Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 94 trang )

i

TÓM TẮT
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam cơ bản đáp ứng đƣợc yêu
cầu phát triển kinh tế của đất nƣớc trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế quốc tế. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
bằng biện pháp dân sự của chúng ta chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Đề tài “Pháp luật
bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam”
đƣợc nghiên cứu chủ yếu bằng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh giữa lý
luận, quy định pháp luật với thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay. Nội dung chính
của đề tài tập trung vào các vấn đề làm rõ về mặt lý luận, nhƣ: khái quát chung về
bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; quy định
pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
phân biệt biện pháp bồi thƣờng thiệt hại với các biện pháp xử lý khác do hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bồi
thƣờng thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; mặt tích cực
của biện pháp xử lý dân sự đối với loại hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp.
Trên cơ sở lý luận, tác giả thu thập, nghiên cứu thực tiễn giải quyết bồi
thƣờng thiệt hại qua các vụ tranh chấp về sở hữu công nghiệp tại Tòa án Việt Nam,
thông qua các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Từ đó tác giả có những kiến nghị bổ
sung quy định pháp luật và quan điểm áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, với mong muốn đóng góp phần nào cho
lý luận cũng nhƣ thực tiễn thực thi pháp luật lĩnh vực trên đạt hiệu quả cao. Góp
phần giáo dục phòng ngừa vi phạm, xử lý hành vi vi phạm đúng mức, tạo lòng tin
cho ngƣời dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Đó cũng là thực hiện chủ
trƣơng chung của Đảng và nhà nƣớc ta trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm
2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và đƣờng lối
phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập với chính sách phát huy nội lực và tranh thủ
sự đầu tƣ nƣớc ngoài.



ii

SUMMARY
The legal system of intellectual property of Vietnam basically meets the
economic development requirements of the country in terms of deep integration into
the international economy. However, the enforcement of our law on protection of
industrial property by civil measures has not been as expected. The topic "Law on
compensation for damages caused by infringement of industrial property rights in
Vietnam" is mainly studied by analyzing, summarizing, comparing between
reasoning and legal provisions with real applicable law. The main content of the
topic focuses on clarifying issues in terms of theory, such as: general overview of
compensation for damages caused by infringement of industrial property rights;
legal provisions on compensation for damages caused by infringement of industrial
property rights; differentiate compensation measures against other remedies due to
infringement of industrial property rights; the necessity to apply compensation
measures for acts of infringing upon industrial property rights; The positive side of
civil remedial measures for the type of violations in the field of industrial property.
On the basis of the theory and interpretation of collected facts, research on
the actual settlement of damages through industrial property disputes in Vietnamese
courts, through legally valid judgments. Since then, the author has made
recommendations to supplement legal provisions and the viewpoint of applying the
law on compensation for damages caused by violations of industrial property rights,
with the desire to contribute partly to the theory as well as the real law enforcement
field on high efficiency. Contribute to education to prevent violations, handle
violations properly, create trust for people in the strictness of the law. It is also the
implementation of the general policy of the Party and the state in the strategy of
judicial reform to 2020 according to the Politburo Resolution No. 49-NQ / TW
dated June 2, 2005 and the way of economic development in the integration trend
with the policy of promoting internal resources and taking advantage of foreign

investment.


iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
6. Những điểm mới của đề tài .................................................................. 8
7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 8
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................. 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .... 10
1.1.Khái quát chung về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp ..................................................................................... 10
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp .................... 10
1.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ ...................................... 20
1.1.2.1. Khái niệm quyền SHTT ............................................................. 20
1.1.2.2. Khái niệm quyền SHCN: ........................................................... 21
1.1.2.3. Đặc điểm quyền SHCN. ............................................................ 22
1.1.2.4. Đối tượng quyền SHCN: ........................................................... 24
1.2. Quy định pháp luật có liên quan về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ................................................ 29

1.2.1. Nguyên tắc xác định bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp ..................................................................... 32
1.2.2. Căn cứ tính mức bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu


iv

công nghiệp ............................................................................................ 35
1.3. Phân biệt biện pháp dân sự với các biện pháp xử lý khác do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp ............................................................ 38
1.3.2. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện
pháp dân sự ............................................................................................ 40
1.3.3. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện
pháp hình sự ........................................................................................... 43
1.3.4. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến
sở hữu công nghiệp ................................................................................ 44
1.4. So sánh các quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam với hiệp định TRIPS ............ 45
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ÁP DỤNG CHẾ
TÀI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM-MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN...................................................................................................................... 49
2.1. Thực tiễn giải quyết bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tranh chấp về sở
hữu công nghiệp tại Tòa án Việt Nam ................................................... 49
2.1.1. Thực tiễn về giám định về sở hữu công nghiệp ........................... 50
2.1.2. Thực tiễn về xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp: .................................................................................... 54
2.1.3. Thực tiễn liên quan đến căn cứ xác định mức bồi thƣờng thiệt hại
do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp............................................... 65
2.1.4. Về quyết định của Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự ............ 69

2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về
bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ..... 74
2.2.1. Vấn đề phân loại lỗi đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
trong pháp luật về sở hữu công nghiệp .................................................. 74
2.2.2. Về hành vi gián tiếp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ........ 75
2.2.3. Về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của bên đƣa ra yêu cầu không
đúng hoặc lạm dụng các thủ tục thực thi quyền ..................................... 76


v

2.2.4. Bồi thƣờng chi phí hợp lý, tổn thất về tài sản và tổn thất cơ hội
kinh doanh do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra .... 76
2.2.5. Về xác định thu nhập, lợi nhuận bị mất do hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp gây ra .......................................................... 78
2.2.6. Nâng cao vai trò của Thẩm phán chuyên trách và thiết lập Tòa án
trung tâm về sở hữu trí tuệ ..................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 85


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SHCN:

Sở hữu công nghiệp

QSHCN:


Quyền sở hữu công nghiệp

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

QSHTT:

Quyền sở hữu trí tuệ

BTTH:

Bồi thƣờng thiệt hại

BLDS:

