Tải bản đầy đủ (.docx) (292 trang)

Chính sách phát triển nông nghiệp trung quốc sau khi gia nhập WTO bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 292 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ VI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG
VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ VI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG
VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: LỊCH SỬ KINH TẾ
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. BÙI VĂN HƯNG
2. TS. NGÔ TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của
riêng tôi. Các số liệu thu thập được hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi
tự chịu trách nhiệm về những vấn đề đã được nêu ra trong nội dung luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Vi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự trợ giúp của rất nhiều
thầy cô, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới

PGS.TS. Bùi Văn Hưng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Huy Vinh, TS. Ngô Tuấn Anh, TS. Trần
Khánh Hưng, bộ môn LSKT cùng Khoa Kinh tế học đã có những góp ý thiết thực cho
tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Viện đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giúp tôi các
thủ tục hành chính trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành luận án này, tôi biết ơn người thân và gia đình đã động viên
trong suốt quá trình nghiên cứu. Và tôi dành một tình yêu đặc biệt cho 2 con gái nhỏ đó là động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này.
Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn tất cả.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vi

năm 2020


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................. x

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN........................................................................................................................................ 11
1.1. Khái lược chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc trước khi gia
nhập WTO............................................................................................................................................ 11
1.2. Tổng quan các chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO............................................................................................................................................ 14
1.2.1. Chính sách thương mại nông nghiệp........................................................................... 14
1.2.2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu......................................................................................... 17
1.2.3. Chính sách hỗ trợ trong nước......................................................................................... 17
1.2.4. Về hàng rào kỹ thuật thương mại nông nghiệp (TBT)......................................... 22
1.3. Tổng quan những nghiên cứu chủ yếu về chính sách phát triển nông nghiệp
Việt Nam sau khi gia nhập WTO............................................................................................... 23
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu...................... 24
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................................. 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC SAU KHI GIA NHẬP WTO..................... 29
2.1. Cơ sở lý luận của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi gia
nhập WTO............................................................................................................................................ 29
2.1.1. Khái quát về chính sách phát triển nông nghiệp..................................................... 29
2.1.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi
gia nhập WTO.................................................................................................................................. 34
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi
gia nhập WTO..................................................................................................................................... 43


iv
2.2.1. Quy định của WTO đối với nông nghiệp.................................................................. 43
2.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp của từng quốc gia, xu hướng và triển vọng
của thị trường nông sản thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế...............49

Tiểu kết chương 2.................................................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO......................................................................... 57
3.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra khi
Trung Quốc gia nhập WTO.......................................................................................................... 57
3.1.1. Một số chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu của Trung Quốc trước khi
gia nhập WTO.................................................................................................................................. 57
3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc trước khi gia
nhập WTO.......................................................................................................................................... 60
3.1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với khu vực nông nghiệp Trung Quốc khi gia
nhập WTO.......................................................................................................................................... 66
3.2. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO............................................................................................................................................ 70
3.2.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
................................................................................................................................................................ 71

3.2.2. Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.......74
3.3. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp............................................................ 111
3.3.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO........................................................................................................................ 111
3.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp sau khi gia nhập WTO
đối với nông nghiệp Trung Quốc............................................................................................ 115
3.4. Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO.......................................................................................................................... 129
3.4.1. Chính sách phát triển nông nghiệp cần sự linh hoạt và thích ứng với những
cam kết WTO................................................................................................................................. 129
3.4.2. Chính sách phát triển nông nghiệp phải hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập....................... 132
3.4.3. Chính sách phát triển nông nghiệp phải góp phần thúc đẩy tự do hoá thị

trường nông sản và phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập kinh tế quốc tế.........134


v
3.4.4. Chính sách phát triển nông nghiệp cần chú trọng giảm thiểu hạn chế, tiêu
cực phát sinh trong hội nhập WTO........................................................................................ 135
Tiểu kết chương 3............................................................................................................................... 137
CHƯƠNG 4 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC SAU
KHI GIA NHẬP WTO VỚI VIỆT NAM................................................................................ 138
4.1. Một số chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO
............................................................................................................................... 138
4.1.1. Bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO.................................. 138
4.1.2. Khái lược một số chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia
nhập WTO....................................................................................................................................... 141
4.2. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp............................................................ 148
4.2.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi
gia nhập WTO................................................................................................................................ 148
4.2.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia
nhập WTO đối với nông nghiệp.............................................................................................. 153
4.3. Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.............................. 161
4.3.1. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam khi gia
nhập WTO....................................................................................................................................... 161
4.3.2. Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam................................. 164
KẾT LUẬN............................................................................................................................................ 181
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................................. 184

