Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
Ngày soạn :.........................
Ngày giảng:………………….
Tiết 1 TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ
của nhân vật 'tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với
phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài:
Cổng trường mở ra ở sách Ngữ văn 7 tập 1.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân
tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường
của bản thân.
3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ
tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của
tuổi học sinh.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên
quan, bảng phụ
II. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở sgk
C- Tiến tình lên lớp:
I- Ổn định :
II- Bài cũ:
III- Bài mới:
1- Đặt vấn đề:
Những kỷ niệm của thời áo trắng, tung tăng cắp sách đến trường luôn được lưu giữ
bền lâu trong trí nhớ, luôn gợi mở, luôn khơi dậy những nổi niềm xúc cảm thiêng liêng.
Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một trong những văn bản giàu chất thơ đã
khai thác đề tài này rất thành công. Mời các em chúng ta cùng tìm hiểu.......
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 1 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
2/ Triển khai bài mới
a. Hoạt động1 : Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích * ở
sgk trang 8, sau đó trình bày ngắn gọn về nhà
văn Thanh Tịnh và truyện ngắn "Tụi đi học".
b. Hoạt động 2:
* Đọc: Yêu cầu đọc giọng chậm, dịu hơi buồn,
lắng sâu. 3 học sinh nối nhau đọc.
- Giáo viên: nhận xét cách đọc của học sinh sau
khi nghe các em đọc .
Đọc kỹ chú thích (2) (6) (7)
c. Hoạt động 3:
GV. Nêu bố cục của văn bản?
HS:Chia làm 3 phần ;
- phần 1 : Từ đầu ->trên ngọn núi :tâm trạng
của nhân vật tôi trên đường tới trường :
- Phần 2:Tiếp -> được nghỉ cả ngày nữa: tâm
trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường.
I. Giới thiệu tỏc giả, tỏc phẩm
1.Tác giả: ( 1911-1988) Tên khai
sinh: Trần Văn Ninh. Từng dạy học,
viết báo, làm văn.
- Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất
trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm
nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm
dịu, trong trẻo.
2. Tac phẩm: Truyện ngắn "Tôi đi
học" in trong tập "Quê Mẹ" xuất bản
1941
II. Đọc- Tỡm hiểu chỳ thớch
1.Đọc:
2.Chú thích: 2,6,7
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục: 3 phần
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 2 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
- Phần3: Còn lại : Tâm trạng của nhân vật tôi khi
ngồi vào học.
Gv: ? Trong văn bản tôi đi học có những nhân
vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao
Hs: Có những nhân vật tôi, mẹ, ông Đốc, những
cậu học trò, những bậc phụ huynh. Tôi là nhân
vật chính. Vì nhân vật này được kể nhiều nhất.
Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận “Tôi”
? Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi”
kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ? những kỉ
niệm ấy được nhà văn diễn tả theo trình tự như
thế nào ?
Hs. Những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối
thu “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường
rụng nhiều ...tựu trường “
Hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón Mẹ
lần đầu tiên đến trường ...
Những kỉ niệm được kể theo trình tự thời gian:
Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
Gv: Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này theo bố
cục mà các em vừa tìm ra.
Gv:? Lần đầu tiên đến trường tác giả có những
cảm giác thật đặc biệt . Vậy cảm giác đó được
tác giả diễn đạt bằng hình ảnh gì?
- Cảm giác trong sáng, như mấy cánh hoa tươi
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gv:? Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh này.
Gv: Cách so sánh ấy thật ấn tượng bằng cách so
sánh ấy, tác giả đã dẫn người đọc vào một thế
2. Phân tích
a. Cảm nhận của nhânvật “Tôi“trên
đường tới trường.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 3 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
giới đầy ắp những sự việc, những con người,
những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong
sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẽ và mến thương.
Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ lần
đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao
ý nghĩ tình cảm xao xuyến mới lạ, suốt đời
không thể quên.
Gv:? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật
tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào ?
Gv:? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành
kỷ niệm trong tâm trí của tác giả.
Đó cũng là lần đầu tiên tôi được đến trường nên
thời khắc đó rất thiêng liêng, nó in đậm trong ký
ức.
Gv:? Trên con đường cùng mẹ đến trường nhân
vật tôi có những cảm nhận gì? Tại sao tôi lại có
những cảm nhận đó.
HS. - Thấy con đường quen mà lạ, cảnh vật thay
đổi, lòng tôi thay đổi: tôi đi học
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. với bộ quần
áo.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vỡ .
Gv:? Những chi tiết đó cho thấy sự thay đổi gì
trong nhận thức của cậu bé?.
- Muốn thử sức để khẳng định mình khi xin mẹ
được cầm cả bút, thước => tôi tự thấy mình lớn
lên, có ý thức nghiêm túc trong việc học hành
muốn được chững chạc như bạn.
Gv:? Cho Hs Thảo luận nhóm: Khi nhớ lại ý
-Thời gian: Một buổi mai đầy sương
thu và gió lạnh .
-Không gian: con đường làng dài và
hẹp
=> Đó là thời điểm và nơi chốn quen
thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ
của tác giả với lần đầu tiên đến
trường
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 4 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
nghỉ "chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước",
tỏc giả viết: “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi
nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên
ngọn núi”.
Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện
pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn
trên?
Thảo luận:
- Sử dụng nghệ thuật so sánh .
- Hình ảnh so sánh nhẹ nhàng trong sáng, đẹp
đẽ.
- Thể hiện khát vọng muốn vươn tới của tâm
hồn trẻ thơ.
*Tiểu kết: Lần đầu tiên được tới trường, cùng
với mẹ đi trên con đường làng thân quen, cậu bé
thấy ngỡ ngàng và hồi hộp xiết bao, bởi cậu hiểu
mình đã lớn, sắp bước vào một thế giới mới lạ,
một chân trời đang rộng mở trước mắt cậu bé.
