36
Chương 4
NGHIÊN CỨU SINH SẢN SINH DƯỠNG
VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN XÃ
4. 1. SINH SẢN SINH DUỠNG VÀ SỰ PHỤC HỔI Ở THỰC VẬT BẬC CAO,
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NÓ
Gọi là sinh sản sinh dưỡng tức là sự tạo ra một cơ thể mới từ một phần của bộ
phận sinh dưỡng của cơ thể khác, từ đó khả năng sinh sản của cơ thể sau này hoàn toàn
giống với cơ thể mẹ. Sinh s
ản sinh dưỡng của thực vật bậc cao có ý nghĩa không kém
sinh sản hữu tính của nó, nhiều trường hợp nó đã cho phép nhanh chóng chiếm lĩnh
khoảng không và trở nên đông đúc. Trong nhiều kiểu thảm thực vật, nhiều quần hệ,
quần hợp và tầng phiến... sinh sản sinh dưỡng còn vượt qua sinh sản hạt, đặc biệt quan
trọng trong việc xâm chiếm các lãnh thổ mới.
Sự có mặt hay vắng mặt kh
ả năng sinh sản sinh dưỡng là một trong những yếu
nhất quan trọng trong cạnh tranh giữa các loài thực vật, còn sự biến.đổi của thực bì
cũng có liên quan đến vấn đề này.
Trong kinh tế nông nghiệp, sinh sản sinh dưỡng của thực vật có thể được đánh
giá là có lợi hoặc có hại, điều này phụ thuộc vào từng loài và giá trị kinh tế của nó.
Trong điều kiện tự nhiên có rất nhi
ều loài có khả nàng sinh sản sinh dưỡng như
sinh sản bằng thân rễ, thân hành, sinh sản từ rễ... chúng vừa có khả năng sinh sản, vừa
có khả năng phát tán... Một số khác khả năng đó chỉ có trong điều kiện và từng phần
xác định, ví dụ khi cày lật một số rễ của một số loài sẽ mọc lên thành cây, thân một số
loài bị vùi xuống đất cũng có thể mọ
c thành cây... Con người đã biết sử dụng khả năng
này của thực vật để tạo ra các cơ thể mới, ngày nay còn biết tác động từ những phần
rất nhỏ của cơ thể để tạo ra cơ thể mới (nuôi cấy mô).
Cần phân biệt, thứ nhất, kết quả của sinh sản sinh dưỡng là làm tăng số lượng cá
thể, xâm chiếm khoảng không. Thứ hai, sinh s
ản sinh dưỡng phục hồi được những
phần cơ thể bị tổn thương hay bị chết. Như đã biết, sự tạo thành chồi mới có ý nghĩa
sinh vật học, quần lạc học và kinh tế nông nghiệp rất lởn, có thể coi đây là sự phục hồi
chứ không chỉ là sinh sản sinh dưỡng.
Tiếp theo là phương pháp nghiên cứu của cả hai loại (sinh sản và phát tán sinh
dưỡng)
được xem xét cùng nhau. Những vấn đề liên quan đến sinh sản sinh dưỡng và
phát tán sinh dưỡng của thực vật là không thể tách rời nhau. Rõ ràng là khả năng phát
tán bằng con đường sinh dưỡng, nghĩa là xâm chiếm khoảng trống bằng cơ quan sinh
dưỡng, nó khác với xâm chiếm bằng sinh sản hạt hay bào tử và đơn giản hơn, còn sinh
sản hạt nó biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Ở đây cần nói thêm rằng, khi nghiên cứu
sinh sản sinh dưỡng c
ần đặc biệt chú ý đến sức sống và tốc độ phát tán của thực vật
37
khi có sự giúp sức của cơ quan sinh dưỡng.
Sinh sản Sinh dưỡng hay phục hồi bằng sinh dưỡng của thực vật bậc cao được
thực hiện bằng các cơ quan sau:
1. Bằng lá, từ lá mọc ra rễ và chồi.
2. Bằng chồi, phát triển từ mầm chồi của phần trên mặt đất.
3. Bằng cành của phần trên mặt đất.
4. Bằng những chồi đặc biệt củ
a phần trên hay dưới đất.
5. Bằng thân hành hay củ phần trên mặt đất.
6. Bằng thân hành, củ thuộc phần dưới đất, nó được phát triển thường từ gốc của
cây, có trường hợp từ thân bò.
7. Bằng củ thuộc rễ, tạo thành từ phần gốc của thân hay mấu của thân bò.
8. Bằng chồi, những chồi này hình thành từ rễ.
Nghiên cứu về các hiện tượng sinh sản sinh dưỡng và phục h
ồi sinh dưỡng cần
lưu ý:
- Ngay những loài cùng một giống cũng có thể có khả năng khác nhau về sinh
sản và phục hồi sinh dưỡng. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này cần phải xem xét ở
mức dưới loài, các kiểu hình và kiểu sinh thái và số lượng phải lớn.