Bộ luật dân sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

TNDS:

trách nhiệm dân sự

TRIPS:

Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu

trí tuệ (Agreement on trade-related aspects of intellectual
property rights


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chúng ta đang tích cực triển khai xây dựng hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, về cơ bản hệ thống pháp luật này đã đƣợc xây
dựng trên nguyên tắc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ và đáp
ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế của đất nƣớc trong điều kiện hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do việc ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau
nên hệ thống pháp luật chƣa đƣợc đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.
Mặt khác, việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp
dân sự của chúng ta chƣa đƣợc nhƣ mong muốn do rất nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, đòi hỏi chúng ta cần sớm có
biện pháp khắc phục để tạo dựng một hệ thống thực thi có hiệu quả trong hệ thống
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Đây
cũng là chủ trƣơng chung của Đảng và nhà nƣớc ta trong chiến lƣợc cải cách tƣ
pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị và đƣờng lối phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập với chính sách phát huy nội
lực và tranh thủ sự đầu tƣ nƣớc ngoài.
Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) nói chung, xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp (QSHCN) nói riêng và tình hình khoa học pháp lý trong lĩnh vực xử lý
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) hiện nay, tác giả quyết định chọn
đề tài “Pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp tại Việt Nam,” để làm đề tài nghiên cứu, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, vấn đề bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự đã và đang đƣợc

quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đây là biện pháp có nhiều ƣu điểm mà
pháp luật về sở hữu trí tuệ cần đề cao. Tại Việt Nam, lĩnh vực này cần phải đƣợc
nghiên cứu kỹ hơn, đáp ứng đƣợc sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực QSHTT - với
tƣ cách là một quyền dân sự cần phải đƣợc bảo vệ bằng nhiều biện pháp trong đó
cần chú trọng biện pháp dân sự. Đến thời điểm này Luật Sở hữu trí tuệ không có
quy định riêng về cơ chế giải quyết tranh chấp quyền SHCN, chỉ có quy định chung
về bồi thƣờng thiệt hại nhƣng quy định cũng chƣa thật sự rõ ràng, cụ thể, thậm chí


2
rất khó áp dụng trong thực tiễn, chƣa thật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên liên quan, chính vì vậy cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp quyền
SHCN.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật hiện hành quyền sở hữu công nghiệp
(QSHCN) cũng là quyền dân sự. Một hành vi xâm hại dù là do lỗi cố ý hay vô ý hay
không có lỗi đều phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại thực tế xảy ra. Trong
khi các nƣớc có nền kinh tế tri thức phát triển đã tính đến yếu tố lỗi trong cơ chế bồi
thƣờng thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đối với họ
hành vi vi phạm trực tiếp hay gián tiếp có mức bồi thƣờng khác nhau. Đây cũng là
vấn đề mà khoa học pháp lý Việt Nam cần đào sâu, mổ sẻ để hoàn thiện hơn trong
trong cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp theo hƣớng hội nhập,
Thứ ba, Điều 205 Luật SHTT quy định việc bồi thƣờng thiệt hại (phí luật
sƣ) áp dụng cho nguyên đơn chủ thể quyền SHCN, nhƣ vậy trong trƣờng hợp bị đơn
thắng kiện nhƣng bị thiệt hại do hành vi khởi kiện của nguyên đơn thì có đƣợc
hƣởng quyền đòi bồi thƣờng đối với các thiệt hại thực tế này hay không?. Quy định
này cần bổ sung cho phù hợp, nhằm bảo đảm sự công bằng, khách quan và bình
đẳng giữa quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tố tụng, và cũng cần phải đáp
ứng yêu cầu của các nguyên tắc quốc tế, các hiệp định thƣơng mại mà Việt Nam
tham gia,

Thứ tƣ, theo điểm b khoản 1 Điều 205 Luật SHTT, về căn cứ xác định thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra, trƣờng hợp nguyên đơn chứng minh
đƣợc thiệt hại vật chất đã gây ra cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định
mức bồi thƣờng có căn cứ: giá chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHTT với giả
định rằng bị đơn đƣợc nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng đó theo
hợp đồng sử dụng đối tƣợng SHTT trong phạm vi tƣơng ứng với hành vi xâm phạm
đã thực hiện. Nếu theo nội dung quy định này các thiệt hại thực tế khác, nhƣ: Chi
phí cần thiết để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại hay tổn thất về cơ hội kinh doanh
không đƣợc xác định để bồi thƣờng bên cạnh phí chuyển giao li xăng hợp lý. Điều
này thực tế chƣa bảo đảm quyền lợi của ngƣời bị xâm hại theo đúng nguyên tắc bồi
thƣờng toàn bộ,


3
Thứ năm, hiện nay thù lao luật sƣ tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đƣợc
quy định tại Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Luật sƣ, mà theo quy định tại khoản 3 Điều 205
Luật SHTT, cách tính chi phí hợp lý để thuê luật sƣ chƣa đƣợc cụ thể, nên Tòa án
chƣa có cơ sở xét xử phù hợp. Thực tế xét xử các vụ tranh chấp thời gian qua cho
thấy Tòa án buộc bên vi phạm phải bồi thƣờng chi phí thuê luật sƣ lại ấn định mức
quá thấp, không phù hợp với chi phí luật sƣ thực tế mà bên bị thiệt hại đã bỏ ra để
thuê luật sƣ.
Thứ sáu, Điều 204 Luật SHTT nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại quy định tổn
thất về tài sản là một thiệt hại cần đƣợc bồi thƣờng, đồng thời cũng quy định trách
nhiệm bồi thƣờng đối với những tổn thất về cơ hội kinh doanh của chủ sở hữu
quyền SHTT bị xâm hại và phƣơng thức xác định lợi nhuận, thu nhập bị mất do
hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra. Cách xác định này cũng có hƣớng dẫn tại
Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, nhƣng thực tế đối với
chủ thể quyền để chứng minh là một điều hết sức khó khăn và hầu hết trong nhiều
trƣờng hợp chỉ mang tính tƣơng đối, vì vậy cần phải có quy định rõ ràng hơn để có

tính thực thi trong cuộc sống.
Từ bởi những lý do trên, học viên nhận thấy việc hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự, nhất là biện pháp buộc bồi thƣờng thiệt hại là
một quá trình liên tục, có nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của
từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc soạn thảo, ban hành, áp dụng các văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến bảo vệ
QSHCN. Vì vậy, học viên chọn đề tài “Pháp luật bồi thƣờng thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam” để làm đề tài nghiên cứu của
mình, với mong muốn có cơ hội tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu quy định của pháp
luật hiện hành và thực tiễn áp dụng vấn đề này, từ đó đƣa ra kiến nghị có thể đóng
góp phần nào cho lý luận cũng nhƣ thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thƣờng thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Xử lý xâm phạm quyền các đối tƣợng của QSHCN có nhiều biện pháp nhƣ
biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, trong đó bồi thƣờng