Tôi đi học :
=> Đây là sự kiện lớn, một sự đổi
thay quan trọng, đánh dấu bước
ngoặt của tuổi thơ.
=>Sự thay đổi về tình cảm và nhận
thức: sự mới mẻ, ngỡ ngàng
IV- Củng cố :
- Cảm nhận của nhân vật “Tôi “ trên đường tới trường?
V- Dặn dò: Về nhà đọc lại tác phẩm, tóm tắt tác phẩm
- Học bài cũ, nắm kĩ nội dung bài học.
- Chuẩn bị phần nội dung cũn lại để tiết sau học tiếp bài này
- Cụ thể : Trả lời tiếp những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản
D. Rút kinh nghiệm :.......................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
==============================================================
Ngày soạn :.........................
Ngày giảng:………………….
Tiết 2: TÔI ĐI HỌC (TT)
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 5 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ
của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với
phần tập làm văn ở bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài:
Cổng trường mở ra ở sách ngữ văn 7 tập 1.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân
tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường
của bản thân.
3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ
tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của
tuổi học sinh.
B- Phương Pháp :
- Đàm thoại , thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị của thầy và trò
I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên
quan, bảng phụ
II. Học sinh: Soạn bài theo cõu hỏi ở sgk
D- Tiến trình lên lớp:
I- Ổn định :
II- Bài cũ:
Hóy phõn tớch tõm trạng và cảm nhận của nhõn vật " Tụi " trờn đường tới trường?
III- Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Cảm nhận của nhân vật “Tôi” lúc ở sân trường , trong lớp học
được thể hiện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiết 2...
a.Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung ghi bảng
-Học sinh đọc lại phần 2. 2. Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 6 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
- Nội dung của phần này là gỡ?
Gv:? Cảnh trước sân trường Mỹ Lý ngày tựu
trường có gì nổi bật ?.
? Hãy so sánh cảnh tượng đó với cảnh tượng
ngày khai trường của trường ta ? Cảnh tượng đó
đã phản ánh được điều gì ?.
Gv: ? Trong cái nhìn của cậu học trò nhỏ,
trường Mỹ Lý ngày khai trường có gì đặc biệt ?.
Gv:? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh này.
Gv:? Để diễn tả cái tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè và
lo sợ của những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến
trường tác giả đã dùng hỡnh ảnh nào ?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn
khoảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập
ngừng, e sợ.
GV:? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó .
GV bình: Hình ảnh so sánh diễn tả đúng tâm
trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên
tưởng về một thời tuổi nhỏ dưới mái trường thân
yêu. Mái trường đẹp như tổ ấm, mỗi học trò
ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát
vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời
rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh
mang.
GV:? (Dùng phiếu học tập)
Bên cạnh dùng những hình ảnh so sánh tác giả
còn sử dụng một loạt những từ láy diễn tả tâm
trường
- Rất đông người (sân trường làng
Mỹ Lý dày đặc cả người).
- Người nào cũng đẹp (người nào
quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt
cũng vui tươi, sáng sủa).
=> Phản ánh không khí đặc biệt của
ngày hội khai trường : Sôi nổi, hồ
hởi, náo nức, thể hiện tinh thần hiếu
học.
- Trường vừa xinh xắn, vừa oai
nghiêm như cái đình làng, sân nó
rộng mình nó cao hơn.
=> Đình làng là nơi thờ cúng tế lễ,
nơi thiêng liêng cất giấu những điều
bí ẩn, cách so sánh này đã diễn tả
cảm xúc trang nghiêm của tác giả về
mái trường.
=> Hình ảnh so sánh rất tinh tế, sinh
động, diễn tả thành công tâm trạng
của những cậu học trò nhỏ.
+ Đề cao sức hấp dẫn của nhà
trường.
+ Thể hiện khát vọng bay bổng của
trẻ thơ.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 7 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
trạng. Hãy chỉ ra .
GV:? Trong những từ láy mà em vừa chỉ ra, từ
nào được tác giả sử dụng nhiều nhất ? Vì sao?.
Được sử dụng đến 4 lần. Đây là từ có nghĩa khái
quát được sử dụng chính xác để diễn tả tâm
trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ,
cảm giác hồn nhiên trong sáng của cậu học trò
nhỏ. Giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và
tài năng kể chuyện của tác giả.
GV:? Đây là lần đầu tiên cậu bé được tiếp xúc
với trường, lớp với các thầy cô giáo? Vậy ấn
tượng ban đầu của cậu về thầy hiệu trưởng ra
sao.
Gv:? Điều đó gợi lên những tình cảm gì ở cậu bé
đối với thầy giáo.
Gv: Gọi học sinh đọc phân tích “Tôi cảm thấy
sau lưng có một bàn tay dịu dàng... vuốt mái tóc
tôi”.
Gv:? (Thảo luận nhóm )
? Em nghĩ gì về những tiếng khóc của những
cậu học trò nhỏ trong đoạn trích vừa rồi.
GV bình: Vừa lúc nãy các cô, các cậu rất náo
nức, muốn chứng tỏ mình rất lớn, cảm thấy hãnh
diện vì được nhiều người chú ý. Vậy mà giờ đây
lại khóc như phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên,
rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Miêu tả cụ thể 3
dạng khóc “Ôm mặt khóc” “Nức nở khóc” “Thút
thít”. Một lần nữa cây bút văn xuôi Thanh Tịnh
truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao.
Chuyển: Đến những phút cuối của buổi tựu
trường phải rời tay mẹ, bước vào lớp tâm trạng
và cảm giác của cậu bé ra sao mời các em chúng
ta tìm hiểu phần còn lại của tác phẩm.
