Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J.P. du Roi ở Thừa Thiên - Huế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.85 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1A, pp. 174-181
This paper is available online at

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO
UNG THƯ CỦA LÁ CÂY DỨA DẠI (PANDANUS TECTORIUS
PARKINS. EX J.P. DU ROI Ở THỪA THIÊN - HUẾ

Lương Thị Cúc Hoa, Lâm Thị Hải Yến,
Đặng Ngọc Quang, Phạm Hữu Điển
Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Cao chiết n-hexan và etyl axetat của lá dứa dại (Pandanus tectorius
Parkins. ex J.P. du Roi, thu hái ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
- Huế 10/2012) có hoạt tính gây độc tế bào ung thư biểu mô (KB) ở mức trung
bình (IC50 tương ứng là 48,00 và 37,05 µg/mL). Từ hai cao chiết này, sử dụng
các phương pháp sắc kí cột, sắc kí bản mỏng, phương pháp kết tinh chúng tôi đã
phân lập được bốn hợp chất 1-4. Bằng các phương pháp phổ IR, MS, 1 H NMR, 13 C
NMR, HSQC, HMBC đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất đó là β-sitosterol
1, stigmasta-5,22-dien-3β-ol 2, vitexin 3 và tricin 4. Vitexin 3 có hoạt tính gây độc
tế bào ung thư KB ở mức trung bình (IC50 = 25,28 µg/mL), không có khả năng
kháng bốn chủng vi sinh vật và một chủng nấm kiểm định.
Từ khóa: Pandanus tectorius, lá dứa dại, tricin, vitexin, gây độc tế bào ung thư.

1. Mở đầu
Cây dứa dại, còn gọi là dứa gỗ, dứa gai.... có tên khoa học là Pandanus tectorius
Parkins.ex J.P. du Roi., thuộc họ Dứa dại Pandanaceae. Cây dứa dại phân bố rộng rãi trên
các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung
Quốc, Nam quần đảo Ryu Kyu, Malaixia, Micronesia, Phillipin... trên các bãi cỏ ẩm có
cát, trong các bụi cây ven biển dọc theo biển, rừng ngập mặn. Theo kinh nghiệm dân gian
phần trên mặt đất của loài dứa dại này được sử dụng để chữa viêm họng, bị ngộ độc thức
ăn, chữa đái dắt, đái buốt, trị viêm thận, thủy thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm


gan, xơ gan cổ trướng... [1]. Các nghiên cứu gần đây [2, 3] cho thấy thành phần hóa học
chính của dứa dại là các ancaloit, tecpenoit, các axit hữu cơ và các lignan. Năm 1993
Liên hệ: Phạm Hữu Điển, e-mail:

174


Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây...

PGS.TS. Lê Thị Anh Đào (trường Đại học sư phạm Hà Nội, [4]) đã nghiên cứu thành
phần hoá học của tinh dầu hương nếp lấy từ cây dứa thơm Pananus amaryllia Roxd., đã
phân lập được 3-metyl-2(5H)-furanon, 2-axetyl-1-pyrolin và một chất có mùi hương nếp
là 2-axetyl-1-pyrolin. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa
học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây dứa dại Pandanus tectorius Parkins. ex
J.P. du Roi., thu hái tại Thừa Thiên - Huế.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực nghiệm
Nguyên liệu: lá cây dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J.P. du Roi) được thu
hái ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế 10/2012. Tên cây do ThS.
Nguyễn Thế Anh, Viện Hóa học, Viện Hàn Lâm KH và CN Việt Nam xác định. Lá cây
dứa dại sau khi thu hái được rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát và sấy ở 50◦ C, sau đó được
xay thành bột mịn.
Thiết bị: Điểm nóng chảy được đo trên thiết bị Gallen Kamp (CHLB Đức). Phổ
1
H NMR, 13 C NMR, HSQC - trên máy Brucker Avance 500 MHz (chất nội chuẩn: TMS),
phổ hồng ngoại - trên máy Shimadzu FTIR- 8101M (ép viên với KBr), phổ khối lượng trên thiết bị Engine 5989-HP. Sắc kí lớp mỏng: sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel trên
đế nhôm (hãng Merck); phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ba bước sóng 254, 302 và 365
nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch axit H2 SO4 10%. Sắc kí cột được tiến hành với chất
hấp phụ silica gel (hãng Merck), cỡ hạt 0,040-0,063 mm (230-400 mesh). Máy đông cô