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 185
PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 198


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt
1

AMS

2

APEC

3

ASEAN

4

DNNN

5

EU


6

HS

7

KHCN

8

MFN

9

MOFCOM

10

MPS

11

NBSC

14

NDRC

15


NDT

13

NN-PTNT

12

NTB

16

OECD

17

PTBV

18

QCQG


19

SPS

20

STE



vii
TT

Từ viết tắt

21

TBT

22

TMQT

23

TRQ

24

USD

25

VASEP

26

VND


27

WEF

28

WTO


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lợi thế tuyệt đối - số lượng đơn vị lao động sử dụng........................................... 37
Bảng 2.2. Lợi thế so sánh - số lượng đơn vị lao động sử dụng.............................................. 37
Bảng 2.3. Lợi thế so sánh: sản lượng và tiêu dùng trong điều kiện tự cung tự cấp và
khi có thương mại.................................................................................................................................... 39
Bảng 2.4. Các dạng hỗ trợ trong nước theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO..............44
Bảng 2.5. Thị phần xuất nhập khẩu nông sản của các nước OECD..................................... 54
Bảng 3.1. Sản lượng và Năng suất nông nghiệp của Trung Quốc so với thế giới trước
khi gia nhập WTO................................................................................................................................... 61
Bảng 3.2. Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc trước
khi gia nhập WTO................................................................................................................................... 63
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1970 - 2000 .. 64

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế Trung Quốc trước khi gia nhập WTO........................................... 65
Bảng 3.5. Cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc.......................................................... 75
Bảng 3.6. Thay đổi thuế suất MFN đối với một số mặt hàng nông nghiệp quan trọng
của Trung Quốc 1992-2002................................................................................................................. 78
Bảng 3.7. Thuế MFN trung bình giản đơn của một số sản phẩm nông nghiệp Trung

Quốc, 2001 - 2017................................................................................................................................... 79
Bảng 3.8. Cơ cấu thuế quan của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015..................................... 80
Bảng 3.9. Hạn ngạch thuế quan và tỷ lệ lấp đầy hạn ngạch của Trung Quốc 2002-2003.. 82

Bảng 3.10. Hạn ngạch thuế quan và thuế suất một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng

của Trung Quốc giai đoạn 2013-2015............................................................................................. 83
Bảng 3.11. Hạn ngạch thuế (TRQ) đối với nhập khẩu ngũ cốc năm 2018 của Trung Quốc
........................................................................................................................................................................ 84

Bảng 3.12. Các sản phẩm nông nghiệp thuộc diện chịu hạn ngạch xuất khẩu và cần có
giấy phép của Trung Quốc năm 2016.............................................................................................. 84
Bảng 3.13. Chi tiêu chính phủ cho các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Trung
Quốc giai đoạn 2011-2015................................................................................................................... 86
Bảng 3.14. Chi tiêu chính phủ cho nông nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2014 .. 87

Bảng 3.15. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc................................................................ 91


ix
Bảng 3.16. Tài trợ cho “Bốn chương trình trợ cấp” nông nghiệp của Trung Quốc giai
đoạn 2004-2012........................................................................................................................................ 92
Bảng 3.17. Thanh toán trợ cấp giống theo loại cây trồng qua các tỉnh ở Trung Quốc 2012
........................................................................................................................................................................ 94

Bảng 3.18. Giá tối thiểu của một số sản phẩm nông nghiệp chính 2004 - 2013.............96
Bảng 3.19a. Trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc.................................................................. 99
Bảng 3.19b. Trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc................................................................ 100
Bảng 3.20. Tỷ trọng hỗ trợ trong nước tính theo tổng sản lượng nông nghiệp của một
số thành viên lớn của WTO............................................................................................................... 101