4
thiệt hại là một chế định của biện pháp dân sự. Qua tìm hiểu, tác giả biết đƣợc có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam nhƣ:
Nhóm các giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo: Cuốn sách của Đỗ
Văn Đại về Luật bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-bản án và bình luận
bản án, NXB Chính trị quốc gia 2010, Hà Nội; Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Lê
Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến, Nxb Giáo Dục Việt Nam 2014; Cuốn sách về Trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn,
của tác giả Trần Thị Huệ (chủ biên), Nhà xuất bản Tƣ pháp, tái bản có bổ sung năm
2012; Giáo trình những quy định chung về luật dân sự của tác giả Phạm Kim Anh
(Chủ biên), NXB Hà Nội 2013; Cuốn sách Chỉ dẫn áp dụng các văn bản pháp luật
về sở hữu trí tuệ của TS.Lê Thị Nam Giang, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ

Chí Minh; Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), Trƣờng Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh; Sách tình huống Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trƣờng
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Tài liệu học tập môn Luật sở hữu trí tuệ của
tác giả ThS. Nguyễn Thanh Hùng, Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh;
Giáo trình Luật Cạnh tranh của tác giả Lê Danh Dĩnh (chủ biên), Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010; Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt NamTrƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2008, Hà Nội; Quyền Sở
hữu trí tuệ - Tài liệu bài giảng của tác giả Lê Nết, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2005.
Nhóm các luận án, đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc công bố: Luận án tiến sĩ
Luật học của tác giả Đinh Thị Mai Phƣơng (2009) “Bồi thƣờng thiệt hại do hành vi
trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam”; Đề
tài nghiên cứu cấp bộ của Tòa án nhân dân tối cao năm 2008 về “Nâng cao vai trò
và năng lực của Tòa án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam- những
vấn đề lý luận và thực tiễn”; Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Tòa án nhân dân tối
cao năm 2009 về “Nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân trong tình hình mới”; Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Phƣơng Hải (2012) “Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Đào Thảo


5
Ly (2014) “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hành vi của ngƣời khác gây ra theo
pháp luật Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Trần Ngọc Thu (2014), “Bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thƣơng mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật
Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Phạm Thị Kim Phƣơng (2013), “Xác định hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp”;
Nhóm bài viết đăng trên các tạp chí, trang web: Bài viết của Phạm Văn Toàn
về Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam. Thực
tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện, đăng trên năm
2013; Bài viết của Lê Văn Huy về Việc giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi

Việt Nam đã là thành viên của WTO, Tạp chí hiến kế lập pháp (số 19/1/2007); Bài
viết của Đinh Thị Mai Phƣơng về Xác định thiệt hại trong pháp luật về sở hữu công
nghiệp, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật (số 9/2008); Bài viết của Bùi Thị Dung
Huyền về Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân, Tạp chí Toà án nhân dân
số 16, tháng 8 năm 2006; Bài viết của Dũng Hà về Đề xuất mô hình Toà Sở hữu trí
tuệ cho Việt Nam, , ngày 4/6/2008; Bài viết Khó khăn
trong xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Báo Nhân dân điện tử 05/01/2016,
www.nhandan.com.vn/.../31178102-kho-khan-trong-xu-ly-vi-pham. Các công trình
nghiên cứu trên của các tác giả chủ yếu nghiên cứu bao quát các vấn đề về QSHTT,
trong đó có phần bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm QSHCN và một số công
trình nghiên cứu có thống kê, phân tích quyết định, bản án của Tòa án về bồi thƣờng
thiệt hại do hành vi xâm phạm QSHTT trong thời gian trƣớc đây, có các bài viết
mang tính chất thời sự, tổng quan, phản ánh tình hình áp dụng pháp luật trong lĩnh
vực SHTT. Riêng tác giả trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tiền bối, tác
giả sẽ thu thập thống kê một số bản án, quyết định của Tòa án trong giai đoạn hiện
nay để nghiên cứu, tiếp cận từ thực tiễn áp dụng pháp luật một cách chuyên sâu và
riêng biệt về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, đề tài của tác giả đi từ phân tích bản án và tổng hợp từ
thực tiễn áp dụng pháp luật trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu sâu về vấn đề
này nên theo nhận biết của tác giả thì không bị trùng lắp với công trình nghiên cứu
khác,


6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: tác giả mong muốn có cơ hội tìm tòi, nghiên cứu
chuyên sâu quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng vấn đề này, làm
sáng tỏ nhận thức về chế định bồi thƣờng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tính
khả thi của pháp luật trong lĩnh vực này, qua đó đánh giá thực trạng áp dụng trong