chân không Labconco (Mĩ) dùng để đông cô mẫu trước khi đo phổ.
Chiết tách: Bột lá cây dứa dại khô (5,0 kg) đem chiết bằng metanol nhiều lần đến
khi nhạt màu, cất cô quay dưới áp suất thấp, thu được 320 gam cao tổng. Sau đó đem chiết
lần lượt trong các hệ dung môi 2 pha (dung môi hữu cơ/nước): n-hexan/nước, etyl axetat/
nước, n-butanol/nước (tỉ lệ về thể tích = 1:1); cất cô quay dưới áp suất thấp pha dung môi
hữu cơ, được 54,16 gam; 63,39 gam và 44,86 gam cao tương ứng; pha nước - được 125,48
gam. Lấy 54,16 gam cao chiết từ pha n-hexan đem chạy sắc kí cột silica gel, hệ dung môi
rửa giải n-hexan:etyl axetat (n-H:E) = từ 100: 0 đến 0:100, được 6 phân đọan, kí hiệu
LH1-LH6. Từ phân đoạn LH1 kết tinh được hợp chất 1 (20 mg); từ phân đoạn LH2 kết
tinh được hợp chất 2 (15 mg). Lấy 63,39 gam cao chiết từ pha etyl axetat đem chạy cột
sắc kí silica gel, hệ dung môi rửa giải n-hexan: etyl axetat tỉ lệ từ 4:1 đến 0:100, được 11
phân đoạn, kí hiệu LE1-LE11. Từ phân đoạn LE2 kết tinh được hợp chất 3 (20 mg), từ
phân đoạn LE5 - kết tinh được chất 4 (2 mg).
Nhận dạng các chất
β -Sitosterol (1): Tinh thể hình kim, không màu, Rf = 0.45 (hệ dung môi n-H : E=
0
4:1), tnc = 139-140◦ C, tan tốt trong CHCl3 , axeton, metanol. IR (KBr, cm−1 ): 3440 (tù, m,
175


Lương Thị Cúc Hoa, Lâm Thị Hải Yến, Đặng Ngọc Quang, Phạm Hữu Điển

νOH ), 2958 (νCH no ), 1654, 1459 (νC=C ), 1375, 1059, 965, 805, 601. 1 H NMR (δ, ppm):
5,35 (1H, m, H-6), 3,53 (1H, m, H-3), 2,28 và 2,23 (2H, m, H-4), 0,68 (3H, s, H-18), 1,00
(3H, s, H-19), 0,92 (3H, d, J=5.5Hz, H-21), 0,83 (3H, d, J=7,1 Hz, H-26), 0,84 (3H, d,
H-27), 0,86 (3H, t, H-29).
Stigmasta-5,22-đien-3β-ol (2): Tinh thể hình kim, không màu, Rf = 0.55 (hệ dung
môi n-hexan : etyl axetat = 4:1), t0nc = 139-140◦ C, dễ tan trong dung môi ít phân cực, khó
tan trong nước. ESI-MS [M-H]- (m/z): 411.3. IR (KBr, cm−1 ): 3540 (tù, m, νOH ), 2860
(νCH no ), 1646, 1464 (νC=C ), 1080. 1 H NMR (δ, ppm): 5.35 (1H, m, H-6), 3,59 (1H, m,

