Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của công tác quản lý các bên liên quan trong các dự án trường học được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________

TÔ ĐÌNH CHƯƠNG

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CÁC DỰ ÁN TRƯỜNG
HỌC ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh - năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________________________________

TÔ ĐÌNH CHƯƠNG

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG CÁC DỰ ÁN TRƯỜNG
HỌC ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP
MSCN

: 60580208

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Trường Văn
Cán bộ chấm nhận xét 1:. ................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Mở TP. HCM,
ngày

tháng

năm 201

Thành phần Hội đồng đánh giá đề cương luận văn thạc sĩ gồm:
..............................................................................................1.
..............................................................................................2.
..............................................................................................3.
..............................................................................................4.

..............................................................................................5.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA XÂY DỰNG


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nhận dạng các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự
thất bại của công tác quản lý CBLQ trong các dự án trường học có nguồn vốn từ ngân
sách Thành phố” là nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 9 năm 2018

TÔ ĐÌNH CHƯƠNG


ii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Lưu Trường Văn
đã giúp tôi định hướng về đề tài, luôn tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức
quý báu trong thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại Học Mở TPHCM và khoa Xây
Dựng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt công
việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cảm ơn bạn bè và người thân, những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và
động viên tôi trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
Dù đã cố gắng để hoàn thành Luận văn thạc sĩ trong thời gian quy định, xong sẽ
không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô để Luận văn thạc sĩ thêm hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn.

Tp. HCM, ngày

tháng 9 năm 2018

Tô Đình Chương


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quản lý các bên liên quan (CBLQ) là một quá trình nhằm tối đa hóa các
bên liên quan đầu vào tích cực và giảm thiểu bất kỳ tác động bất lợi hoặc tiêu
cực (Bourne và Walker, 2005). Hay quản lý CBLQ là hoạt động điều tiết giữa mục
tiêu của dự án với mục tiêu, nhu cầu của CBLQ, theo đó, sẽ tăng khả năng thành công
cho dự án (Eskerod & Jepsen, 2013). Theo đó, mục tiêu của nghiên cứu xác định được
các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của công tác quản lý CBLQ trong các

công trình trường học có nguồn vốn ngân sách Thành phố nhằm đưa ra được các
khuyến nghị để cải thiện và nâng cao sự thành công của việc quản lý CBLQ.
Dựa vào tổng quan các nghiên cứu đi trước và ý kiến của các chuyên gia hoạt
động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, nghiên cứu đã đưa ra được 23 nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của công tác quản lý CBLQ trong các công trình
trường học có nguồn vốn từ ngân sách Thành phố.
Từ 23 nhân tố trên, xếp hạng các nhân tố độc lập theo Mean xác định được 05
nhân tố xếp hạng đầu. Sau đó kiểm định độ tin cậy của thang đo còn lại 20 nhân tố, tiến
hành phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 20 nhân tố trên xác định còn 17 biến
được nhóm thành 5 thành tố.
Tiếp theo phân tích mô hình hồi quy nhằm kiểm định các giả thiết của mô hình và
xác định hướng tác động của các thành tố trong mô hình. Từ kết quả phân tích EFA và
hồi quy, ta có được mô hình điều chỉnh như. Từ mô hình điều chỉnh đưa ra được các
khuyến nghị để cải thiện và nâng cao sự thành công của việc quản lý CBLQ.


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 7
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 7
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 9
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 9

1.5 Đóng góp của luận văn................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.................................................................................... 11
2.1 Các khái niệm ................................................................................................. 11
2.1.1 Các bên liên quan (CBLQ) của dự án ................................................... 11
2.1.2 Tình hình nghiên cứu CBLQ trên thế giới ........................................... 14
2.1.3 Phân loại CBLQ ...................................................................................... 17
2.1.4 Quản lý CBLQ ......................................................................................... 19
2.1.5 Mục tiêu quản lý CBLQ ......................................................................... 19
a. Xác định CBLQ (Identify StakehoXáclders) ......................................... 19
b. Lập kế hoạch quản lý CBLQ (Plan Stakeholder Management) ......... 19
c. Quản lý sự can dự của CBLQ (Manage Stakeholder Engagement) .... 19
d. Kiểm soát sự can dự của CBLQ (Control Stakeholder Engagement) 20
2.1.6 Phân tích CBLQ ...................................................................................... 20
2.1.7 Quan hệ giữa CBLQ ............................................................................... 21
2.1.8 Trao đổi thông tin trong dự án .............................................................. 22
2.1.9 Nhu cầu ràng buộc của CBLQ ............................................................... 22