đời sống xã hội, có cơ sở lý luận và thực tiễn để từ đó đƣa ra kiến nghị có thể đóng
góp phần nào cho lý luận cũng nhƣ thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thƣờng thiệt
hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Với mục đích đã đặt ra nhƣ trên, tác giải
xác định nhiệm vụ cụ thể là:
Nghiên cứu khái quát về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp, nêu ra những khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại, xác định vai trò của biện pháp bồi thƣờng thiệt hại đối với việc
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, phân biệt biện pháp bồi thƣờng thiệt với biện
pháp xử lý hành chính và biện pháp hình sự do hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp. Từ đó so sánh, phân tích, đánh giá nêu ra những ƣu điểm lợi thế của
việc áp dụng biện pháp bồi thƣờng thiệt hại trong nhóm các biện pháp xử lý xâm
phạm quyền SHCN .
Nghiên cứu, đánh giá phƣơng thức, thủ tục giải quyết bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật hiện hành, thực tiễn áp
dụng trong thực tế,
Đánh giá, so sánh mối quan hệ của chế định bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp với các chế định bồi thƣờng theo pháp luật dân sự,
thƣơng mại, cạnh tranh, từ đó nêu đƣợc ý nghĩa của chế định bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Đồng thời tác giả nghiên cứu một số quan điểm lập pháp và quy định pháp
luật bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của một số quốc gia
tiên tiến và các quốc gia tham gia Hiệp định TRIPS. Để từ đó đƣa ra các kiến nghị
phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của Việt Nam trong xu thế nhập.


7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học đƣợc
công nhận, đề tài của tác giả có đối tƣợng nghiên cứu chính là: Những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
tình hình thực hiện, những hạn chế trong các quy định pháp luật, những vƣớng mắc
trong thực tiễn áp dụng và quản lý nhà nƣớc lĩnh vực này. Từ đó đƣa ra những kinh
nghiệm, kiến nghị trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn và
các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép của luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu
trong phạm vi từ khi Luật SHTT có hiệu lực thi hành và các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, vấn đề bồi thƣờng thiệt hại và mức bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chủ yếu đi sâu vào tổng hợp, thống
kê, phân tích một số bản án của Tòa án về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá thực tế áp dụng
pháp luật, mức bồi thƣờng thiệt hại trong giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp; chi phí thiệt hại của bị đơn khi thắng kiện có đƣợc
bồi thƣờng không? Việc xác định thiệt hại căn cứ vào phí chuyển giao li xăng, cách
tính chi phí thuê luật sƣ, ngƣời đại diện trong vụ kiện; nghĩa vụ chứng minh của chủ
thể quyền trong xác định lợi nhuận, thu nhập bị mất do hành vi xâm phạm QSHCN
gây ra. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu các nội dung khác có liên quan, chủ yếu là
minh họa cho ý kiến, bài viết, quan điểm của các nhà lý luận mà tác giả tán đồng
làm cho nội dung đề tài đƣợc đa dạng hơn, nội dung kiến nghị dể hiểu hơn,
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp bình luận, giải thích, phân
tích các vấn đề thuộc về quan điểm, khái niệm. quy định của pháp luật hiện hành,
Trong chƣơng 2, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, liệt kê, phân tích, so
sánh những quy định của pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển, những



8
quy định hiện hành. Đồng thời sử dụng phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, thống kê
một số bản án, phân tích, bình luận quan điểm áp dụng trong xét xử của Tòa án
nhân dân. Từ đó đối chiếu, vận dụng lý thuyết chung của pháp luật và thực tiễn áp
dụng trong xét xử giai đoạn hiện nay để đƣa ra các kiến nghị thiết thực phù hợp
thực tiễn Việt Nam
6. Những điểm mới của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học trƣớc đây, tác giả
nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Từ đó, so sánh làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lý luận liên quan đến bồi
thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể là các khái
niệm, đặc điểm, hành vi, căn cứ xác định thiệt hại, mức bồi thƣờng thiệt hại riêng
biệt khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm.
Thống kê, phân tích, đánh giá những vụ tranh chấp mà Tòa án áp dụng xử lý
bằng biện pháp dân sự để giải quyết bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đƣa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp
luật về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt
nam, nhất là cơ chế áp dụng liên quan đến phạm vi bồi thƣờng thiệt hại, mức bồi
thƣờng thiệt hại. Góp phần nâng cao hiểu biết, nâng cao ý thức tự bảo vệ của các
chủ thể quyền tài sản trí tuệ, đồng thời giáo dục răn đe đối tƣợng khi có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và phòng ngừa vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện trong giai đoạn Luật SHTT đƣợc áp dụng hơn mƣời năm và
đã sửa đổi bổ sung một lần. Đồng thời trong bối cảnh hiện nay chủ trƣơng của Đảng
ta phát triển kinh tế mở, hội nhập toàn diện, yêu cầu đặt ra cho công tác bảo vệ

QSHTT nói chung và QSHCN nói riêng là phải hiệu quả. Chính vì vậy cần có biện
pháp bảo vệ phù hợp, thông qua các hình thức xử lý phù hợp để áp dụng đối với
hành vi xâm phạm QSHCN, khắc phục tình trạng hành chính hóa quan hệ dân sự.
Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lý luận


9
liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
làm tƣ liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu lập pháp nhất là giai đoạn hiện nay
đang gần kề tổng kết thực hiện cải cách tƣ pháp đến năm 2020 theo NQ 49/TW.
Bên cạnh đó đề tài cũng có thể làm tƣ liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập hoặc
là phục vụ cho các cơ quan, chủ thể áp dụng pháp luật xử lý, xét xử; góp phần nâng
cao hiểu biết, nâng cao ý thức tự bảo vệ của các chủ thể quyền tài sản trí tuệ. Đồng
thời cũng là kênh thông tin để giáo dục răn đe đối tƣợng có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp và phòng ngừa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc
bảo hộ tại Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Phần Mở đầu
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2. Thực trạng áp dụng các chế tài bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ
giải quyết tranh chấp do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt namMột số kiến nghị hoàn thiện
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.


