Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Chuyển Giới Tính Cá Trê Phi (Clarias Gariepinus) Bằng Phương Pháp Ngâm 17 A-Methyltestosterone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.33 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ NGỌC THỊ THANH TRÚC

CHUYỂN GIỚI TÍNH CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NGÂM 17 α-METHYLTESTOSTERONE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ NGỌC THỊ THANH TRÚC

CHUYỂN GIỚI TÍNH CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NGÂM 17 α-METHYLTESTOSTERONE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN KIỂM

2010




LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô Khoa Thủy sản đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nhằm hoàn thành chương trình đào tạo của
trường.
Nhân đây, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm hoàn thành luận văn tốt nghiệp
đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ trại thực nghiệm bộ môn Kỹ thuật
nuôi cá nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong trại thực nghiệm bộ môn
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản K32 đã giúp đỡ
và đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Do thiếu kinh nghiệm bởi là lần đầu trình bày luận văn nên không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài luận văn
được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Đề tài đã dùng hormone 17 -methyltestosterone làm tăng tỷ lệ cá trê
phi đực bằng cách ngâm cá bột trê phi trong các nồng độ hormone khác nhau
(3ppm, 5ppm, 7ppm), mỗi nồng độ được lặp lại 3 lần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 nồng độ đều có tỷ lệ cá chuyển giới

tính là 100% và nồng độ hormone gần như không ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng của cá trê phi. Nồng độ 7ppm ảnh ưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cá trê
phi (2,08% sau 21 ngày bố trí). Nồng độ 5ppm cho kết quả tốt nhất mặc dù có
một số cá thể chuyển giới tính không hoàn toàn nhưng xem như các cá thể này
có chịu tác động của hormone, tỷ lệ sống ở mức chấp nhận được (12,50% sau
21 ngày bố trí). Nồng độ 3ppm là thấp, số mẫu được xác định giới tính ít
không mang tính đại diện, có thể số cá cái chưa chuyển giới tính đã chết trong
quá trình ương.
Với kết quả thu được có thể áp dụng phương pháp ngâm cá trê phi
trong hormone 17 -methyltestosterone trong 3 ngày với nồng độ thấp nhất là
5ppm để sản xuất cá trê phi toàn đực.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................................................v
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá trê phi............................................................ 3
2.1.Phân loại .............................................................................................................. 3
2.1.2.Phân bố ............................................................................................................. 3
2.1.3.Tập tính sống..................................................................................................... 4
2.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 4
2.1.5.Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 4
2.1.6.Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 4

2.2. Một số nghiên cứu về chuyển giới tính cá............................................................... 5
2.2.1.Trên thế giới...................................................................................................... 5
2.2.2.Trong nước........................................................................................................ 5
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 8
3.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 8
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8
3.2.1.Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................ 8
3.2.2Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................ 8
3.2.3. Các bước thực hiện........................................................................................... 9
3.2.4.Theo dõi các chỉ tiêu ....................................................................................... 10
3.2.5.Phương pháp phân tích mẫu............................................................................. 10
3.2.6.Phân tích số liệu .............................................................................................. 10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 12
4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong thời gian xử lý MT........................... 12
4.2. Ảnh hưởng của MT đến tỷ lệ sống của cá trê phi .................................................. 13
4.2.1. Tỷ lệ sống của cá trê phi sau 21 ngày ương..................................................... 13
4.2.2. Tỷ lệ sống của cá trê phi sau 90 ngày ương..................................................... 14
4.3. Ảnh hưởng của MT đến tốc độ tăng trưởng của cá trê phi..................................... 15
4.3.1. Khối lượng và chiều dài của cá sau 21 ngày ương........................................... 15
4.3.2. Khối lượng và chiều dài của cá sau 90 ngày ương........................................... 17
4.3.3. Tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt................................................. 18
4.4. Tỷ lệ đực hóa của cá trê phi sau 90 ngày ương...................................................... 20
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................... 23
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 23
5.2. Đề xuất ................................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 24
PHỤ LỤC.........................................................................................................................26

iii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý từ khi bắt đầu xử lý MT đến ngày thứ 21 ............... 12
Bảng 4.2: Các yếu tố thủy hóa từ khi bắt đầu xử lý MT đến ngày thứ 21............. 13
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống (%) của cá trê phi sau 21 ngày ương .................................. 13
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống (%) của cá trê phi sau 21 và 90 ngày ương ......................... 14
Bảng 4.5: Khối lượng và chiều dài trung bình của cá trê phi sau 21 ngày ương ... 15
Bảng 4.6: Khối lượng và chiều dài trung bình của cá trê phi sau 90 ngày ương ... 17
Bảng 4.7: Tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá trê phi .... 19
Bảng 4.8: Tỷ lệ đực cái sau 90 ngày ương ........................................................... 20
Bảng 4.9: Tỷ lệ đực hóa của cá trê phi sau 90 ngày ương .................................... 22

