48
Chương 5
XÁC ĐỊNH TUỔI CỦA CÂY GỖ
VÀ CỦA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ
Khi nghiên cứu thảm thực vật rừng thường cần phải biết tuổi của cây gỗ, trong
nhiều trường hợp tuổi cây gỗ có thể xác định được, nhiều trường hợp khó hay không
thật chính xác, đặc biệt là cây gỗ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Tuổi cây gỗ không nên xác định theo chiều cao hay theo bề dày của thân, cũng
như sự phát triển của tán, vì chiều cao, vòng thân, tán rộng không chỉ liên quan tới
tăng tr
ưởng hằng năm mà còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, độ khép tán của thảm.
Thông thường, người ta xác định tuổi theo vòng năm hay lớp tăng trưởng trên bề
mặt cắt ngang thân. Ngoài ra, cũng có những phương pháp xác định khác như theo số
lượng vòng tăng trưởng thân, theo chiều cao, theo đặc điểm của vỏ.
5.1. XÁC ĐỊNH TUÓI CÂY GỖ THEO SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐỘ DÀY THÂN
Tất cả cây g
ỗ qua thời kì sống, tăng chiều dày của thân bằng các lớp gỗ và tầng
phát sinh. Ở đa số cây gỗ tạo thành vòng gỗ trong thân.
Hình 21: Một phần lát cắt cành 4 tuổi của cây Tilia cordata
49
(Theo Razđóki, 1949)
a - biểu bì: b - lớp vỏ ngoài ; B - vỏ sơ cấp ;
z -nhe: f - tầng phát sinh: e - ruột ; 1, 2. 3 - 3 vòng tuổi của gỗ.
5.1.1. Xác định tuổi cây gỗ theo vòng năm của thân
- Sự hình thành vòng năm: ở các loài cây gỗ nhất là vùng ôn đới đo có sự khác
biệt lớn về khí hậu trong năm, nên trên mặt cắt ngang thân và cành có vòng tăng
trưởng thân có thể nhìn thấy bằng mắt. Thường thì mỗi vòng tương ứng với mùa sinh
trưởng c
ủa nằm, tiếp theo là mùa khô vòng tăng trưởng sẽ mỏng hơn, đậm màu hơn vì
tăng trưởng tế bào kém nó gần như bị ép lại 2 vòng như thế tương đương 1 tuổi.
Hình 22: Lát cắt ngang thân cây thông 76 tuổi
(Theo Razđorski, 1949)
- Sự biến đổi độ dày của vòng năm: độ dày vòng năm không ổn định, nó thay đổi
theo năm vạ phụ thuộc vào điều kiện từng năm, vào trạng thái của cây. Thường nó có
thể đạt từ 1 - l,5cm nhưng có khi mỏng hơn, có năm chỉ đạo mỉm hay ít hơn nữa. Theo
độ cao nó cũng có thay đổi, càng gần gốc thì độ dày từng năm càng rõ ràng hơ
n. Tuổi
càng cao vòng năm càng mỏng đi.
Để xác định tuổi cây gỗ người ta dùng: nếu chặt cây thì cắt bằng phần gốc làm
sạch để đếm, nếu không chặt người ta dùng loại khoan có ống rỗng trong, xác định tâm
của cây qua vòng thân và khoan vào đến tâm, sau đó đếm vòng năm qua thanh gỗ
trong ống khoan đó.
50
Hình 23: Xác định tuổi của cây gỗ bằng súng khoan
(Theo Razđorski, 1949)
1 và 3 - Lát cãi ngang thân ; 2 và 4 - Thỏi gỗ lấy từ súng khoan ra.
5.1.2. Xác định tuổi cây gỗ bằng số lượng tăng trưởng hàng năm theo chiều
cao
Tất cả cây gỗ có một hay một vài thân, nói chung cả đời sống của nó sẽ tăng
trưởng dần về chiều cao. Sự tăng độ cao hằng năm gọi tăng trưở
ng năm theo độ cao.
Nếu ta biết được giới hạn tăng hằng năm của cây gỗ ta sẽ biết được tuổi của nó.
Những dấu hiệu phục vụ cho tính tuổi cây gỗ có lẽ là vết tích cành để lại trên
thân.
+ Xác định tăng trưởng hằng năm của thân theo độ cao bằng vết tích cành.
