Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Chinh sach BHYT thực trạng và định hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.83 KB, 174 trang )

MỤC LỤC
BÁO CÁO TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2019 VÀ 9 THÁNG NĂM 2020....3
Phần I.......................................................................................................................................................3
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN
QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH BHYT......................................................................................................3
Phần II...................................................................................................................................................14
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2019
VÀ 9 THÁNG NĂM 2020...................................................................................................................14
NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT, GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC...............................................................................................................................29
I. Trong công tác thu, phát triển đối tượng...........................................................................................29
II. Trong tổ chức thực hiện KCB BHYT..............................................................................................31
TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH QUYẾT TOÁN CHI KCB BHYT CÁC NĂM 2017-2019 VÀ
HƯỚNG QUYẾT TOÁN NĂM 2020....................................................................................................71
I. Tổng quan quy trình thẩm định quyết toán chi KCB BHYT...........................................................71
II. Một số tồn tại quyết toán chi KCB BHYT năm 2017, 2018...........................................................73
III. Kết quả thẩm định chi KCB BHYT năm 2019..............................................................................75
An Giang, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Giang,
Hải Phòng, HCM, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Bình, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh,
Tuyên Quang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc..............................................................................83
IV. Các nội dung thực hiện sau quyết toán chi KCB BHYT 2019......................................................83
V. Công tác chuẩn bị cho quyết toán chi KCB BHYT năm 2020........................................................84
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI KHÁM
CHỮA BỆNH BHYT NĂM 2020..........................................................................................................87
I. Tình hình phân bổ nguồn kinh phí KCB BHYT năm 2020 theo dự toán Chính phủ giao tại các
tỉnh, thành phố.......................................................................................................................................87
II. Đánh giá thực trạng phân bổ nguồn kinh phí dự toán năm 2020 của các tỉnh, thành phố cho các
cơ sở KCB BHYT.................................................................................................................................89
III. Tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2020 tại các tỉnh, thành phố theo Quyết định số
163/QĐ-TTg..........................................................................................................................................96


IV.Giải pháp thực hiện dự toán 03 tháng cuối năm...........................................................................100
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CUNG ỨNG, SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THUỐC TRONG TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT VÀ YÊU CẦU TRONG THỜI GIAN TỚI...........106
I. Tình hình đấu thầu, cung ứng và thanh toán chi phí thuốc............................................................106
II. Một số tồn tại trong đấu thầu, sử dụng và thanh toán chi phí thuốc.............................................113
III. Nguyên nhân của các tồn tại.........................................................................................................125
IV. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới...............................................................................126

1


TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG, THANH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ Y TẾ
TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT..................................................................................143
Phần I:.................................................................................................................................................143
TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU, CUNG ỨNG VẬT TƯ Y TẾ.................................................................143
Phần II:................................................................................................................................................148
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, THANH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ Y TẾ...............................................148
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CHI PHÍ KCB BHYT KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN ĐỊNH SUẤT VÀ DRG................................................................................166
1. Nguyên tắc thanh toán đối với phương thức thanh toán mới........................................................166
2. Xây dựng bộ chỉ số giám sát đối với phương thức thanh toán mới...............................................167

2


BÁO CÁO TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁP
LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
NĂM 2019 VÀ 9 THÁNG NĂM 2020
Phần I
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP

LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH BHYT

I. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật
STT

Tên văn bản

Hiệu lực

1

Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 quy định về 01/3/2019
hồ sơ, bệnh án điện tử

2

Thông tư số 49/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 hướng dẫn 15/3/2019
hoạt động xét nghiệm trong KCB

3

Quyết định số 453/QĐ-BQP ngày 29/01/2019 công nhận xếp 18/3/2019
hạng các đơn vị sự nghiệp y tế trong quân đội

4

Thông tư 01/2019/TT-BYT ngày 1/3/2019 quy định thực 15/4/2019
hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở KCB y học cổ truyền

5


Thông tư 08/2019/TT-BYT ngày 31/5/2019 hướng dẫn tiêu 01/8/2019
chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng
thuộc lĩnh vực y tế

6

Nghị định 50/2019/NĐ-CP ngày 7/6/2019 quy định cấp 24/7/2019
chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề KCB và cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB trong Quân đội

7

Thông tư 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 hướng dẫn thẩm 01/8/2019
định điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT ban đầu, chuyển
thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh
toán trực tiếp chi phí trong KCB BHYT

8

Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 sửa đổi, bổ sung 20/8/2019
một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày
30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá
dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong
toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí
KCB BHYT trong một số trường hợp

9

Thông tư 12/2019/TT-BYT ngày 28/6/2019 bãi bỏ một số 01/9/2019

3


văn ban quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
10

Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc 01/10/2019
đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập

11

Thông tư 20/2019/TT-BYT ngày 31/7/2019 quy định Hệ 01/01/2020
thống chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành y tế

12

Thông tư 34/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 quy định về tổ 01/3/2020
chức cơ sở KCB quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết
hợp quân dân y

13

Thông tư 35/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 Quy định phạm 01/3/2020
vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề KCB

14

Thông tư số 01/2020/TT-BYT ngày 16/1/2020 sửa đổi, bổ 01/3/2020
sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ

trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh
toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và
chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham
gia BHYT

15

Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22/1/2020 sửa đổi, bổ 16/3/2020
sung một số điều của Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04
tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất
lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hiệu lực từ ngày
16/3/2020

16

Luật dân quân tự vệ

17

Thông tư số 13/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 sửa đổi, bổ 10/8/2020
sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày
28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ
lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT

18

Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 quy định một 01/9/2020
số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế
công lập


19

Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 ban hành 06/10/2020
danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập
trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá

20

Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ 15/11/2020

01/7/2020

4


quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
II. Nội dung chính của các văn bản
1. Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 quy định về hồ sơ,
bệnh án điện tử có hiệu lực thi hành từ 01/3/2019.
Hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm: Bệnh án nội trú, Bệnh án ngoại trú và các
loại hồ sơ bệnh án khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Thời gian cập nhật hồ sơ:
≤ 12h: kể từ khi có y lệnh KCB.
≤ 24h: Thời gian KCB kéo dài trên 12h hoặc sự cố về CNTT.
- Lộ trình thực hiện :
+ Giai đoạn 2019 - 2023: Áp dụng đối với tất cả các cơ sở KCB hạng I trở
lên; Đối với các cơ sở KCB khác thì căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để
chuẩn bị và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện.
+ Giai đoạn 2024 - 2028: Áp dụng đối với tất cả CS KCB trên toàn quốc;

Trường hợp chưa triển khai phải báo cáo cơ quan quản lý trực thuộc nêu rõ lý do
và phải hoàn thành trước 31/12/2030.
2. Thông tư số 49/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 hướng dẫn hoạt
động xét nghiệm trong KCB
2.1. Phạm vi và đối tượng:
- Quản lý hoạt động xét nghiệm, nhiệm vụ của các chức danh chuyên môn
của hoạt động xét nghiệm trong KCB.
- Các loại xét nghiệm: huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, ký sinh
trùng, giải phẫu bệnh, miễn dịch di truyền y học, sinh học phân tử, nội tiết, dị
ứng, ung thư, tế bào học và các loại xét nghiệm khác.
- Áp dụng đối với các cơ sở KCB, cơ sở y tế và cơ sở khác có hoạt động
xét nghiệm phục vụ cho việc KCB.
2.2. Các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động xét nghiệm:
- Khoa xét nghiệm riêng cho từng loại xét nghiệm.
- Khoa, trung tâm xét nghiệm cho nhiều loại xét nghiệm.
- Khoa xét nghiệm kết hợp với các chuyên khoa cận lâm sàng khác.
- Phòng xét nghiệm độc lập được cấp phép hoạt động theo quy định
tại Điều 28 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy
định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp phép hoạt động
đối với cơ sở KCB.