Bảng 3.21. Một số kết quả của chính sách phát triển nông nghiệp.................................... 118
Bảng 3.22. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nông nghiệp và dân số 119ở
Trung Quốc, 1952 – 2016.................................................................................................................. 119
Bảng 3.23. Cơ cấu kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.......................................... 120
Bảng 4.1. Thuế quan nhập khẩu nông sản của Việt Nam....................................................... 142
Bảng 4.2. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Việt Nam..................................................................... 146
Bảng 4.3. Trợ cấp hộp Hổ phách của Việt Nam........................................................................ 147
Bảng 4.4. Các biện pháp miễn cam kết cắt giảm - chương trình phát triển....................148
Bảng 4.5. Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam 156

trước và sau khi gia nhập WTO (2002 - 2015).......................................................................... 156
Bảng 4.6. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của
Việt Nam giai đoạn 2004 - 2018..................................................................................................... 158


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối quan hệ giữa chính sách, lý thuyết và thực tiễn.................................................... 6
Hình 2. Khung nghiên cứu của luận án.............................................................................................. 6
Hình 2.1: Tương tác giữa ba hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát triển bền vững
..................................................................................................................................... 41
Hình 2.2. Mô hình “quả trứng” phản ánh tính bền vững.......................................................... 43
Hình 2.3. Mô hình trình tự đánh giá tiến bộ về bền vững........................................................ 43
Hình 2.4. Xuất khẩu một số nông sản giai đoạn 2010-2012 và 2022.................................. 55
Hình 2.5. Xuất khẩu sản phẩm từ gia súc và hải sản giai đoạn 2010-2012 và 2022....56
Hình 3.1. Diện tích đất bình quân đầu người của một số quốc gia lớn (ha/người).........73
Hình 3.2. Nguồn đất sẵn có của các hộ gia đình nông thôn ở các tỉnh sản xuất ngũ cốc
lớn của Trung Quốc (2009).................................................................................................................. 73
Hình 3.3. Thuế suất tối huệ quốc (MFN) trung bình của Trung Quốc giai đoạn 1992-2005

........................................................................................................................................................................ 77

Hình 3.4. Phân bố thuế suất áp dụng MFN của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015........81
Hình 3.5. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc (1999 - 2016)...................................... 90
Hình 3.6. Khung khổ chính sách nông nghiệp của Trung Quốc.......................................... 109
Hình 3.7: Ảnh hưởng tích cực của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc....127
Hình 4.1. Cơ cấu trợ cấp hộp xanh lá cây của Việt Nam năm 2013.................................. 144
Hình 4.2. Vốn đầu tư phát triên nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2003-2013.....150
Hình 4.3. So sánh mức hỗ trợ nông dân của Việt Nam và các nước.................................. 151
Hình 4.4. Tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam và một số nước trong khu vực.....154
Hình 4.5. Cán cân thương mại chung và cán cân thương mại nông nghiệp...................155


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp là khu vực kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm
cho nhu cầu đời sống con người, mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân
lực cho hoạt động phi nông nghiệp. Sự phát triển của khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra thị
trường rộng lớn cho công nghiệp và dịch vụ; đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực
làm tăng nguồn thu ngoại tệ trong xuất khẩu và nền nông nghiệp phát triển bền vững
sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, mặc dù nông nghiệp chỉ còn
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong GDP (1-5%), nhưng các nước này vẫn rất chú trọng
đến sự phát triển của nông nghiệp và thực hiện phát triển theo hướng đa dạng, hiện đại,
bền vững. Điều này không chỉ liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia trong xu thế kinh
tế thế giới có nhiều biến động, mà còn gắn với môi trường sinh thái và những vấn đề

chung của các quốc gia trong thế giới đương đại hiện nay. Đối với các nước đang phát
triển, vị trí và vai trò của nông nghiệp lại càng được chú ý hơn vì ở các nước này phần
lớn cư dân và lao động chủ yếu sống ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp cho đến nay
vẫn là nòng cốt, là trụ cột của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển của nông
nghiệp sẽ tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa đang diễn ra tại các
nước này.
Mấy thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Nó vừa là cơ
hội vừa là thách thức với tất cả các nước trong phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế
đang lan tỏa sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.
Trong xu thế hội nhập và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế, sản xuất nông nghiệp
cũng chịu ảnh hưởng từ các hiệp định nông nghiệp mà WTO quy định như các vấn đề
về xuất nhập khẩu nông sản, hàng rào kỹ thuật thương mại, an toàn thực phẩm... Do
vậy, việc đáp ứng những quy định ngày càng “khắt khe” của các nước phát triển không
phải là điều dễ dàng, đặc biệt với các nước chậm phát triển khi gia nhập WTO. Thực
tế, các tranh chấp thương mại trên thị trường nông sản đã diễn ra ở nhiều nước. Vì vậy,
các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần có những thay đổi phù hợp trong bối cảnh hội
nhập, khi là thành viên của WTO.
Trung Quốc sau bốn thập kỷ cải cách và mở cửa (kể từ 1978 đến nay), cùng với
đà tăng trưởng chung của nền kinh tế, nông nghiệp đạt được những thành tựu quan
trọng. Nông nghiệp Trung Quốc từ trạng thái tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất


2
hàng hóa và phát triển hướng ra thị trường thế giới và trở thành một trong những nước
sản xuất lương thực lớn nhất thế giới. Mặc dù chỉ chiếm hơn 7% diện tích canh tác thế
giới, nhưng Trung Quốc có thể cân đối lương thực cho hơn 1/5 (tức 22%) dân số thế
1

giới (Trình Quốc Cường, 2008) .
Theo "Nhân dân Nhật báo" Trung Quốc, thống kê về sản lượng lương thực

trong cả nước do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố, sản lượng lương thực
cả nước năm 2018 đạt hơn 657,9 triệu tấn (tăng gấp 4,8 lần so với năm 1949 và đạt
mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 2,6%). Như vậy, sản lượng lương thực Trung
2

Quốc liên tục đạt mức "tăng 15 năm liên tiếp" . Đặc biệt, Trung Quốc có nhiều mặt
hàng nông sản đứng đầu thế giới về sản lượng như: thịt lợn (46% sản lượng thế giới),
bông sợi (24%), trà (23%), lê (70%), táo (48%), đào (32%) (Ngô Thị Tuyết Mai,
2011). Điều đó cho thấy, năng lực sản xuất tổng hợp lương thực của Trung Quốc đã có
bước đột phá về lượng và chất, đồng thời có sự đóng góp vào tăng trưởng chung của
nền kinh tế.
Trung Quốc không những có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu lương thực,
thực phẩm trong nước, mà còn đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động xuất
3

khẩu nông sản . Điều quan trọng hơn, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này đã
đưa nền nông nghiệp từ kém cạnh tranh dần trở thành “nông trại của thế giới”. Hiện
Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu châu Á về xuất khẩu nông sản. Đạt
được kết quả này, một mặt Trung Quốc đã thực hiện những thay đổi, điều chỉnh một số
chính sách phát triển nông nghiệp để phù hợp quy định của WTO, đồng thời thực hiện
chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.


Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, tư duy về phát triển nông nghiệp đã có những thay đổi. Ngày nay, phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững trong hội nhập WTO là yêu cầu cần thiết và là
nhiệm vụ không dễ đối với Việt Nam. Một mặt, phải đối diện với áp lực cạnh tranh
1


Các chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể nuôi sống hơn 20% dân số thế giới, trong khi chỉ sở hữu 9% quỹ đất
màu mỡ và 6,6% trữ lượng nước ngọt thế giới. Điều này trở nên khả thi do năng suất của nhiều loại cây trồng tăng lên,
ví dụ như năng suất lúa ở Trung Quốc cao hơn 50% so với mức trung bình toàn cầu và năng suất lúa mì là 55%.
2

Năm 2012, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt xấp xỉ 580 triệu tấn, tăng 18,3 triệu tấn so với năm 2011, liên
tiếp 5 năm (2008-2012) Trung Quốc duy trì sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 520 triệu tấn.
3
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 35,6 tỷ USD (gấp
3 lần 2001), năm 2011 đạt 60,75 tỷ USD, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc
đạt 175,77 tỷ USD (tăng 12,9% so với 2011), trong đó xuất khẩu đạt 63,29 tỷ USD (tăng 4,2% so với 2011).


3
của thị trường thế giới; đồng thời phải tuân thủ những quy định từ sản xuất đến xuất
khẩu theo quy định của WTO và yêu cầu của thị trường toàn cầu.
Với nước ta, đây vẫn là những vấn đề mới mẻ và chưa có tiền lệ. Điều này đã có
những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền nông nghiệp hàng
hóa nói chung. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 40 tỷ
USD. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam nhiều lần bị EU từ chối nhập khẩu do không bảo
4

đảm yêu cầu chất lượng .
Gia nhập WTO mang đến cho ngành nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một
“sân chơi” lớn, đồng thời cũng phải đối diện với những “luật chơi” hết sức chặt chẽ, đó
là các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng, giá cả. Thực tế này đòi hỏi chính
sách phát triển nông nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi cho phù hợp với khuôn khổ
pháp lý của WTO đồng thời hướng nền nông nghiệp phát triển bền vững.