10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BỒI

THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP
1.1.Khái quát chung về bồi thƣờng thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Khái niệm bồi thường thiệt hại
Bồi thƣờng thiệt hại một trong những chế định xuất hiện khá lâu đời trong
nền lập pháp của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới nói chung và nền lập pháp
của nƣớc ta nói riêng, tồn tại nhƣ một trách nhiệm song hành cùng hành vi gây thiệt
hại cho các chủ thể đƣợc pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Một trong
những nền lập pháp lâu đời của thế giới là Luật tục La Mã đã có những ghi nhận về
chế định “nộp tiền chuộc tội”1 và đồng thời cũng có những sự ghi nhận về những
hình thái đầu tiên của chế định bồi thƣờng qua một số tục nhƣ “ trả nợ máu”2 của
Bộ luật Xa-Lích…Đây đƣợc xem là những dấu hiệu tiền đề cho sự hình thành một
trách nhiệm tồn tại trong pháp luật dân sự trong tƣơng lai.
Ở nƣớc ta trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đã tồn tại từ rất lâu trong thời kì
phong kiến đã có những ghi nhận mà nổi bật là hƣớng quy định có lợi cho ngƣời bị
thiệt hại nhận lại những khoảng lợi nhằm mục đích bồi thƣờng điều này đã đƣợc
quy định trong một số bộ luật đƣợc xem đỉnh cao của thời kì đó là: luật Hồng Đức,
luật Gia Long ...
Xét về mặt lí luận, khi tiến hành nghiên cứu về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp nói riêng, thì cần phải làm rõ những khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại là những nền móng cơ bản cho vấn đề này.
Theo từ điển tiếng Việt : “Bồi thường được hiểu là đền bù bằng tiền những
thiệt hại về vật chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm” 3 Theo đó quan hệ

1


Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, NXB Hồng Đức, Tr102

2

Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, NXB Hồng Đức, Tr103

3

Viện ngôn ngữ học - Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003, Tr82


11
phát sinh khi chủ thể hây ra “thiệt hại” thì phải có trách nhiệm bồi thƣờng nhƣng chỉ
ở dƣới góc độ bù đắp bằng “tiền” nhằm giảm bớt hay nói cách khác là khỏa lấp đi
những thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần mà ngƣời bị thiệt hại phải chịu, đồng
thời đây đƣợc xem là một dạng trách nhiệm và nghĩa vụ đƣơng nhiên khi chủ thể có
hành vi thiệt hại gây ra.
Đối với cách giải thích bằng thuật ngữ pháp lí của Từ điển luật học “ bồi
thƣờng thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra
thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về
tinh thần cho bên bị thiệt hại.” Qua cách giải thích thuật ngữ nhƣ trên có thể hiểu
BTTH chính là một chế tài pháp luật “buộc” bên gây thiệt hại về hai khía cạnh chịu
tác động đó là vật chất: các quan hệ tài sản.. và thiệt hại tinh thần: uy tín, nhân
phẩm, danh dự… và phải khắc phục hậu quả, ở đây khắc phục đƣợc hiểu là làm
giảm đi phần nào đó thiệt hại bằng cách đền bù tổn thất cho ngƣời bị thiệt hại. Nhìn
chung cách khắc phục này chính là dùng giá trị vật chất có giá trị quy đổi nhằm “bù
đắp” cho bên bị thiệt hại
Theo đó quy định của pháp luật Việt Nam, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
đƣợc Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 528 về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại nói chung và chƣơng XX về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Ngoài điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Bồi thƣờng thiệt hại nhƣng chỉ thể
hiện: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ
thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”4
Tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một trong những căn cứ làm phát sinh
nghĩa vụ dân sự là “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”

5

và tƣơng ứng với

chƣơng XX về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhìn chung, trong
các quy định đó đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại mà
chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thƣờng, năng lực chịu
trách nhiệm bồi thƣờng, thời hiệu khởi kiện bồi thƣờng….
Dƣới góc độ pháp lí, căn cứ từ những quy định chung và căn cứ phát sinh
nhƣ trên, Quan điểm thứ nhất đã có định nghĩa về Bồi thƣờng thiệt hại nhƣ sau: “
4

Bộ luật dân sự 2015, điều 13

5

Bộ luật dân sự 2015, điều 275


12
Nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại là một loại quan hệ dân sự, trong đó ngƣời xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và
lợi ích hợp pháp của ngƣời khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thƣờng những thiệt
hại do mình gây ra” 6

Theo đó dƣới cách định nghĩa trên về khái niệm bồi thƣờng thiệt hại là
chƣa hoàn chỉnh và còn gặp một số vƣớng mắc, cụ thể là việc ngƣời có hành vi
xâm phạm đến các quan hệ, quyền và lợi ích đƣợc đƣợc pháp luật bảo vệ đều phải
thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng. Tuy nhiên cách định nghĩa này đã bỏ qua một
yếu tố quan trọng nhằm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng đó chính là “hành vi trái
pháp luật” bởi nếu xét trong khái niệm trên thì mọi hành vi xâm phạm đến quyền
và nghĩa vụ của chủ thể khác đều phải bồi thƣờng. Tức là về mặt lí luận theo khái
niệm trên có thể thấy rằng đối với các hành vi nếu không vi phạm pháp luật nhƣ
trƣờng hợp về “tình thế cấp thiết”, “phòng vệ chính đáng” mà gây ra thiệt hại về
tài sản, sức khỏe… đều phải có trách nhiệm bồi thƣờng, chính cách định nghĩa này
là chƣa thỏa đáng khi xét về mặt hành vi của trách nhiệm này khi phát sinh.
Theo quan điểm thứ hai, cho rằng “Bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là
loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà
trƣớc đó không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhƣng hành vi
gây thiệt hại không xuất phát từ hợp đồng”7. Là một cách định nghĩa mang tính
phổ quát chung cho trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, trong mối quan hệ giữa
ngƣời có hành vi gây ra thiệt hại và ngƣời bị thiệt hại hay nói cách khác là bên có
trách nhiệm bồi thƣờng và bên đƣợc bồi thƣờng điều đƣợc phát sinh trên cơ sở
quy phạm pháp luật điều chỉnh về chế định này chứ không phải là một loại trách
nhiệm phát sinh từ những điều khoản trong hợp đồng, tức khi có thiệt hại xảy ra
giữa các bên do hành vi đƣợc pháp luật điều chỉnh về chế định bồi thƣờng thì chủ
thể gây thiệt hại phải đƣơng nhiên có trách nhiệm bồi thƣờng. Đồng thời theo
quan điểm trên thì trách nhiệm trên cũng xuất phát từ hai chủ thể “bất kì” tức ở
đây tác giả đã không đặt yếu tố về mặt “năng lực” của chủ thể khi đƣa ra khái
niệm. Yếu tố về hành vi cũng chỉ là hành vi gây thiệt hại nhƣ quan điểm trƣớc đã
6

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Dân sự, tập II, Tr505

7


Giáo trình Pháp luật hợp đồng và bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức.