5


- Xét nghiệm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám và các hình
thức tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Thẩm quyền ký kết quả xét nghiệm: Trưởng khoa xét nghiệm sẽ trực
tiếp ký hoặc phân công bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét
nghiệm có trình độ đại học trở lên ký kết quả xét nghiệm theo quy định.
Riêng tại Trạm y tế xã nhân viên y tế (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật

viên, hộ sinh, dược sỹ) thực hiện các xét nghiệm nhanh và ghi kết quả xét
nghiệm vào hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, sổ lưu kết quả xét nghiệm theo phân
công của trưởng trạm y tế xã.
3. Quyết định số 453/QĐ-BQP ngày 29/01/2019 của Bộ Quốc phòng
công nhận xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế trong quân đội
- Xếp hạng 34 BV, Viện nghiên cứu có giường bệnh:
+ BV hạng I (15 cơ sở): BVQY 175; BVQY 103; BVQY 354…
+ BV hạng II (13 cơ sở): Viện Y học Phòng không - Không quân; Viện Y
học Hải quân…
+ BV hạng III (6 cơ sở): Bệnh viện quân dân y tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Xếp hạng cho 13 đơn vị y tế dự phòng.
4. Thông tư 01/2019/TT-BYT ngày 1/3/2019 quy định thực hiện điều
trị nội trú ban ngày tại cơ sở KCB y học cổ truyền
- Khái niệm Điều trị nội trú ban ngày: Điều trị nội trú tại cơ sở KCB
trong thời gian làm việc ban ngày (gồm ngày nghỉ, lễ).
- Chỉ định: do bác sĩ quyết định và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải đ.trị nội trú nhưng không nhất
thiết phải theo dõi, đ.trị 24/24h;
+ Thời gian theo dõi, đ.trị nội trú ban ngày: ≥ 4 giờ/ngày;
+ Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú => không áp
dụng điều trị nội trú ban ngày;
+ Người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố: điều trị nội
trú ban ngày hoặc điều trị nội trú.
5. Thông tư 08/2019/TT-BYT BYT ngày 31/5/2019 hướng dẫn tiêu
chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng:
+ Trang thiết bị chuyên dùng đặc thù được quy định cụ thể tại Phụ lục 1
gồm 26 trang thiết bị.
6



Ví dụ: Hệ thống X – quang; Hệ thống CT – Scanner; Hệ thống chụp cộng
hưởng từ ≥ 1.5 Tesla; Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA); Siêu âm …
+ Trang thiết bị y tế khác: Việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang
thiết bị y tế chuyên dùng khác phải căn cứ vào 04 tiêu chí:
 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
 Cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động/phạm vi hoạt động chuyên môn, số
giường bệnh thực tế sử dụng.
 Điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực.
 Số lượng, tần suất sử dụng
- Lưu ý: Không sử dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị làm
căn cứ để tính toán mức thanh toán chi phí cụ thể giữa cơ quan BHXH và cơ sở
y tế.
6. Nghị định 50/2019/NĐ-CP ngày 7/6/2019 quy định cấp chứng chỉ
hành nghề đối với người hành nghề KCB và cấp giấy phép hoạt động đối
với cơ sở KCB trong Quân đội
(Cơ bản theo quy định của Luật KBCB )
7. Thông tư 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 hướng dẫn thẩm định
điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận
lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong KCB
BHYT
7.1. Thẩm định điều kiện cơ sở KCB ký Hợp đồng KCB BHYT ban đầu:
- Đối tượng: Cơ sở lần đầu đề nghị ký Hợp đồng/đã chấm dứt Hợp đồng.
- Nội dung thẩm định:
+ Đối chiếu giữa hồ sơ ký Hợp đồng với các quy định tại khoản1 Điều 16
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP;
+ Đối chiếu các thông tin về danh sách nhân lực đăng ký hành nghề tại cơ
sở KCB với danh sách được công bố trên Cổng thông tin của Bộ Y tế/Sở Y tế.
7.2. Chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng:

- Danh mục dịch vụ cận lâm sàng:
+ Dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt và đang thực hiện tại cơ sở KCB
nhưng hiện tại không thực hiện được.
+ Dịch vụ kỹ thuật không được phê duyệt nhưng thực tế cần thiết cho các
hoạt động chuyên môn.
- Cơ sở tiếp nhận:

7


+ Được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện + ký Hợp
đồng nguyên tắc với cơ sở chuyển.
+ Hợp đồng có nội dung thống nhất việc cơ quan BHXH nơi ký Hợp đồng
KCB BHYT giám định về dịch vụ kỹ thuật tiếp nhận và thực hiện tại cơ sở
KCB.
+ Không được chuyển tiếp đến cơ sở KCB khác.
- Thanh toán DVKT:
+ Theo giá của cơ sở tiếp nhận nhưng không vượt quá giá tại TT 39.
+ Trường hợp nhiều cơ sở tiếp nhận trong cùng một lần chỉ định, Quỹ
BHYT chỉ thanh toán cho một lần thực hiện dịch vụ cận lâm sàng đó
+ Không được thu thêm chi phí về Khám bệnh và thực hiện dịch vụ của
người bệnh.
7.3. Thanh toán trực tiếp trong một số trường hợp
- Bổ sung trường hợp được thanh toán trực tiếp từ quỹ BHYT:
+ Người bệnh đủ điều kiện hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB
BHYT nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương
cơ sở;
+ Trường hợp dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp/cung cấp không
chính xác về thông tin thẻ BHYT;
+ Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển

viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ
nhưng chưa được cấp lại.
- Mức hưởng: Trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
8. Thông tư 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng
hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB
BHYT trong một số trường hợp
- Căn cứ để tính chi phí tiền lương kết cấu vào giá dịch vụ KCB tăng từ
1.390.000 đồng lên 1.490.000 đồng.
- Điều chỉnh ghi chú của 3 dịch vụ kỹ thuật và bổ sung ghi chú cho 3 dịch
vụ kỹ thuật liên quan đến tim mạch tại Phụ lục IV (STT 61-66).
- Sửa đổi, bổ sung quy định xác định số ngày giường, áp dụng mức giá và
thanh toán tiền ngày giường:
+ Sửa đổi trường hợp được áp dụng Giá ngày giường điều trị Hồi sức tích cực
(ICU):
8


+ “b) Trường hợp trong khoa Cấp cứu hoặc khoa Gây mê hồi sức có một số
giường được sử dụng để điều trị tích cực; giường bệnh sau hậu phẫu của các
phẫu thuật loại đặc biệt và các giường bệnh này đáp ứng được yêu cầu của
giường hồi sức tích cực quy định tại Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và
Chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21
tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.".
(bỏ điều kiện “trường hợp cơ sở y tế chưa thành lập khoa Hồi sức tích cực”)
+ Bổ sung quy định: Ngày giường bệnh ngoại khoa sau thực hiện “Phẫu
thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco” áp dụng mức giá “Ngày
giường bệnh ngoại khoa, bỏng” của loại 3 tương ứng theo hạng bệnh viện
của Phụ lục II.

