SỞ GD&ĐT LONG AN
TRƯỜNG THPT
ĐỨC HUỆ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn Khối: 12 (Hệ: GDPT)
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ và tên thí sinh:…………................Số báo danh…….....................................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. [...] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi
này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi
biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức
của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...
(2) Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến
thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của
niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ
bị đánh bại nhất....
(Trích thư của Tống thống Mĩ LinCôn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong
Những câu chuyện về người thầy)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của phần trích trên (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn văn (2) của phần trích trân, Tổng thổng Mĩ LinCôn muốn nhà trường
dạy cho con trai mình những điều gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biệp pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu
sau: xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức của
mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố... (1,0 điểm)
Câu 4.Từ câu nói: “Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy
một người bạn”, anh/chị rút ra được bài học gì? (0,5điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
...Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
( Đất Nước, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm, SGK
Ngữ văn 12, tập 1, trang 118)
Qua đó hãy nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian và những đóng góp
riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt.
……………….. Hết…………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
NỘI DUNG
Đọc hiểu
ĐIỂM
4.0
*Phương pháp: Căn cứ
vào các phong cách ngôn
ngữ đã học: sinh hoạt,
nghệ thuật, báo chí, chính
luận, hành chính – công
vụ
*Cách giải:
Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt
*Phương pháp: Đọc, tìm
ý
*Cách giải:
Tổng thống Mĩ Lin – Côn
muốn nhà trường dạy cho
con trai mình những điều
sau đây:
Một đồng đôla kiếm
được do công sức của
mình bỏ ra còn quý hơn
nhiều so với năm đôla
nhặt được trên hè phố...
Cách chấp nhận thất bại
và cách tận hưởng niềm
vui chiến thắng.
Tránh xa sự đố kị.
Bí quyết của niềm vui
thầm lặng.
Những kẻ hay bắt nạt
người khác là những kẻ
dễ bị đánh bại nhất.
0.5
Câu 3
*Phương pháp: Phân tích,
tổng hợp
*Cách giải:
Tác dụng: nhấn mạnh,
làm nổi bật giá trị, ý nghĩa
của lao động chân chính.
1.0
Câu 4
*Phương pháp: Phân tích,
tổng hợp và rút ra bài học
*Cách giải:
Câu 1
Câu 2
1.0
1.5
Làm văn
Gợi ý:
Cuộc sống rất đa dạng,
phong phú, phức tạp có
tốt – xấu, bạn thù … và
hãy sống lạc quan, có
niềm tin, thêm một người
bạn là ta bớt đi được một
kẻ thù.
Cảm nhận đoạn thơ 6.0
trong đoạn trích “Đất
nước” trích trường ca
“Mặt đường khát
vọng”– Nguyễn Khoa
Điềm. Qua đó nhận xét
về cách sử dụng chất liệu
văn hóa dân gian và những
đóng góp riêng của nhà
thơ về nghệ thuật biểu
đạt.
1.Đảm bảo cấu trúc bài
nghị luận: Mở bài nêu
được vấn đề nghị luận.
Thân bài triển khai các
luận điểm để giải quyết
vấn đề. Kết bài đánh giá,
kết luận được vấn đề.
2.Xác định đúng vấn đề
nghị luận: Cảm nhận
vềđoạn thơ nêu trong đề
bài và thấy được cách sử
dụng chất liệu văn hóa dân
gian và những đóng góp
riêng của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm.
3. Triển khai vấn đề
nghị luận thành các
luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận,
kết hợp chặt chẽ giữa lí
lẽ và dẫn chứng.
* Vài nét về tác giả, tác
phẩm
Nguyễn Khoa Điềm là
0.5
0.5
4.0
0,5
nhà thơ tiêu biểu của thế
hệ nhà thơ trẻ trưởng
thành trong những năm
chống Mỹ cứu nước. Thơ
ông giàu chất suy tư, cảm
xúc lắng đọng, thể hiện
tâm tư của người trí thức
tham gia tích cực vào
cuộc chiến đấu của nhân
dân.
Trường ca “Mặt đường
khát vọng” là đỉnh cao
trong sự nghiệp của
Nguyễn Khoa Điềm. Tác
phẩm viết năm 1971 tại
chiến khu Trị Thiên giữa
không khí sục sôi chống
Mỹ của cả dân tộc.
Đoạn trích nằm ở phần
đầu của văn bản “Đất
nước”, được trích phần
đầu chương V của
trường ca “Mặt đường
khát vọng”.Đoạn thơ trích
dẫn dưới đây là đoạn đặc
sắc, thể hiện rõ nét quan
niệm của nhà thơ về đất
nước văn hóa truyền
thống, đất nước của
Nhân dân, và phong cách
thơ Nguyễn Khoa Điềm.
* Cảm nhận về đoạn 0.5
thơ
Những suy ngẫm mới
mẻ, sâu sắc về thời điểm
ra đời của Đất
Nước( Đất Nước có tự
bao giờ):
+Đất Nước là những
thứ gần gũi, thân thuộc
gắn bó với mỗi con
người từ khi phôi thai.
