Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương tại công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ &TMĐT
------------------

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÍ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST

Giáo viên hướng dẫn

Sinh
hiện

viên

thực :
Hoàng
Khánh

ThS. Nguyễn Hưng Long

Mã sinh viên

: 16D190077

Lớp


: K52S2

Ngọc


HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Hưng Long giảng viên
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề
tài “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương tại Công ty Cổ phần
Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sắc đến những
thầy cô giáo đã giảng dạy em trong những năm ngồi trên ghế giảng đường trường
Đại học Thương Mại. Thầy cô đã cho em những kiến thức là hành trang giúp em
vững bước trên con đường tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Lê Khắc Bình cùng toàn thể cán bộ
nhân viên trong Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST đã tạo
điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong phạm vi và khả
năng bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hoàng Ngọc Khánh

1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ....................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG................................1
1.1 Tầm quan trọng của phân tích hệ thống quản lý nhân sự, tiền lương...................1
1.2. Ý nghĩa của phân tích thiết kế HTTT quản lý nhân sự, tiền lương......................2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CƯU CỦA ĐỀ TÀI............................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................3
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu..................................................................................4
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN......................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG...........................................6
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN........................................................................6
1.1.1. Khái niệm cơ bản.............................................................................................6
1.2. Tổng quan về Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý...............................8
1.2.2. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng...............11
1.3 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng bằng UML..................14

2



1.3.1. Khái niện về UML trong phân tích, thiết kế hệ thống thông tin theo hướng
đối tượng.................................................................................................................14
1.3.2. Các biểu đồ quan trọng trong UML:..............................................................14
1.4. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ THIẾT
KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ...........................................21
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST.................................23
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY..........................................................................23
2.1.1. Thông tin cơ bản về công ty...........................................................................23
2.1.2. Lịch sử thành lập phát triển và nguồn nhân lực của công ty...........................23
2.1.3. Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và phương châm hoạt động của công ty...................24
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................................24
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty trong 3 năm từ 2017
đến 2019..................................................................................................................26
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (FAST)....................................................................29
2.2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng và CNTT tại Công ty Cổ phần mềm QLDN FAST......29
2.2.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống thông tin và thương mại điện tử tại Công ty
Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh Nghiệp (FAST)..............................................30
2.2.3. Thực trạng ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý nhân sự tại Công ty
Cổ phần Phần mềm Quản lý Doang nghiệp FAST...................................................31

3


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HTTT TRONG QUẢN LÝ

NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN
LÝ DOANH NGHIỆP FAST...................................................................................33
2.3.1. Những ưu điểm của công tác quản lý nhân sự tại Công ty............................33
2.3.2. Những nhược điểm của công tác quản lý nhân sự hiện tại tại công ty.................34
2.3.3. Nguyên nhân..................................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN
LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST....................................................................36
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT QUẢN
LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP FAST........................................................................................................36
3.2. ĐỀ XUẤT PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANG NGHIỆP FAST............36
3.2.1. Mô tả bài toán................................................................................................36
3.2.2. Các yêu cầu chức năng hệ thống....................................................................38
3.2.3. Các yêu cầu phi chức năng............................................................................38
3.3 Phân tích hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty Cổ phần Phần mềm
Quản lý Doanh nghiệp Fast.....................................................................................39
3.3.1 Xác định các tác nhân và đặc tả hệ thống.......................................................39
3.3.2 Biểu đồ Use Case............................................................................................40
3.3.3. Biểu đồ lớp chi tiết.........................................................................................43
3.3.4. Biểu đồ trạng thái...........................................................................................44
3.3.5. Biểu đồ hoạt động..........................................................................................46
3.3.6. Biểu đồ tuần tự...............................................................................................49
3.4. Thiết kế hệ thống quản lý nhân sự tại công ty Cổ phần Phần mềm quản lý
doanh nghiệp Fast....................................................................................................51
4


3.4.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................................................51

3.4.2. Thiết kế giao diện..........................................................................................54
3.4.3. Thiết kế phần mềm........................................................................................55
3.5. Đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống......................................................56
3.6. Một số kiến nghị và đề xuất để có thể triển khai phân tích thiết kế hệ thống
thông tin quản lý nhân sự, tiền lương tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý
Doanh Nghiệp Fast..................................................................................................56
3.6.1. Một số kiến nghị............................................................................................56
3.6.2. Một số đề xuất...............................................................................................57
KẾT LUẬN............................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST

TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

T
1

CNTT

Công nghệ thông
tin

2


CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

HTTT

Hệ thống thông tin

4

PTTK

Phân tích thiết kế

5

TMDT

Thương Mại điện tử

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố làm nên biểu đồ usecase........................................................15
Bảng 1.2: Các yếu tố làm nên biểu đồ trạng thái.....................................................16

Bảng 1.3: Các yếu tố chính làm nên biểu đồ tuần tự...............................................17
Bảng 1.4: Các yếu tố làm nên biểu đồ lớp...............................................................19
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2017-2019...................26
Bảng 3.1: Bảng tính lương.......................................................................................37
Bảng 3.2. Xác định, đặc tả các tác nhân..................................................................39
Bảng 3.3: Bảng nhân viên........................................................................................51
Bảng 3.4: Bảng hợp đồng lao động.........................................................................52
Bảng 3.5: Bảng bảng chấm công.............................................................................52
Bảng 3.6: Bảng bảng lương.....................................................................................53
Bảng 3.7: Bảng thiết kế cơ sở dữ liệu chức vụ........................................................53
Bảng 3.8: Bảng thiết kế cơ sở dữ liệu phòng bạn....................................................53
DANH MỤC BIỂU
Biêu đồ 1.1: Biểu đồ use case tổng quát trong hệ thống quản lý nhân sự................15
Biểu đồ 1.2 Biểu đồ trạng thái về Hợp đồng lao động.............................................17
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ tuần tự cho hoặt động sửa thông tin......................................18
Biểu đồ 2.1: Đánh giá sai sót trong quy trình chấm công của công ty.....................32
Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ hài lòng về công tác quản lý nhân sự của công ty...32
Biểu đồ 2.3: Đánh giá nhu cầu xây dựng HTTT quản lý nhân sự, tiền lương................33
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ usecase tổng quát...................................................................40

7


Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân rã usecase quản lý hồ sơ nhân viên...............................40
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân rã usecase quản lý lương..............................................41
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân rã usecase báo cáo, thống kê........................................42
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ lớp chi tiết..............................................................................44
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ trạng thái lớp nhân viên.........................................................44
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ trạng thái lớp hợp đồng lao động...........................................45
Biểu đồ 3.8: Biểu đồ trạng thái lớp tính lương........................................................45

Biểu đồ 3.9: Biều đồ trạng thái lớp chấm công........................................................46
Biểu đồ 3.10: Biểu đồ hoạt động đăng nhập............................................................46
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ hoặt động thêm thông tin nhân viên.....................................47
Biểu đồ 3.12: Biểu đồ hoặt động xóa thông tin nhân viên.......................................47
Biểu đồ 3.13: Biểu đồ hoạt động sửa thông tin nhân viên.......................................48
Biểu đồ 3.14: Biểu đồ hoạt động tìm kiếm thông tin nhân viên...............................48
Biểu đồ 3.15: Biểu đồ tuẩn tự chức năng đăng nhập...............................................49
Biểu đồ 3.16 : Biểu đồ tuần tự chức năng lập báo cáo thống kê..............................49
Biểu đồ 3.17. Biểu đồ tuần tự Thêm HSNV............................................................50
Biểu dồ 3.18. Biểu đồ tuần tự Sửa HSNV...............................................................50
Biểu dồ 3.19. Biểu đồ tuần tự Xóa HSNV...............................................................51
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty...........................................................................25
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh............................................................25