9. Thông tư 12/2019/TT-BYT ngày 28/6/2019 bãi bỏ một số văn ban
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên
tịch ban hành
Bãi bỏ toàn bộ 67 văn bản quy phạm pháp luật. Có một số văn bản liên
quan thực hiện chính sách BHYT gồm:
- Thông tư 11/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một
đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được Quỹ BHYT thanh toán.
- Quyết định 28/1993/BYT-QĐ ngày 13/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành “Hướng dẫn thực hành điều trị”
- Thông tư 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn điều kiện hành nghề xoa bóp.
- Thông tư 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế
- Quyết định 1327/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành
10. Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu
thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- Điều chỉnh phân nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc
- Hướng dẫn bổ sung cách ghi thông tin trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Hướng dẫn bổ sung giải quyết một số vướng mắc, bất cập trong Thông
tư 11/2016/TT-BYT cũ: thực hiện đàm phán giá, thực hiện đấu thầu thuốc tập
trung quốc gia, xử lý tình huống trong tổ chức lựa chọn nhà thầu,....
11. Thông tư 20/2019/TT-BYT ngày 31/7/2019 quy định Hệ thống chỉ
tiêu thống kê cơ bản ngành y tế
- Phụ lục 01: Danh mục chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành Y tế.
9


- Phụ lục 02: Nội dung chỉ tiêu thống kê cơ bản ngành Y tế.

12. Thông tư 34/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 quy định về tổ chức
cơ sở KCB quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y
- Nguyên tắc: kết hợp nhân lực, cơ sở vật chất và TTB của CS KCB dân y
và quân y trên cùng địa bàn
- Hình thức tổ chức cơ sở KCB quân dân y: 4 hình thức
+ Bệnh viện: Chỉ áp dụng đối với các bệnh viện quân dân y thành lập
trước ngày 30/10/2018 (NĐ 118/2018/NĐ-CP)
+ Bệnh xá: Chỉ thành lập tại xã biên giới, huyện biên giới, xã đảo, huyện
đảo, xã và huyện thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Trung tâm y tế: Chỉ thành lập tại các huyện đảo và huyện biên giới;
+ Trạm y tế: Chỉ thành lập tại xã biên giới, xã đảo và xã thuộc vùng kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không có các hình thức tổ chức trên.
- Vị trí pháp lý:
+ Bệnh viện quân dân y là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc các
đơn vị do quân đội quản lý. Đối với Bệnh viện quân dân y được tổ chức trên cơ
sở bệnh viện tuyến huyện có sự phối hợp với lực lượng quân y trên địa bàn là
đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế;
+ Bệnh xá quân dân y là cơ sở y tế trực thuộc các đơn vị quân đội cấp
trung đoàn và tương đương trở lên do Thủ trưởng đơn vị Quân đội trực tiếp quản
lý về hành chính và cơ quan quân y cấp trên trực tiếp quản lý về chuyên môn
nghiệp vụ;
+ Trung tâm y tế quân dân y là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc
Sở Y tế;
+ Trạm y tế quân dân y là cơ sở y tế công lập trực thuộc Trung tâm y tế
huyện được tổ chức trên cơ sở trạm y tế xã có sự phối hợp với lực lượng quân y
trên địa bàn.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tổ chức cấp cứu, vận chuyển, KCB cho nhân dân và bộ đội trên địa bàn
trong phạm vi chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổ chức phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho

nhân dân và bộ đội trên địa bàn;
+ Tổ chức lực lượng, sẵn sàng huy động toàn bộ hoặc một phần nguồn lực
của đơn vị để tổ chức cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị bệnh nhân trong
thiên tai, thảm họa và các tình huống có thương, vong hàng loạt;

10


+ Tổ chức huấn luyện, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng
kiến thức về y học quân sự, y học thảm họa cho nhân viên y tế trên địa bàn;
+ Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức KCB cho các đối tượng chính sách; tham
gia thực hiện công tác dân vận và đối ngoại ở khu vực biên giới, hải đảo;
+Tham gia thực hiện các chương trình y tế theo nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao;
+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định;
+ Các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp
luật.
13. Thông tư 35/2019/TT-BYT Quy định phạm vi hoạt động chuyên
môn đối với người hành nghề KCB
13.1. Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề: 6 nguyên tắc
+ Bảo đảm chất lượng KCB và an toàn cho người bệnh;
+ Phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan
đến y tế;
+ Phù hợp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của
người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hợp với danh mục chuyên
môn kỹ thuật của cơ sở KCB;
+ Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại tuyến huyện, xã, thuộc
vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
+ Không phân biệt tuyến trên với tuyến dưới, thời gian được cấp chứng
chỉ hành nghề;

+ Một kỹ thuật có thể được thực hiện ở nhiều chuyên khoa, chuyên ngành
nhưng phải được sắp xếp ở chuyên khoa, chuyên ngành phù hợp nhất.
13.2. Phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y
sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên
a) Bác sỹ:
- Trường hợp phạm vi hoạt động chuyên môn là KCB đa khoa được thực
hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo TT
35/2019/TT-BYT và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh
cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở KCB khác trong trường hợp vượt
quá năng lực chuyên môn.
- Trường hợp phạm vi hoạt động chuyên môn là KCB chuyên khoa được
thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại
Phụ lục II ban hành kèm theo TT 35/2019/TT-BYT và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp
cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được
chuyển đi cơ sở KCB khác.
11


- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB, căn cứ
vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng,
chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sỹ để giao
cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ
thể tại cơ sở KCB do mình phụ trách.
b) Bác sĩ y học dự phòng: khám, phát hiện và xử trí các bệnh thông
thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng.
c) Y sỹ: Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu
ban đầu, KCB thông thường theo quy định tại TTLT số 10/2015/TTLT-BYTBNV ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.
d) Điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên: Thực hiện phạm vi hoạt
động chuyên môn tương ứng quy định tại TT số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày

