Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bàn luận WPS office

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.38 KB, 3 trang )

Bàn luận
Qua phần lý thuyết cũng như đánh giá được nêu phía trên, có thể thấy rằng TPBVSK tác dụng lên tim
mạch và TDL tác dụng lên tim mạch có những đặc tính khác nhau từ nguồn gốc, giá cả, tới tác dụng hay
đối tượng sử dụng. Vì vậy, những quy định trong quản lý nhà nước đối với phát triển sản phẩm của 2 đối
tượng có những điểm khác nhau. Việc này là hoàn toàn hợp lý để đáp ứng mục tiêu của nhà nước ta đối
với việc quản lý cũng như thúc đẩy ở từng mặt hàng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành
dược phẩm Việt Nam. Nhất là đối với thị trường dược phẩm tác dụng lên tim mạch, thị trường rộng lớn
và vẫn đang trên đà phát triển mạnh.
Ngoài những điểm khác biệt đã được nêu trên thì cũng có những điểm chung trong quản lý nhà nước
đối với phát triển sản phẩm 2 mặt hàng này. Việc này là cần thiết bởi cần có những quy chuẩn chung cho
TPBVSK-TDL tác dụng lên tim mach, qua đó giúp đồng nhất trong quản lý cũng như đưa ra những quyết
sách phù hợp.
Nhà nước ta đã hoàn thiện được hệ thống quản lý đối với các mặt hàng thuốc nói chung và thuốc dược
liệu nói riêng. Tuy nhiên, do bộ máy thực thi pháp luật còn mỏng, cơ sở vật chất, hệ thống máy móc kiểm
nghiệm ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế nên gây không ít khó khăn trong công tác quản lý.

Nhà nước cũng đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý cần thiết để quản lý chất lượng của TPBVSK. Đặc
biệt, những sản phẩm mới trước khi lưu hành trên thị trường phải được kiểm định nghiêm ngặt, các
biện pháp đã tỏ ra có hiệu quả tuy vẫn còn một số hạn chế trong cơ chế cũng như tổ chức thực thi. Đối
với vấn đề xử phạt đối với các trường hợp vi phạm các quy định về chất lượng của TPBVSK thì hiện nay
phần lớn các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm này là tương đối nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Ngoài
ra, các quy định liên quan đến vấn đề quản lý nguyên liệu sản xuất TPBVSK cũng chưa đầy đủ, gây ảnh
hưởng đến chất lượng của các sản phẩm TPBVSK trên thị trường.

4.2. Về sản phẩm Cardocorz và Hộ Tâm Đan Thephaco
Trong những năm gần đây, quan niệm về điều trị các bệnh tim mạch đã có những bước chuyển mình
đáng kể, khi vai trò của dòng sản phẩm thảo dược đang chiếm được vị thế ngày càng cao trong lòng
người sử dụng. Nổi bật trong số đó là TPBVSK Cardocorz và thuốc từ dược liệu Hộ Tâm Đan Thephaco.
Hai sản phẩm này đã đạt được các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu cần thiết để được lưu hành trên thị
trường, được người bệnh tin tưởng sử dụng. Suy cho cùng, chỉ có sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước
thì người dân mới có thể an tâm sử dụng những sản phẩm chất lượng, hiệu quả.



KẾT LUẬN


1. Sự giống và khác nhau trong quản lý nhà nước trong chính sách phát triển sản phẩm thực phẩm bảo
vệ sức khỏe/thuốc dược liệu có tác dụng lên hệ tim mạch
Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ về quản lý nhà nước trong chính
sách phát triển sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc dược liệu có tác dụng lên hệ tim mạch. Vì
vậy, việc quản lý nhìn chung vẫn dựa trên các quy định đối với thực phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và
thuốc dược liệu.
Ngoài một vài sự giống nhau nhằm thống nhất việc quản lý mặt hàng dược phẩm, thì cũng có nhiều quy
định khác nhau để phù hợp với tính chất từng loại sản phẩm, đáp ứng quản lý nhà nước trong chính sách
phát triển sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thuốc dược liệu có thể kể đến:
Cơ quan trực tiếp quản lý.
Ghi nhãn.
Tiêu chuẩn chất lượng.
Các yêu cầu để được lưu hành.
Phương pháp, cách thức kiểm nghiệm.
2. Về sản phẩm Vương tâm thống và Lipacap
Nhìn chung, hai sản phẩm đều đáp ứng được các tiêu chí cần thiết để được lưu hành trên thị trường.


KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan tới lĩnh
vực QLNN về chính sách sản phẩm TPBVSK các cấp từ Trung ương tới địa phương.
2. Bổ xung các văn bản quản lý TPBVSK theo nhóm tác dụng.
3. Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật về quản lý các sản phẩm TPBVSK và thuốc dược liệu, xóa bỏ
những quy định chồng chéo, bất hợp lý trong hệ thống chính sách và luật pháp gây cản trở hoạt động
kinh doanh, sản xuất các sản phẩm TPBVSK.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng về các

nội dung như: xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, ghi nhãn, kiểm nghiệm định kỳ
sản phẩm thực phẩm, cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Cần ban hành các thông tư quản lý chặt chẽ hơn vấn đề đăng ký thuốc và nhập khẩu thuốc với các
loại hình xử phạt và các hình thức xử phạt nặng nề hơn, xung quanh vấn đề xử lý thuốc giả, thuốc kém
chất lượng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×