Chúng ta biết hằng năm cây mọc cao lên và hình thành cành, thường hình thành một
lần cành, một số trườ
ng hợp có thể 2 hay 3 lần - để tính tuổi cần hiểu được điều này ở
từng loài, từ vết tích còn lại trên thân và từ số lượng và cách phân cành còn lại trên cây
ta tính được tuổi của nó.
Ở những loài sự hình thành trong năm không ổn định về số lượng thì không thể
dùng vết tích trên thân để xác định tuổi. Thông thường phương pháp này chỉ dùng để
xác định tuổi của cây tối đa là 30, càng ít càng chính xác. nhiều cây gỗ trong rừ
ng
không để lại vết tích của cành và như thế sẽ không xác định được tuổi bằng phương
pháp này.
+ Xác định sự tăng trưởng năm theo chiều cao thân qua sự phân nhánh: như đã
biết một số giống thực vật có đặc điểm riêng khó xác định tuổi theo mặt cắt ngang
thân. Với nhóm này người ta chỉ có thể xác định tuổi qua hệ phân cành, qua một năm
theo dõi sự phân cành ở tận cùng, biế
t được hằng năm có bao nhiêu lần phân cành, từ
đó xác định qua hệ phân nhánh đến gốc và đó là tuổi của nó (xem hình 12).
+ Xác định số lượng tăng trưởng năm của thân theo chiều cao bằng vết tích vảy
chồi để lại: Nhiều cây khi mọc có vảy chồi, vảy chồi có thể tồn tại hay rụng đi rồi để
lại vết tích (sẹo), qua đó có thể xác định tuổi nhưng ch
ỉ xác định được với cây non (3 -
51
5 - 8 tuổi), cây già không được hoặc chỉ phần non của cây già vì nó vẫn còn vết tích.
Tất nhiên, cũng phải nắm được hình thái của nó mới xác định được.
5.1.3. Xác định tuổi cây gỗ theo đặc điểm của vỏ
Có nhiều trường hợp không thể xác định được tuổi cây gỗ bằng những phương
pháp trên (vì không chặt cây xuống), mà lại cần biết tuổi tuy không thật chính xác thì
có thể dùng phương pháp bổ sung, bằ
ng cách dùng đặc điểm của vỏ cây Phương pháp
này cần phải có tổng kết trước (nhiều mẫu vỏ và đã biết tuổi) từ đó đưa ra đặc điểm
bên ngoài, độ dày của lớp vỏ qua đó đưa ra bảng thang bậc tuổi (nhóm tuổi) nó không
cho chính xác mà cho biết bậc (5 - 10T/bậc).
5.1.4. Sự kéo dài đời sống của cây gỗ
Xác định sự kéo dài đời sống của loài cây gỗ nào đ
ó nó cho ta hiểu về tuổi của
loài trong điều kiện môi trường sống, thường tuổi thọ của loài bao giờ cũng lớn hơn
tuổi ta tính được. Từ xác định được tuổi cây gỗ có thể cho ta hiểu tuổi của giai đoạn
trước sinh sản của loài, theo Rabốtnốp (1947) tuổi trước sinh sản thường bằng 1/14 -
1/4 tuỳ theo từng loài, tuổi thọ lớn nhất sẽ là 1/14, thấp nh
ất là 1/4.
5.2. XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ TÍNH ĐỘ DÀI ĐỜI SỐNG Ở CÂY BỤI
Cây bụi có thân thuộc mộc và thường cao dưới 4,5m. Trục chính chỉ có vai trò
trong giai đoạn đầu của cá thể phát sinh.
Cây bụi có đặc điểm là phân cành từ gốc, có nhiều thân và mỗi thân có tuổi khác
nhau. Trạng thái trưởng thành bao gồm một hệ thống trục, nó sớm già và sớm giảm sút
sức tăng trưởng... vì thế nó không cao, hệ thống trục có thể đượ
c hình thành trong
nhiều thế hệ khác nhau. Ở một số cây bụi có thể một số trục đầu tiên của phần trên mặt
đất đã không còn, vì thế chỉ có thể tính tuổi cho các chồi còn đang tồn tại. Thường xác
định tuổi qua hệ thống cành và vết tích cành để lại trên thân già, từ đó biết được tuổi
của từng thân. Sở dĩ dùng vết tích được vì tuổi thọ cho các trục của cây bụi không dài
(thường chỉ 20 - 30 năm) nên còn vết tích ở các thân. Phương pháp này không thể tính
tuổi cho cả cá thể của cây bụi, trong một số trường hợp cần kết hợp với phương pháp
nghiên cứu sinh sản sinh dưỡng để tính tuổi phần gốc nằm dưới đất, tuy nhiên nó cũng
không thật chính xác.