07/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
14. Thông tư số 01/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh
mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc
phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia
BHYT
- Sửa đổi điều kiện thanh toán thuốc: Được thực hiện dịch vụ kỹ thuật nào
thì sử dụng thuốc để thực hiện dịch vụ kỹ thuật đó (bao gồm cả những thuốc quy
định tại hạng bệnh viện cao hơn).
- Sửa đổi, bổ sung tên thuốc, đường dùng, ghi chú của một số thuốc và
mở rộng hạng bệnh viện của một số thuốc tại PL 01 - TT 30/2018:
+ Sửa đổi, bổ sung 05 tên thuốc;
+ Sửa đổi đường dùng của 03 thuốc;
+ Sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú của 16 thuốc.
15. Thông tư số 03/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
16. Luật dân quân tự vệ (Hiệu lực thi hành từ 01/7/2020)
Từ ngày 01/7/2020 đối tượng dân quân thường trực sẽ tham gia BHYT
như đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội:
- Được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT;
- Mức hưởng: 100% chi phí KCB BHYT.
12


17. Thông tư số 13/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ
thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT

- Bổ sung danh mục chuyên môn kỹ thuật tại TT 21/2017/TT-BYT ngày
10/5/2017 sửa đổi, bổ sung TT 43/2013/TT-BYT vào danh mục dịch vụ kỹ thuật
y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
- Sửa đổi quy định về điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán của 7 dịch vụ
kỹ thuật (chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đến 128 dãy; 256 dãy trở lên, toàn thân,
PET/CT, Chụp động mạch vành, Định lượng HbA1c, HBV đo tải lượng Realtime PCR; HBV đo tải lượng hệ thống tự động, HCV đo tải lượng Real- time
PCR; HCV đo tải lượng hệ thống tự động )và bãi bỏ 1 dịch vụ kỹ thuật .
18. Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 quy định một số nội
dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập
- Về phạm vi áp dụng:
Tại các cơ sở y tế công lập sử dụng một trong các nguồn kinh phí được thông tư
quy định trong đó có nguồn quỹ BHYT. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân
tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có thể tham khảo áp dụng các quy
định tại Thông tư này trong đấu thầu trang thiết bị y tế
Các nội dung chính:
- Phân nhóm và việc dự thầu vào các nhóm của gói thầu trang thiết bị y tế,
- Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu trang thiết bị y tế,
- Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu,
- Xây dựng Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trang thiết bị y tế.
19. Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 ban hành danh mục
thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được
áp dụng hình thức đàm phán giá
Một số thay đổi của Thông tư số 15/2020/TT-BYT so với Thông tư
09/2016/TT-BYT:
Danh mục thuốc đấu thầu tập trung (cấp quốc gia và cấp địa phương) đều
rộng hơn,
Đối với Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia chỉ thực hiện
đấu thầu đối với thuốc nhóm 1 và nhóm 2;
Danh mục thuốc đàm phán giá rất lớn, áp dụng đối với thuốc biệt dược
gốc, thuốc kháng thể đơn dòng; một số thuốc thuộc các chương trình phòng

chống HIV, AIDS.
20. Nghị định 117/2020/NĐ-CP
13


1. Nhóm hành vi vi phạm về đóng, lập danh sách, cấp thẻ BHYT (Điều 80, 81,
82, 83).
2. Nhóm hành vi vi phạm trong KCB BHYT (Điều 84, 85, 86, 87, 88, 90).
3. Nhóm hành vi vi phạm về ký hợp đồng KCB BHYT (Điều 89).
4. Nhóm hành vi vi phạm về cung cấp thông tin (Điều 92, 93).
5. Nhóm hành vi vi phạm về báo cáo (Điều 91, 94).
6. Nhóm hành vi vi phạm khác: hành vi gây khó khăn, cản trở KCB; lạm dụng
BHYT… (Điều 95).
Phần II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
NĂM 2019 VÀ 9 THÁNG NĂM 2020

Năm 2019-2020, chính sách BHYT nhận được sự quan tâm rất lớn của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các cấp chính quyền, cơ quan truyền
thông và người dân. Quá trình triển khai thực hiện chính sách BHYT luôn nhận
được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ: Lãnh đạo Chính phủ trực tiếp chủ trì
nhiều cuộc họp để chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; Thủ
tướng Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập
BHXH Việt Nam.
Năm 2019 cũng là năm đầu thực hiện Nghị định 146/2018/NĐ-CP của
Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Nghị định 105/NĐ-CP và các nội dung của Thông
tư liên tịch số 41/2015/TTLT); bối cảnh năm 2020 cũng rất nhiều biến cố do
dịch bệnh COVID-19.
Trong năm 2019, sự phối hợp giữa cơ quan tổ chức thực hiện (BHXH Việt
Nam) và cơ quan xây dựng chính sách (Bộ Y tế) đã được nâng lên một bước. Cơ

quan BHXH đã khẳng định được vai trò trong phối hợp xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện. BHXH Việt Nam cũng
nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ phía Bộ Tài chính khi đề xuất các chính
sách liên quan đến phát triển bền vững quỹ BHYT.
Về phía các địa phương, các cấp chính quyền, đặc biệt là Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều thay đổi trong nhận thức
về chính sách BHYT, thường xuyên quan tâm chỉ đạo để nâng cao độ bao phủ
BHYT và ổn định quỹ KCB BHYT trên địa bàn. Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp
tục thực hiện vai trò chủ đạo trong quản lý nguồn kinh phí KCB BHYT được
Thủ tướng Chính phủ giao. Việc UBND tỉnh trực tiếp giao nguồn kinh phí KCB
14


BHYT đến các cơ sở KCB đã góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan
BHXH, Sở Y tế và cơ sở KCB trong quản lý và sử dụng quỹ KCB BHYT.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành BHXH tiếp tục thực
hiện tốt chính sáchBHYT theo quy định của Luật BHYT; phát triển đối tượng
tham gia BHYT nhanh, bền vững; thực hiện chi trả chi phí KCB BHYT đúng
quy định theo phương châm chính xác, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả đồng
thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT.
I. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT và thu BHYT
1. Về phát triển đối tượng tham gia BHYT
Tính đến 31/12/2019, toàn quốc có 85,95 triệu người tham gia BHYT, đạt
100,7% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 2,41 triệu người (2,9%)
so vớinăm 2018; tỷ lệ bao phủ đạt khoảng 89,3% dân số vượt 1,2% so với Quyết
định số 1167/QĐ-TTg, trong đó đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đạt 17,5
triệu người,tăng 1,7 triệu người so với năm 2018 (tương đương tăng 10,8%). Cụ
thể số liệu tỷ lệ bao phủ ở các tỉnh, thành phố (chưa bao gồm lực lượng vũ trang
trên đại bàn) như sau:28/63tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ BHYT trên 90% dân
số, tập trung tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Lai Châu, Lạng Sơn,

Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Hòa Bình và vùng Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên…;
34/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ BHYT từ 80% đến dưới 90% dân số, tập
trung tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên; chỉ còn lại 01 tỉnh là
Bạc Liêu, tỷ lệ bao phủ dưới 80% (79,8% dân số). Một số tỉnh tỷ lệ bao phủ năm
2020 giảm so với tỷ lệ bao phủ năm 2019 (do giảm chủ yếu ở nhóm đối tượng
tham gia theo hộ gia đình).Trong đó, các tỉnh có tỷ lệ giảm đối tượng lớn (2-5%)
là tại các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận, Đà Nẵng, Long An, Nghệ An, Quảng
Bình, Thái Nguyên.
Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, tính cả lực lượng vũ trang, cơ yếu tham
giaBHYT trên địa bàn, các tỉnh/thành phố cơ bản đều đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ
bao phủBHYT được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1167/QĐ-TTg.
9 tháng đầu năm 2020, số người tham gia BHYT là 86,73 triệu, đạt tỷ lệ
khoảng 89,6% dân số tham gia BHYT; tăng 308 nghìn người so với tháng
8/2020, tăng1,57triệu người so với cùng kỳ năm 2019, tăng 801 nghìn người so
với cuối năm 2019. Đạt 98,5% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, số người còn
phải phát triển đến cuối năm để đạt chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao là 1,33 triệu
người.
2. Về thu đóng BHYT
15


Số thu BHYT năm 2019 là 104.807 tỷ đồng, tổng số nợ BHYT là 1.531 tỷ
đồng, trong đó ngân sách nhà nước nợ là 738 tỷ đồng. Quỹ KCB BHYT năm
2019 được sử dụng là 91.062 tỷ đồng, bao gồm cả thu của đối tượng theo Nghị
định số 70/2015/NĐ-CP (được tính từ 90% số thu BHYT không bao gồm số truy
thu, thu thiếu năm trước). Mức thu bình quân thẻ BHYT toàn quốc hiện nay là
1.2 triệu đồng/thẻ/năm.
Tính đến hết tháng 9/2020, tổng số thu BHYT là 80,5 nghìn tỷ đồng, đạt
72,4% số kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Tổng số tiền nợ BHYT là 2.815 tỷ

đồng, chiếm 2,5% số phải thu BHYT, trong đó số tiền NSNN chậm đóng BHYT
cho một số đối tượng là 1.290 tỷ đồng (chiếm 45,8% số nợ BHYT).
Bảng 1: Kết quả tham gia theo nhóm đối tượng BHYT năm 2019
Đơn vị: triệu người
STT

Nhóm đối tượng

Số người

1

Đơn vị, đối tượng đóng

14,1

2

Tổ chức BHXH đóng

3,2

3

Ngân sách nhà nước đóng

33,5

4


Ngân sách nhà nước hỗ trợ

17,6

5

Hộ gia đình

1,9
Cộng

85,9

Tỷ lệ bao phủ dân số có BHYT

89,3%

II.Tổ chức khám, chữa bệnh BHYT
1.Kết quả ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:
Cơ quan BHXH thực hiện ký hợp đồng với các cơ sở KCB theo Luật
BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Số
cơ sở KCB BHYT gia tăng hàng năm.Năm 2019, có 2.429 cơ sở KCB BHYT,
tăng 113 cơ sở so với năm 2018. Trong đó, cơ sở công lập giảm 53 cơ sở (từ
1772 xuống 1719), số cơ sở tư nhân tăng từ 166 cơ sở (từ 544 lên 710). Các cơ
sở KCB công lập giảm là do sáp nhập trung tâm y tế và bệnh viện huyện, Ban
bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh sáp nhập với bệnh viện tỉnh.
Cơ sở KCB BHYT tuyến trung ương: 44, tuyến tỉnh: 564 cơ sở, tuyến
huyện: 1.634, y tế cơ quan, đơn vị (tương đương tuyến xã): 187 cơ sở. Các cơ sở
này đều thực hiện phương thức thanh toán theo phí dịch vụ.
16



Ngoài ra, cả nước còn có hơn 12.000 cơ sở KCB thực hiệnKCB BHYT
thông qua hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế hoặc cơ
sở KCB được Sở Y tế giao nhiệm vụ, trong đó, trạm y tế xã có 11.363 cở sở, y tế
cơ quan là 590 cơ sở.
2. Chi phí KCB năm 2019
a) Theo loại hình KCB:
Bảng 2: Chi phí KCB BHYT theo loại hình KCB1
Năm 2018

Loại
hình

Năm 2019 (tạm tính)

Số lượt
(triệu lượt)

Số chi

Số lượt

Số chi

(tỷ đồng)

(triệu lượt)

(tỷ đồng)


Ngoại trú

160,1

35.716

167,3

Nội trú

16,0

57.973

Cộng

176,1

93.689

Tỷ lệ gia tăng
Số lượt

Số chi

38.302

104,2%


107,2%

17,2

62.026

107,5%

106,9%

184,5

100.328

104,5
%

107,1%

Ghi chú: Số chi KCB BHYT năm 2019 bao gồm số chi KCB BHYT tạm thời đưa vào
quyết toán của đối tượng Nghị định 146 là 99.470 tỷ đồng và chi của đối tượng quân nhân,
công an tại 63 tỉnh, thành phố là 858 tỷ đồng, chưa bao gồm chi vượt tổng mức thanh toán
3.836 tỷ đồng.

Về KCB ngoại trú: năm 2019 số lượt KCB tăng 4,2%, số chi tăng 7,2% so
với năm 2018; Về KCB nội trú: năm 2019 số lượt KCB tăng7,5%, số chi KCB
tăng 6,9% so với năm 2018.
b) KCB BHYT năm 2019 theo tuyến:
Bảng 3: Số lượt KCB và chi phí KCB BHYT theo tuyến CMKT
Tuyến


Số lượt
(Triệu lượt)

Tỷ lệ lượt

Số chi tạm tính
(tỷ đồng)

Tỷ lệ chi phí

Tuyến TW

6,6

3,5%

20.851

20,8%

Tuyến tỉnh

40,3

21,8%

45.012

44,8%


107,0

57,9%

32.305

32,2%

30,6

16,6%

2.160

2,2%

Tuyến huyện
Tuyến xã
Cộng

184,5

100.328

1Năm 2018, số quyết toán của BHXH Việt Nam là 90.670 tỷ đồng. Ngày 24/3/2020,

HĐQL có Nghị quyết số 954/NQ-HĐQL thống nhất trình Chính phủ thanh toán bổ sung
3.019 tỷ đồng, tiếp tục rà soát số tiền 2.231 tỷ đồng. Năm 2019, hiện BHXH Việt Nam đang
thực hiện giám định và quyết toán, số chi KCB BHYT chính thức sẽ tổng hợp sau khi quyết

toán thực tế, số 2019 là chi KCB BHYT BHXH các tỉnh đề nghị tổng hợp vào quyết toán
không bao gồm chi KCB BHYT của Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân).