- Bỡ ngỡ, ngập ngừng, rụt rè, chơ vơ,
vụng về, lúng túng, dềnh dàng, run
run
=> Động từ chỉ trạng thái lúng túng:
- Ông đốc: + Dặn dò ân cần
+Cặp mắt hiền từ,cảm
động
+ Tươi cười nhẫn nại
=> Tin tưởng, quý trọng và biết ơn
- Tiếng khóc có nhiều ý nghĩa:
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 8 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
- Học sinh đọc phần cũn lại của văn bản
GV:? Khi sắp hàng đợi vào lớp học tại sao “Tôi”
lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào
thấy xa mẹ tôi như lần này ?.
Hs. Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng
của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có
mẹ bên cạnh như ở nhà...
GV:? Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận
được khi bước vào lớp học là gì.
Hs. “Một mùi hương lạ xông lên, trụng hình gì
treo trên tường cũng thấy lạ và hay hay, nhìn
bàn ghế chổ tôi ngồi rồi lạm nhận là vật riêng
của mình, nhìn người bạn chưa hề quan biết
nhưng lòng cảm thấy không sự xa lạ chút nào...
Gv:?Tại sao“Tôi”lại có những cảm giác đó.
=> Lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học, một môi
trường sạch sẽ và ngay ngắn. Thấy thân thuộc
với bạn bè, bàn ghế vì bắt đầu có ý thức những
thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
Gv:? Hãy phân tích hình ảnh “Một con chim con
liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt
rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Gv:? Em có nhận xét gì về cách kết thúc của
truyện? .
Dòng chữ “ Tôi đi học “có ý nghĩa gì?.
+ Lo sợ (xa rời người thân bước vào
mái trường hoàn toàn mới lạ).
+ Luyến tiếc(những ngày chơi đùa
thoải mái) .
+ Niềm vui, sự quan tâm (lần đầu
tiên được tự mình học tập).
+ Báo hiệu sự trưởng thành, là những
giọt nước mắt ngoan chứ không vòi
vĩnh .
3. Cảm nhận của nhân vật “Tôi” lỳc
ở trong lớp
- Vì “tôi” bắt đầu cảm nhận được sự
độc lập của mình khi đi học :
- Cảm thấy xa lạ vừa gần gủi với mọi
vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 9 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
? Nêu nhận xét của em về nét đặc sắc nghệ thụât
và sức cuốn hút của tác phẩm.
? Truyện ngắn tôi đi học đã ghi lại những kỷ
niệm gì của nhân vật tôi. Tại sao kỉ niệm đó lại
được lưu giữ bền lâu đến vậy?.
Hs. Kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được
ghi nhớ mãi vì nó là kỷ niệm đặc biệt, đánh dấu
một bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật tôi.
? Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của
truyện.
HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
b.Hoạt động 2 :
Bài tập 1: (SGK) :Phát biểu cảm nghĩ về dòng
cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi
đi học”
Bài tập tại lớp: ( Ghi bảng phụ)
Bài tập trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất cho câu hỏi sau:
Những cử chỉ hành động lời nói của các nhân
vật “Người lớn” trong tác phẩm đã thể hiện.
A- Quan niệm trẻ vẫn trong vòng tay của mình
B- Quan niệm trẻ phải đi học vì đã đến tuổi.
C- Thể hiện sự bàng quang thờ ơ với trẻ.
D- Thể hiện trách nhiệm và tấm lòng đối với thế
hệ tương lai.
HS: đọc ghi nhớ
Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn ( khoảng 10
dòng ) ghi lại cảm xúc ngày đầu tiên đi học ?
- Hình ảnh con chim con:
+Gợi sự luyến tiếc khi đã từ tuổi
thơ.
+Bắt đầu trưởng thành trong nhận
thức và việc học hành của bản thân .
- Kết thúc truỵên tự nhiên, bất ngờ.
- Dòng chữ “Tôi đi học” khép lại bài
văn : Mở ra một thế giới mới, một
bầu trời mới, một giai đoạn mới
trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ đó
đã thể hiện chủ đề của tác phẩm.
IV. Tổng kết
* Nghệ thuật: Truyện được bố cục
theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của
người viết, theo trình tự thời gian của
buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả
với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc =>
điều đó tạo nên chất trữ tình cho tác
phẩm.
* Ghi nhớ: SGK
* Luyện tập
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 10 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
C. Củng cố : Cảm nhận của nhân vật “Tôi “ trong buổi tựu trường đầu tiên ?
D. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2 ở (SGK). Đọc diễn cảm truyện ngắn này
- Nghiên cứu trước bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
- Tiết sau soạn bài “ trong lòng mẹ “.Đọc và trả lời những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn
bản
D. Rút kinh nghiệm :.........................................................................................................
Ngày soạn :.........................
Ngày giảng:………………….
Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái
quát của nghĩa từ ngữ.
2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa
rộng và nghĩa hẹp.
3- Thái độ : Có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng từ
B-:Phương pháp :Đàm thoại, thảo luận nhóm
C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
I. Giáo viên: Soạn giáo án, làm bảng phụ
II. Học sinh: Nghiên cứu trước bài học, trả lời những câu hỏi ở SGK.
D- Tiến trình lờn lớp:
I- Ổn định:
II.Bài cũ :
III- Bài mới
1- Giới thiệu bài:1(phút)
Nói đến quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ, người ta thường hay nhắc đến quan hệ đồng
nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Tuy nhiên còn có một mối quan hệ khác nữa đó là mối quan
hệ bao hàm. Nội dung này các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2- Bài mới: a. Họat động 1 (20 phút) .Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trũ Nội dung cần đạt
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 11 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
GV: Treo sơ đồ (bảng phụ) lên bảng
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn
nghĩa của các từ thú, chim, cá.
?Vì sao
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa
rộng.
* Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi
phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi
nghĩa của một số từ ngữ khác
? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn hay hẹp
hơn nghĩa của từ voi, hươu, tu hú, sao, cá rô,
cá thu,
?Vì sao
? Các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu có
nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn với các từ thú,
chim, cá.