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Cá trê phi (Clarias gariepinus) .............................................3
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cá sau 21 và 90 ngày ương .....................................15
Hình 4.2: Tăng trưởng theo chiều dài sau 21 ngày tuổi..................................16
Hình 4.3: Tăng trưởng theo khối lượng sau 21 ngày tuổi............................... 16
Hình 4.4: Tăng trưởng theo khối lượng sau 90 ngày ương............................. 18
Hình 4.5: Tăng trưởng theo chiều dài sau 90 ngày ương................................ 18
Hình 4.6 a: Lát cắt mô tuyến sinh dục cá đực đối chứng (vật kính 40X) ........21
Hình 4.6 b: Tuyến sinh dục cá đực đối chứng (vật kính 10X) .........................21
Hình 4.7 a: Lát cắt mô tuyến sinh dục cá cái đối chứng (vật kính 40X) ..........21
Hình 4.7 b: Tuyến sinh dục cá cái đối chứng (vật kính 10X) ..........................21
Hình 4.8 a: Lát cắt mô tuyến sinh dục cá cái đã chuyển giới tính (vật kính
40X) ............................................................................................21
Hình 4.8 b: Tuyến sinh dục cá cái đã chuyển giới tính (vật kính 10X)............21


v


Chương 1
GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 950.000 ha diện tích mặt nước,
chiếm 29.7% diện tích đồng bằng. Trong đó, diện tích mặt nước lợ khoảng
310.000 ha (chiếm 32.8%), còn lại là thủy vực nước ngọt và nhiễm phèn
(chiếm 67,2%). Đây được xem là nơi đầy triển vọng cho việc phát triển nghề
nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Thường và Dương Trí Dũng, 1994).
Cá trê phi phân bố ở sông Nile, Congo, Ai Cập, châu Phi. Cá sống ở hạ
lưu các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi đến mùa mưa ngược lên thượng lưu các
vùng ngập nước ven sông để sinh sản (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến,
2002). Ở Việt Nam, cá trê phi được De Kimpe, một chuyên gia thủy sản người
Pháp nhập vào miền Nam cuối năm 1974. Từ Việt Nam các trê phi được nhập
qua Lào, Campuchia, Thái Lan. Ngoài ra, loài này còn có ở một số nước Nam
Á khác như Bangladesh. Ở Châu Âu, cá trê phi được nuôi nhiều ở Hà Lan,
Cộng Hòa Czech… (Nguyễn Tường Anh, 2005).
Cá trê phi có cơ quan hô hấp khí trời là hoa khế, có thể sống trong điều
kiện oxy thấp nên có thể nuôi với mật độ cao và không mất nhiều chi phí cũng
như công lao động cho việc quản lý môi trường nước nuôi.
Cũng như các loài cá khác như cá rô phi, cá rô đồng,… tốc độ tăng
trưởng của cá đực và cái trê phi có sự khác biệt rất rõ rệt. Trong đó, cá đực
tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Khi quan sát mức tăng trưởng của cá trê ở từng
cá thể, bao giờ con đực cũng lớn hơn con cái. Cụ thể là đối với một nhóm cá
thể có trọng lượng trung bình là 376 g thì cá đực có thể đạt trọng lượng trung
bình là 472 g trong khi cá cái chỉ 192 g (Phạm Văn Bé, 1981).
Thông thường tỷ lệ giới tính tự nhiên của một đàn cá được sinh ra là
1:1. Việc làm thay đổi tỷ lệ này theo hướng cái hóa hoặc đực hóa có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc tăng năng suất nuôi, qua đó giúp tăng thu nhập cho

người nông dân. Một trong những phương pháp đơn giản tác động đến sự hình
thành giới tính của cá là sử dụng hormone sinh dục tác động vào cá trong giai
đoạn cá chưa có sự biệt hóa giới tính. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều
công trình nghiên cứu thành công trong việc sản xuất giống cá đơn tính như:
cá rô phi đơn tính đực, cá rô đồng và cá mè vinh đơn tính cái… Tuy nhiên,
việc sử dụng hormone 17 -methyltestosterone nhằm tạo ra cá trê phi đơn tính
đực vẫn chưa được nghiên cứu.

1


Vì những lý do nêu trên mà đề tài: “Chuyển giới tính cá trê phi
(Clarias gariepinus) bằng phương pháp ngâm 17 α-methyltestosterone”
được thực hiện nhằm bước đầu khảo sát ảnh hưởng của hormone 17 methyltestosterone đến tỷ lệ chuyển đổi giới tính cá trê phi.
Mục tiêu nghiên cứu

Bước đầu xác định được nồng độ hormone 17 -methyltestosterone
mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tạo ra cá trê phi đơn tính đực bằng
phương pháp ngâm.
Nội dung nghiên cứu

So sánh hiệu quả chuyển đổi giới tính trên cá trê phi khi ngâm cá trong
dung dịch hormone 17 -methyltestosterone có nồng độ khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá trê phi

2.1.1. Phân loại
Cá trê phi thuộc hệ thống phân loại sau:
Ngành

: Chordata

Lớp

: Actinopterygii

Bộ

: Siluriformes

Họ

: Clariidae

Giống

: Clarias

Loài

: Clarias gariepinus (Burchell, 1822)

Tên địa phương


: Cá trê phi

Hình 1.1: Cá trê phi (Clarias gariepinus)

2.1.2. Phân bố
Trong tự nhiên cá phân bố ở sông Nile, Congo, Ai Cập, châu Phi. Cá
sống ở hạ lưu các sông, đầm, hồ lớn ở châu Phi đến mùa mưa ngược lên
thượng lưu các vùng ngập nước ven sông để sinh sản (Ngô Trọng Lư và Lê
Đăng Khuyến, 2002).
Ở Việt Nam, cá trê phi được De Kimpe, một chuyên gia thủy sản người
Pháp nhập vào miền Nam cuối năm 1974. Từ Việt Nam cá trê phi được nhập
qua Lào, Campuchia, Thái Lan. Ngoài ra, loài này còn có ở một số nước Nam
Á khác như Bangladesh. Ở Châu Âu, cá trê phi được nuôi nhiều ở Hà Lan,
Cộng Hoà Czech… (Nguyễn Tường Anh, 2005).