13
đề cập đến. Tuy nhiên nếu xét rộng ra thì cách định nghĩa này đã mang lại những
nội dung khái quát về các quan hệ và đối tƣợng mà pháp luật bảo vệ khi có thiệt
hại xảy ra.
Quan điểm thứ ba nhận định về BTTH nhƣ sau: “có thể hiểu trách nhiệm
BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa
vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất
mà mình gây ra.” 8
Đối với cách định nghĩa này đã nổi bật lên những căn cứ để nhằm phát sinh
và giải thích cho ngƣời nghiên cứu hiểu đƣợc về khái niệm của BTTH, cụ thể ở
đây BTTH chính là một chế định dân sự đƣợc điều chỉnh bởi những quy định cụ
thể của Luật dân sự, nên “trách nhiệm” phát sinh từ chế định này chính là trách
nhiệm dân sự, tức là chính trách nhiệm phát sinh trong lĩnh vực này sẽ buộc ngƣời
thực hiện hành vi phải gánh chịu “hậu quả bất lợi”, nên có thể nói BTTH là một
trách nhiệm dân sự nói chung. Dƣới góc độ về “hành vi” đây là hành vi vi phạm
nghĩa vụ pháp lý mà trong đó “nghĩa vụ pháp lí” chính là nghĩa vụ mà mỗi cá nhân
phải tuân theo và phải thực hiện theo những quy định hay chính sách của nhà
nƣớc, nói cách khác hành vi này chính là hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời
chính từ hành vi này là nguyên nhân dẫn đến những “tổn hại” mà ngƣời vi phạm
gây ra cho ngƣời khác. Đây chính là những yếu tố về hành vi và thiệt hại thì chủ
thể vi phạm sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng về tổn thất mà mình gây ra. Về
yêu cầu có thể thấy đối với quan điểm trên đã nêu ra những thành tố cơ bản và đầy
đủ mà một trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại bắt buộc phải có. So với hai quan
điểm trƣớc thì quan điểm thứ ba thể hiện một cách khá đầy đủ và chi tiết về mức
độ mô tả cho ngƣời tiếp cận về khoa học pháp lí có thể nhận diện đƣợc khái niệm
về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.

Từ những khái niệm đã nghiên cứu và đánh giá trên có thể nhìn nhận rằng
“Bồi thƣờng thiệt hại là trách nhiệm dân sự xuất phát bởi hành vi vi phạm nghĩa
vụ pháp luật của một chủ thể đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời khác và gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng thiệt hại đã gây ra”.

8

TS- Nguyễn Minh Oanh, khoa pháp luật dân sự, trƣờng Đại học Luật Hà Nội


14
Nhìn chung, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
bồi thƣờng thiệt hại ở bất kì lĩnh vực đặc thù nào cũng đều mang những nét chung
mà loại trách nhiệm này phát sinh đƣợc chúng ta đã định nghĩa nhƣ trên. Trên thực
tế việc phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực
trong đời sống, tuy nhiên một vấn đề đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới
quan tâm đó chính là Sở hữu trí tuệ, đƣợc đánh giá nhƣ là một loại tài sản vô hình
nhƣng có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, đồng thời có sự tác động mạnh
mẽ đến nhiều khía cạnh của đời sống. Theo quan điểm của Kamil Idris – Tổng
giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), “Mặc dù tài sản hữu hình nhƣ
đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều
này không còn đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vƣợng trong xã hội đƣơng
thời là tài sản dựa trên tri thức” 9. Có thể thấy Giá trị từ tài sản trí tuệ mang lại
đang dần định hình vị thế của mình trong các quan hệ xã hội, thì những chế định
đƣợc áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể nắm quyền Sở hữu trí tuệ
này là cần thiết để ngăn chặn những hành vi nhằm xâm phạm đến quyền này.
Một trong những phƣơng thức áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi ích của chủ
thể sở hữu quyền SHTT có ƣu điểm đó chính là chế độ bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tƣơng tự nhƣ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thƣờng do xâm phạm quyền SHTT cũng không

đƣợc nhà lập pháp định nghĩa cụ thể mà chỉ đề cập đến nguyên tắc và căn cứ phát
sinh của trách nhiệm này tại điều 204 và 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Về mặt lịch sử lập pháp thì Luật Dân sự 2005 cũng có những ghi nhận về
quyền sở hữu trí tuệ cụ thể tại phần thứ sáu về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao
công nghệ bắt đầu từ chƣơng XXXIV của luật này. Tuy nhiên đến Luật Dân sự
2015 những quy định về Quyền SHTT đã đƣợc loại bỏ khỏi Bộ luật Dân sự nhƣng
không thể phủ nhận rằng SHTT đã có thời kì là một chế định đƣợc điều chỉnh bởi
dân sự. Từ đó, có thể tạm thời nhận định rằng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do
hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng dựa trên những cơ sở của của trách nhiệm
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng bởi đó là: “Là trách nhiệm dân sự theo đó

9

Kamil Idris- Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)


15
ngƣời nào vi phạm nghĩa vụ pháp luật mà xâm phạm quyền SHTT và gây ra thiệt
hại thì phải bồi thƣờng.”
Đặc điểm BTTH Tuy tồn tại mang tính khách quan và có sự liên hệ với
nhau tuy nhiên đối với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung
và trách nhiệm bồi thƣờng do xâm hại quyền SHTT cũng mang những đặc điểm
và cách nhìn nhận khác nhau.
Đặc điểm thứ nhất, của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng
chính là loại trách nhiệm dân sự là một chế định đƣợc điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật dân sự.“Trong lĩnh vực chính trị đạo đức trách nhiệm được hiểu
theo nghĩa bổn phận,vai trò” 10.
Khái niệm về từ “trách nhiệm” theo từ điển tiếng Việt đƣợc hiểu là “là
phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn, nếu
kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả” hoặc đƣợc hiểu theo nghĩa