8


9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TẦM QUAN TRỌNG, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG
1.1 Tầm quan trọng của phân tích hệ thống quản lý nhân sự, tiền lương
Con người luôn là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại
của mỗi tổ chức. Doanh nghiệp có thể có một dự án, một kế hoạch kinh doanh tốt
đến đâu, công nghệ hiện đại đến đâu nhưng nếu không có một nguồn nhân lực đủ về
số lượng và chất lượng để triển khai thì cũng khó có thể thành công. Yếu tố nhân
lực lại càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi

trường cạnh tranh khốc liệt và mang tính quốc tế sâu sắc như hiện nay. Trong bối
cảnh hòa nhập kinh tế thị trường thì việc thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân
lực được xem là một trong những nhiệm vụ sống còn, có ý nghĩa quyết định tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có được đội ngũ người lao động có chất lượng cao – tài sản vô giá của mỗi
doanh nghiệp lại là vấn đề không hề đơn giản, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó có yếu tố tiền lương. Đây vừa là yếu tố duy trì, vừa là công cụ hữu hiệu để các
nhà quản trị, quản lý tố đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp.
Tiền lương là một vấn đề không hề đơn giản, bởi trong quan hệ giữa doanh
nghiệp và người lao động tồn tại mâu thuẫn thông qua vấn đề tiền lương. Đứng dưới
góc độ doanh nghiệp thì tiền lương được coi là một khoản chi phí, còn đối với
người lao động thì tiền lương lại chính là khoản thu nhập giúp họ tái sản xuất sức
lao động. Vì thế giải quyết tốt mâu thuẫn cố hữu này đã và đang trở thành bài toán
đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức.
Từ những phân tích trên ta thấy cần thiết phải có một cách nào đó để quản lý tốt
vấn đề nhân lực và vấn đề tiền lương để doanh nghiệp vừa có một đội ngũ mạnh về
chuyên môn, tốt về phẩm chất và giỏi về trí tuệ, lại vừa giải quyết tốt vấn đề an sinh
của nhân viên. Hơn thế nữa, ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên
phổ biến trong hầu hết mọi cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng các giải
pháp tin học trong công tác quản lý. Trong đó công tác quản lý nhân sự, quản lý tiền
lương là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.

1


1.2. Ý nghĩa của phân tích thiết kế HTTT quản lý nhân sự, tiền lương
Trong một xã hội thông tin với ngành công nghệ thông tin luôn biến đổi, việc
ứng dụng HTTT trong quản lý nhân sự là hết sức cần thiết vì vấn đề nhân sự là yếu
tố phát triển và sống còn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nó giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển. Con người luôn
là yếu tố trung tâm và sử dụng các tài nguyên khác cho quá trình phát triển. Vì thế
việc quản lý nguồn nhân lực là việc làm rất cần thiết và tất yếu.
Một hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương phải giải quyết được
những điều cơ bản như: các yêu cầu thu thập, lưu trữ những thông tin về hồ sơ nhân
sự bao gồm như: lập mới hồ sơ, chuyển giao hồ sơ, cập nhật hồ sơ. Bên cạnh đó là
phục vụ cho quá trình tìm kiếm hồ sơ nhân sự một cách dễ dàng và nhanh chóng khi
cần thiết. Đặc biệt là phải kết xuất ra được các báo cáo như báo cáo lương, báo cáo
theo hồ sơ nhân viên,...cung cấp cho cán bộ quản lý trong quá trình quản lý nhân sự.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh
nghiệp (FAST), em đã nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin
quản lý nhân sự mới thay cho hệ thống hiện tại đã không còn đáp ứng được nhu cầu
quản lý nhân sự của công ty.
Chính vì thế em đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống
thông tin quản lý nhân sự, tiền lương tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý
Doanh nghiệp FAST” nhằm giúp công tác quản lý nhân sự, tiển lương được nhanh
chóng, tiện lợi, giảm thiểu sức người, sức của, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CƯU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin
quản lý, hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương cơ sở lý luận về phân tích và
thiết kế hệ thống thông tin quản lý.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền
lương tại Công ty Cổ phần Phần mêm Quản lý Doanh nghiệp (FAST).
- Đưa ra một số định hướng, giải pháp về quản lý nhân sự, tiền lương tại
Công ty Cổ phần Phần mêm Quản lý Doanh nghiệp (FAST).
- Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương tại Công
ty Cổ phần Phần mêm Quản lý Doanh nghiệp (FAST).
2