Trong suốt thế kỷ 20, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc,
phát triển từ sản xuất truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những
năm đầu của thế kỷ 21, với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KHCN, toàn cầu
hóa và hội nhập, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức; tư duy về phát triển nông
nghiệp ở các nước đã có sự thay đổi.
Việc ban hành chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp nói
riêng ở mỗi quốc gia, người ta thường dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước,
có tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới. Do đó, việc thiết kế và
điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, ngoài
căn cứ cơ sở lý luận chung và thực tiễn nước ta thì việc học tập, tham khảo kinh
nghiệm của nước ngoài là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc là hai
quốc gia nằm ở vùng châu Á, tuy quy mô và vị thế của hai nước trong nền kinh tế thế
giới có sự khác nhau, song hai nước có một số điểm tương đồng về con đường phát
triển, chính sách phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng khi gia nhập
WTO. Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cả quá trình chuẩn bị gia
nhập, đàm phán và đối sách sau khi gia nhập WTO sẽ là những bài học tham khảo bổ
ích đối với Việt Nam (Lê Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc, 2002).

4

Theo vietnameconomy và VASEP


4
Trao đổi thương mại của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc đã trở thành nhà nhập
khẩu đứng thứ nhì thế giới (nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng từ 243,6 tỷ USD
năm 2001 lên 1.840 tỷ USD năm 2017, tăng trưởng trung bình 13,5%/năm). Trung
Quốc là quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu rất lớn và xứng đáng để Việt Nam học hỏi
những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Do vậy,
nghiên cứu những kinh nghiệm trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc

sau khi gia nhập WTO sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn với Việt Nam
trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy
lợi thế so sánh của hàng hóa nông sản mà Việt Nam đang và sẽ xuất khẩu ra thị trường
thế giới theo hướng bền vững.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm
trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với
Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nông

nghiệp ở các nước sau khi gia nhập WTO
-

Đánh giá những thành công, hạn chế; phân tích ảnh hưởng của chính sách

phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đối với nông nghiệp
và rút ra bài học kinh nghiệm
-

Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách

phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát
triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung

Luận án nghiên cứu nội dung chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu toàn bộ các chính sách (gồm
các chính sách đối nội và đối ngoại), mà lựa chọn và tập trung vào một số chính sách
có liên quan đến hoạt động đối ngoại, cụ thể:
- Chính sách sách thuế quan và các rào cản phi thuế
- Chính sách trợ cấp xuất khẩu


5
- Chính sách hỗ trợ trong nước
- Chính sách thiết lập và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT)
Đây là những chính sách chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc do WTO đặt ra khi
các quốc gia tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Chúng liên quan trực tiếp tới
hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp khi hội nhập thị
trường toàn cầu. Tham gia vào WTO, Trung Quốc và các nước thành viên khác phải
tuân thủ đúng các quy định mà tổ chức này đặt ra.
+
Phạm vi thời gian: 2001 - nay (đối với Trung Quốc khi là thành viên của
WTO) và 2007 đến nay (đối với Việt Nam)
+Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu 2 quốc gia: Trung Quốc và Việt
Nam
4.Câu hỏi nghiên cứu
(i) Gia nhập WTO ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nông nghiệp và chính
sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc như thế nào?
(ii) Những thay đổi căn bản của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc
sau khi gia nhập WTO là gì? Ảnh hưởng của nó đối với ngành nông nghiệp của
Trung Quốc? lĩnh lực nào chịu ảnh hưởng nhiều và bài học kinh nghiệm rút ra là
gì?
(iii) Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam đến đâu?