“là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình đảm bảo đúng đắn, nếu sai trái
thì phải chịu phần hậu quả”

11

theo nhận định trên thì trách nhiệm là yếu tố gắn

với các chủ thể nhất định và là một yếu tố phát sinh khi chủ thể này nhận “hậu
quả” bất lợi nếu không làm đúng phần việc hay phải có trách nhiệm về lời nói và
hành vi của mình nếu họ gây ảnh hƣởng đến ngƣời khác.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trƣờng Đại học Luật Hà
Nội, thì “Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp
dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất,
tinh thần cho người bị thiệt hại”12
Đối với cách tiếp cận nhƣ trên về mặt thuật ngữ pháp lý là chƣa đủ bởi
trách nhiệm dân sự này đƣợc hiểu là chỉ áp dụng đối với những chủ thể vi phạm
pháp luật dân sự thì mời có trách nhiệm khắc phục hậu quả.
Trong số chuyên đề về Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt Nam năm 2005, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tƣ pháp lại đƣa ra một cách định nghĩa khác về
TNDS trong phần thuật ngữ pháp luật dân sự: “TNDS (theo nghĩa rộng) là các

10
11
12

Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật trƣờng Đại học luật Hà Nội, Tr505
Viện Ngôn ngữ học – Từ điển tiếng Việt , NXB Đà Nẵng, 2003
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình lý luận Nhà nƣớc và pháp luật,Nxb. Tƣ pháp



16
biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu
của một quyền dân sự bị vi phạm. TNDS (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp có tính
cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại
cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những
hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng”13
Khái quát chung dƣới mỗi cách tiếp cập khác nhau và bởi những khái niệm
khác nhau thì “trách nhiệm dân sự” vẫn mang một số yếu tố đặc thù sau: thứ nhất,
trách nhiệm dân sự nói chung đều là những trách nhiệm pháp lý mang tính “cƣỡng
chế” bởi nó chỉ tồn tại theo những quy định của pháp luật nên về hình thức thì
trách nhiệm này vẫn mang tính cƣỡng chế đối với chủ thể vi phạm. Bởi nếu nhƣ
ngƣời thực hiện công việc hoặc thực hiện không đầy đủ hay hành vi vi phạm pháp
luật mà từ đó là yếu tố dẫn đến thiệt hại, thứ hai có tính tài sản, bởi khi chủ thể
phải chịu áp dụng trách nhiệm dân sự là sự mong muốn của nhà làm luật về việc
bồi thƣờng phần thiệt hại đã gây ra mà BTTH chính là một loại quan hệ tài sản
thuộc điều chỉnh của dân sự. Cuối cùng là yếu tố về “hậu quả” tức là song song
với trách nhiệm dân sự đó chính là yếu tố về “chế tài” buộc ngƣời vi phạm phải
chịu theo quy định pháp luật, tức là việc nhà nƣớc đã quy định về việc áp dụng
cho các hành vi mà nhà lập pháp vốn đã định trƣớc là hành vi cần có sự điều
chỉnh.
Đặc điểm thứ hai của BTTH chính là về mặt chủ thể, xét về năng lực và
trách nhiệm thì chủ thể nào thực hiện hành vi gây thiệt hại về quyền lợi ích hợp
pháp cho ngƣời khác đều phải thực hiện việc bồi thƣờng, Tuy nhiên việc chủ thể ở
BTTH không bó hẹp nhƣ BTTH trong hợp đồng chỉ điều chỉnh những đối tƣợng
xuất hiện trong hợp đồng, mà đối với BTTH ngoài hợp đồng còn xuất hiện chủ thể
về mặt pháp lý có trách nhiệm “đƣơng nhiên” với chủ thể thực hiện hành vi gây
thiệt hại phải tiến hành “bù đắp” thiệt hại khi xảy ra nhƣ: ba, mẹ của ngƣời chƣa
thành niên, ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ, Pháp nhân với ngƣời của
pháp nhân… theo quy định của luật dân sự.

13

Tr.24

Bộ tƣ pháp, số chuyên đề về Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, tạp chí Dân chủ và pháp luật,


17
Đặc điểm thứ ba, có thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu không thể thiếu khi
xét về những ảnh hƣởng mà ngƣời bị thiệt hại phải chịu, tức từ những yếu tố trên
khi chủ thể thực hiện hành vi phải gây thiệt hại cho những mối quan hệ đƣợc pháp
luật bảo vệ nhƣ: sức khỏe, tài sản, tính mạng, uy tín, danh dự… dƣới sự tác động
của hành vi gây thiệt hại đã làm cho các quan hệ hoặc đối tƣợng của quan hệ trên
không còn nhƣ “trạng thái ban đầu”, tức là đã có sự giảm sút, mất mát bởi chính
những sự tác động khách quan đó và đây cũng là một căn cứ quan trọng mà nhà
làm luật đã nâng lên thành một “căn cứ phát sinh” cho loại trách nhiệm này.
Đặc điểm thứ tƣ, đây cũng đƣợc hiểu nhƣ là một “chế tài” mà luật dân sự
quy định đó chính là bồi thƣờng hay nói cách khác đó chính là bù đắp những thiệt
hại mà mình đã gây ra bằng những phƣơng pháp cụ thể nhằm mục đích “khắc
phục hậu quả”. Theo nhƣ nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại “thiệt hại thực tế phải
đƣợc bồi thƣờng toàn bộ và kịp thời” trong thực tiễn áp dụng thì nguyên tắc này
gần nhƣ vô nghĩa đối với nhiều quan hệ đƣợc điều chỉnh, bởi việc bồi thƣờng hay
“khôi phục tình trạng ban đầu” đối với những quan hệ tài sản, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm… không thể đƣa về khái niệm “tình trạng ban đầu” đƣợc nữa mà đây
chỉ là một dạng khắc phục đi phần nào những hậu quả mà những ngƣời bị thiệt hại
phải chịu. Nếu đặt quyền SHTT trong đặc điểm bồi thƣờng thiệt hại này có thể
thấy việc xâm phạm đến quyền SHTT (quyền tài sản và quyền nhân thân) trong
nhiều tình huống khác nhau mà sự ảnh hƣởng về giá trị khai thác trên những đối
tƣợng đó đã giảm sút đi, sự ảnh hƣởng đến danh dự, uy tín và cả những yếu tố mất
đi về quyền lợi ích mà chủ thể có quyền SHTT và đặc biệt là “cơ hội kinh doanh”