Đất Nước là một quá
0.5
trình dài hình thành và
phát triển, là một khái
niệm tự nhiên ngay từ khi
sinh ra và lớn lên.Thể
hiện tư tưởng “Đất Nước
của Nhân Dân”.
+ Tác giả cảm nhận
đất nước bằng chiều sâu
văn hóa – lịch sử và cuộc
sống đời thường của mỗi
con người “ngày xửa ngày
xưa”, và gợi những bài học
về đạo lí làm người qua các 0.5
câu chuyện cổ tích thấm
đượm nghĩa tình.Đất nước
có tự ngàn xưa, từ rất lâu
đời và còn cho đến muôn
đời sau.
Những suy ngẫm mới mẻ,
sâu sắc về quá trình hình
thành của Đất Nước:
+ Bắt đầu với phong tục
ăn trầu “miếng trầu là đầu
câu chuyện”, gợi về hình
ảnh người bà thân thuộc,
gợi câu chuyện về sự tích
trầu cau: nhắn nhủ nghĩa
tình anh em sâu đậm, tình
cảm vợ chồng nhân nghĩa
thủy chung.
+ Hình ảnh “cây tre” gợi 0.5
nhớ truyền thuyết “Thánh
Gióng” cũng như truyền
thống yêu nước, chống giặc
kiên cường, bền bỉ; gợi lên
hình ảnh con người Việt
Nam cần cù, siêng năng,
chịu thương, chịu khó.
1.5
Những suy ngẫm mới mẻ,
sâu sắc về văn hóa, phong
tục tập quán của Đất
Nước:
+ Tập quán bới tóc sau
đầu của mẹ, nhắc nhở về
tình cảm vợ chồng sắc son,
sâu nặng qua hình ảnh
“gừng cay”, “muối mặn”: là
nét đẹp văn hóa được
truyền lại cho thế hệ sau.
+ “Cái kèo cái cột thành
tên : ghi dấu sự hình thành
và phát triển ngôn ngữ của
dân tộc, mỗi cái cột, cái kèo
được đặt tên, thể hiện văn
hóa và tâm hồn của dân tộc
Việt.
+ Tái hiện nền văn minh
lúa nước “hạt gạo phải một
nắng hai sương xay, giã,
giần, sàng”.
+ “Đất nước có từ ngày
đó”: câu thơ là lời tổng kết
Đất Nước là những gì bình
dị, đời thường. Đất Nước
được tạo ra từ những nhọc
nhằn, vất vả, gian khổ của 0.5
thế hệ đi trước. Đất Nước
không phải quá xa vời, cao 0.5
quý và khó tiếp nhận, Đất
nước hiện hữu thật gần,
thật giản dị mà thiêng liêng.
Nghệ thuật: sử dụng chất
liệu văn hóa, văn học dân
gian ( cổ tích, truyên thuyết,
ca dao, tục ngữ…); giọng
điệu trầm lắng, suy tư,
ngôn ngữ mộc mạc, giản
dị…Đất Nước vừa thiêng
liêng, tôn kính vừa gần gũi,
thiết tha.
=> Suy ngẫm sâu sắc về
đất nước, thể hiện niềm tự
hào và thái độ tôn trọng bề
dày văn hóa của dân tộc.
* Nhận xét về cách sử
dụng chất liệu văn hóa
dân gian và những đóng
góp riêng của nhà thơ về
nghệ thuật biểu đạt.
Nhận xét:
+ Tác giả sử dụng các
chất liệu văn hóa dân
quen thuộc đối với mỗi
con người Việt Nam:
phomg tục, tập quán,
truyền thuyết, cổ tích, ca
dao, tục ngữ.
+ Chất liệu văn hóa
dân gian được sử dụng
mới lạ, sáng tạo: không
trích dẫn nguyên văn ca
dao, tục ngữ; không kể lể
dài dòng các phong tục
tập quán, các truyện cổ
tích, truyền thuyết…mà
chỉ bắt lấy cái hồn của
các chất liệu dân gian để
gợi những liên tưởng, suy
ngẫm, tạo cảm giác vừa
quen, vừa lạ. Qua đó ta
thấy Đất Nước vừa gần
gũi, bình dị vừa lớn lao,
kỳ vĩ.
Đóng góp:
+ Nguyễn Khoa Điềm
đem đến khám phá mới
mẻ, ý nghĩa về Đất Nước
trong bề dày của văn hóa
dân gian. Chất liệu văn
hóa dân gian góp phần thể
hiện sâu sắc tư tưởng
“Đất Nước của Nhân
Dân”.
+ Đoạn thơ khẳng
định tài năng sáng tạo, sự
am hiểu tường tận về văn
hóa dân gian của tác giả.
+ Nhận thức mới mẻ
của Nguyễn Khoa Điềm
về Đất Nước, về Nhân
Dân, thể hiện tư tưởng
yêu nước của nhà thơ và
đóng góp của ông đối với
thơ ca dân tộc.
4. Sáng tạo: Có cách diễn
đạt độc đáo; thể hiện
được những cảm nhận
sâu sắc về vấn đề nghị
luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt
câu: Đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa tiếng Việt.
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0
Hết