5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận - khung nghiên cứu của luận án
Khi tham vấn xây dựng chính sách cho chính phủ, các nhà hoạch định chính
sách thường dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách đó. Khung lý
thuyết là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, trong khi đó những khía cạnh về điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường là cơ sở thực tiễn để hoạch định cũng như
thực thi chính sách.
Vì vậy, nghiên cứu của luận án cũng được tiếp cận dựa trên mô hình này. Để đạt
mục tiêu nghiên cứu, khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
Tương tác giữa các
yếu tố thúc đẩy sự
điều chỉnh, thích
nghi và hoàn thiện

Lý thuyết
(Theories)

Chính sách
(Policies)


6

Hình 1. Mối quan hệ giữa chính sách, lý thuyết và thực tiễn
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (2009)

Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chính sách phát triển
nông nghiệp


Bối c ảnh quốc tế:

Điều kiện trong nước:

(1) Đặc điểm của thị
trường nông sản thế giới

Tiến trình
hội nhập

(2) Quy định của
WTO đối với NN
Mở cửa thị
trường (hàng rào thuế
quan và phi thuế)
Trợ cấp nông nghiệp

Mục tiêu của
ngành

Đánh giá
Tích cực
Hạn chế

Quy mô
tổ chức sản
xuất
Kỹ thuật
canh tác, sản xuất,

chế biến

Phân tích ảnh hưởng
- Tích cực
- Hạn chế

Thiết lập và
hoàn thiện hàng rào kỹ
thuật thương mại

Luận giải khả năng vận dụng
kinh nghiệm trong chính
sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc với Việt Nam.

Năng suất
nông nghiệp,
năng suất lao
động

Điểm tương đồng và khác biệt
giữa Trung Quốc và Việt Nam

Hình 2. Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả luận án xây dựng
5.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nông nghiệp trong thương mại quốc tế



Lý thuyết lợi thế so sánh


Lý thuyết lợi thế so sánh được sử dụng làm cơ sở khoa học cho phân tích trong
luận án vì theo lý thuyết này các nước khi tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu
đều phải khai thác lợi thế này nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia mình.


Để phát triển nông nghiệp, các quốc gia đều muốn khai thác lợi thế so sánh. Nói
cách khác là khai thác lợi thế, tạo dựng năng lực cạnh tranh cho quốc gia mình. Trung


7
Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, mục tiêu lớn của họ là vấn đề đảm bảo an
ninh lương thực. Tuy vậy, trao đổi thương mại quốc tế cho phép mang lại những kết
quả quan trọng khi họ tận dụng tối đa lợi thế so sánh. Lợi ích đó không chỉ đối với nền
kinh tế nói chung, mà ngay cả với khu vực nông nghiệp khi độ “mở cửa” chưa lớn nếu
so sánh giá trị xuất khẩu nông nghiệp với quy mô kinh tế. Lợi thế so sánh trong thương
mại quốc tế không chỉ mang lại sự đa dạng về chủng loại, chất lượng hàng hoá, mà còn
có tác dụng kích thích tăng trưởng, nâng cao mức sống của cư dân toàn thế giới.


Lý thuyết phát triển bền vững

Phát triển bền vững được hiểu trên ba giác độ cơ bản:
- Phát triển đạt mục tiêu về kinh tế
- Phát triển đảm bảo mục tiêu xã hội, như xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu
nhập
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Đối với một quốc gia đông dân (1,42 tỷ người), Trung Quốc luôn đặt mục tiêu
quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tự cung cấp lương thực trong
nước, đáp ứng nhu lương thực của 1,42 tỷ người. Tuy nhiên, nguồn cung còn nhiều

hạn chế, tiềm năng và năng suất đất đai có giới hạn, lại có xu hướng giảm dần do công
nghiệp hoá và đô thị hoá. Vì vậy, nâng cao năng suất nông nghiệp trong nhiều năm
trước đây đã được thực hiện thông qua tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học.
Điều này cũng khiến cho chất lượng đất đai, chất lượng môi trường bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Trong khi đó, phát triển bền vững là yêu cầu bức thiết đặt ra trong phát
triển kinh tế hiện nay nên Trung Quốc phải kết hợp vừa khai thác tiềm năng, lợi thế
trong nước và các cơ hội quốc tế để phát triển nông nghiệp bền vững.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu: số liệu sử dụng cho luận án chủ yếu là dữ liệu thứ cấp,
được tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã được công bố chính
thức, có nguồn gốc từ:
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thống kê
Trung Quốc
-

Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam, Tổng Cục Hải quan Việt Nam... các báo cáo trên trang web chính thức của

WTO
Niên giám thống kê các năm của Trung Quốc và Việt Nam, tổ chức FAO,
OECD


Trích dẫn từ các nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học, các chuyên
gia