- Trên cơ sở lý luận và thực trạng tình hình quản lý nhân sự tại công ty, từ đó đưa
ra một số đề xuất, giải pháp nhằm tạo ra một hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền
lương phù hợp đối với hoạt động quản lý nhân sự đem lại hiệu quả cao trong công việc,
lợi ích cho công ty.
- Định hướng và phát triển cho hế thống sau này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về nhân sự, quản lý nhân sự, thông tin,
hệ thống thông tin quản lý nhân sự cũng như công cụ UML, Rational Rose trong
phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng.
- Hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền lương của Công ty Cổ phần Phần
mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST.
- Về thời gian: trong phạm vi 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019.
- Về nội dung: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự, tiền
lương tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp
FAST là công việc quan trọng quyết định tạo nên chất lượng của khóa luận. Thu
thập thông tin gì, như thế nào, bao nhiêu là đủ là một bài toán khó.
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Nghiên cứu tài liệu về hệ thống
Nghiên cứu tài liệu về hệ thống là tiến hành nghiên cứu qua các báo cáo, các
tài liệu thống kê của Công ty Cổ phần Phần mềm quản lý doanh nghiệp (FAST), qua
internet. Mục đích của nghiên cứu tài liệu về hệ thống là thu nhận các thông tin tổng
quát về cấu trúc tổ chức, cơ chế hoạt động, quy trình vận hành thông tin trong hệ
thống. Kết quả của nghiên cứu về hệ thống sẽ cho ta cái nhìn tổng quát ban đầu về

hệ thống quản lý nhân sự tại Công ty.
+ Quan sát hệ thống

3


Quan sát hệ thống là một phương pháp thu thập thông tin thường được áp
dụng. Có những thông tin mà ta rất muốn biết nhưng không thể thu thập được trong
các phương pháp khác, trong các tài liệu lưu trữ trong hệ thống cũng không hề có.
Thông qua phỏng vấn cũng không mạng lại kết quả như mong đợi. Trong trường
hợp này, ta phải tiến hành quan sát hệ thống. Việc quan sát rất có tác dụng để có
được một bức tranh khái quát về hệ thống quản lý nhân sự của Công ty.
Tuy nhiên, phương pháp quan sát hệ thống cũng có một số hạn chế như đòi
hỏi mất khá nhiều thời gian.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin rất hiệu quả và rất thông dụng.
Đây là hình thức đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người phỏng vấn và người
được phỏng vấn để thu thập thông tin về hệ thống quản lý nhân sự của Công ty.
Nội dung phỏng vấn là đưa ra 5 câu hỏi về cách quản lý nhân sự tại công ty, các
thuận lợi, hạn chế khi công ty vẫn còn sử dụng phương pháp quản lý nhân sự thủ công.
Tiến hành phỏng vấn 15 người, hỏi từng người và ghi lại câu trả lời.
+ Sử dụng phiếu điều tra
Điều tra là một phương pháp rất thông dụng của thống kê học nhằm mục đích
thu thập thông tin cho một mục đích nghiên cứu theo một chủ thể nào đó. Chúng ta
thiết kế Phiếu điều tra và chuyển đến các nhân viên trong Công ty, nhân viên sẽ tích
theo đáp án sẵn có. Tổng hợp phiếu điều tra ta sẽ có một nguồn thông tin đáng tin cậy.
Chuẩn bị 15 phiếu điều tra, mỗi phiếu có 20 câu hỏi nội dung chủ yếu về thực
trạng hệ thống thông tin hiện tại, phương pháp quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần
Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (FAST). Mỗi phiếu sẽ được phát cho 1 nhân viên.

4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Tiến hành chọn lọc, phân tích tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua
các câu hỏi phỏng vấn và các dữ liệu, thông tin thu thập được từ nguồn khác.
Sử dụng phần mềm Excel nhằm xử lý kết quả điều tra, khảo sát.
- Phương pháp định lượng
Sau khi nhận được thông tin, dữ liệu từ phương pháp thu thập liên quan đến
vấn đề quản lý nhân sự của đã được tổng hợp, phân tích, xử lý. Có nhiều phương