17


- Về lượt KCB: tuyến huyện có số lượt KCB BHYT lớn nhất (57,9%),
thấp nhất là tuyến Trung ương (3,5%).
- Về chi KCB BHYT: Tuyến tỉnh có số chi KCB BHYT lớn nhất, chiếm
44,8% tổng chi, tuyến xã có tỷ lệ chi thấp nhất (2,2%) so với tổng số chi đề nghị
quyết toán năm 2019 và tiếp tục giảm so với năm 2018. Tuyến TW có 3,5% số
lượt KCB nhưng chiếm đến gần 21% chi phí.
Cơ cấu chi phí:
Giường bệnh chiếm 16,3%, thuốc 34,7%, PTTT: 17,2%, XN: 9,9%,
CĐHA: 6,8%, LK: 4,5%.
III.Tình hình quản lý, sử dụng quỹ KCB BHYT năm 2019
a) Năm 2019: Chi phí KCB BHYT phát sinh trong tổng mức thanh toán:
100.229 tỷ đồng, gồm:
- Trong tổng mức thanh toán theo quy định, trong phạm vi dự toán Thủ
tướng Chính phủ giao năm 2019 cho từng tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH
Bộ Công an là:95.860 tỷ đồng
- Trong tổng mức thanh toán theo quy định nhưng vượt dự toán năm 2019
được Thủ tướng Chính phủ giaocủa các tỉnh và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, đề
nghị quyết toán là:4.369 tỷ đồng.
a) Dự toán chi KCB BHYT được Thủ tướng Chính giao năm 2019 theo
Quyết định số 22/QĐ- TTg ngày 5/4/2019 là 97.552 tỷ đồng
b) Chi KCB BHYT năm 2019 (trong tổng mức thanh toán bao gồm thuốc
kháng HIV và chi của đối tượng NĐ 146 và NĐ 70): 100.229tỷ đồng
- Chi KCB BHYT năm 2019 trong tổng mức thanh toán trong phạm vi dự
toán Thủ tướng Chính phủ giao: 95.860 tỷ đồng.

+ Chi tại tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An: 95.805 tỷ đồng
+ Chi thuốc kháng HIV không giao dự toán cho tỉnh: 55 tỷ đồng
- Chi KCB BHYT năm 2019 trong tổng mức thanh toán vượt dự toán Thủ
tướng Chính phủ giao: 4.369 tỷ đồng.
c) Cân đối chi phí KCB BHYT năm 2019 với dự toán Thủ tướng Chính
phủ giao:
- 34 đơn vị dư dự toán, số tiền: 1.585 tỷ đồng.
- 30 đơn vị chi vượt dự toán, số tiền: - 4.369 tỷ đồng (trong đó Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an vượt dự toán là 269 tỷ đồng)
- Dư dự toán chi thuốc kháng HIV: 107 tỷ đồng
IV. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng quỹ 9 tháng đầu năm 2020
18


Năm 2020 có những biện động lớn về tình hình kinh tế xã hội do dịch
bệnh COVID-19. Công tác BHYT theo đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc
biệt là thu BHYT. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT trong thời
gian phòng chống dịch Covid-19, BHXH VIệt Nam đã tích cực tham gia với Bộ
ngành hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT như vấn
đề chuyển tuyến, KCB, cấp thuốc điều trị ngoại trú trong điều kiện thực hiện
hiện giãn cách, cách ly xã hội hay thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19
theo chế độ BHYT. Việc KCB BHYT cho người tham gia BHYT vẫn được đảm
bảo và không bị ảnh hưởng nhiều, số chi KCB BHYT so với năm trước có giảm
nhưng nhìn chung không bị giảm nhiều.
9 tháng đầu năm 2020, tại 63 tỉnh, thành phố (chưa bao gồm số chi của
BHXH Bộ Quốc phòng, CAND), số chi và số lượt KCB BHYT toàn quốc đều
giảm so với cùng kỳ năm 2019 (số lượt giảm 11%, số chi giảm 7%), tuy nhiên
chi phí bình quân 1 lượt KCB lại tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tần
suất KCB trên thẻ toàn quốc 8 tháng đầu năm cũng giảm so với năm 2019, đạt
1,39 lượt/thẻ, giảm 13%.

Tỷ trọng chi KCB BHYT theo loại hình gần như không đổi trong 9 tháng
đầu năm 2020 so với 9 tháng đầu năm 2019:
9 THÁNG 2020

9 THÁNG 2019

Tỷ trọng
LƯỢT/ tổng
LƯỢT tại tỉnh
(BHTT)

Tỷ trọng CHI
/tổng CHI tại
tỉnh (BHTT)

Tên tỉnh

Ngoại
trú

Nội
trú

Ngoại
trú

Nội
trú

Ngoại

trú

Nội
trú

Ngoại
trú

Nội
trú

Tổng cộng
(tại 63
tỉnh)

91%

9%

39%

61%

91%

9%

38%

62%


Tỷ trọng LƯỢT/
tổng LƯỢT tại
tỉnh (BHTT)

Tỷ trọng CHI
/tổng CHI tại
tỉnh (BHTT)

Cụ thể tình hình KCB BHYT như sau:
- Đối với loại hình KCB ngoại trú:
Đơn vị: Triệu đồng; Lượt người
9 THÁNG 2020

Số lượt

Số tiền

Chi
phí
bình
quân
(Đồng)

109,823,079

28,661,017

260,97


9 THÁNG 2019

Số lượt

122,541,31

ĐÁNH GIÁ THAY
ĐỔI

Số tiền

Chi
phí
bình
quân
(Đồng)

Tỷ lệ
số
lượt
ngoạ
i trú

Tỷ lệ
số
tiền
ngoạ
i trú

Tỷ lệ

chi
phí
b/q
ngoại

29,647,58

241,94

90%

97%

108%

19


4

0

4

0

Nhìn chung trên toàn quốc thì số lượt và số tiền BHTT được các cơ sở đề
nghị quyết toán đối với loại hình KCB ngoại trú đều giảm so với cùng kỳ năm
2019, trong đó giảm nhiều nhất ở Đà Nẵng, Bình Dương, Tây Ninh (khoảng
20%). Tuy nhiên thực tế số liệu ghi nhận tại một số tỉnh, thành phố không bị ảnh

hưởng bởi dịch bệnh Covid, số lượt và số chi BHTT ngoại trú vẫn tăng cao hơn
cùng kỳ và bình quân chung toàn quốc như Kiên Giang, Tuyên Quang, Bắc
Giang, Cao Bằng (số lượt không giảm và số chi tăng so với cùng kỳ trên 14%).
- Đối với loại hình KCB nội trú:
Đơn vị: Triệu đồng; Lượt người
9 THÁNG 2020

Số lượt

10,774,9
30

Số tiền

45,259,882

9 THÁNG 2019
Chi phí
bình
quân
(Đồng)

Số lượt

4,200,480

12,448,0
13

Số tiền


Chi phí
bình
quân
(Đồng)