2

2.2 Tổng quan các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của quản lý
CBLQ trong các dự án ......................................................................................... 23
2.2.1 Quản lý CBLQ với các trách nhiệm xã hội........................................... 26
2.2.2 Chưa duy trì và xúc tiến các mối quan hệ với CBLQ.......................... 27
2.2.3 Chưa duy trì trao đổi thông tin với CBLQ ........................................... 28
2.2.4 Giao tiếp kém với CBLQ ........................................................................ 28
2.2.5 CBLQ chưa xây dựng các chiến lược phù hợp cho dự án................... 29
2.2.6 Chưa đánh giá và phân tích CBLQ ....................................................... 29
2.2.7 Chưa xác định chính xác CBLQ ............................................................ 30
2.2.8 Chưa nhận thức được lợi ích của CBLQ khi tham gia vào dự án ...... 31

2.2.9 Chưa xem xét đến nhu cầu và ràng buộc của CBLQ vào dự án ........ 33
2.2.10 Chưa đánh giá được quyền lực và ảnh hưởng của CBLQ ................ 33
2.2.11 Năng lực kém của CBLQ tham gia vào dự án .................................... 35
2.2.12 CBLQ không chia sẻ quyền lực và nguồn lực trong dự án ............... 36
2.2.13 Các xung đột của CBLQ ....................................................................... 36
2.2.14 Không quan tâm đến sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền...... 37
2.2.15 Chưa đánh giá các thuộc tính của CBLQ ........................................... 38
2.2.16 CBLQ chưa quan tâm đến phương tiện truyền thông ...................... 39
2.2.17 CBLQ tập trung quá nhiều vào việc đánh giá rủi ro của dự án ....... 39
2.2.18 Chưa có niềm tin giữa CBLQ trong dự án ......................................... 40
2.2.19 Đánh đổi rủi ro với hiệu quả mong đợi của CBLQ ........................... 40
2.2.20 Tập trung quá nhiều vào cách tiếp cận CBLQ................................... 41
2.2.21 Sự thay đổi CBLQ trong suốt vòng đời dự án .................................... 41
2.2.22 Chưa xác định rõ ràng mục tiêu của dự án ........................................ 42
2.2.23 Chưa có phương pháp và công cụ sẵn có về CBLQ ........................... 42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 43
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 43
3.2 Quy trình thu thập dữ liệu ............................................................................ 43
3.3 Mô hình nghiên cứu sơ bộ ............................................................................. 44


3

3.4 Nội dung bảng câu hỏi ................................................................................... 45
3.4.1 Phần mở đầu ............................................................................................ 45
3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng........................................................................... 45
3.5 Xác định kích thước mẫu .............................................................................. 48
3.6 Các công cụ nghiên cứu ................................................................................. 48
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN .................................... 50
4.1 Xếp hạng theo Mean ...................................................................................... 50

4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................... 54
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 57
4.4 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 66
4.5 Thống kê mô tả ............................................................................................... 69
4.5.1 Vai trò khi tham gia dự án ..................................................................... 69
4.5.2 Thời gian công tác trong quá trình xây dựng....................................... 70
4.5.3 Tổng mức đầu tư dự án xây dựng công khi tham gia .......................... 70
4.5.4 Chức vụ trong đơn vị công tác hiện tại ................................................. 71
4.5.5 Đánh giá về tầm quan trọng của việc quản lý CBLQ trong dự án xây
dựng ................................................................................................................... 72
4.5.6 Mức độ quan tâm của cơ quan về vấn đề quản lý CBLQ ................... 72
4.6 Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện và nâng cao sự thành công của QL
CBLQ .................................................................................................................... 73
4.6.1 Bảng câu hỏi và thang đo cho các khuyến nghị.................................... 73
4.6.2 Thông tin cá nhân khảo sát .................................................................... 76
4.6.3 Tổng mức đầu tư dự án xây dựng công khi tham gia .......................... 77
4.6.4 Trình độ học vấn người tham gia khảo sát ........................................... 78
4.6.5 Vai trò của Anh/chị trong đơn vị hiện đang công tác .......................... 78
4.6.6 Xếp hạng các khuyến nghị theo Mean .................................................. 79
4.6.7 Xếp hạng Các giải pháp theo Mean Tổng hợp (MeanTH) .................. 80
4.6.8 Phân tích 4 khuyến nghị cao nhất theo Mean tổng hợp ...................... 82
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 85