? Vì sao
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa
hẹp.
* Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi từ
ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của
một từ ngữ khác.
thảo luận:
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn
nghĩa của những từ nào động thời hẹp hơn
nghĩa của từ nào.
? Từ đó em rút ra nhận xét gì?
Hs đọc phần ghi nhớ ở (SGK)
b:hoạt động 2:(15phút)
bài tập 1 : Giáo viên hướng dẫn
Trong những từ trên tìm từ có nghĩa khái quát
bao hàm nhất, sau đó lần lượt phân cấp (sử
dụng mẫu sơ đồ ở SGK)
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa
hẹp
1. Vớ dụ:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa
của các từ thú, chim, cá.
=> Nghĩa của từ động vật đã bao hàm
nghĩa của cả 3 từ này.
- Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn
nghĩa của từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá
rô, cá thu.
=> Phạm vi nghĩa của từ thú, chim, cá
đã bao hàm nghĩa của các từ voi hươu,
tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
- Nghĩa của từ voi, hươu, tu hú, sáo , cá
rô, cá thu hẹp hơn so với cỏc từ thỳ,
chim, cá.
=> Phạm vi nghĩa của những từ này
được bao hàm trong phạm vi nghĩa của
những từ thú, chim, cá.
* Một từ có nghĩa rộng với những từ
ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối
với những từ ngữ khác.
2.Ghi nhớ:( SGK)
II. Luyện tập
Bài 1.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 12 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
Quần đùi ,quần dài áo dài ,áosơ mi
* Sau khi học sinh trình bày cho nhận xét:
Gv. Hướng dẫn HS làm bài tập số 2 ở
(SGK trang 11)
GV. Bổ sung và ghi bảng
Gv. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
trên phiếu học tập.
Gv. Nêu yêu cầu của bài tập số 4
Hs. Gạch bỏ những từ ngữ không phù
Bài tập 2 : Từ ngữ có nghĩa rộng
hơn :
a- Chất đốt
b- Nghệ thuật
c- Thức ăn
d- Nhỡn
e- Đánh
Bài tập 3: Các từ ngữ có nghĩa được
bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi
từ ngữ:
Xe cộ -> xe đạp, xe ô tô,xe máy
Kim loại -> vàng, bạc, sắt...
Hoa quả -> xoài, măng cụt, chuối
Họ hàng -> chú, bác, cô, dì.
Mang -> xách , khiêng, gánh...
Bài tập 4 : a.Thuốc lào c. Bút điện
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 13 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Y phục
Vũ khí
quần
áo
Súng
Bom
Súng trường
Đại bác
Bom ba càng
Bom bi
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
hợp trong mỗi nhóm từ . b.Thủ quỹ d. Hoa tai
IV.Củng cố (4 phút)
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng.
? Khi nào thì một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp.
Bài tập trắc nghiệm: Câu hỏi đúng sai
Câu hỏi:
A. Thực vật là từ nghiã hẹp so với từ cây
B. Từ địa y là từ có nghĩa rộng so với từ thực vật
C. Thằn lằn, là từ có nghĩa hẹp so với từ bò sát.
V. Dặn dò (4 phút)
Về nhà làm bài tập 5
Học thuộc bàivà phần ghi nhớ
Nghiên cứu bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Trả lời trước những câu hỏi ở phần tìm hiểu văn bản
*Rút kinh nghiệm ...................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày giảng:………………….
Tiết 4
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề biết xác định duy trì đối
tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung.
B- Phương pháp :đàm thoại ,thảo luận nhóm .
C Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
I.Giáo viên: soạn giáo án ,tìm hiểu tài liệu tham khảo, bảng phụ .
II. Học sinh :soạn và trả lời những câu hỏi ở sgk
D- Tiến trìnhlờn lớp:
I- Ổn đinh: (1 phút )- nắm sỉ số h/s. lớp8c lớp8d
II- Bài cũ:
III- Bài mới : 1.Giới thiệu bài. (1phút): một văn bản cần có tính mạch lạc, liên
kết để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Vậy chủ đề là gì, thế nào là tính thống
nhất về chủ đề.........
a. Hoạt động.1(10 phút) chủ đề của văn bản.
Nội dung
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 14 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
Hoạt động của Thầy và trò
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thầm lại văn bản
tôi đi học.
? Đối tượng được phản ánh trong văn bản này
là ai.
? Trong văn bản này nhân vật tôi đã nhớ lại
những kỷ niệm gì .
? Kỷ niệm ấy đã gợi lên những ấn tượng
những cảm xúc gỡ trong lòng tác giả.
? Đó chính là chủ đề của văn bản tôi đi học.
Vậy chủ đề của văn bản là gì.
Gv cho h/s đọc nội dung phần ghi nhớ ở Sgk
b.Hoạt động II: (14 phút)
Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên
đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và
sử dụng từ ngữ, câu văn như thế nào?.
Để tô đậm cảm giác trong sáng của nhân vật
tôi trong ngày đầu tiên đi học, tác phẩm đã sử
dụng các từ ngữ và các chi tiết nghệ thụât
nào (Chú ý đến sự thay đổi tâm trạng của tôi
trong buổi tựu trường đầu tiên).
+ Hằng năm cứ vào cuối thu... lòng tôi lại nao
nức những kỷ niệm mơn man...
+ Hôm nay tôi đi học
Tôiquên thế nào được những cảm giác trong
sáng ấy.
+ Hai quyển vỡ mới... bắt đầu thấy nặng.
Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng 1 quyển vỡ
cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất...
Thảo luận nhóm:
a? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của
văn bản
b? Tính thống nhất này thể hiện ở những
phương diện nào.
H/s đại diện các nhóm trả lời.
I. Chủ đề của văn bản
- Nhân vật tôi
- Kỷ niệm về ngày tựu trường đầu tiên.