3


2.1.3. Tập tính sống
Cũng như các loài cá trê khác, cá trê phi là loài sống đáy, thích nơi tối
tăm, rậm rạp nên râu rất phát triển để dễ tìm mồi, đầu dẹp, cứng để chui rút
dưới bùn. Cá sống được ở môi trường chật hẹp, dơ bẩn, hàm lượng oxy hòa
tan thấp, thậm chí bằng 0. Ngoài ra, chúng có thể sống trong bùn ẩm hoặc ao
cạn trong khoảng thời gian khá dài nhờ có cơ quan hô hấp khí trời. Đây là loài
có khả năng thích ứng rộng với môi trường như nhiệt độ từ 10-40 oC, pH từ
4,5-10.
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê là loài ăn tạp thiên về động vật. Ở giai đoạn cá hương và cá
giống thức ăn chủ yếu là Daphnia, Copepoda, trùn chỉ, sâu bọ, mối, cá, tép,

cua, ốc… Cá trưởng thành có tính ăn thịt, nhất là thức ăn thối rửa. Ngoài thức
ăn tự nhiên có sẵn trong môi trường, cá trê có thể sử dụng các loại thức ăn như
bột bắp, cám gạo, bột cá, hèm rượu, các phụ phế phẩm của nhà bếp, lò sát
sinh, phân cầu, phân một số loài gia súc (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh
Hiền, 1994).
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá trê phi thành thục lần đầu sau khoảng 8 tháng tuổi. Trong tự nhiên
cá sinh sản quanh năm nhưng tập trung nhất vào tháng 3-6 và tháng 7-8. Cá có
tập tính làm tổ đẻ dọc các bờ ao, mương có mực nước khoảng 0,3-0,5 m
(Nguyễn Văn kiểm, 2005). Hệ số thành thục lớn nhất vào tháng 7. Cá trê phi
rất mắn đẻ, thời gian tái phát dục rất nhanh khoảng 30-35 ngày, một con cái
500 g mỗi lần đẻ được khoảng 100.000 trứng.
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trọng lượng lớn nhất trong
các loài cá trê được nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng của
cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao
nuôi. Nếu chăm sóc và quản lý tốt, sau thời gian nuôi từ 4-7 tháng cá có thể
đạt 0,3-1 kg/con (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Tốc độ tăng trưởng của cá đực và cái trê phi có sự khác biệt rất rõ rệt.
Trong đó, cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Khi quan sát mức tăng trưởng
của cá trê ở từng cá thể, bao giờ con đực cũng lớn hơn con cái. Cụ thể là đối
với một nhóm cá thể có trọng lượng trung bình là 376 g thì cá đực có thể đạt
trọng lượng trung bình là 472 g trong khi cá cái chỉ 192 g (Phạm văn Bé,
1981).

4


2.2.


Một số nghiên cứu về chuyển giới tính cá

2.2.1. Trên thế giới
Trong nhiều loài cá nuôi, cá cái thường tăng trưởng nhanh hơn cá đực
và đạt kích thước lớn hơn sau cùng thời gian nuôi. Ở một số loài cá, con đực
thành thục trước khi đạt kích thước thương phẩm nên ảnh hưởng đến kết quả
thu hoạch là kích thước cá không đồng đều dẫn đến năng suất bị giảm, ảnh
hưởng đến lợi nhuận rất lớn (Piferrer, 2001).
Có thể thực hiện chuyển đổi giới tính khoảng 47 loài cá, bằng 31 loại
hormone steroid khác nhau (16 androgen và 15 estrogen). Trong đó, phổ biến
nhất là 17 α-methyltestosterone và 17 β-estradiol để đực hóa hoặc cái hóa
bằng phương pháp cho ăn hoặc ngâm (Pandian, 2005).
Trong sản xuất giống, để thu được giới tính mong muốn người ta sử
dụng hormone để điều khiển giới tính ở những cá con chưa biệt hóa giới tính.
Những phương pháp xử lý này có thể hoàn tất trong vài tháng hoặc vài năm
trước khi đưa cá ra nuôi thịt và dư lượng hormone trong cá sẽ biến mất trong
vòng chưa đầy 1 tháng sau khi kết thúc xử lý hormone. Các phương pháp sử
dụng để chuyển giới tính cá gồm có phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Trong
đó, phương pháp gián tiếp được chú trọng hơn vì cá được chuyển giới tính
nhưng không trực tiếp tiếp xúc với steroid (Piferrer, 2001).
Nhiều tác giả các công trình điều khiển giới tính cá bằng các hormone
sinh dục có nhận xét chung rằng: khi dùng liều càng cao thì tỷ lệ sống của cá
được xử lý càng thấp. Một hiện tượng có vẻ nghịch lý là khi dùng các
hormone sinh dục đực như testosterone thì hiệu quả đực hóa của thuốc chỉ
tăng cùng với sự tăng của liều xử lý đến một giá trị nhất định, vượt quá nó thì
sự tăng liều thuốc đực hóa làm cho tỷ lệ cái tăng lên (Pandian và Varadaraj,
1990 trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999).
2.2.2. Trong nước
Sự kiểm soát giới tính ở đa số loài cá có bộ nhiễm sắc thể giới tính là
XY được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu được gọi là sự định đoạt giới

