Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những vấn đề lí luận cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.23 KB, 18 trang )

Những vấn đề lí luận cơ bản

I. Chức năng NHTM

1. Quá trình ra đời của NHTM
Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình ra đời của ngân hàng thơng mại:
-Theo quan điểm của Mác: NHTM ra đời từ các nhà T bản thơng nghiệp.Trong
các nhóm nhà T bản thơng nghiệp tách ra một nhóm chuyên chuyển tiền, đổi tiền
cho khách hàng giữa các vùng, giữa các Quốc gia với nhau.Trong qúa trình đó họ
nắm giữ một số tiền nhàn rỗi nhất định nào đó, họ sử dụng số tiền đó để cho vay
hoặc đầu t và thông qua đó để thu lợi nhuận .
-Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: Các NHTM ra đời từ các nhà
thợ kim hoàn và trải qua một thời kỳ 3 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Các nhà thợ vàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi và vàng
của khách hàng. Thông qua việc giữ hộ đó ngời ta nhận đợc một khoản phí, gọi là
lệ phí hoa hồng. Đặc trng của giai đoạn này là: các nhà thợ kim hoàn phải giữ lại
100% số tiền và vàng mà khách hàng gửi. Trong thời kỳ này các kho tiền, quỹ tiền
đó giống nh các kho hàng bình thờng khác .
+Giai đoạn 2 : Các nhà thợ vàng nhận thấy rằng việc giữ lại 100% tiền gửi của
khách hàng là không cần thiết vì trờng hợp tất cả các khách hàng cùng rút tiền
cùng một lúc là không xảy ra. Trong thực tế hàng ngày có một số ngời đến rút tiền
ra, đồng thời có ngời đến gửi tiền vào. Họ qui định chỉ giữ lại một tỉ lệ nhất định
nào đó so với tiền gửi của khách hàng để bảo đảm khả năng chi trả thờng xuyên
khi khách hàng đến rút tiền . Còn đại bộ phận số tiền là đầu t và cho vay.
+Giai đoạn 3 : Các nhà thợ kim hoàn không chỉ nhận tiền gửi, cho vay và đầu t,
còn mở rộng ra một số dịch vụ khác nh: chuyển tiền hộ, thanh toán hộ khách
hàng, các dịch vụ trên thị trờng tài chính: mua, bán hộ chứng khoán, ngoại tệ. Khi
đầy đủ 3 nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cho vay; đầu t và dịch vụ thanh toán thì NHTM
ra đời.

2. Khái niệm NHTM



NHTM là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,
mà hoật động chủ yếu và thờng xuyên của nó là nhận tiền gửi của khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, để đầu t, để chiết khấu và
để làm phơng tiện thanh toán.

3. Chức năng và hệ thống NHTM Việt Nam
3.1 Chức năng:
Từ tháng 9/1989 cùng với việc xây dựng đề án đổi mới căn bản tổ chức và hoạt
động ngân hàng, hai nhóm nghiên cứu đổi mới ngân hàng do Chủ tịch Hội đồng
bộ trởng thành lập đã cùng ngân hàng nhà nớc Việt Nam xây dựng dự thảo 2 pháp
lệnh: Pháp lệnh về ngân hàng nhà nớc Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính .Tháng 5/1990, Hội đồng nhà nớc đã thông
qua và công bố 2 pháp lệnh trên, có hiệu lực từ tháng 10/1990.
Định hớng cơ bản của các pháp lệnh về ngân hàng là :
-Tách bạch chức năng: Ngân hàng nhà nớc là ngân hàng trung ơng, có chức năng
quản lý Nhà nớc đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng thuộc về các NHTM và các tổ chức tín dụng.
-Tạo lập 1 hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng đợc phép kinh doanh tiền tệ :
thực hiện việc dẫn vốn từ ngời có khả năng cho vay sang ngời có nhu cầu vay
vốn , đồng thời thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng nh (thanh toán, chuyển
tiền, môi giới, t vấn).
Pháp lệnh ngân hàng đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới cơ bản về tổ chức bộ máy
các NHTM. Các NHTM Quốc doanh đã bỏ cấp quản lý trung gian gắn với địa d
hành chính tỉnh, thành phố, thực hiện mô hình quản lý tập trung trên cơ sở phát
huy tính sáng tạo và độc lập tơng đối của chi nhánh cơ sở , thành lập các công ty
con để mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới ....Hội sở chính của NHTM Quốc
doanh là trung tâm điều hành , với 2 chức năng: vừa quản lý, vừa chỉ đạo toàn hệ
thống, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Các chi nhánh NHTM Quốc doanh đ-
ợc đặt ở những trung tâm công nghiệp và thơng mại . Đặc biệt ngân hàng nông

nghiệp đã tổ chức theo mô hình có nhiều loại chi nhánh (cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp
4) và điểm giao dịch lu động đối với qui mô thích hợp ở các địa phong để phục vụ
tốt hơn kinh tế hộ ở nông thôn.