4

5.1 Kết luận ........................................................................................................... 85
5.2 Khuyến nghị .................................................................................................... 86
5.3 Những hạn chế của luận văn ......................................................................... 87
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 87

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 93


5

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Định nghĩa CBLQ của các nghiên cứu đi trước (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010) ........................................................................................................... 11
Bảng 2.4 Phân loại CBLQ (Collinge, 2012) ............................................................... 17
Bảng 2.5 CBLQ chính của một dự án (Zolin et al., 2012) ........................................ 18
Bảng 2.6 Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của công tác quản lý
CBLQ............................................................................................................................. 23
Bảng 3.1 Thang đo Likert (Rennis Likert, 1932) ...................................................... 46
Bảng 3.2 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ............................................................... 46
Bảng 3.3 Các phương pháp và công cụ dùng trong nghiên cứu .............................. 48
Bảng 4.1 Xếp hạng tất cả nhân tố độc lập theo Mean ............................................... 50
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach's Alpha .............................................................................. 55
Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy tất cả các nhân tố ..................................................... 55
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập ................... 58
Bảng 4.5 Bảng tổng phương sai trích của phân tích EFA ........................................ 58
Bảng 4.6 Bảng giá trị Communalities......................................................................... 60
Bảng 4.7 Bảng ma trận xoay phân tích cuối cùng ..................................................... 61
Bảng 4.8 Tổng kết về mô hình hồi quy ....................................................................... 66
Bảng 4.9 ANOVA của mô hình hồi quy ..................................................................... 66
Bảng 4.10 Các hệ số của mô hình hồi quy .................................................................. 67
Bảng 4.11 Anh/Chị thường tham gia dự án xây dựng công với vai trò .................. 69
Bảng 4.12 Thời gian công tác của Anh/Chị có tham gia quá trình xây dựng......... 70
Bảng 4.13 Tổng mức đầu tư dự án xây dựng công mà Anh/Chị đã từng tham gia

........................................................................................................................................ 70
Bảng 4.14 Chức vụ của Anh/Chị trong đơn vị hiện tại đang công tác .................... 71
Bảng 4.15 Anh/Chị đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc quản lý CBLQ
trong các dự án xây dựng ............................................................................................ 72
Bảng 4.16 Cơ quan Anh/Chị đang công tác có quan tâm đến vấn đề quản lý
CBLQ không ................................................................................................................. 72
Bảng 4.17 Các khuyến nghị để cải thiện và nâng cao sự thành công của QL CBLQ
........................................................................................................................................ 73
Bảng 4.18 Thống kê thời gian công tác người tham gia khảo sát ............................ 76
Bảng 4.19 Tổng mức đầu tư dự án mà Anh/chị từng tham gia ............................... 77
Bảng 4.20 Trình độ học vấn của Anh/chị ................................................................... 78
Bảng 4.21 Vai trò của Anh/chị trong đơn vị hiện đang công tác ............................. 78
Bảng 4.22 Phân tích các chiến lược theo Mean ......................................................... 79
Bảng 4.23 Tổng hợp tích số và xếp hạng giải pháp theo Mean Tổng hợp .............. 80


6

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo các năm (%), (Littau, Jujagiri
& Adlbrecht, 2010) ....................................................................................................... 14
Hình 2.2 Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo nguồn thông tin (Littau,
Jujagiri & Adlbrecht, 2010) ........................................................................................ 15
Hình 2.3 Thống kê số lượng bài viết về CBLQ theo quốc gia (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010) ........................................................................................................... 15
Hình 2.4: Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo các lĩnh vực (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010) ........................................................................................................... 16
Hình 2.5 Thống kê các định nghĩa về CBLQ (Littau, Jujagiri & Adlbrecht,2010)
........................................................................................................................................ 16
Hình 2.6 Thống kê số lượng bài báo đóng góp định tính cho lý thuyết CBLQ