47,382,8
50

3,806,45
9

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI
Tỷ lệ
số
lượt
nội
trú

Tỷ lệ
số tiền
nội trú

Tỷ lệ
chi
phí
b/q
nội
trú


87%

96%

110%

Tương tự đối với loại hình KCB ngoại trú, số lượt và số tiền BHTT được
các cơ sở đề nghị quyết toán đối với loại hình KCB nội trú đều giảm so với cùng
kỳ năm 2019, tuy nhiên số lượt nội trú giảm nhiều hơn ngoại trú 3% trong khi số
tiền BHTT chỉ chênh lệch 1%. Chi phí bình quân 1 lượt KCB nội trú toàn quốc 9
tháng đầu năm 2020 cao hơn cùng kỳ 10%, cao hơn loại hình KCB ngoại trú
2%.
Đà Nẵng, Lai Châu, Gia Lai có số lượt và số tiền BHTT được các cơ sở đề
nghị quyết toán đối với loại hình KCB nội trú giảm so với cùng kỳ nhiều nhất
toàn quốc (số lượt giảm trên 20% và số chi giảm trên 15%).
a) Tình hình sử dụng quỹ KCB BHYT:
Quỹ KCB BHYT ước trong năm 2020 theo số liệu Ban Thu cung cấp
ngày 20/8/2020 là 91.950 tỷ đồng. Chi KCB BHYT đề nghị quyết toán 9 tháng
đầu năm 2020 tại 63 tỉnh, thành phố và BHXH BQP, CAND là 73.995 tỷ đồng,
ước khoảng 80,5% quỹ KCB BHYT trong năm. Trong đó 13 tỉnh, thành phố đã
có số chi KCB của thẻ đăng ký ban đầu đề nghị quyết toán vượt số quỹ ước năm
2020, gồm có:Bạc Liêu (119% - cao nhất cả nước), Cà Mau, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Hà Tĩnh, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hoá, TT
Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Long.
b) Tình hình sử dụng dự toán Thủ tướng Chính phủ giao
* Tình hình sử dụng dự toán chi KCB trên toàn quốc:
20


- Dự toán toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định

163/QĐ-TTg: 103.063 tỷ đồng.
+ Dự toán chi KCB: 101.994 tỷ đồng, trong đó: 100.727 tỷ đồng dự
toán chi KCB của 63 tỉnh, thành phố; 1.044 tỷ đồng dự toán chi KCB của
BHXH BQP, CAND và 223 tỷ đồng dành cho chi HIV thanh toán tập trung
tại BHXH Việt Nam.
+ Dự toán chi CSSKBĐ: 1.069 tỷ đồng.
- Số chi KCB các cơ sở đề nghị thanh toán là 73.921 tỷ đồng, trong đó
tại 63 tỉnh, thành phố là 73.921 tỷ đồng; ước chi của đối tượng QN và TN tại
các đơn vị của BQP quản lý là 636 tỷ đồng;
Như vậy, ước tỷ lệ sử dụng dự toán chi KCB toàn quốc sau 9 tháng
đầu năm khoảng 73,3%
- Tình hình sử dụng dự toán chi KCB tại các tỉnh, thành phố
(i) Tỷ lệ sử dụng dự toán 9 tháng đầu năm tại một số tỉnh, thành phố ở
mức cao trên bình quân toàn quốc(trên 74%) so với dự toán chi KCB trong
năm được giao tại Quyết định số 163/QĐ-TTg, trong đó tỷ lệ sử dụng dự
toán năm cao nhất tiếp tục tại Cần Thơ (86%) (3 quý đầu năm Cần Thơ luôn
đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ sử dụng dự toán chi KCB năm)
Các tỉnh, thành phố sau đây sẽ không đảm bảo dự toán được Thủ
tướng Chính phủ giao khi liên tục có tỷ lệ sử dụng dự toán 2 quý và 3 quý
đầu năm cao nhất toàn quốc:
Đơn vị: Triệu đồng

STT

Tên tỉnh

Tổng cộng
(tại 63 tỉnh)

Chi KCB BHYT 9 tháng

đầu năm 2020

Tỷ lệ sử
dụng dự
toán 9
tháng đầu
năm 2020

100,396,687

73,920,900

73.63%

Dự toán chi KCB
năm 2020

1

An Giang

1,307,861

1,032,591

79%

2

Bắc Giang


1,308,201

1,094,570

84%

3

Cần Thơ

1,843,445

1,582,114

86%

4

Kiên Giang

1,119,547

926,530

83%

5

Nam Định


1,124,801

922,226

82%

6

Nghệ An

3,282,552

2,691,707

82%

7

Ninh Bình

863,527

714,163

83%

21



8

Thanh Hoá

3,255,126

2,610,252

80%

9

Vĩnh Phúc

1,136,688

907,976

80%

(ii) Tốc độ tăng số chi KCB BHYT 9 tháng đầu năm 2020 tại một số
tỉnh, thành phố so với cùng kỳ năm 2019 cao trên 104% trong khi tỷ lệ này
bình quân tại 63 tỉnh, thành phố chỉ đạt 96%, trong đó một số địa phương
gồm có An Giang, BR-Vũng Tàu, Bắc Giang, Cần Thơ, Điện Biên, Tuyên
Quang, Kiên Giang có tỷ lệ tốc độ tăng chi nêu trên cao nhất toàn quốc
trong 2 quý đầu tiếp tục có số chi KCB 3 quý đầu năm so với cùng kỳ cao
nhất toàn quốc, cụ thể như sau:
Đơn vị: Triệu đồng

STT


Tên tỉnh

Cả nước (tại
63 tỉnh)

Chi KCB BHYT 9
tháng đầu năm 2020

Chi KCB 9 tháng
đầu 2019

Tỷ lệ chi 9 tháng
đầu năm 2020 so
với cùng kỳ năm
2019

73,920,900

77,030,434

96%

1

An Giang

1,032,591.38

992,349.49


104%

2

BR VTàu

645,958.19

606,911.79

106%

3

Bắc Giang

1,094,569.95

1,028,839.96

106%

4

Bắc Kạn

184,003.95

175,424.02


105%

5

Cần Thơ

1,582,114.36

1,514,558.64

104%

6

Điện Biên

331,871.42

316,936.11

105%

7

Hà Tĩnh

745,836.56

720,021.14


104%

8

Hoà Bình

486,552.66

466,157.16

104%

9

Kiên Giang

926,529.96

801,508.83

116%

10

Thái Nguyên

885,093.51

847,045.26


104%

11

Tuyên Quang

556,939.56

488,230.41

114%

V. Tình hình thực hiện công tác giám định BHYT
1. Nhân lực thực hiện công tác giám định BHYT
Toàn ngành hiện có gần 2.900 viên chức thực hiện công tác giám định,
trong đó giám định viên có chuyên môn y, dược trình độ đại học chỉ có 28,3%
và trình độ trung cấp có 11,2% để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc chỉ
định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế
cho người bệnh, đồng thời phải tham gia vào nhiều nhiệm vụ khác như công tác
22


đấu thầu thuốc, kiểm tra, thẩm định quyết toán… Số viên chức có trình độ đại
học y, dược có xu hướng giảm mỗi năm, một số địa phương số bác sỹ làm công
tác giám định rất thấp (24 tỉnh có dưới 4 bác sỹ, trong đó 4 tỉnh chỉ có 1 bác sỹ,
riêng Bình Phước không có bác sỹ).
2.Thực hiện tác giám định BHYT
Hiện tại công tác giám định được thực hiện theo Quy trình giám định ban
hành theo Quyết định số 1456/QĐ-BYTngày 01/12/2015 Tổng Giám đốc