- Khả năng về sinh sản hay phục hồ; Sinh dưỡng có thể là thường xuyên cũng có
thể chỉ xuất hiện trong điều kiệ
n nào đó. Vì vậy, cần phải loại nó ra.
- Cần làm rõ giới hạn của sinh sản sinh dưỡng, trong các trường hợp nào sẽ
không có, có hay không dạng chuyển tiếp của sinh sản sinh dưỡng (hình thức khác !).
- Khả năng sinh sản và phục hồi sinh dưỡng không phải lúc nào cũng như nhau
trong một năm, ngay thậm chí ở trong mùa sinh dưỡng. Điều này phụ thuộc vào môi
trường, vào trạng thái quần xã, vào tuổi cá thể, trạng thái vật hậu. - Khả
năng sinh sản
sinh dưỡng và sức sống sau này có ý nghĩa rất lớn đến sự phát tán của loài và tính bền
vững của nó trong quần xã. Để làm sáng tỏ được điều này không chỉ chú ý đến phần
trên mặt đất mà cả phần dưới đất.
- Trong quá trình phát tán thuộc sinh sản sinh dưỡng và thể hiện nó ra thì động
vật đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt động vật đất.
- Vai trò của con người trong quá trình sinh sản và phát tán b
ằng sinh dưỡng
cũng rất lớn. Không nói với cây trồng mà với tự nhiên cũng rất lớn.
Khi nghiên cứu về sinh sản và phục hồi sinh dưỡng cần thiết phải để ý đến vấn đề
chất lượng, rất có thể đi đến kết quả của quá trình này là chất lượng không đảm bảo
hay phải dùng số lượng quá lớn. Vì vậy, cần làm sáng tỏ các nguyên nhân và mối quan
hệ của nó v
ới điều kiện.
Sinh sản sinh dưỡng có thể bằng cơ quan chuyên hoá hoặc không chuyên hoá.
Sau đây sẽ xem xét một số dạng cơ bản.
38
4.1.1. Sinh sản và phục hồi bằng những phần không chuyên hoá
4.1.l.1. Sinh sản và phục hồi thực vật không tách rời khỏi cơ thể mẹ và bằng
những phần không chuyên hoá
a) Sự sinh sản bằng việc tách các bụi
Trong điều kiện tự nhiên, không có sự can thiệp của con người, khả năng sinh
sản này làm tăng số lượng cá thể đồng thời xâm chiếm thêm kho
ảng không, do đó nó
cũng có nghĩa là thực hiện sự phân bố của thực vật. Khi tách những phần của một cây,
tức khi tách bụi, những phần như vậy thường vẫn ở tại chỗ và sự hình thành này không
dẫn tới xâm chiếm diện tích mới.
Có thể nghiên cứu khả năng sinh sản sinh dưỡng một cách rõ hơn ở họ hoà thảo
mọc thành búi và họ cói ở hai họ này do một y
ếu tố tác động nào đó (côn trùng, giun
đất, động vật…) làm tách ra từng phần và có thể tồn tại độc lập, tạo thành búi mới.
Bản chất của vấn đề trên là ở nhóm hoà thảo và sa thảo mọc thành búi dày bên
trong của búi có phần già đã chết, phần này sẽ nối với các phần còn sống, khi bị tác
động sẽ tách ra hình thành búi mới.
Khi nghiên cứu kiểu này cần làm rõ những vấn đề sau:
1. Khả năng của cây mọ
c dạng búi tới việc sống độc lập khi bị tách ra.
2. Nguyên nhân dẫn tới sự tách từng phần của chúng.
3. Kích thước và tuổi của búi khi bị tách (đường kính của cả búi).
4. Kích thước và số lượng chồi có khả năng sống, khả năng kéo dài đời sống của
nó.
Để trả lời các câu hỏi trên cần có sự nghiên cứu ngoài trời, trong. nhiều môi
trường, quần xã khác nhau, đặc biệt là hình thức và xu hướng, mứ
c độ tác động của
con người.
b) Sự phục hồi bởi mắt mầm
Những chồi mắt ở cây gỗ và cây bụi được phân biệt thành hai kiểu. -
- Thứ nhất: là từ những chồi ngủ, đó là chồi rút ngắn bị che phủ, kích thước rất
nhỏ, nó là chồi hình thành sớm và ở phần gốc của thân, khả năng của nó có thể duy trì
như thế hàng chụ
c năm. Chồi này chỉ nảy mầm khi phần trên nó bị mất đi (cả thân).
- Thứ hai: những chồi mầm có thể xuất hiện từ chồi bất định, nó xuất phát từ tầng
phát sinh nơi bị cắt hoặc từ nơi bị tổn thương, loại này ít gặp hơn.
Sinh sản bằng mắt mầm có ý nghĩa lớn cho sự tồn tại của cây trồng, đặc biệ
t
trong cạnh tranh giữa các loài.
