẫn với đối tác.
3. Nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Dù
NHTW mong muốn mức thay đổi dự trữ hoặc cơ số tiền tệ nhỏ đến như thế
nào không thành vấn đề. Nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện điều mong
muốn đó bằng mua hoặc bán ít chứng khoán và ngược lại. Đặc biệt là một khi
có sai lầm trong khi sử dụng công cụ này, NHTW có thể đảo ngược việc sử
dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh, do nó
mua trên thị trường tự do quá nhiều thì nó có thể sữa chữa ngay lập tức bằng
cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
- Hạn chế:
1. Nghiệp vụ thị trường mở có tính hiệu quả cao nhưng không thể sử
dụng ở một số nước mà thị trường tài chính chưa thực sự phát triển. Các
chứng khoán được mua bán trong nghiệp vụ này là các chứng khoán đã được
phát hành và đang lưu thông trên thị trường thứ cấp. Nếu thị trường tiền tệ
nói riêng, thị trường thứ cấp nói chung chưa phát triển thì công cụ này không
có tính khả thi.
2. Ngoài ra công cụ này đòi hỏi NHTW phải có khả năng kiểm soát sự
biến động và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng của hệ thống
Ngân hàng: (Mô hình sau)
3. Không phải lúc nào Ngân hàng mua, bán cũng thực hiện được mục
đích của mình.
Thật vậy, khi MB có thể triệt tiêu nhau thì không ảnh hưởng.
Vừa mua và bán không thể tác động đến dự trữ. Khi NHTW mua chứng
khoán thì lãi suất giảm, tác động đến đầu tư.
• Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn.
• Rủi ro trong kinh doanh.
Xu hướng:
- Các quốc gia sẽ hoàn thiện thị trường.
- Hàng hoá đa dạng, phong phú chủng loại.
- Thị trường tài chính, thị trường khác tốt hơn.
- Độ rủi ro trên thị trường giảm xuống.
Điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Tăng giảm dự trữ bắt buộc
Nghiệp vụ thị trường mở
Kiểm soát tín dụng
Tăng, giảm S, I
Tăng, giảm i thị trường
Thay đổi ichiết khấu
P
0
E
AS
AD
Q
Tăng giảm mức cung tiền