tính và giai đoạn sau là hình thành tuyến sinh dục hay biệt hóa giới tính. Trong
đó, sự hình thành tuyến sinh dục ở giai đoạn 2 xảy ra sau khi ấu trùng nở ra từ
trứng. Do đó, người ta dễ dàng can thiệp vào giai đoạn này để đưa sự phát
triển của tuyến sinh dục vào hướng mong muốn của con người (Nguyễn
Tường Anh, 1999).
Kiểu gen cá đực hay cái được xác định sau khi thụ tinh, còn sự xác định
kiểu hình về giới tính xảy ra trong quá trình phát triển về sau. Quần thể cá đơn
5


tính có thể được tạo ra bằng cách kết hợp chuyển đổi giới tính với kỹ thuật di
truyền hay chuyển đổi giới tính thông qua việc sử dụng hormone. Các dạng
hormone dùng để chuyển đổi giới tính là estrogen (17 β-estradiol được dùng
để tạo quần thể cá cái) và androgen (17 α-methyltestosterone được dùng để tạo
quần thể cá đực). Hormone phải được sử dụng đúng thời điểm quan trọng của
quá trình xác định giới tính và liều lượng phải đủ át chế lượng hormone tự
nhiên trong cơ thể cá. Hormone được đưa vào cơ thể cá bằng cách ngâm cá
hoặc cho ăn với thức ăn hay đặt viên nang tan chậm vào cơ thể cá tùy thuộc
vào sự phát triển của từng loài. Kết quả chuyển đổi giới tính không phải lúc
nào cũng đạt 100% (Phạm Thanh Liêm và ctv, 2008).
Đàn cá rô phi toàn đực được Hickling tạo ra lần đầu tiên vào năm 1960.
Ở châu Á, Thái Lan có nhiều kinh nghiệm về công nghệ chuyển giới tính cá rô
phi từ những năm 1990-1994. Ở nước ta, các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản đã tiếp nhận công nghệ chuyển giới tính cá rô phi từ Viện Công nghệ Châu
Á (AIT) năm 1994. Cá rô phi đơn tính được tạo ra bằng cách cho ăn hormone
17 α-methyltestosterone (hoặc 17 α-ethyltestosterone) với liều lượng 16
mg/1kg bột cá hay tắm với nồng độ 3 ppm trong 3-4 ngày khi cá rô phi đạt 17
ngày tuổi. Tỷ lệ đực hóa đạt khoảng 95% bằng cách cho ăn và 80-85% bằng
cách ngâm ( />Hầu hết các gen quyết định màu sắc và cấu tạo vi của cá bảy màu đều
nằm trên nhiễm sắc thể Y. Để tạo ra cá bảy màu siêu đực YY người ta cho lai

giữa cá đực XY và cá cái XY (cá cái giả). Cá cái XY là kết quả của việc
chuyển đổi giới tính cá bảy màu bằng cách cho cá mẹ mang thai ăn thức ăn có
chứa estrogen. Theo Lâm Minh Trí và Nguyễn Tường Anh (1998), thực hiện
cái hóa cá bảy màu với 2 loại estrogen là estradiol propionat (EP) và
ethynylestradiol (EE) bằng cách cho cá mẹ mang thai ăn thức ăn có chứa
estrogen trước khi đẻ 7-9 ngày. Kết quả cái hóa với EP ở liều 400 mg/kg thức
ăn là 91,03%; EE ở liều 250 mg/kg thức ăn là 91,02%.
Cùng năm 1998, Trịnh Quốc Trọng và Nguyễn Tường Anh dùng 17 αmethyltestosterone để đực hóa cá xiêm bằng 2 phương pháp ngâm và cho ăn.
Trong đó, phương pháp ngâm hormone mang lại kết quả cao hơn đạt 84,16%
với liều 5ppm, thời gian xử lý là 3 giờ/lần vào các ngày tuổi 12, 17 và 22. Đối
với phương pháp cho ăn hormone, tỷ lệ đực là 83,72% ở liều 40 mg/kg thức
ăn.
Việc sản xuất giống cá rô đồng toàn cái thành công năm 2006 đã mở ra
một bước ngoặc quan trọng trong nghề nuôi cá rô đồng thương phẩm ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Người ta dùng hormone 17 α-methyltestosterone tạo ra

6


đàn cá rô toàn đực bằng cách bắt đầu cho cá ăn thức ăn có chứa 40 mg
hormone/kg thức ăn vào ngày thứ 3 sau khi cá nở, liên tục trong 2 tuần. Tỷ lệ
đực hóa đạt 93,01%. Sau 7 tháng nuôi, tiến hành chọn những con đực to, khỏe
cho sinh sản với cá cái bình thường tạo ra đàn cá F2 toàn cái (Đặng Khánh
Hồng, 2006).
Năm 2008, Nguyễn Thanh Tuyền đã thành công trong việc tạo ra cá mè
vinh đơn tính cái bằng cách cho cá ngâm hormone 17 β-estradiol 4 ngày liên
tục khi cá được 17 ngày tuổi với nồng độ là 5 ppm. Tỷ lệ cái hóa cao đạt đến
79,2%.
Đến năm 2009, cá la hán được sản xuất giống đơn tính đực cũng bằng
hai phương pháp là ngâm và cho ăn với tỷ lệ đực hoá là 100%. Liều lượng

hormone 17 α-methyltestosterone được sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất
trong thí nghiệm này như sau: thí nghiệm 1, cho ăn 60 mg hormone/kg bột cá
khi cá vừa hết noãn hoàn liên tục trong 21 ngày; thí nghiệm 2, ngâm hormone
5ppm (Phạm Thị Thúy Em, 2009).