5.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ SỰ KÉO DÀI ĐỜI SỐNG Ở THỰC
VẬT THUỘC THẢO
Xác định tuổi của cây th
ảo cũng là công việc rất khó, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây giới thiệu một số phương pháp.
5.3.1. Xác định sự kéo dài đời sống bằng sự theo dõi nhiều năm trên những
cá thể cố định
Sự theo dõi từng cá thể từ năm này qua năm khác nghĩa là từ khi nó xuất hiện
đến khi nó chết sẽ cho ta biết khả năng kéo dài đời sống của loài, bằng cách đ
ó cho
phép ta xác định được khả năng kéo dài đời sống trong từng giai đoạn của cá thể và sự
52
thay đổi theo tuổi về những đặc điểm hình thái, giải phẫu, thành phần hoá học của nó.
Nbđhiên cứu sự biến đổi theo tuổi sẽ làm sáng tỏ các dấu hiệu đặc trưng của loài, có
thể dùng để xác định tuổi của cá thể loài cần nghiên cứu.
Khả năng kéo dài đời sống của thực vật sẽ biến đổi và điều này phụ thuộc từ
điều
kiện nơi mọc. Vì vậy, kết quả nghiên cứu ở những cá thể cố định trong điều kiện môi
trường cụ thể sẽ cho ta những số liệu về sự kéo dài đời sống cửa cá thể đó. Vì thế sẽ có
giá trị cao hơn nếu ta chọn đúng nơi cần theo dõi, tốt nhất vẫn là trong điều kiện tự
nhiên (quần xã t
ự nhiên). Nếu có điều kiện tiến hành trong nhiều quần xã sẽ cho phép
ta lập được loạt sinh thái. Sự theo dõi từ đầu đến khi chết của một số khá lớn cá thể sẽ
cho ta hiểu được những biến đổi của thực vật theo tuổi, nhận được bức tranh về sự
biến đổi của loài nào đó trong chu trình sống và những tư liệu về sự kéo dài đời sống
của nó.
Bức tranh của rất nhiều cá thể được theo dõi trong nhiều năm sẽ tốn nhiều công
sức, nhưng những kết quả này sẽ cho ta những số liệu về từng giai đoạn và cả chu kì
sống của loài đó, trên cơ sở của những số liệu này và sử dụng cả những thay đổi về
hình thái, giải phẫu theo tuổi cho phép ta làm ra được phương pháp xác định tuổi c
ủa
cây thuộc thảo.
Để bổ sung cho nghiên cứu ngoài tự nhiên có thể tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm trong vườn.
Với sự dẫn dắt nghiên cứu qua hàng năm có thể cho ta số liệu trung bình về số
cây chết trong năm. Từ đó cũng có thể xác định khả năng kéo dài đời sống của loài cần
nghiên cứu Ví dụ, theo dõi 100 cá thể từ cây mầm, hằng năm chết 5 cây từ đó xác định
khả năng kéo dài đời sống là 20 năm (của loài).
5.3.2. Xác định tuổi ở những cá thể non
Những cá thể non của cây thảo sống lâu năm xuất hiện từ hạt trong quần xã tự
nhiên phát triển rất chậm và trải qua thời gian khá dài ở trạng thái cây non. Xác định
tuổi là để làm rõ loại này đã tồn tại bao lâu trong trạng thái cây non, từ đó cho phép ta
hiểu được tuổi trưởng thành của loài đó.
Có hàng loạt d
ấu hiệu để xác định tuổi như vết tích lá hay chồi của năm cũ để lại.
Hình dạng, kích thước lá, đặc điểm bộ rễ của các cá thể non - đó là cơ sở xác định về
tuổi của cây con (thường đến 3 tuổi). Tất nhiên có trường hợp nếu cây non mọc nơi đất
nghèo kiệt thì thường đánh giá giảm đi, nơi đất tất lại thường
đánh giá tuổi cao lên.
Phương pháp này dùng được cho các cây thảo và hoà thảo, nhưng ở đây cần nói
thêm rằng, để xác định tuổi không nên chỉ dùng một dấu hiệu mà nên dùng nhiều dấu
hiệu bổ sung cho nhau.
5.3.3. Xác định tuổi ở cá thể trưởng thành
5.3.3.1. Xác định tuổi theo những dấu vết còn lại ở phần trên mặt đất, lá và vết
gắn của lá