3.2.Hệ thống NHTM Việt Nam

-Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 53 chi nhánh tỉnh, 470 chi
nhánh các quận, huyện, 2 văn phòng đại diện, 4 hội sở khu vực, 200 đại lý ở nớc
ngoài và hơn 2600 đầu mối cơ sở giao dịch nội địa tại các huyện, thị.
-Ngân hàng Công thơng Việt Nam với một hệ thống bao gồm: Trụ sở chính và
hai Sở giao dịch, 67 CN phụ thuộc, 26 CN trực thuộc, 170 phòng giao dịch, 506
QTK, 86 cửa hàng vàng bạc đặt tại các trung tâm kinh tế và các khu vực công th-
ơng nghiệp phát triển trong cả nớc; quan hệ đại lý với 435 ngân hàng và tổ chức
tiền tệ của 40 nớc và khu vực trên thế giới. Ngoài ra Ngân hàng Công thơng Việt
Nam còn có các đơn vị thành viên: Trung tâm đào tạo nghiệp vụ, công ty cho thuê
tài chính, 2 liên doanh với nớc ngoài INDOVINABANK và công ty cho thuê tài
chính quốc tế VILC.
-Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam với hội sở trung ơng tại Hà nội và 17 chi
nhánh tại các thành phố lớn, hải cảng, khu chế xuất và những vùng kinh tế trọng
điểm khác.
-Ngân hàng đầu t và phát triển là Ngân hàng chuyên doanh đợc thành lập sớm
nhất ở Việt Nam (26/4/1957). Ngân hàng có 54 chi nhánh tỉnh, gần 100 chi nhánh
quận, huyện và có hội sở giao dịch tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân
hàng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua việc thiết lập quan hệ đại lý
với 379 ngân hàng thế giới và mở quan hệ tín dụng với 32 ngân hàng, mở tài
khoản tiền gửi ngoại tệ và thanh toán với 40 ngân hàng trên thế giới.

II.Một số hình thức huy động vốn

1.Tiền gửi có thể phát séc

Đây là những tài khoản ở một ngân hàng, ngời sở hữu chúng có quyền đợc phát
séc cho những ngời thuộc bên thứ 3. Các khoản tiền gửi có thể phát séc gồm tất cả
các tài khoản sau : tài khoản séc không có lãi (tiền gửi không kỳ hạn), các tài
khoản NOW có lãi (NOW-negotiable order of withdrawal-lệnh thu hồi có thể mua
bán ), các tài khoản super-NOW, và các tài khoản tiền gửi thị trờng tiền tệ
(MMDA). Tiền gửi có thể phát séc là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng.
Tiền gửi có thể phát séc là tiền gửi có thể đợc thanh toán theo yêu cầu; tức là ,
nếu ngời gửi tới ngân hàng gửi vừa đòi thanh toán bằng cách viết ra một giấy rút
tiền, ngân hàng đó sẽ thanh toán cho khách hàng đó ngay lập tức. Tơng tự, nếu
một ngời nhận đợc một tấm séc phát theo một tài khoản ở một ngân hàng, khi
ngân hàng đó nhận đợc tấm séc này, ngân hàng đó phải chuyển ngay lập tức số
tiền ấy vào tài khoản của ngời đó.
Tiền gửi có thể phát séc là một tài sản có đối với ngời gửi nó, bởi vì nó là một
phần của cải của ngời gửi nó. Ngợc lại, bởi vì ngời gửi tiền này là có thể rút vốn
khỏi tài khoản của ông ta, vốn đó ngân hàng có nghiã vụ thanh toán, do đó các
tiền gửi có thể phát séc là một tài sản nợ của ngân hàng.Tiền gửi này thờng là
nguồn vốn ngân hàng có phí tổn thấp nhất bởi vì những ngời bỏ tiền sẵn lòng bỏ
qua số tiền lãi để có đợc một tài sản lỏng có thể dùng để mua hàng. Những chi phí
của ngân hàng cho việc duy trì tiền gửi có thể phát séc bao gồm tiền thanh toán lãi
và những chi phí trong việc phục vụ những tài khoản này . [Xử lý và lu giữ những
séc đã thanh toán, soạn và gửi các thông báo tình hình hàng tháng, cung cấp
những thủ quỹ có năng lực hoàn thành công việc (ngời hoặc máy), duy trì một toà
nhà gây dợc ấn tợng, và quảng cáo / marketing tới những khách hàng hấp dẫn để
họ gửi vốn vào một ngân hàng nhất định nào đó.]
2.Tiền gửi phi giao dịch

Tiền gửi phi giao dịch là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Chúng có
đặc tính chung là đợc hởng tiền lãi và ngời sở hữu chúng không đợc quyền phát
séc. Mức lãi suất của chúng thờng cao hơn tài khoản séc bởi vì những ngời gửi
tiền đó không đợc hởng nhiều những dịch vụ nh đối với các tài khoản séc. Tiền

gửi phi giao dịch gồm hai loại chính: tài khoản tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hay
còn gọi là giấy chứng nhận tiền gửi (certificate of deposits-CD).