7


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Địa điểm nghiên cứu

Trại thực nghiệm cá nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Vật liệu thí nghiệm
Cá trê phi bố mẹ: Chọn cá trê phi bố mẹ đã thành thục cho sinh sản
nhân tạo. Cá sau khi chuyển về được chích kích dục tố với liều lượng như sau:
liều sơ bộ là 1 não thùy/kg cá cái, sau 6 giờ chích liều quyết định là (60 µg + 1
viên Dom)/kg cá cái. Theo dõi nếu thấy trứng rụng thì tiến hành vuốt trứng
cho thụ tinh nhân tạo rồi đem đi ấp. Trứng được ấp trên vỉ được đặt trong bể
có sục khí liên tục. Cá bột nở ra sau 4 ngày được dùng để bố trí thí nghiệm.
Bể ương: 12 xô nhựa 60 L, 4 bể xi măng 0,5 m3.
Nguồn nước: được lấy từ sông đã qua ao lắng và bể lọc của Trại thực
nghiệm cá nước ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Thức ăn: Trứng nước, trùn chỉ, thức ăn viên có hàm lượng đạm là 35%.

Hệ thống điện.
Hệ thống sục khí.
Các dụng cụ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, oxy, NH4+,
NO3−.
Bộ dụng cụ giải phẩu cá và kiểm tra giới tính cá trê phi: dao, kéo, pel,
khăn, lame, lamel, kính hiển vi…
Hóa chất:

Hormone 17 -methyltestosterone (MT)
Acetone-carmine

3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nồng độ MT đến tỷ lệ chuyển đổi giới tính
ở cá trê phi bằng phương pháp ngâm.
Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, trong đó có 1 nghiệm thức đối
chứng và 3 nghiệm thức nồng độ. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

8


Nghiệm thức đối chứng : không có MT
Nghiệm thức 1

: 3 ppm MT

Nghiệm thức 2

: 5 ppm MT

Nghiệm thức 3


: 7 ppm MT

Thời gian ngâm của mỗi nghiệm thức là 3 ngày liên tục, bắt đầu ngâm
cá khi cá được 4 ngày tuổi.
Mỗi xô được cấp 40 L nước, có gắn sục khí và lắp đặt hệ thống nước
chảy tràn liên tục.
Mật độ bố trí: 10 con/L.
Sau 21 ngày chuyển sang ương trên bể xi măng 0,5 m 3.
3.2.3. Các bước thực hiện
Vệ sinh xô trước khi cấp nước, gắn dây sục khí.
Cấp nước vào xô rồi pha MT với nồng độ tương ứng với mỗi nghiệm
thức, sục khí mạnh liên tục trong 3 ngày để làm bay hơi hết cồn trong nước.
Cách pha hormone: cân hormone theo liều lượng đã định sẵn, sau đó hòa tan
hormone trong 1 lượng cồn vừa đủ, lắc đều cho hormone tan hết rồi từ từ cho
dung dịch này vào xô đã được cấp nước sẵn.
Sau khi sục khí 3 ngày, cồn đã bay hơi hết thì tiến hành bố trí cá bột
vào, số lượng là 400 con/xô, có sục khí nhẹ. Ngâm cá liên tục trong 3 ngày.
Thức ăn trong 3 ngày này chủ yếu là trứng nước và trùn chỉ băm
nhuyễn. Cho ăn theo nhu cầu 4 lần/ngày. Mỗi ngày thay 30% nước trong xô,
nước dùng để thay là nước có nồng độ MT tương ướng với từng nghiệm thức.
Sau 3 ngày ngâm cá trong nước có chứa MT, hệ thống thí nghiệm được
cấp nước liên tục bằng cách lắp đặt hệ thống nước chảy tràn, lúc này cá đã đủ
lớn, trùn chỉ không cần băm nhuyễn, không bổ sung trứng nước.
Chế độ cho ăn kể từ lúc bố trí cá vào xô thực hiện như sau:
Ba ngày đầu: trứng nước và trùn chỉ băm nhuyễn, 4 lần/ngày.
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7: trùn chỉ, 4 lần/ngày.
Ngày thứ 8 đến ngày thứ 21: trùn chỉ, 3 lần/ngày.
Cho ăn theo nhu cầu, lượng thức ăn được gia giảm cho phù hợp với sức
ăn thực tế của cá trong mỗi xô.

Xô được vệ sinh 1 lần/tuần, siphon đáy xô hàng ngày.

9


Đến ngày thứ 21 thì tiến hành cân trọng lượng và đo chiều dài cá nhằm
xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tính tới thời điểm này. Sau đó,
dồn cá của các lần lặp lại trong cùng 1 nghiệm thức nuôi chung trong bể xi
măng 0,5 m 3. Lúc này cho cá chuyển sang ăn thức ăn viên, 2 lần/ngày và ăn
theo nhu cầu.
Đến khi cá được 3 tháng tuổi tiến hành thu toàn bộ cá kiểm tra tỷ lệ đực
hóa.
3.2.4. Theo dõi các chỉ tiêu
Các yếu tố về môi trường: Nhiệt độ, pH được theo dõi 2 lần/ngày vào
lúc 7 giờ sáng và 14 giờ chiều trong 21 ngày đầu, còn oxy, NH4+, NO3− ghi
nhận sau mỗi 6 ngày.
3.2.5. Phương pháp phân tích mẫu
Cá sau khi ngâm MT trong 3 ngày với 3 nồng độ khác nhau và nuôi
tăng trưởng đến khi cá 3 tháng tuổi, tiến hành thu toàn bộ cá của mỗi nghiệm
thức để kiểm tra giới tính dựa vào hình dạng của gai sinh dục. Số cá cái thu
được mổ lấy tuyến sinh dục, nhuộm acetone-carmine và quan sát dưới kính
hiển vi có độ phóng đại 10x để xác định đó là con cái bình thường hay con cái
chuyển giới tính.
3.2.6. Phân tích số liệu
Các công thức:
Tỷ lệ sống (%) =