Khả năng tạo thành mắt chồi phụ thuộc từ loài cây gỗ, tuổi và điều kiện nơi mọc
của nó. Thông thường, khi rừng bị chặt hạ sẽ có nhiều loài có khả năng hình thành
chồi từ mắt ngủ và cả chồi mầm.
c) Sinh sản bằng cành và bằng chồi bò có cấu tạo đơn giản
39
Sinh sản bằng cành chiết hay chồi bò rất giống sinh sản bằng thân bò, nhưng ở
đây cành của nó rất giống cành bình thường, trong tự nhiên có thể gặp ở cây thảo, cây
bụi, cây gỗ.
Hình 14: Sinh sản sinh dưỡng bằng cành
(theo Wehsarg, 1954)
Nó là hiện tượng bắt buộc hoặc không, ở một số cây thảo khi cành tiếp đất nó sẽ
hình thành chồi sinh sản - hình thành rễ bất định từ đốt tiếp đất.
Khi nghiên cứu sinh sản bằng cành chiết hay chồi bò cần làm rõ:
1. Những loại thực vật nào có khả nàng này.
2. Hiện tượng này luôn luôn gặp hay chỉ gặp trong điều kiện đặc thù của t
ừng
loài.
3. Xác định chiều dài đường kính của phần gốc của chồi đó cấu tạo của nó, tuổi
của chồi, tuổi của cây mẹ tại điểm nó sinh ra và điều kiện nơi mọc.
4. Xác định khả năng có thể tạo chồi rút ngắn, xác định trên một cây có thể hình
thành bao nhiêu chồi loại này.
5. Xác định độ bền về quan hệ với cây mẹ và điề
u kiện tách từ nó, từ đó có thể
sống độc lập.
6. Xác định tốc độ phát tán của các loại khác nhau khi có sự trợ giúp của quá
trình sinh sản sinh dưỡng.
d) Sinh sản bằng nảy chồi từ rễ
Cành được hình thành từ chồi, chồi đó được hình thành từ rễ gọi là chồi rễ. Trong
nhiều trường hợp những chồi rễ như thế sẽ xuất hiện trên những r
ễ ăn nông và sẽ Diễn
thành hệ rễ mới, nhờ hệ rễ mới nó có thể tách khỏi cày mẹ và tồn tại độc lập, loại này
có ở cả cây thảo, bụi, gỗ. Loại hình này thường xuất hiện trên những rễ ăn nông.
40
Cũng có trường hợp những rễ nằm khá sâu nhưng do lí do nào đó lộ ra hoặc lớp
đất phủ còn lại rất mỏng cũng có thể hình thành chồi rễ.
Ở một số cây (loài) chồi rễ có thể xuất hiện trên những rễ không hề bị tác động
nào. Còn nhiều trường hợp chồi rễ xuất hiện do rễ bị tổn thương hay bị đứt, từ đó nó
có giá trị
kích thích hình thành chồi rễ. Vì vậy, người ta có thể phân ra cây hình thành
chồi rễ bắt buộc và không bắt buộc. Với những cây có thể hình thành chồi rễ khi rễ bị
đứt thì phần đứt ra nó có khi rất nhỏ vẫn có thể hình thành chồi rễ.
Nghiên cứu sinh sản bằng chồi rễ cần lưu ý những nội dung cơ bản sau:
1. Cần xác định sự tồn tại khả năng hình thành chồi rễ ỗ
thực vật.
Vì vậy để xác định khả năng tạo chồi rễ, cần xem xét tỉ mỉ những rễ nhỏ nằm ở
lớp đất mặt, những rễ bên và rễ bất định, qua đó mới phát hiện chồi và mầm rễ. Cần
phải đào xuống để theo dõi một số cá thể của loài. Cũng có thể dùng phương pháp nào
hào, hào nằm gần cá thể c
ần quan sát, bâu khoảng 1 - l,25m, trên thành của hào sẽ
quan sát sự xuất hiện chồi rễ, rễ, độ sâu của nó, trên loại rễ nào.
2. Xác định sinh sản sinh dưỡng bằng chồi rễ thuộc loại bắt buộc hay không bắt
buộc và điều kiện để nó xuất hiện. Để giải quyết nội dung này cần có sự quan sát bổ
sung. Cần phải đào hào để quan sát phần dưới đất của nó. Đồng thờ
i quan sát mức độ
bị tổn thương, bị đứt của phần trên mặt đất trong nhiều trường hợp những tác động này
làm tăng khả năng tạo chồi rễ. Những tác động khác nhau (đào rãnh, làm đường, đào
kênh...) đã làm rễ cây tổn thương, từ đó tạo ra cơ hội hình thành chồi rễ. Đồng thời
quan sát sự thay đổi độ ẩm, tác động của nước, bị ph
ơi khô... trên thành của hào.
3. Xác định mức độ của quá trình tạo chồi rễ. Để giải quyết nội dung này cần làm
lộ rõ phần phía trên của hệ.rễ của cây cần nghiên cứu, xác định số lượng chồi rễ hình
thành, số lượng trên đơn vị chiều dài của rễ, số chồi và mầm được hình thành trên một
rễ, khoảng cách trung bình giữa các chồi... số lượng 10 - 15 cây/loài.
4. Xác định khả nă
ng tạo chồi rễ của phần dưới đất khi đá không còn phần trên