8
trong và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và

quốc tế
Số liệu thống kê được đăng tải trên các trang web của các đơn vị đã nêu ở
trên (bằng tiếng Việt, Tiếng Anh).
-

Cách thức xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được tác giả tập hợp,

phân nhóm theo phương pháp thống kê mô tả và được thể hiện qua các bảng,
biểu và hình vẽ, phản ánh tình hình phát triển nông nghiệp của Trung Quốc và
Việt Nam theo tiến trình thời gian.
5.4. Các phương pháp nghiên cứu
Để phân tích và đánh giá các tác động của chính sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc tới nền nông nghiệp ở nước này, tác giả luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh và suy luận để tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của chính
sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc; tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, điểm tương
đồng và khác biệt trong việc thực hiện các cam kết WTO. Trong nghiên cứu, tác giả sử
dụng chủ yếu phương pháp so sánh để luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm trong
chính sách để phát triển nông nghiệp Trung Quốc gắn với thực tiễn Việt Nam.
Do đề tài luận án nghiên cứu theo chuyên ngành Lịch sử kinh tế, nên tác giả
luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Cụ
thể, theo phương pháp nghiên cứu lịch sử, tác giả nhìn nhận sự vật hiện tượng theo tiến
trình lịch sử diễn ra trong quá khứ (qua các mốc thời gian), và phương pháp logic giúp
cho tác giả sâu chuỗi các sự kiện để thấy được mặt bản chất của vấn đề cần nghiên
cứu. Phương pháp phân kỳ lịch sử cũng được tác giả sử dụng để tìm hiểu sâu hơn thấy
được các đặc trưng của sự vật hiện tượng trong các giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phương pháp mô hình hoá cũng được sử dụng kết hợp trong việc xây dựng
khung nghiên cứu của luận án, đồng thời phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
của các chính sách phát triển nông nghiệp đối với những thành tựu mà nền nông

nghiệp Trung Quốc đã đạt được thời gian qua.
Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên nền nông nghiệp của Trung Quốc sau
WTO (do hạn chế về thu thập số liệu), tác giả không sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng (tức là dùng mô hình kinh tế lượng để xác định các tác động của các chính
sách tới nền nông nghiệp), thay vào đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định tính bằng việc phân tích, tổng hợp và lý giải các những nhận xét, đánh giá


9
của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách trong nước cũng như
nước ngoài về mối quan hệ giữa chính sách của Trung Quốc đối với nông nghiệp nói
riêng, nền kinh tế nói chung.
6. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
(i)
Xây dựng khung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp trên trong
bối cảnh gia nhập WTO. Cụ thể, cơ sở lựa chọn chính sách, triển khai chính sách,
kết quả chính sách và điều kiện vận dụng chính sách được nghiên cứu.
(ii)
Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nội suy và
ngoại suy, nghiên cứu biến động của nông nghiệp Trung Quốc, đánh giá hiện trạng
nông nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm từ
chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt
Nam.
Những đóng góp mới về phương diện thực tiễn, những phát hiện, đề xuất mới rút
ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc có sự điều chỉnh linh
hoạt để thích ứng với những cam kết WTO, các chính sách được phối hợp đồng bộ đã
đem lại hiệu ứng tích cực với sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
Thứ hai, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có

ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức
trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung
Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo
thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng chính sách
phát triển nông nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam
tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị trường
nông sản thế giới, Việt Nam cần đưa ra những cảnh báo sớm để ứng phó với hàng rào
kỹ thuật thương mại của nước đối tác, đồng thời hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương
mại trong nông nghiệp; (iii) Chính sách hỗ trợ trong nước theo hướng tăng cường các
công cụ theo phân loại của WTO để đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập bền vững và
bước lên tầm cao mới; (iv) Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp cần có sự phối
hợp giữa các cơ quan, bộ, ban ngành; các địa phương chú trọng hoàn thiện quy hoạch
sản xuất và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; khuyến khích các hình thức liên kết trong sản
xuất, chế biến.
7. Kết cấu của luận án


10
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, hình, danh mục các từ viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có
liên quan đến đề tài luận án và phụ lục, luận án được chia thành 4 chương với kết cấu
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở
các nước sau khi gia nhập WTO
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO
Chương 4: Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách

phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.


×