Số cá còn lại

(3.1)


 100

Số cá bố trí
Số cá đực
Tỷ lệ cá đực (%) =

Số cá xác định

Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày hay cm/ngày) =
Tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) =

(3.2)

 100

Y2  Y1
t2  t1

LnY2  LnY1
 100
t 2  t1

Với: Y1: trọng lượng hoặc chiều dài của cá tại thời điểm t1
Y2: trọng lượng hoặc chiều dài của cá tại thời điểm t2
(Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004)

10

(3.3)

(3.4)


Số liệu nghiên cứu được tính toán dựa vào các công thức trên và sử dụng phần
mềm Excel. So sánh thống kê bằng phần mềm SPSS.

11


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong thời gian xử lý MT

Nuôi trồng thủy sản chỉ đạt hiệu quả cao khi duy trì được chất lượng
nước tốt, thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật.
Do đó, trong thí nghiệm nước ương được lấy từ hệ thống bể lọc và cho chảy
tràn liên tục.
Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý từ khi bắt đầu xử lý MT đến ngày thứ 21
Thời điểm đo chỉ tiêu

Nhiệt độ

pH

Sáng: 7h

27-29


7,3-7,7

Chiều: 14h

29-31

7,5-7,9

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản.
Khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp cá dễ bị sốc, ảnh hưởng đến dinh dưỡng,
sinh trưởng… Theo Bảng 4.1 nhiệt độ dao động từ 27-31C và thay đổi chậm
(không quá 2C/ngày) rất thích hợp cho sự sinh trưởng của đa số các loài cá
nhất là cá có cơ quan hô hấp phụ như cá trê phi. Tại cùng một thời điểm nhiệt
độ của các bể đều tương đương nhau do nước được cung cấp liên tục và từ 1
nguồn. Theo Trương Quốc Phú (2006), nhiệt độ tối ưu cho hầu hết các loài cá
là 20-30C.
pH có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên thủy sinh vật thông
qua các quá trình hóa học, sinh học. Khoảng pH tối ưu cho tôm cá nước ngọt
phát triển và sinh sản là 6,5-9,0. Khi pH quá cao hay quá thấp đều không
thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật (Lê Văn Cát và ctv, 2006).
Qua thí nghiệm cho thấy pH được duy trì từ 7,3-7,9 không ảnh hưởng đến các
hoạt động sống của cá trê phi. Hệ thống bể ương được sục khí, thay nước liên
tục và bố trí trong nhà, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hạn
chế được sự phát triển của tảo dẫn đến pH được ổn định.
Ngoài nhiệt độ và pH thì các chỉ tiêu môi trường khác như oxy, NH4+,
NO3− cũng ảnh hưởng rất lớn đến cá trê phi. Theo Bảng 4.2 các yếu tố oxy,
NH4+, NO3− dao động trong ngày như sau: oxy: 4 mg/L, NH4+: 0-1 mg/L,
NO3−: 0 mg/L. Các giá trị này đều nằm trong khoảng thích hợp cho tăng
trưởng và phát triển của cá trê phi.


12


Bảng 4.2: Các yếu tố thủy hóa từ khi bắt đầu xử lý MT đến ngày thứ 21
Nghiệm thức

Chỉ tiêu theo dõi
ĐC

1

2

3

4

4

4

4

NH4 + (mg/L)

0-0,5

0-1


0-0,5

0-1

NO3− (mg/L)

0

0

0

0

Oxy (mg/L)

Tóm lại, hệ thống bể ương được bố trí trong nhà, nguồn nước lấy từ bể
lọc và sử dụng hệ thống chảy tràn nên các yếu tố môi trường ít biến động, các
giá trị đều nằm trong khoảng thích hợp để ương cá trê phi.
4.2.

Ảnh hưởng của MT đến tỷ lệ sống của cá trê phi

4.2.1. Tỷ lệ sống của cá trê phi sau 21 ngày ương
Sau 21 ngày ương, tỷ lệ sống của cá được ghi nhận trong bảng sau:
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống (%) của cá trê phi sau 21 ngày ương
Nghiệm thức

Số lần lặp lại
ĐC


1

2

3

1

23,25

30

10

0,5

2

21,25

28

10,75

1,5

3

25,75


33

16,75

4,25

23,42±2,25c

30,33±2,52d

12,50±3,70b

2,08±1,94a

Trung bình

(Ghi chú: giá trị trong bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn, những chữ số mang ký tự khác nhau
theo dòng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05)

Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức có xử lý hormone đều khác biệt có
ý nghĩa thống kê với nhau (p<0,05) và tỷ lệ sống giảm dần khi nồng độ MT xử
lý tăng dần cụ thể là nghiệm thức 1 (3ppm): 30,33%, nghiệm thức 2 (5ppm):
12,50% và thấp nhất là nghiệm thức 3 (7ppm): 2,08%.
Nguyên nhân tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm thấp có
thể do:
Thứ nhất, chất lượng cá bố mẹ không tốt, dẫn đến phẩm chất sinh dục
không tốt. Kết quả cho cá đẻ đã ghi nhận, tế bào trứng sau khi rụng và được
vuốt ra có màu xanh lục, màu sắc không đồng đều, đường kính trứng tương
đối nhỏ (0,9-1,0 mm). Nếu đối chiếu với đặc điểm của tế bào trứng cá trê phi


13


được mô tả bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì rõ ràng cá
trê phi bố mẹ có phẩm chất chưa cao.
Thứ hai, phẩm chất cá bột thấp, kích thước nhỏ nên khả năng chịu đựng
với môi trường có kích tố (MT) thấp dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá cao.
Thứ ba, thức ăn ban đầu của thí nghiệm là trùng chỉ và trứng nước,
nhưng cũng có thể rất nhiều cá thể không bắt được mồi nên suy yếu rồi chết
hoặc bị những cá khỏe mạnh bắt làm mồi vì cá trê phi vẫn có thể ăn thịt đồng
loại ngay cả khi có đủ thức ăn.
4.2.2. Tỷ lệ sống của cá trê phi sau 90 ngày ương
Sau 21 ngày ương, cá gia tăng về kích thước, khối lượng đáng kể, xô
nhựa không đáp ứng được nhu cầu về không gian sống cho cá nên cá thí
nghiệm được chuyển sang ương trong các bể xi măng, nhưng do số lượng bể
trong trại thực nghiệm cá nước ngọt có giới hạn nên các lần lặp lại trong cùng
một nghiệm thức được dồn lại nuôi chung trong một bể xi măng thể tích 0,5
m3. Những biện pháp chăm sóc tương tự như thời gian ương cá đến ngày thứ
21, nhưng thức ăn của cá là thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 35%.
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống (%) của cá trê phi sau 21 và 90 ngày ương
Nghiệm thức

Thời gian ương
ĐC

1

2


3

Sau 21 ngày ương

23,42

30,33

12,50

2,08

Sau 90 ngày ương

1,00

0,50

5,08

1,67

Theo Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 1 cao nhất
(30,33%), tiếp theo là tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức đối chứng (23,42%) và
thấp nhất là tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 3 (2,08%). Nhưng sau 90 ngày
ương tỷ lệ sống của cá ở tất cá các nghiệm thức rất thấp và không theo quy
luật như giai đoạn đầu (21 ngày ương). Nguyên nhân là do khi chuyển cá vào
các bể xi măng cá được tiến hành cân khối lượng và đo chiều dài tại thời điểm
này. Việc đó làm cá bị xây sát, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh trong
môi trường nước tấn công và gây bệnh cho cá làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.

Nghiệm thức có tỷ lệ sống của cá thấp nhất là nghiệm thức 1 (0,5%).
Trong 3 nghiệm thức, nghiệm thức 3 có tỷ lệ sống giảm ít nhất (từ
2,08% còn 1,67%) so với thời điểm 21 ngày ương đó là do mật độ cá ở nghiệm
thức này thấp nhất nên cá tăng trưởng nhanh hơn, do đó cá khỏe hơn, khả năng
chống chọi với mầm bệnh tốt hơn.
14


Tóm lại, dựa vào Bảng 4.4, Hình 4.1 cho thấy, từ ngày thả đến thời
điểm 21 ngày ương nuôi tỷ lệ sống của cá giảm dần khi nồng độ MT xử lý
tăng dần. Tỷ lệ sống của cá ở cả 3 nghiệm thức có sự khác biệt nhau (p<0,05).
Điều này chứng tỏ rằng MT ảnh hưởng đến sự sống của cá trê phi bột. Đây có
thể là tác dụng phụ không mong muốn của MT. Nồng độ 5 ppm và 7 ppm thì
ảnh hưởng đến cá trê phi, còn nồng độ 3ppm có thể coi là an toàn cho cá.
35,00
30,33
30,00

Tỷ lệ sống (%)

25,00

Sau 21 ngày ương
Sau 90 ngày ương
23,42

20,00

15,00


12,50

10,00
5,08
5,00
2,08 1,67

1,00

0,50

0,00
Đối chứng

1

2

3

Nghiệm thức

Hình 4.1: Tỷ lệ sống của cá sau 21 và 90 ngày ương
4.3.

Ảnh hưởng của MT đến tốc độ tăng trưởng của cá trê phi

Tốc độ tăng trưởng của cá trê phi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng
quan trọng nhất là thức ăn. Trong thí nghiệm này thức ăn của cá ở giai đoạn
đầu là trứng nước, trùng chỉ, sau đó là thức ăn viên có hàm lượng đạm là 35%

được sử dụng để ương cá từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 90.
4.3.1. Khối lượng và chiều dài của cá sau 21 ngày ương
Cá mới bố trí được cho ăn trùng chỉ băm nhuyễn, có bổ sung trứng
nước. Đến ngày thứ 21, tiến hành cân khối lượng và đo chiều dài toàn bộ số cá
còn lại tại thời điểm này.
Bảng 4.5: Khối lượng và chiều dài trung bình của cá trê phi sau 21 ngày ương
Nghiệm thức

Chỉ số quan sát
ĐC

1

2

3

Chiều dài (cm)

5,87±0,79a

5,84±2,89a

5,88±0,83a

6,44±0,75a

Khối lượng (g)