(Littau, Jujagiri & Adlbrecht, 2010) .......................................................................... 17
Hình 2.7 Mô hình thiết lập mối quan hệ giữa dự án và CBLQ (Karlsen et al.,
2008)............................................................................................................................... 21
Hình 2.8 Tháp SCR của Carroll 1999 ........................................................................ 27
Hình 2.9 Chiến lược quản lý CBLQ dự án ................................................................ 29
Hình 2.10 Phân tích CBLQ ......................................................................................... 30
Hình 2.11 Ma trận Johnson và Scholes (1999). ......................................................... 33
Hình 2.12 Sơ đồ phân loại CBLQ theo mức độ ảnh hưởng (Eden và Ackermann)
........................................................................................................................................ 35
Hình 2.13 Vòng đời dự án (Eskerod & Jepsen, 2013) ............................................... 41
Hình 3.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi (Đỗ, 2010) ................................................ 44
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thất bại
của việc quản lý CBLQ cho các dự án trường học được đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách TP.HCM” .................................................................................................... 45
Hình 4.1 Đồ thị Scree Plot ........................................................................................... 65
Hình 4.2 Mô hình điều chỉnh của "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thất bại của
việc quản lý CBLQ cho các dự án trường học được đầu tư bằng nguồn vốn ngân
sách TP.HCM" ............................................................................................................. 68


7

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay hầu hết các dự án diễn ra trong bối cảnh CBLQ đóng một vai trò
quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Thường thì dự án nhạy cảm với các hành
động và quyết định của CBLQ (Karlsen 2002). Các chuyên gia của họ cần có khả
năng phối hợp các mối quan hệ với CBLQ, đặc biệt là với xu hướng ngày càng tăng
của các nhóm liên quan để cố gắng ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án xây dựng
theo mối quan tâm và nhu cầu cá nhân của họ (Olander & Landin 2005; Atkin &

Skitmore 2008).
Do đó, thách thức đối với các nhà quản lý dự án xây dựng là đánh giá nhu cầu
và kỳ vọng của CBLQ, liên quan đến các mục tiêu chính của dự án để xác định nhu
cầu và mong đợi sẽ được hoàn thành. "Khả năng để hiểu được sức mạnh và ảnh
hưởng thường tiềm ẩn của nhiều bên liên quan là một kỹ năng quan trọng đối với các
nhà quản lý dự án thành công ... Nếu không có sự quan tâm đến nhu cầu và mong đợi
của một vùng đa dạng CBLQ, một dự án có thể sẽ không được coi là thành công,
ngay cả khi nhà dự án quản lý đã có thể chịu đựng trong thời gian ban đầu, ngân sách
và phạm vi” (Bourne và Walker, 2005)
Các nhà quản lý nên cố gắng xác định CBLQ quan trọng và chính đáng của
mình và lắng nghe và đáp ứng lợi ích và mối quan tâm của họ (Post et al., 2002). Quá
trình quản lý này là cần thiết để xác định cách mà CBLQ có thể có khả năng phản
ứng lại quyết định cùa dự án, những ảnh hưởng mà phản ứng của họ sẽ mang lại, và
làm thế nào CBLQ có thể tương tác với nhau, với các nhà quản lý và các chuyên gia
của dự án ảnh hưởng đến cơ hội thành công của một chiến lược dự án đề xuất
(Cleland, 1986).