BHXH Việt Nam. Trong năm 2019, BHXH Việt Nam đã hướng dẫn đổi mới tổ
chức thực hiện công tác giám định theo hướng phát huy tối đa các tính năng của
hệ thống giám định điện tử, kết hợp với giám định chuyên đề. Thành lập các tổ
giám định thực hiện các mảng nghiệp vụ chuyên sâu.
Bên cạnh những nội dung giám định “truyền thống” như phát hiện: áp giá
thanh toán dịch vụ kỹ thuật, thống kê tổng hợp các chi phí sai quy định; Cung
cấp dịch vụ kỹ thuật y tế không đảm bảo tính pháp lý (người thực hiện chưa có
chứng chỉ hoặc chưa được bổ sung phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành
nghề, dịch vụ kỹ thuật chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ
sở KCB); Chỉ định thuốc không đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc ngoài danh
mục, thuốc được mua sắm không đúng quy định; Sử dụng vật tư, DVKT sai điều
kiện thanh toán..thì trong năm 2018-2020 công tác giám định đã được nâng lên
một bước đó là phân tích, đánh giá chi phí KCB nhằm hỗ trợ cơ sở KCB quản lý
và sử dụng dự toán một cách hiệu quả nhất.
Công tác giám định điện tử cũng ngày càng được hoàn thiện, hiện có
khoảng 300 quy tắc giám định đã được xây dựng dựa trên các quy định, quy
trình kỹ thuật chuyên môn của Bộ Y tế. Năm 2018, Hệ thống thông tin giám
định BHYT chính thức hoàn thiện chức năng thanh quyết toán điện tử chi phí
KCB BHYT theo các văn bản quy định hiện hành, biểu mẫu thanh quyết toán
được lập căn cứ vào các chi phí đã được thẩm định, giám định phản ánh trên hệ
thống. 63/63 tỉnh thành đã hoàn thiện lập biểu C79-HD, C80-HD, C82-HD điện
tử theo Thông tư 178/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các kết quả giám định, số
liệu thanh quyết toán được công khai, thông báo trực tuyến, trực tiếp đến các cơ
sở y tế. Các gia tăng bất thường trong sử dụng quỹ BHYT, tình hình chi khám
chữa bệnh BHYT thường xuyên được báo cáo đến Hội đồng Quản lý BHXH
Việt Nam, Bộ Y tế, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở Y tế.
Trong năm 2019, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận dữ liệu của
184,14 triệu lượt KCB đề nghị thanh toán BHYT, tỷ lệ liên thông dữ liệu đạt
trên 92,04%.
VI. Tình hình phối hợp triển khai thí điểm phương thức thanh toán

chi phí KCB BHYT theo định suất và theo nhóm chẩn đoán (DRG)
23


Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc
triển khai thí điểm phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo
hiểm y tế (KCB BHYT) theo định suất và theo nhóm chẩn đoán liên quan
(DRG) tại 05 tỉnh trong giai đoạn từ 01/7/2020 đến 31/12/2020. Thời gian qua,
BHXH Việt Nam đã xây dựng phần mềm ghép nhóm DRG dựa trên thuật toán
và tài liệu hướng dẫn thanh toán theo DRG do các chuyên gia Thái Lan (Thai
Casemix Center) chuyển giao. Đồng thời các nhóm kỹ thuật của Bảo hiểm xã
hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp thực hiện ghép nhóm, tính toán các
DRG dựa trên nguồn dữ liệu thanh toán chi phí KCB của Hệ thống thông tin
giám định BHYT của BHXH Việt Nam.
Những nội dung tiếp tục hoàn thiện là phiên chính xác Danh mục dịch vụ
kỹ thuật của Việt Nam đang sử dụng tương đương danh mục ICD 9 CM.Hoàn
thiện Danh mục DRG của Việt Nam với bộ trọng số của Việt Nam hợp lý hơn
sau khi bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn mã hóa bệnh tật và mã hóa dịch vụ kỹ
thuật cũng như hoàn thiện được Danh mục dịch vụ kỹ thuật tương đương ICD 9
CM.Xây dựng hướng dẫn thanh toán thí điểm theo DRG bao gồm cả tài liệu
hướng dẫn gộp nhóm DRG. Xây dựng chiến lược chuyển đổi, mô phỏng tác
động của chi trả theo DRG tới bệnh viện và hỗ trợ chuyển đổi từ trả giá theo
dịch vụ sang chi trả theo DRG. Thiết lập cơ chế giám sát kết quả và giảm thiểu
tác động không mong muốn khi thanh toán theo DRG. Xây dựng hệ thống giám
định kèm theo để xác định những hồ sơ có thông tin chưa hợp lệ, chống việc
upcode, chia nhỏ thời gian điều trị, khai tăng chẩn đoán phụ. Tham khảo hợp
đồng của Thái Lan để xây dựng hợp đồng KCB với các cơ sở KCB.
Hiện tại BHXH Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế triển khai thí điểm
phương thức thanh toán theo định suất và DRG tại các tỉnh Yên Bái, Quảng
Ninh và Cần Thơ từ quý 4/2020.

VII. Tình hình thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và BHXH
Việt Nam
Ngày 03/9/2020 Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã ký kết Quy chế phối
hợptrong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT thay thế Quy
chếphối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 5205/QĐ-BYT ngày 30/12/2008
củaBộ Y tế.
Quy chế được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Tuân thủ chủ trương,
chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và theo đúng chức năng, nhiệm vụ
vàquyền hạn của mỗi bên; Bảo đảm các hoạt động phối hợp được thực hiện
kịpthời, đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo của Lãnh đạo hai Ngành; Thường
xuyêncung cấp, trao đổi thông tin về công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính
sách,pháp luật về BHYT và phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát
sinhtrong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Quy chế đã quy định
24


tráchnhiệm cụ thể để tăng tính chủ động của mỗi bên trong công tác phối hợp.
Nội dung phối hợp tập trung vào các nhóm công việc sau:
- Xây dựng chính sách pháp luật về BHYT
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ BHYT
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
vềBHYT
- Đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực BHYT
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về lĩnh vực BHYT
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019của
Thủ tướng Chính phủ.
Về Tổ chức thực hiện: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành, các đơn vị thuộc Bộ Y tế và BHXH Việt Nam có trách nhiệm triển
khaithực hiện các nội dung được thống nhất tại Quy chế này. Căn cứ Quy chế

này, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương
xây dựng chương trình, quy chế phối hợp cụ thể phùhợp với tình hình thực tế
của địa phương.
VIII. Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý sử
dụng quỹ KCB BHYT
1. Phát triển đối tượng tham gia BHYT bền vững
Số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít, nhưng lại là thách
thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, thuộc thị
trường lao động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT, đi ngược lại
nguyên tắc chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.
Ngành BHXH cần phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương để đề xuất những giải pháp
hỗ trợ người dân tham gia BHYT, giúp những đối tượng này có những thuận lợi
ban đầu khi tham gia BHYT. Đồng thời có những giải pháp đảm bảo tính ổn
định, bền vững cho các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT bằng cách nâng cao
nhận thức của người dân ý thức chia sẻ cộng đồng và cơ hội có nguồn tài chính
vững chắc phòng khi không may mắc bệnh; tăng cường cải cách thủ tục hành
chính tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cho phép người tham
gia BHYT thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tuyến, tạo
thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT.
2. Quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người
tham gia BHYT
a) Về cơ chế, chính sách
25


×