H-3), 2,28 và 2,23 (2H, m, H-4), 0,68 (3H, s, H-18), 1,00 (3H, s, H-19), 0,92 (3H, d, J=
5.5 Hz, H-21), 0,83 (3H, d, J = 7,1 Hz, H-26), 0,84 (3H, d, H-27), 0,86 (3H, t, H-29).
Vitexin (3): Kết tinh vô định hình, màu vàng rơm, t0nc = 256-257◦ C, tan tốt trong
DMSO. ESI-MS positive [M+H]+ m/z 433,04, IR (KBr, cm−1 ): 3389, 3249 (tù, m, νOH ),
2919, (νCH no ), 1655, 1654 (nhọn, m, νC=O ),1612, 1564, 1506 (νC=C ) 1362, 1298, 1178,
1104, 1021, 832, 654. Phổ 1 H và 13 C NMR: được trình bày ở Bảng 2.
Tricin (4): Kết tinh vô định hình, màu vàng nhạt, t0nc = 186-187◦ C, tan tốt trong
DMSO. ESI-MS negative [M-H]− m/z 329.02, IR (KBr, cm−1 ): 3427 (tù, m, νOH ), 1654
(nhọn, tb, νC=O ), 1027, 1003, 828, 766, 609. Phổ 1 H và 13 C NMR: xem Bảng 2.
Thử hoạt tính sinh học
Các cao chiết phân đoạn (từ pha n-hexan, etyl axetat, n-butanol, nước) và hợp chất
3 được thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư dòng KB theo phương pháp nuôi cấy
trên thạch [5]. Ngoài ra, hợp chất 3 còn được thử nghiệm hoạt tính kháng nấm, khuẩn theo
phương pháp sàng lọc vi phiến 96 lỗ. Các phép thử này được tiến hành tại Phòng hóa sinh
ứng dụng, Viện Hóa Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.2. Kết quả và thảo luận
Hoạt tính gây độc tế bào ung thư KB của các cao chiết phân đoạn
Bảng 1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư dòng KB của 4 cao
chiết phân đoạn từ lá cây dứa dại
Hoạt tính gây độc tế bào trên dòng KB (µg/mL)
STT
Tên mẫu
% Ức chế tại nồng độ
Giá trị
IC50
128
32
8
2

0,5
1
LH
65
47
35
33
30
48,00
2
LE
86
48
33
29
27
37,05
3
LB
58
28
27
24
23
102,40
4
LN
43
30
27

25
25
>128
5
Elipticin
0,31

176


Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây...

Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư dòng KB của bốn cao chiết
phân đoạn n-hexan, etyl axetat, n-butanol, nước từ lá cây dứa dại P.tectorius trong Bảng 1.
Từ kết quả bảng 1 cho thấy trong số 4 cao chiết thử nghiệm, cao chiết từ n-hexan và
từ etyl axetat có hoạt tính gây độc tế bào ung thư dòng KB ở mức trung bình, với giá trị
IC50 tương ứng là 48,00 và 37,05 µg/mL. Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thành phần
hóa học của hai cao chiết này.
Phân lập, xác định cấu trúc của các hợp chất từ hai cao chiết có hoạt tính
Hợp chất 1 (β-Sitosterol): Phổ IR của 1 cho thấy một vân hấp thụ cường độ khá lớn
tại bước sóng 3440 cm−1 được gán cho dao động hóa trị của nhóm OH; hai vân hấp thụ
khác, cường độ trung bình ở các bước sóng 1654 và 1459 cm−1 được gán cho dao động của
liên kết đôi C=C. Phổ 1 H NMR cho thấy hợp chất 1 có cả thẩy 50 proton, cộng hưởng chủ
yếu ở vùng trường cao (δH 0,68 - 2,34 ppm), khá đặc trưng cho các sterol. Ngoài ra, còn
có 2 proton ở vùng trường trung bình: một ở δH 5,35 ppm (1H, m), được gán cho proton
olefinic H-6; proton còn lại với δH 3,49 ppm (1H, m), được gán cho proton cacbinol H-3.
Từ những chứng cứ trên, chúng tôi xác định được hợp chất 1 là β-sitosterol, C29 H50 O [6],
một sterol phổ biến trong hầu hết các loài thực vật.
Hợp chất 2 (Stigmasta-5,22-dien-3β-ol): Phổ ESI-MS của 2 cho 1 pic ion giả phân
tử [M-H]− với số khối m/z=411,3. Kết hợp với các phương pháp phổ khác cho phép xác