8

TP.HCM đang đầu tư một khá nhiều vào việc xây dựng các công trình trường
học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của Thành phố. Các dự án xây dựng
ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn độ phức tạp, kéo theo đó là sự đa dạng về thành
phần CBLQ. Tuy nhiên những công trình này không tránh khỏi những khách quan
như: dự án không thực hiện được, dự án thi công chậm tiến độ, dự án đạt kết quả
không như mong đợi do ảnh hưởng từ nhiều bên có liên quan đến dự án. Do đó việc
lựa chọn đề tài “Xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thất bại của
công tác quản lý CBLQ trong các công trình trường học có nguồn vốn từ ngân
sách Thành phố” là cần thiết nhằm tìm ra các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
thất bại của công tác quản lý CBLQ của dự án, từ đó xác định được các giải pháp

khắc phục để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự thành công của dự án, đồng thời đảm
bảo ngân sách nhà nước được đầu tư có hiệu quả đem lại lợi ích cho nhà nước và
nhân dân.

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Các dự án xây dựng ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn độ phức tạp, kéo theo
đó là sự đa dạng về thành phần CBLQ. Từ đó, việc phân tích rõ nhu cầu, vạch kế
hoạch quản lý và kiểm soát điều kiện ràng buộc là những tiến trình thiết yếu để quản
lý tốt CBLQ (PMI, 2013). Do đó, việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thất bại của công tác quản lý CBLQ trong các dự án xây dựng trường học do Thành
phố đầu tư sẽ giúp nhà quản lý dự án xác định được sự tập trung, sự quan tâm phù
hợp vào từng bên liên quan cụ thể, đặc biệt giúp nhà quản lý dự án được tăng cường
sự hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro từ CBLQ để tăng cường cơ hội thành công của dự án.
Từ suy luận trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thất bại của công tác quản lý CBLQ
trong các dự án trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?


9

Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố ảnh hưởng đến thất bại của công
tác quản lý CBLQ trong các dự án trường học trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh?
Làm thế nào để gia tăng sự thành công của công tác quản lý CBLQ
trong các dự án trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
Nhận dạng các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thất bại của công tác
quản lý CBLQ trong các dự án trường học có nguồn vốn từ ngân sách

Thành phố
Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố quan trọng đã nhận
dạng
Đề xuất các khuyến nghị để cải thiện và nâng cao sự thành công của
việc quản lý CBLQ trong các dự án trường học có nguồn vốn từ ngân sách
Thành phố.

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Loại dự án khảo sát: Các dự án xây dựng trường học có nguồn vốn từ ngân
sách Thành phố.
Địa điểm khảo sát: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thất bại của công
tác quản lý CBLQ trong các công trình xây dựng trường học có nguồn vốn từ ngân
sách Thành phố.
Đối tượng khảo sát: những tổ chức tham gia vào các dự án xây dựng trường
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.


10

1.5 Đóng góp của luận văn
Góp phần củng cố thêm hệ thống kiến thức về quản lý CBLQ trong các dự án
xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng trường học có nguồn vốn từ ngân sách Nhà
nước.
Góp phần hoàn thiện thêm danh sách các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
thất bại của công tác quản lý CBLQ trong các dự án xây dựng trường học có nguồn
vốn từ ngân sách Thành phố.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản lý
CBLQ, từ đó đã đề ra được các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa các rủi ro và
tăng cường khả năng thành công cho dự án.



11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Các bên liên quan (CBLQ) của dự án
(Littau, Jujagiri & Adlbrecht, 2010) đã tổng quan về lý thuyết CBLQ trong
tài liệu quản lý dự án qua 25 năm (1984- 2009), đã phân tích các bài báo từ nhiều
lĩnh vực quản lý dự án khác nhau được tổng hợp trong phạm vi các Tạp chí quản
lý dự án hàng đầu qua các giai đoạn.
Bảng 2.1 Định nghĩa CBLQ của các nghiên cứu đi trước (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010)

Tác giả

Định nghĩa

Freemn (1984, p. 46)

“…một bên liên quan trong một tổ chức là bất kỳ
nhóm hoặc cá thể nào có thể ảnh hưởng hoặc bị
ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ

Cleland (1985)

chức…”
“…người có quyền lợi được đảm bảo trong kết quả
của dự án.”


Cleland (1986)

“…những cá thể và tổ chức chia sẻ cổ phần hoặc
quyền lợi trong dự án.”

Cleland (1989)

“Các bên liên quan là những người hoặc tổ chức
có, hoặc yêu cầu/ đồi để có quyền lợi hay phân

Dinsme (1990)

chia/ cổ phần trong cam kết của dự án.”
“Người có cổ phần trong kết của của dự án.”