1,57±0,63ab


1,48±0,77a

1,73±0,73b

2,39±0,15c

(Ghi chú: giá trị trong bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn, những chữ số mang ký tự khác nhau
theo dòng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05)

15


Theo Bảng 4.5 cho thấy chiều dài của cá ở 3 nghiệm thức không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều đó chứng tỏ nồng độ MT không
ảnh hưởng đến sự gia tăng về chiều dài của cá.
6,44

6,5
6,4
Chiều dài (mm)

6,3
6,2
6,1
6
5,9

5,87


5,84

ĐC

1

5,88

5,8
5,7
5,6
5,5
2

3

Nghiệm thức

Hình 4.2: Tăng trưởng theo chiều dài sau 21 ngày tuổi
Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 thấp nhất 1,48 g, không
có khác biệt với nghiệm thức đối chứng (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa
thống kê với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức đối chứng (1,57 g/con)
nhỏ hơn và khác biệt với khối lượng của cá ở nghiệm thức 3 (p<0,05), nhưng
không khác biệt về khối lượng của cá ở nghiệm thức 1 và 2 (p>0,05).
3
2,39

Trọng lượng (g)


2,5
2
1,57
1,5

1,73
1,48

1
0,5
0
ĐC

1

2

3

Nghiệm thức

Hình 4.3: Tăng trưởng theo khối lượng sau 21 ngày tuổi
Dựa vào Hình 4.3 cho thấy khối lượng của cá tăng với các giá trị tương
ứng 1,48 g/con > 1,73 g/con > 2,39 g/con khi nồng độ MT xử lý tăng. Điều
này không có nghĩa là nồng độ MT ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá vì sự
16


sinh trưởng của cá phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhưng trong thí nghiệm này có
thể khẳng định rằng yếu tố quyết định sự khác biệt chính là mật độ cá trê phi

trong mỗi nghiệm thức. Như đã nói ở phần tỷ lệ sống, sau 21 ngày ương tỷ lệ
sống của cá ở các nghiệm thức có xử lý MT giảm dần khi nồng độ MT tăng
dần. Theo đó, mật độ tăng dần thì tăng trưởng của cá cũng giảm.
4.3.2. Khối lượng và chiều dài của cá sau 90 ngày ương
Sau khi kết thúc 21 ngày ương, cá của các lần lặp lại trong cùng 1
nghiệm thức được dồn lại nuôi chung (do thiếu bể ương). Lúc này bắt đầu cho
cá chuyển sang ăn thức ăn viên có hàm lượng đạm là 35% cho đến khi kết
thúc đề tài. Kết quả nghiên cứu về kích thước của cá được trình bày ở Bảng
4.6
Bảng 4.6: Khối lượng và chiều dài trung bình của cá trê phi sau 90 ngày ương
Nghiệm thức

Chiều dài (cm)
Khối lượng (g)

ĐC

1

2

3

a

b

20,06±2,87

a


23,13±2,66

ab

57,84±24,48

a

90,15±29,58 b

20,92±2,95

70,25±44,54

ab

24,25±3,05

104,50±39,09

c

(Ghi chú: giá trị trong bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn, những chữ số mang ký tự khác nhau
theo dòng thì khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05)

Theo Bảng 4.6 cho thấy có sự khác biệt về chiều dài của cá ở nghiệm
thức 2 và nghiệm thức 1 (p<0,05). Trong khi đó không có sự khác biệt giữa
nghiệm thức 3 với các nghiệm thức còn lại.
Nếu như chiều dài của cá sau 90 ngày ương không có sự khác biệt rõ

ràng giữa các nghiệm thức, thì khối lượng của cá lại có sự khác biệt rất rõ rệt
giữa 3 nghiệm thức (p<0,05). Trong đó, khối lượng của cá ở nghiệm thức 1
cao nhất (104,5 g/con), kế đến là khối lượng của cá ở nghiệm thức 3 (90,15
g/con) và khối lượng thấp nhất thuộc về cá ở nghiệm thức 2 là 57,84 g/con.
Khối lượng của cá ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2 không có
sự khác biệt (p>0,05), đó là do: nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức đầu
tiên bùng phát bệnh và cũng là nghiệm thức được dùng nhiều loại hóa chất để
kiểm soát bệnh nhất. Việc liên tiếp bị ngâm trong nhiều loại hóa chất khác
nhau đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá trê phi. Đối với nghiệm thức 2, đây
là nghiệm thức ít bị ảnh hưởng của bệnh nhất, chịu tác động của ít loại hóa
chất nhất, nhưng mật độ cá còn lại trong bể cao nhất (61 con/bể) nên tăng
trưởng của cá chậm chủ yếu là tác động của mật độ cá.

17


120

104.50
90.15

T rọ n g l ư ợ n g (g )

100
80

70.25
57.84

60

40
20
0
ĐC

1

2

3

Nghiệm thức

Hình 4.4: Tăng trưởng theo khối lượng sau 90 ngày ương
Cá ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 có tăng trưởng cao hơn so với 2
nghiệm thức còn lại là do mật độ của 2 nghiệm thức này còn quá thấp nên tăng
trưởng nhanh hơn.

C h iều d ài (m m )

30
25

24.25
20.92

23.13
20.06

20

15
10
5
0
ĐC

1

2

3

Nghiệm thức

Hình 4.5: Tăng trưởng theo chiều dài sau 90 ngày ương
4.3.3. Tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng đặc biệt
Cá trê phi là loài ăn tạp, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này thể hiện
qua các số liệu trong Bảng 4.7

18


×