định công thức phân tử của 2 là C29 H48 O. Phổ IR của 2 cho thấy một vân hấp thụ cường
độ khá lớn tại bước sóng 3450 cm−1 được gán cho dao động hóa trị của nhóm OH; hai vân
hấp thụ khác, cường độ trung bình ở các bước sóng 1646 và 1464 cm−1 được gán cho dao
động của liên kết đôi C=C. Phổ 1 H NMR cho thấy hợp chất 2 có tất cả 48 proton, cộng
hưởng chủ yếu ở vùng trường cao (δH 0,68 – 2,32 ppm), khá đặc trưng cho các sterol.
Ngoài ra, còn có 2 proton ở vùng trường trung bình: một ở δH 5,32 ppm (1H, m), được
gán cho proton olefinic H-6; proton còn lại với δH 3,52 ppm (1H, m), được gán cho proton
cacbinol H-3. Khác với 1, hợp chất 2 còn có hai proton olifenic với δH 5,02 (1H, m) và
5,14 (1H, m), chứng tỏ 2 có thêm một liên kết đôi so với 1. Từ những chứng cứ trên, chúng
tôi xác định được hợp chất 2 là stigmasta-5,22-dien-3β-ol [6], một trong số các sterol phổ
biến trong thực vật.

Hợp chất 3 (Vitexin): Hợp chất 3 kết tinh vô định hình, màu vàng rơm, khó tan trong
177


Lương Thị Cúc Hoa, Lâm Thị Hải Yến, Đặng Ngọc Quang, Phạm Hữu Điển

các dung môi thông thường, tan tốt trong dung môi DMSO. Phổ LC-MS dương của 3 cho
1 pic giả ion phân tử [M+H]+ với số khối là m/z= 433,04. Kết hợp với các giá trị phổ IR,
1
H NMR, 13 C NMR (Bảng 2) suy ra công thức phân tử của hợp chất 3 là C21 H20 O10 (M
= 432). Phổ IR của 3 có một vân hấp thụ tù, khá mạnh, nhiều đỉnh, ở tần số từ 3249 đến
3389 cm−1 được gán cho dao động hóa trị của nhiều nhóm OH; một vân hấp phụ cường
độ khá lớn ở tần số 1655 cm−1 được gán cho dao động hóa trị của nhóm cacbonyl. Phổ 1 H
NMR của 3 có cấu trúc khá điển hình của một flavonon-glicozit với 6 proton thơm, không
no và 7 proton monosaccarit và 7 proton hiđroxyl. Cụ thể: 4 proton thơm doublet từ 2 cặp
tương đương với giá trị J (Hz) trùng nhau, có hiệu ứng mái nhà (2H, δH 6,90, d, J =8,5Hz
và 2H, δH 8,03, d, J =8,5Hz) được gán cho 4 proton thơm từ 2 cặp ở vị trí liền kề (vị trí
octo đối với nhau). Một proton thơm singlet (1H, δH 6,28, s) được gán cho proton duy

nhất còn lại ở vòng benzen thứ hai. Bẩy proton cộng hưởng ở vùng trường trung bình với
δH từ 3,53 đến 4,70 ppm được gán cho 7 proton từ α-D-glucopiranozơ. Ngoài ra, trên phổ
1
H NMR của 3 còn một proton singlet với giá trị δH 6,78 ppm được gán cho proton liên
kết với cacbon lai hóa sp2. Cacbon này bị hút electron mạnh do liên kết trực tiếp với C=O,
C-O-. Một proton khác, có tính axit, cộng hưởng ở vùng trường rất yếu (1H, δH 13,17, s)
được gán cho proton hiđroxyl do tạo liên kết hiđro nội phân tử khá mạnh với nhóm C=O
gần kề. Phổ 13 C NMR của 3 có 19 pic với các giá trị δC dao động từ 61,4 ppm đến 182,1
ppm, trong đó có 2 cặp giá trị δC trùng nhau (115,9 và 129,0). Điều này chứng tỏ hợp chất
3 có tất cả 21 cacbon, gồm 2 vòng thơm benzen (trong đó có một vòng benzen 2 lần thế,
đối xứng), 6 cacbon từ α-D-glucopiranozơ và 3 cacbon không no (trong đó có 1 cacbon
cacbonyl với giá trị δC 182,1 ppm). So sánh các giá trị phổ của 3 với của Vitexin [7] chúng
tôi thấy có sự trùng khớp tốt, vì vậy có thể kết luận rằng hợp chất 3 chính là Vitexin, một
flavonon-glicozit được phân lập từ lá cọ.
Hợp chất 4 (Tricin): Hợp chất 4 kết tinh vô định hình, màu vàng nhạt, khó tan trong
các dung môi thông thường, tan tốt trong dung môi DMSO. Phổ LC-MS âm của 4 cho 1
pic giả ion phân tử [M-H]- với số khối là m/z= 329,02. Kết hợp với các giá trị phổ IR, 1 H
NMR, 13 C NMR (Bảng 2) suy ra công thức phân tử của hợp chất 4 là C17 H14 O7 (M=330).
Phổ IR của 4 có một vân hấp thụ mạnh ở tần số 3427 cm−1 tương ứng với dao động hóa trị
của nhiều nhóm OH, một vân hấp phụ cường độ trung bình ở tần số 1654 cm−1 được gán
cho dao động hóa trị của nhóm cacbonyl bị yếu đi một phần do tạo liên kết hiđro nội phân
tử với nhóm OH. Phổ 1 H NMR của 4 có cấu trúc khá điển hình của một hợp chất flavonoit
với 12 proton thơm và không no. Cụ thể: 6 proton từ 2 nhóm metoxy tương đương (6H,
δH 3,88 ppm, s) và 2 proton thơm singlet tương đương (2H, δH 7,22 ppm, s) được gán cho
proton vòng benzen có 4 nhóm thế, đối xứng. Hai proton thơm doublet (1H, δH 6,20, d,
J=2,0Hz và 1H, δH 6,56, d, J=2,0Hz) có hằng số tách nhỏ, bằng nhau, kèm hiệu ứng mái
nhà - chứng tỏ chúng thuộc về vòng benzen thứ hai và ở vị trí octo đối với nhau. Một
proton singlet với giá trị δH 6,97 ppm được gán cho proton liên kết với cacbon lai hóa sp2 .
Cacbon này liên kết với 2 nhóm hút electron mạnh như C=O, C-O-. Một proton có tính
178



Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây...

axit, cộng hưởng ở vùng trường rất yếu (1H, δH 12,95, s) được gán cho proton hiđroxyl
do tạo liên kết hiđro nội phân tử khá mạnh với nhóm C=O gần kề. Phổ 13 C NMR của 4
có 14 pic, δC dao động từ 56,9 ppm đến 182,0 ppm, trong đó có 3 cặp tương đương (δC
56,9 OCH3, 104,89, 148,7 ppm). Điều này chứng tỏ hợp chất 4 có tất cả 17 cacbon, gồm
12 cacbon từ 2 vòng thơm benzen (trong đó có 1 vòng benzen 4 lần thế, đối xứng) với 7
cacbon liên kết trực tiếp với oxi (δC 140,4, 148,7, 148,7, 157,8, 161,9, 164,2, 164,6 ppm),
1 cacbon cacbonyl (δC 182,3 ppm). So sánh các giá trị phổ của 4 với của Tricin [8] chúng
tôi thấy có sự trùng khớp tốt, vì vậy có thể kết luận rằng hợp chất 4 chính là Tricin, một
flavoinoit được phân lập từ cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowi Maxim.).

Bảng 2. Phổ 1 H NMR, 13 C NMR (DMSO-d6) của các hợp chất 3 và 4
1
13
H NMR δH (ppm)
C NMR δC (ppm)
STT
3
4
3
4
2
164,0
164,6
3
6,78 s
6,97 s

102,5
104,1
4
182,1
182,3
5
161,2
157,8
6
6,28 s
6,20 d J=2,0Hz
98,2
99,3
7
162,7
164,2
8
6,56 d J=2,0Hz
104,6
94,7
9
156,0
161,9
10
104,1
104,2
1’
121,6
120,9
2’

8,03 d J=8,5Hz
7,32 s
129,0
104,9
3’
6,90 d J=8,5Hz
115,9
148,7
4’
160,4
140,4
5’
6,90 d J=8,5Hz
115,9
148,7
6’
8,03 d J=8,5Hz
7,32 s
129,0
104,9
1”
4,70 d J=10,0Hz
73,4
179


Lương Thị Cúc Hoa, Lâm Thị Hải Yến, Đặng Ngọc Quang, Phạm Hữu Điển

2”
3”

4”
5”
6”
OCH3−
3’, 5’
OH-5

3,85 t J=9,5Hz
3,35 m
3,34 m
3,26 m
3,76 m; 3,53 m

70,9
78,7
70,6
82,0
61,4

-

-

6H 3,88 s

-

56,9

13,17 s


12,96 s

-

-

Hoạt tính sinh học của chất 3
Kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học cho thấy: hợp chất 3 có hoạt tính gây độc tế
bào ung thư biểu mô (tế bào KB) ở mức độ trung bình (IC50 = 25,28 µg/mL, không
có khả năng kháng 4 chủng vi sinh vật kiểm định (Staphylococcus aureus, Bacillus
subtilis, Lactobacillus fermentum, Salmonella enteric, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa) và 1 chủng nấm kiểm định (Candida albican).