đối với đối tƣợng đặc thù thì khó mà nói đặc điểm này có thể áp dụng đƣợc.
Với những đặc điểm trên chính là những tiền đề của việc hình thành nên
trách nhiệm BTTH nói chung và BTTH do xâm phạm quyền SHTT nói riêng. Tuy
nhiên một yếu tố vốn tồn tại và có xuất phát điểm từ hành vi vẫn đang có sự tranh
cãi có phải đây là một đặc điểm cấu thành trách nhiệm này hay chỉ là một yếu tố
tăng giảm mức bồi thƣờng cho chủ thể gây thiệt hại đó chính là yếu tố “Lỗi”
Khái niệm về Lỗi đã xuất hiện từ rất lâu cụ thể là Theo Luật La Mã, lỗi
(Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu. “Không có lỗi nếu


18
như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”14
Về mặt lịch sử lập pháp của nƣớc ta, “Lỗi” từng là một yếu tố bắt buộc phải
có trong việc buộc chủ thể gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thƣờng cụ thể là theo
Bộ luật dân sự 2005 tại khoản 1 điều 604 “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”15
Nếu đặt yếu tố lỗi vào trong quan hệ BTTH khi xâm phạm quyền SHTT có
thể thấy “Các yếu tố được đề cập trong quy định Khoản 2 Điều 198 Luật SHTT
bao gồm: hành vi xâm phạm, thiệt hại (và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
thiệt hại) chứ hoàn toàn không nhắc đến yếu tố lỗi. Một số tác giả đồng tình với
hướng quy định này của Luật SHTT”16 Theo nhƣ những quy định cùng nhận định
trên thì việc xác định yếu tố “Lỗi” trong hành vi xâm phạm quyền SHTT nói
chung không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên nhìn nhận về trình độ và kinh tế địa
lí ở nƣớc ta thì việc đƣa yếu tố lỗi vào một số trƣờng hợp đặc thù vẫn nên cần thiết
bởi do có sự chênh lệch nhất định về các khu vực, vùng sâu vùng xa, biên giới, đồi
núi… mà nhận thức của ngƣời dân chƣa đủ nhận thức để biết hoặc hoặc không có
điều kiện để biết, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì
mức độ làm giả các đối tƣợng SHTT là rất tinh vi và khó nhận biết nên cũng có

những “lối thoát” miễn trừ cho các chủ thể này là cần thiết.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ phát sinh của trách nhiệm BTTH nói chung đƣợc quy định cụ thể và

14

Bộ Tƣ pháp, chuyên đề về Bộ luật dân sự 2005

15

Bộ luật Dân sự 2005, điều 604

16

Đỗ Văn Đại (2014), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Tập 2, Nxb. Đại học

Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 464. Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, tác giả cũng đề
xuất bỏ yếu tố lỗi trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Điều này là phù hợp với xu hướng
pháp luật nước ngoài (Pháp, Bộ nguyên tắc châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) và thực tiễn
tại Việt Nam (Đỗ Văn Đại (2014), Luật Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Tập 1, Nxb. Đại
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 136-144).


19
phải có sự đảm bảo đầy đủ các yêu tố phát sinh thì ngƣời bị thiệt hại mới có thể
tiến hành yêu cầu hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật đòi lại những quyền lợi mà
mình bị xâm phạm, cụ thể căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH đƣợc quy định cụ
thể tại điều 584 Bộ Luật dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,

luật khác có liên quan quy định khác”17 Dựa vào quy định trên có thể thấy căn cứ
phát sinh bao gồm
Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra là hậu quả tất yếu mà hành vi trái pháp
luật mang lại chính điều này là yếu tố tác động làm phá vỡ các quan hệ dân sự làm
các quan hệ này bị ảnh hƣởng là căn cứ để xác định những tổn thất về mặt vật chất
hay tinh thần đối với chủ thể, đối tƣợng đƣợc pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, về mức độ hành vi theo quy định trên có thể thấy rằng hành vi
xâm phạm tức là có sự tác động lên những đối tƣợng là quyền và lợi ích của ngƣời
khác. Đồng thời đây là hành vi vi phạm pháp luật làm căn cứ phát sinh nên nghĩa
vụ ở khoản 5 điều 275 “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”18 mà ngƣời gây
thiệt hại sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng về thiệt hại mà mình gây ra cho nên
hành vi trái pháp là tiền đề của việc phát sinh nghĩa vụ này.
Thứ ba, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra và thiệt
hại, nói cách khác thiệt hại chính là kết quả tất yếu chính từ hành vi trái pháp luật
trƣớc đó mang lại, mà trong đó hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại thực tế cho các quan hệ đƣợc pháp luật quy định. Giữa hai yếu tố này tồn tại
nhƣ một quy luật tất yếu có nguyên nhân ắc có kết quả một cách khách quan chứ
không mang tính ngẫu nhiên.
Trách nhiệm BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH do hành vi xâm phạm
quyền SHTT đều là đối tƣợng đƣợc pháp luật bảo vệ và thuộc sự điều chỉnh của
ngành luật dân sự nói chung. Nên khi quy kết trách nhiệm bồi thƣờng thì chủ thể
gây thiệt hại phải đáp ứng những căn cứ phát sinh và những đặc điểm mà trách
nhiệm này đề ra trên tinh thần pháp luật.
17

Bộ luật Dân sự 2015, điều 584

18

Bộ luật Dân sự 2015, điều 275, khoản 5.



×