- Gợi những ấn tượng khó phai in đậm
trong ký ức cùng những cảm xúc hồi
hộp, bỡ ngỡ, tự hào sung sướng vì lần
đầu tiên được đến trường.
2,Ghi nhớ : SGK
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn
bản
Nhan đề “tôi đi học” có nghĩa tường
minh, giúp chúng ta hiểu ngay nội dung
của văn bản là nói về chuyện đi học của
nhân vật tôi.
- Đại từ tôi và các từ ngữ biểu thị ý
nghĩa” đi học “được lặp đi lặp lại nhiều
lần
- Trên đường đi học.
+ Cảm giác về con đường: quen mà lạ,
cảnh vật thay đổi
+ Thay đổi hành vi: lội qua sông thả
diều, đi ra đồng nô đùa -> đi học cố làm
như một học trò thực sự .
- Trên sân trường :
+ Cảm giác về ngôi trường : nhà trường
cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong
làng -> xin xắn, oai nghiêm như đình
làng...
+ Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp
hàng vào lớp, đứng nép bên người thân
chỉ dám nhìn một nữa, đi từng bước nhẹ
nhàng,.... nức nỡ khóc .
- Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 15 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
Gv nhận xét, bổ sung.
a- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản cảm
xúc của tác phẩm được thể hiện cvb.
b- Tính thống nhất này thể hiện ở các phương
diện.
Hình thức: Nhan đề của văn bản
-Nội dung: Mạch lạc (quan hệ giữa các phần
VB) từ ngữ chi tiết (tập trung làm rõ ý đồ, ý
kiến, cảm xúc.
Cho h/s đọc nội dung phần ghi nhớ sgk.
c. Hoạt động 3. ( 13phút )
Gv cho h/s làm bài tập số 1. 2 ở sgk
- Văn bản trên viết về đối tượng nào và về
vấn đề gì.
? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn
đề theo một thứ tự nào.
? Có thay đổi trật tự sắp xếp này được
không ? Vì sao.
b- Nêu chủ đề của văn bản c và d học sinh tự
trình bày
Gv nêu yêu cầu bài tập số 2.
- Đối tượng: xoay quanh nhân vật tôi.
* Ghi nhớ: Học sinh đọc to (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1.
- Đối tượng : Cây cọ
Vấn đề: Sự gắn bó giữa rừng cọ với
nhân dân Sông Thao.
- Trình bày theo thứ tự: Giới thiệu ->
miêu tả -> tác dụng -> tình cảm gắn bó.
- Các ý đã được sắp xếp hợp lý không
nên thay đổi.
Chủ đề: Rừng cọ với nhân dân Sông
thao
Bài 2. ý b,d sẽ làm cho bài viết lạc đề.
IV. Củng cố :(3 phút ) Chủ đề là gì? tính thống nhất về chủ đề văn bản được
thể hiện như thế nào?
V. Dặn dò: (3 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 3.
Soạn bài” trong lòng mẹ”, trả lời những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
Xem bài bố cục văn bản.
* Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................
.............................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn :.........................
Ngày giảng:………………….
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 16 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
Tiết 5 TRONG LÒNG MẸ
(Trích những ngày thơ ấu Ng.Hồng)
A- Mục tiêu : Giúp học sinh.
1- Kiến thức: Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật
chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, khái quát tính cách qua lời nói, nét
mặt, tâm trạng, phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm
xúc bằng lời văn thống thiết.
3- Thái độ: Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi
bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức
truyền cảm.
B Ph ương phỏp Đàm thoại, thảo luận nhóm
C Chuẩn bị của thầy và trũ -
I. GV: Đọc tập truyện “Những ngày thơ ấu,Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
Tranh minh hoạ phóng to, bảng phụ
II. Học sinh: Nghiên cứu SGK, SGVS : Soạn bài theo cõu hỏi hướng dẫn của sgk.
D- Tiến trình lờn lớp:
I- Ổn định: 1' nắm sỉ số h/s: lớp8C: lớp8D:
II. Bài cũ: 5'
Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? diễn tả cảm xúc gì?
III- Bài mới: 1'
1- Giới thiệu bài:
Ai cũng có một tuổi thơ và thông thường đó là một tuổi thơ ngọt ngào, hạnh phúc,
trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Thế nhưng nhà văn Nguyên Hồng lại có một tuổi
thơ thật dữ dội và cay đắng. Những chuổi ngày bất hạnh đó đã được phản ánh một cách
chân thực và cảm động trong tập hồi ký “Những ngày thơ ấu”. Đoạn trích “Trong lòng
mẹ” là một trong những chương hay nhất, xúc động nhất về tình mẫu tử của tác phẩm
này
2. Triển khai bài :
a. Hoạt động 1: 5' Giới thiệu tác giả,tác phẩm
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung
Đọc thầm chú thích sao và trình bày những ý chính
về tỏc giả, tác phẩm.
Gv. “ Những ngày thơ ấu” Là tập hồi ký về tuổi
thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương
I- Giới thiệu tỏc giả, tỏc phẩm
1.Tác giả : N.Hồng là nhà văn
lớn, ngòi bút của ông hướng về
những người cùng khổ.
2.Tác phẩm: Trích từ chương IV
của tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 17 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
mỗi chương kể về một kỷ niệm sâu sắc.
b. Hoạt động 2: 5' Đọc tìm hiểu chú thích
* Đọc : Yêu cầu đọc giọng chậm, tình cảm, các lời
nói của bà cô đọc với giọng châm biếm, cay
nghiệt.
Gv. cho 2 đến 3 học sinh đọc văn bản
- Nhận xét cách đọc của học sinh.
GV. Lưu ý cho học sinh một số chú thích khó.
c. Hoạt động 3: 22'
? Hồi ký là thể loại như thế nào?
Gv: thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có
thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ
thể, thường đó là tác giả.
? Đoạn trích “ Trong lòng Mẹ “ có thể chia làm
mấy phần? ý từng phần ?