2.1.Tài khoản tiết kiệm

Với tài khoản tiết kiệm, vốn có thể đợc thêm vào hay rút ra bất kỳ lúc nào,
những giao dịch và tiền thanh toán lãi đợc ghi trong một cuốn sổ nhỏ (sổ tiết kiệm
do ngời sở hữu tài khoản giữ) hoặc trong thông báo tình hình hàng tháng. Về mặt
kỹ thuật dạng tiền gửi này không đợc rút ra khi yêu cầu (Ngân hàng có thể đợi
đến 30 ngày để thanh toán ); tuy nhiên do sự cạnh tranh các món gửi, các ngân
hàng cho phép những ngời gửi rút tiền khỏi tiền gửi tiết kiệm của họ ngay.

2.2.Tiền gửi kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi Ngân hàng theo định kỳ nhất
định.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn rất quan trọng, đặc biệt nó đảm bảo cho Ngân
hàng ổn định, giúp cho Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn
vốn.
Tiền gửi kỳ hạn có thời gian đến ngày mãn hạn cố định trớc trong khoảng một
vài tháng đến hơn 5 năm, và có những khoản phạt đáng kể cho trờng hợp rút tiền
trớc hạn (bị mất tiền lãi của một vài tháng). Tiền gửi tiết kiệm loại nhỏ là loại kém
lỏng hơn so với tiền gửi tiết kiệm có sổ tiết kiệm: chúng có lãi suất cao hơn và là
nguồn vốn có chi phí lớn hơn đối với các ngân hàng có hình thức gửi này .
Tiền gửi kỳ hạn loại lớn (CD) chủ yếu do các công ty hoặc các ngân hàng khác
mua. CD loại lớn là loại có thể mang bán, do đó giống nh một trái khoán, chúng
có thể đợc bán lại ở thị trờng cấp hai trớc khi mãn hạn. Vì lí do này, loại CD có
thể bán đợc này các công ty, các quỹ tơng trợ thị trờng tiền tệ và các tổ chức tài
chính khác nắm giữ nh là tài sản thay thế cho các tín phiếu kho bạc và những trái
khoán ngắn hạn khác .


3.Trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trờng vốn dới hình
thức giấy nhận nợ của các tổ chức tín dụng, phát hành để huy động vốn trong đó
cam kết trả lãi và gốc cho ngời mua (hoặc ngời sở hữu sau một thời gian nhất
định. Về phía ngời mua, trái phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu t vốn và
quyền đợc hởng thu nhập của ngời mua trên số tiền mua trái phiếu .
Trái phiếu ngân hàng đợc chuyển nhợng quyền sở hữu dới các hình thức mua,
bán, cho, tặng, thừa kế. Ngời sở hữu trái phiếu có thể dùng trái phiếu thế chấp tiền
vay nếu đợc ngời cho vay chấp nhận và đợc thừa kế theo luật thừa kế .
Trái phiếu ngân hàng có thể phát hành dới hai hình thức: trái phiếu có ghi tên
hoặc trái phiếu không ghi tên.
Thời hạn của trái phiếu ngân hàng từ 01 năm trở lên. Thời hạn cụ thể do các tổ
chức tín dụng quyết định tuỳ theo phơng án sử dụng vốn huy động từ trái phiếu.
Nguồn vốn huy động huy động từ trái phiếu ngân hàng là nguồn vốn dài hạn của
các tổ chức tín dụng, chủ yếu để đầu t theo các dự án. Các tổ chức tín dụng không
phải thực hiện dự trữ bắt buộc trên số vốn huy động từ trái phiếu ngân hàng. Các
tổ chức tín dụng vừa có thể trực tiếp phát hành, vừa có thể tổ chức thực hiện các
dịch vụ cất trữ, mở tài khoản, thanh toán môi giới mua bán và mua bán trái phiếu.
Lãi suất của trái phiếu do các tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở quan hệ cung
cầu về vốn trên thị trờng, sao cho có thể khuyến khích, động viên đợc ngời gửi
vốn dài hạn, ngời vay có thể chấp nhận đợc, tổ chức tín dụng đảm bảo hiệu quả
kinh doanh.
Phơng thức trả lãi :
+Để đáp ứng các yêu cầu khác của ngời mua, tổ chức tín dụng có thể lựa chọn 1
trong 3 phơng thức sau :
1.Trả lãi trớc : tức bán trái phiếu thấp hơn mệnh giá, khi đến hạn ngời mua sẽ
lĩnh số tiền theo mệnh giá và đợc hởng lãi số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá
mua.

2.Trả lãi sau : Trái phiếu đợc bán theo mệnh giá, khi đến hạn ngời mua sẽ lĩnh
số tiền theo mệnh giá và đợc hởng lãi là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá
mua.

×