3. Kết luận
Cao chiết n-hexan và etyl axetat của lá dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J.P.
du Roi, thu hái ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế 10/2012) có hoạt
tính gây độc tế bào ung thư biểu mô (KB) ở mức trung bình (IC50 tương ứng là 48,00 và
37,05 µg/mL). Từ hai cao chiết này, đã phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất là
β-sitosterol 1, stigmasta-5,22-dien-3β-ol 2, vitexin 3 và tricin 4. Vitexin 3 có hoạt tính
gây độc tế bào ung thư KB ở mức trung bình (IC50 = 25,28 µg/mL).
Lời cảm ơn: Công trình được hoàn thành dưới sự tài trợ về kinh phí của đề tài cấp
Bộ GD & ĐT, mã số B2013-17-37, các tác giả xin trân trọng cám ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Văn Chi, 2001. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội, tr. 428.
[2] Mario A., Hiromitsu T., Norio A., Mariko K., Scott G. F., Maribel G. N., 2008.
Antitubercular triterpenes and phytosterols from Pandanus tectorius Soland. var.
laevis. J.of Nat.Medicines. Vol. 62, No. 2, pp. 232-235.

[3] Tan M.A., Takayama H., Aimi N., Kitajima M., Franzblau S.G., Nonato M.G, 2008.
Antitubercular triterpenes and phytosterols from Pandanus tectorius Soland.var.laevis.
J. Nat. Med. Vol.62, pp. 232-235.
180


Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá cây...

[4] Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Liên, 1993. Nghiên cứu thành phần hoá học của tinh
dầu hương nếp từ cây dứa thơm Pandanus amaryliia. Roxb-Việt Nam. Tạp chí khoa
học, trường ĐHSP Hà Nội, số 3, tr. 184-187.
[5] Scudiero D.A., Shoemaker R.H., Kenneth D.P., Monks A., Tierney S., Nofziger
T.H., Currens M.J., Seniff D., Boyd M.R., 1988. Evaluation of a soluable
tetrazolium/formazan assay for cell growth and drug sensitivity in culture using human
and other tumor cell lines. Cancer Reseach. Vol. 48, pp. 4827-4833.
[6] Goad L.J., Akihisha T., 1997. Analys of sterols. Blackie acad. & Profess. Publ.,
pp.378, 380.
[7] Omayma A.E. et al, 2009. Potential antioxidant phenolic metabolites from doum palm
leaves. African J. of Pharm. and Pharm-logy, Vol.47 , No.4, pp.158-164.
[8] Jing J.J., Yu Z., Chenmei L., Jie E.L., Xiao Q.W., Ying Z., 2007. Separation and
purification of Tricin from a antioxidant product derived from Bamboo leaves. J. Agric.
Food. Chem, Vol.56, No.25, pp.10086-10092.
ABSTRACT
Chemical constituents and cytotoxicity of Pandanus tectorius
Parkins. ex J.P. du Roi leaves, collected in Thua Thien, Hue Province
n-hexane and ethyl acetate extracts, made from Pandanus tectorius Parkins. ex
J.P. du Roi leaves, collected in Thua Thien, Hue Province, have shown a remarkable
cytotoxicity towards KB cell lines, with IC50 values of 48.00 and 37.05 µg/mL,
respectively. Four metabolites were isolated from these extracts using silica gel column
chromatography and idenfied as β-sitosterol 1, stigmasta-5,22-dien-β-ol 2, vitexin 3 and

tricin 4 using various spectroscopic methods (IR, MS, 1 H NMR, 13 C NMR, HSQC,
HMBC). Vitexin 3 showed moderate cytotoxicity towards KB cell lines with the IC50
value of 25.28 µg/mL.

181



×