Hs: Trao đổi - nêu 2 phần :
Phần 1: Từ đầu ... đến chứ .
=> Cuộc đối thoại giữa người cô cay độc và chú bé
Hồng .ý nghĩ cảm xúc của chú bé về người Mẹ bất
hạnh .
Phần 2: Đoạn còn lại .
Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác sung
sướng cực điểm của chú bé Hồng .
Gv: Người cô đã gặp gỡ, nói chuyện với bé Hồng
trong một thời điểm hết sức nhạy cảm, đó là thời
điểm nào?
Hs: Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi .
- Mẹ vẫn chưa về.
- Có tin đồn về mẹ
? Cuộc gặp gỡ chỉ là một sự tình cờ hay có sự cố ý
cố tình sắp xếp.
- Người cô chủ động gặp gỡ và đối thoại với Hồng
nhằm thực hiện ý đồ và mục đích riêng (gọi tôi
đến).
? Ý đồ và mục đích đó của người cô đã được tác
phẩm lột tả qua những chi tiết nào.
- Cười hỏi
- Hỏi luôn, giọng ngọt .
II- Đọc - Tỡm hiểu chỳ thớch :
1. Đọc .
2. Chú thích : 5,8,12,13,14,17
III. Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại: Hồi ký
2. Bố cục: 2 phần
3. Phân tích :
a. Nhân vật bà cô
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 18 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
-Mắt long lanh, nhìn chằm chặp
- Vỗ vai cười mà nói.
- Giọng ngân dài “Thăm em bé”
- Tươi cười kể chuyện mẹ tôi.
? cử chỉ và lời nói đó thể hiện bản chất nào của
người cô.
Gv: bình: Có thể nói hoàn cảnh của chú bé Hồng
rất đáng thương, mồ côi cha giờ đây đang mong
mẹ đến cháy lòng. Biết được niềm khát khao đó
của đứa cháu tội nghiệp, người cô ruột không cảm
thông lại còn châm chọc. Thái độ của bà ta là cố ý,
bà ta cười hỏi rất thản nhiên chứ không phải lo lắng
hỏi, nghiêm nghị hỏi, hay âu yếm hỏi. Nụ cười nữa
miệng và câu hỏi thăm dò kia đã chạm tới nỗi nhớ và
tình thương mẹ của chú bé khốn khổ.
? Biết trước ý đồ thâm độc của người cô chú bé đã
ứng đối ra sao? Tại sao chú phải nói những điều
trái với lòng mình.
- Cây muốn lặng, nhưng gió chẳng dừng, dường
như với bà cô, trò chơi chỉ mới bắt đầu, đời nào bà
ta chịu buông tha.
? Bà ta tiếp tục lôi đứa cháu của mình vào trò chơi
ác độc bằng cử chỉ, hành động và lời nói gì.
Hs:Thảo luận nhóm:
? Hãy phân tích những cử chỉ hành động đó của bà ta.
Hs: cử đại diện nhóm trình bày ý kiến , giáo viên
bổ sung và nhận xét : Người đàn bà này luôn ở tư
thế chủ động và liên tục tấn công, cùng với giọng
nói ngọt ngào là cặp mắt long lanh và cái nhìn
chằm chặp như muốn ăn tươi nuốt sống người
khác -> áp đảo. Bà ta đang dần đạt được những
mục đích của mình, khi thấy người cháu cúi đầu
xuống, khoé mắt cay cay -> đứa bé đã bị tổn
thương. Cảm thấy khoái trá với điều đó. Bà ta bồi
thêm một đũn chí mạng “vỗ vai tôi cười nói rằng.
“Vào bắt mẹ mày may vá và sắm sữa và thăm em
bé chứ”. Với câu nói này bà ta không chỉ lộ rõ sự ác ý
mà còn chuyển sang châm chọc, nhục mạ. Quả là
=> Giã dối, thâm độc, gieo rắc
những hoài nghi.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 19 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
không có gì cay đắng bằng, khi vết thương lòng bị
người khác lại chính là cô mình cứ săm soi hành hạ.
Đến khi chú bé phẩn uất, nức nỡ nước mắt ròng ròng,
bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô
cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay
của chú bé (miêu tả 1 cách tĩ mĩ và thích thú về tình
cảnh của mẹ Hồng).
Cử chỉ vỗ vai nhìn vào mắt cháu rồi đổi giọng
nghiêm nghị -> thay đổi đấu pháp tấn công.
Dường như đánh đến miếng đũn cuối cùng thấy
cháu tức tưởi - mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi
thương xót -> sự giả dối thâm hiểm mà trơ trẻn
của người cô đã phơi bày toàn bộ.
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này.
=> Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố
cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô
héo cả tình máu mũ.
IV. Củng cố : 3'
Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng ?
V. Dặn dò : 3'
- Đọc lại văn bản, nắm kĩ tớnh cỏch của nhõn vật người cụ.
- Chuẩn bị phần nội dung cũn lại. Cụ thể : tìm hiểu tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng đối với người Mẹ của mình .
* Rút kinh nghiệm :..........................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/08/2008
Ngày giảng : 01/09/2008
Tiết 6 TRONG LÒNG MẸ
(Trích những ngày thơ ấu Ng.Hồng)
A- Mục tiêu : Giúp học sinh.
1- Kiến thức: Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú
bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, khái quát tính cách qua lời nói, nét
mặt, tâm trạng, phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm
xúc bằng lời văn thống thiết.
3- Thái độ: Bước đầu hiểu được văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi
bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất chữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức
truyền cảm.
B Ph ương phỏp Đàm thoại, thảo luận nhóm
C Chuẩn bị của thầy và trũ -
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 20 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
I. GV: Đọc tập truyện “Những ngày thơ ấu,Chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
Tranh minh hoạ phóng to, bảng phụ
II.H ọc sinh: Nghiên cứu SGK, SGVS : Soạn bài theo cõu hỏi hướng dẫn của sgk.