12

PMI (1996)

"Các bên liên quan là các cá thể và / hoặc các tổ
chức có liên quan hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động của dự án."

Wright (1997)

“Các bên liên qua là bất kỳ cá thể có quyền lợi trong kết
quả của dự án.”

Associatin of


". . . Người hoặc các tổ chức có quyền lợi được

Project

đảm bảo trong môi trường, hoạt động và / hoặc kết

Management

quả của dự án. "

(2000)
McElroy & Mills

"Một bên liên quan đến dự án là một người hoặc

(2000)

một nhóm người có quyền lợi đảm bảo trong sự
thành công của một dự án và môi trường mà dự án
hoạt động."

PMI (2001)

". . . các cá thể và tổ chức trực tiếp tham gia dự án
và là những người có quyền lợi đảm bảo trong sản
phẩm cuối cùng của dự án. "

Freeman (2002)


". . . các nhóm hoặc cá thể có thể ảnh hưởng hoặc
bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành nhiệm vụ của

PMI (2004)

một tổ chức. "
“…các cá thể hay tổ chức tham gia tích cực vảo dự
án hoặc quyền lợi của họ có thể bị ảnh hưởng bởi
kết quả của việc thực hiện dự án hay hoàn thành dự
án.”


13

Boddy & Paton (2004)

“Các bên liên quan là các cá thể, nhóm hay tổ
chức có quyền lợi trong dự án và là người có thể
ảnh hưởng đến kết quả của dự án.”

Andersen (2005, p. 84)

“…một người hoặc một nhóm người bị ảnh hưởng
bởi dự án hay có thể làm ảnh hưởng đến dự án.”

Bourne & Walker

“Các bên liên quan là các cá thề hay các tổ chức có một

(2006)


quyền lợi hay một số khía cạnh về quyền hay quyền sở
hữu trong dự án, và có thể đóng góp, hoặc bị ảnh hưởng
bởi các kết quả của dự án.”

El-Gohary,

“…các bên liên quan là các cá thề hay các tổ chức

Osman, & El-

bị ảnh hưởng hoạc ảnh hưởng đến sự phát triển của

Diraby (2006)
Sutterfield, Friday-

dự án.”
“…bất kì cá nhân hoặc nhóm cá nhân bị ảnh

Stroud, & Shivers-

hưởng trực tiếp hạy gián tiếp bởi một thực thể/ cơ

Blackwell (2006)

quan hoặc một nhiệm vụ.”

Javed, Maqsood, & Durrani “Các bên liên quan là những người có một số
(2006)
Olander (2007, p. 278)


quyền lợi trong dự án.”
“Một người hay nhóm người mong được lợi từ sự
thành công của một dự án và môi trường mà dự án

Walker, Bourne, &

hoạt động.”
“Các bên liên quan là các cá thề hay các tổ chức có

Rowlinson (2008, p. 73)

một quyền lợi hay một số khía cạnh về quyền hay
quyền sở hữu trong dự án, và có thể đóng góp,
hoặc bị tác động bởi công trình hay kết quả của dự


14

Edum-Fotwe & Price (2009) ". . . Cá nhân hay nhóm người trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia vào các quy mô được lựa chọn, xa
hơn và cuộc sống, môi trường hoặc kinh doanh bị
ảnh hưởng bởi ba quy mô không gian và vượt ra
ngoài các cấu trúc được thông qua. "

Couillard, Garon, & Riznic ". . . Các thực thể hoặc những người đang hoặc sẽ
(2009)

chịu ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến dự án. "


2.1.2 Tình hình nghiên cứu CBLQ trên thế giới
Hình 2.1 Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo các năm (%), (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010)


15

Hình 2.2 Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo nguồn thông tin (Littau, Jujagiri
& Adlbrecht, 2010)

Hình 2.3 Thống kê số lượng bài viết về CBLQ theo quốc gia (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010)


16

Hình 2.4: Thống kê các nghiên cứu về CBLQ theo các lĩnh vực (Littau, Jujagiri &
Adlbrecht, 2010)

Hình 2.5 Thống kê các định nghĩa về CBLQ (Littau, Jujagiri & Adlbrecht,2010)