D- Tiến trình lờn lớp:
I- Ổn định lớp : 1' Nắm sĩ số học sinh lớp 8C Lớp 8D
II. Bài cũ: 5'
Phõn tớch tớnh cỏch nhõn vật người cụ và nờu suy nghĩ của em về nhõn vật này.
III- Bài mới: 1'
1- Giới thiệu bài: Tình cảm của bé Hồng dành cho Mẹ như thế nào ? chúng ta đi
tìm hiểu tiết học này.
2. Triển khai các hoạt động :
a. Hoạt động 1: 26’ Tìm hiểu văn bản (tiếp theo )
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung
? Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt.
? Trước những lời lẽ ngoa ngoắt, cố tình
làm hoen ố tình mẫu tử của bà cô, chú bé
Hồng đã tỏ thái độ ra sao.
Hs: bé Hồng “Cúi đầu không đáp”“cười
đáp lại”
Phản ứng thông minh xuất phát từ sự
nhạy cảm (nhận ra ý nghĩ cay độc của
người cô).
? Tại sao chú bé lại khóc khi bà cô cố ý
nhấn mạnh hai tiếng em bé.
? Hồng đã có suy nghĩ gì về những cổ tục
đã đày đoạ mẹ.
? Hãy phân tích những hành động có
trong ý nghĩ đó chú bé Hồng .
Bình: Vồ ngay lấy : Cái đích đã được
nhắm, động tác nhanh gọn, phủ toàn thân
chụp lấy, không để sỗng. Vồ được rồi thì
hành động đầu tiên là cắn song chú thấy
cắn chưa đủ, cắn mới chỉ đụng ở phần
ngoài, vì vậy phải bỏ vào miệng để nhai
tức là làm cho nó nhỏ ra, như vậy chú
thấy vẫn chưa yên tâm vì vậy chú đã
nghiến, nghiến đến khi kỳ nát vụn ra, làm
2- Nhân vật bé Hồng
- Mồ côi cha, sống xa mẹ, ở nhờ nhà
người cô ruột, luôn bị hắt hủi.
- Khóc: Lòng bị rớm máu, đau đớn vì
thương và tức mẹ đã sợ hãi những
thành kiến tàn ác.
- “Cổ tục: Vồ lấy ngay -> cắn -> nhai
-> nghiến-> kỳ nát vụn:. Những từ
nằm trong một trường nghĩa,-> sự
căm giận uất ức một cách mãnh liệt và
dữ dội -> thành công về mặt nghệ
thuật.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 21 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
cho nó không còn hiệu lực nữa, không
cho nó không còn hiệu lực nữa, không đe
doạ được ai nữa.
? Xuất phát từ đâu chú bé lại có thái độ
này.
? Điều đó cho thấy chú bé Hồng là người
như thế nào.
? Thoáng thấy một người trông giống mẹ,
chú bé cuống quýt đuổi theo gọi bối rối
cử chỉ đó thể hiện điều gì.
? Hãy phân tích thái độ của chú bé trong
trường hợp này.
? Giã sử nếu người đó không phải là mẹ
thì chú bé sẽ mang một cảm giác ra sao.
Hãy phân tích.
Bình: Cách so sánh thật cảm động, mới
lạ, độc đáo, diễn tả thành công tâm trạng
thất vọng cùng cực thành tuyệt vọng. Đối
với chú bé, trong giờ phút này ranh giới
giữa hy vọng và tuyệt vọng thật mong
manh. Nếu người đó là mẹ, hạnh phúc sẽ
tột đỉnh và nếu người đó không phải là
mẹ, đau khổ sẽ tột cùng, cảm giác gần với
cái chết giống như ngừơi lộ hành đôi bàn
chân đã mỏi, cổ họng khô rát, con mắt đã
rạn nứt mà dòng nước cứ như một ảo ảnh
đánh lừa làm ngã gục giữa sa mạc mênh
mông.
- Học sinh đọc lại đoạn trích từ phần “xe
chạy chầm chậm... hết bài”
? Khi đuổi kịp xe, lúc leo lên hai chân chú
bé ríu cả lên . Tại sao.
? Khi được mẹ kéo tay xoa đầu hỏi, tại
sao chú bé oà khóc nức nỡ.
? Tác giả đã sử dụng những từ nào cùng
một trường nghĩa để biểu đạt tiếng khóc.
* Thảo luận nhóm:
? Hãy so sánh hai kiểu khóc của chú bé
- Yêu mẹ tha thiết
- Kính trọng mẹ
->Ngoan, hiếu thảo, thông cảm với
cảnh ngộ của mẹ
- Đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ xuất hiện
đột ngột, bất ngờ -> vui tột đỉnh.
Nhưng kèm theo đó là nỗi lo sợ không
phải là mẹ.
Một cảm giác pha trộn đã tạo nên
giọng gọi bối rối, khắc khoải, tội
nghiệp.
- “Khác gì ảo ảnh của một dòng nước
trong suốt... hiện ra trước con mắt đã
rạn nứt...” => Cách so sánh thật độc
đáo và tinh tế, phù hợp với việc bộc lộ
tâm trạng.
- Ríu cả chân: Hạnh phúc tột cùng hai
chân va vào nhau, cuống quýt.
- Òa khóc nức nở, sụt sùi
=> Vì tủi, vì mừng để làm nũng giải
toả nổi buồn
-Khóc trong niềm hạnh phúc vô biên
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 22 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
trong đoạn trích .
- Khóc với người cô ruột nước mắt ròng
ròng rơi xuống rồi chan hoà đầm đìa ở
cằm ở cổ -> khóc không thành tiếng, nuốt
nỗi đau vào lòng chẳng ai dỗ dành. Thậm
chí người ta còn khoái trá hả hê khi nhìn
thấy chú quằn quại trong đớn đau.