17

Hình 2.6 Thống kê số lượng bài báo đóng góp định tính cho lý thuyết CBLQ (Littau,
Jujagiri & Adlbrecht, 2010)

2.1.3 Phân loại CBLQ
Bảng 2.2 Phân loại CBLQ (Collinge, 2012)

Tác giả

Cách phân loại CBLQ

Leung & Olomolaiye (2010) Bên trong dự án (Chủ đầu tư, tư vấn, các nhà thầu)

và Olander & Landin (2008) Bên ngoài dự án (cộng đồng, tư nhân)
Trực tiếp (thông qua hợp đồng)
Smith & Love (2004)
Gián tiếp (không thông qua hợp đồng)
Hỗ trợ dự án
Chinyio & Akintoye (2008)

Trung lập
Không hỗ trợ dự án


18

Bảng 2.3 CBLQ chính của một dự án (Zolin et al., 2012)

STT

Nhóm CBLQ

Định nghĩa

1

Chủ đầu tư (CĐT)


Bên chi trả cho dự án

2

Khách hàng

Bên mua sản phẩm hoặc kiếm lợi ích từ sản phẩm
của dự án

3

Người vận hành, người

Bên sử dụng sản phẩm của dự án

sử dụng cuối cùng
4

Ban quản lý dự án

Quản lý cấp cao đại diện cho CĐT

5

Nhà thầu chính

Bên được CĐT giao thầu thực hiện các công việc
của dự án


6

Nhà thầu phụ & các đơn

Các bên cung cấp hàng hóa/vật liệu/nhân

vị cung ứng

công/dịch vụ cho dự án

Cộng đồng có liên quan Các bên có quan ngại về các tác động của dự án
7

đến dự án

đến kinh tế - xã hội, môi trường (phương tiện
truyền thông)


19

2.1.4 Quản lý CBLQ
Là một quá trình nhằm tối đa hóa các bên liên quan đầu vào tích cực và giảm
thiểu bất kỳ tác động bất lợi hoặc tiêu cực (Bourne và Walker, 2005). Hay quản lý
CBLQ là hoạt động điều tiết giữa mục tiêu của dự án với mục tiêu, nhu cầu của các bên
liên quan, theo đó, sẽ tăng khả năng thành công cho dự án (Eskerod & Jepsen, 2013).

2.1.5 Mục tiêu quản lý CBLQ
Theo PMI (2013) Mục đích của việc quản lý CBLQ chính là xác định họ là ai,
mong muốn của họ là gì, và đưa họ tham gia một cách hiệu quả vào các quyết định của

dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án. Như thế, quản lý CBLQ bao gồm 4 quy
trình chính như sau:

a. Xác định CBLQ (Identify StakehoXáclders)
Là quy trình xác định các cá nhân, nhóm, tổ chức có ảnh hưởng hoặc bọ ảnh
hưởng tới các quyết định, các hoạt động và kết quả của dự án. Ngoài ra quy trình này
còn phân tích và lập tài liệu các thông tin liên quan đến lợi ích, sự can dự, sự phụ
thuộc, sự ảnh hưởng đến kết quả dự án. Lợi ích của quy trình này là cho phép nhà quản
lý dự án xác định sự tập trung, sự quan tâm phù hợp vào từng bên liên quan cụ thể.

b. Lập kế hoạch quản lý CBLQ (Plan Stakeholder Management)
Quy trình phát triển chiến lược quản lý phù hợp để đảm bảo sự can dự cần
thiết của các bên liên quan trong suốt dự án dựa vào sự phân tích nhu cầu, lợi ích và
ảnh hưởng tiềm năng của các bên liên quan đó vào sự thành công của dự án. Lợi ích
của quy trình này là nhà quản lý dự án có những hành động phù hợp và rõ ràng để
tương tác với CBLQ nhằm đảm bảo sự hổ trợ của họ cho dự án thành công.

c. Quản lý sự can dự của CBLQ (Manage Stakeholder Engagement)
Là quy trình giao tiếp và làm việc với các bên liên quan để nắm rõ nhu cầu
và mong đợi của họ, xác định các phát sinh, thúc đẩy sự can dự phù hợp của họ vào các


×