- Khóc với mẹ: Khóc thành tiếng khóc
như chưa bao giờ được khóc có mẹ dỗ
dành, hạnh phúc biết bao.
+ Giờ đây mẹ không còn xa xôi nữa mẹ
không còn là ảo ảnh mà mẹ bằng xương
bằng thịt và đang ở bên chú .
? Bằng cảm nhận riêng của mình chú bé
đã nhận xét về mẹ ra sao.
? Chú bé đã lý giải cho điều này như thế
nào.
? Được nằm trong lòng mẹ, chú bé có
những cảm giác gì.
Gv: Tác giả căng ra mọi giác quan (thị
giác, xúc giác, khứu giác) để tận hưởng
đón nhận tình mẹ.
? Em có nhận xét gì về giọng văn của tác
giả trong đoạn này.
Hs: Giọng văn tràn đầy xúc cảm đắm say,
ngây ngất, bé Hồng đang được sống trong
một môi trường hoàn toàn mới, một thế
giới đang bừng nở, hồi sinh, ăm ắp tình
người. Hạnh phúc của chú bé thật giản dị
mà thiêng liêng, hiện thực mà lãng mạn
mộng mơ.
Gv: Cho học sinh quan sát bức tranh ở
trong SGK.
Nhận xét về mẹ : không cằn cỏi xơ
xác, gương mặt tươi sáng, đôi mắt
trong, nước da mịn, hai má hồng -> vẽ
đẹp thánh thiện được hồi sinh, phát
tiết từ tình mẫu tử thiêng liêng (hay tại
sự sung sướng bỗng được trông nhìn
và ôm ấp cái hình hài máu mũ...)
- Đùi áp vào đùi mẹ
- Đầu ngã vào cánh tay mẹ.
- Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.
- Hơi thở + hơi quần áo của mẹ thơm
tho lạ thường.
=> Giây phút thần tiên nhất, hạnh
phúc nhất. Trong lòng mẹ, mọi khổ
đau buồn tủi đều tan biến.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 23 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội
dung của đoạn trích ?
Gv: cho học sinh đọc nội dung phần ghi
nhớ.
b. Hoạt động 2: 5 ’
Gv: cho học sinh làm bài tập .
Gv: Cho học sinh đọc đoạn văn của mình.
Gv: Nhận xét và bổ sung.
Ghi nhớ: (SGK)
3. Luyện tập
Viết một đoạn văn ghi lại những ấn
tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của
bản thân về người mẹ của mình.
Hs: viết đoạn văn
IV- Củng cố: 4’ ? Qua phân tích văn bản em có nhận xét gì về chú bé Hồng.
V- Dặn dò: 3’ - Đọc diễn cảm lại văn bản, học thuộc nội dung phần ghi nhớ SGK
- Học kỉ và phân tích được nhân vật bà Cô và bé Hồng
- Làm bài tập 5 (*) ở SGK, - Soạn bài tức nước vỡ bờ.
- Đọc và trả lời những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
- Tiết tới sọan bài “ Trường Từ Vựng “
- Trả lời những câu hỏi ở phần tìm hiểu bài
* Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
Ngày soạn: 7/9/2008
Ngày giảng:8/9/2008
Tiết 7 : TRƯỜNG TỪ VỰNG
A- Mục tiêu: Giúp học sinh
1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng
đơn giản.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập trường từ vựng và sử dụng trường từ vựng trong nói
và viết.
3- Thái độ: Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện
tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá... giúp ích
cho việc học văn bản và làm văn.
B.Ph ương phỏp :
Quy nạp, thảo luận nhúm ,
C:Chu ẩ n b ị c ủ a th ầ y v à trò
I: Gv: Nghiên cứu SGK; SGV, giáo án, bảng phụ,
II: Học sinh : Đọc trước bài,trả lời những câu hỏi ở phần tìm hiểu bài.
D- Tiến trình lờn lớp:
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 24 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ
Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, Nam Đông Tổ Ngữ Văn
I- Ổn định lớp: 1 ’
Nắm sỉ số học sinh. Lớp 8D, lớp8C
II: Bài cũ: 5 ’
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? cho ví dụ
III:Bài mới
1,Giới thiệu bài:1’ Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một kiến thức mới, một
khái niệm mới trong ngôn ngữ học hiện đại đó là k/n trường từ vựng ......
a. Hoạt động 1: 20 ’ Tìm hiểu thế nào là trường từ vựng.
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung kiến thức
Gv: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn văn ở bảng
phụ và chú ý các từ in đậm.
Gv: ? những từ in đậm đó dùng để chỉ đối
tượng là người, động vật hay sự vật.
Gv:? Những từ đó có nét chung nào về nghĩa .
Gv:? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một
nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng,
vậy trường từ vựng là gì.
Gv cho h/s đọc nội dung phần ghi nhớ ở sgk.
Gv cho h/s làm bài tập nhanh:
Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, lòng khòng, lêu
nghêu, gầy, béo nếu dùng nhóm từ trên để
miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ
là gì.
- Chỉ hình dáng của con người
I. Thế nào là trường từ vựng
1. Vớ dụ:
:- Chỉ người
- Nét chung về nghĩa: Chỉ bộ phận của
cơ thể con người.
-
=> trường từ vựng.
2. Ghi nhớ: SGK
? Cho trường từ vựng “mắt”, thì bộ phận của
mắt sẽ có những từ nào .
Bộ phận của mắt: Lòng đen, lũng trắng, con
ngươi, lông mày, lông mi...
? Đặc điểm của mắt
Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ
? Cảm giác của mắt
Cảm giác của mắt: chói , quáng, hoa
? Bệnh về mắt
Bệnh: Quáng gà, viễn thị, cận thị.
? Hoạt động của mắt.
3. lưu ý.
=========================================================================
Giáo án Ngữ Văn 8 25 Giáo viên: Phan Xuân Tuệ