4


pháp xử lý thông tin, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng
sau đó dung phần mềm để phân tích và xử lý dữ liệu
Sau khi sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu thu được ta sẽ có cái nhìn
tổng quan hơn về công ty, hiểu được các vấn đề vướng mắc mà công ty đang gặp
phải cần giải quyết. Từ đó sẽ lên ý tưởng đưa ra giải pháp khả thi nhất.
- Phương pháp định tính
Các bảng câu hỏi và phiếu điều tra được lập, sau đó tiến hành thu thập thông
tin dữ liệu từ các cán bộ, nhân viên trong Công ty. Những câu hỏi sẽ xoáy sâu vào
đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi về mức độ hài lòng sẽ được nâng dần lên theo mức
độ bậc thang, đưa ra những đáp án gần nhất với thực tế.
Sau khi sử dụng một số phương pháp phân tích dữ liệu thu được, ta sẽ có cái
nhìn tổng quan về Công ty, hiểu được các vấn đề vướng mắc mà Công ty đang gặp
phải cần giải quyết. Từ đó, sẽ lên ý tưởng đưa ra giải pháp khả thi nhất.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo kết cấu khóa luận gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân
sự, tiền lương.

Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết để áp dụng trong đề tài nghiên cứu
phân tích thiết kế HTTT quản lí nhân sự, tiền lương.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin trong quản lý
nhân sự và tiền lương tại Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST.
Giới thiệu về công ty, phân tích tình hình ứng dụng HTTT trong quản lý
nhân sự, tiền lương hiện tại từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống từ
đó nêu ra lí do tại sao cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nhân sự,
tiền lương cho công ty.
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty
Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST.
Nội dung chương này trình bày các bước phân tích thiết kế HTTT quản lý
nhân sự tại công ty ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST theo hướng
đối tượng. Từ đó đưa ra các biểu đồ Use case, biểu đồ tuần tự, biểu đồ lớp, biểu đồ

5


trạng thái,... Từ hệ thống xây dựng đưa ra những kiến nghị để công ty có một hệ
thống quản lý nhân sự, tiền lương hoàn chỉnh và tốt nhất.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ, TIỀN LƯƠNG
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm cơ bản
a. Khái niệm hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin: Là một tập hợp phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,
mạng viễn thông, con người và các quy trình thủ tục khác nhằm thu thập, xử lý, lưu
trữ và truyền phát thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp. (PGS.TS Đàm Gia
Mạnh (2017), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống Kê)
Các thành phần của hệ thống thông tin:

- Tài nguyên về phần cứng: Là các công cụ kỹ thuật dùng để thu thập, xử lý
truyền đạt thông tin.
- Tài nguyên về phần mềm: Là các chương trình của hệ thống bao gồm các
phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
- Tài nguyên về con người: Là những người điều hành và sử dụng HTTT
trong công việc hàng ngày và những người xây dựng và bảo trì HTTT.
- Tài nguyên về dữ liệu: Gồm các cơ sở dữ liệu quản lý, các mô hình thông
qua các quyết định quản lý.
- Tài nguyên về mạng: Là tập hợp các máy tính độc lập được kết nối với nhau
thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó.

Vai trò của hệ thống thông tin:
- Hệ thống thông tin đóng vai trò thu thập thông tin, xử lý và cung cấp
cho người sử dụng khi có nhu cầu.
- Đóng vai trò trung gian giữa tổ chức và môi trường, giữa hệ thống con

6


quyết định và hệ thống con tác nghiệp.
- Hệ thống thông tin có nhiệm vụ thu thập thông tin từ môi trường bên
ngoài và làm cầu nối liên lạc giữa các bộ phận của tổ chức, cung cấp thông tin
cho hệ tác nghiệp và hệ quyết định.
Hệ thống thông tin quản lý: là hệ thống thông tin tin học hóa có chức

năng thu thập, xử lý và truyền đạt mọi thông tin cần thiết cho các đối tượng sử
dụng thông tin trong guồng máy quản lý. (Theo “ Giáo trình Hệ thống thông
tin quản lý”, PGS.TS Hàn Viết Thuận, Trường Đại học Kinh tế quốc dân)
b) Khái niệm về nhân sự, quản lý nhân sự
Khái niệm nhân sự

Nhân sự hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm thể
lực và trí lực. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc sử dụng thể lực con
người là không bao giờ thiếu và đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự khai
thác khả năng trí lực con người là còn mới mẻ và không bao giờ cạn kiệt vì đây là
kho tàng bí ẩn của con người... (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (2014), Giáo
trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo Dục)
Khái niệm quản lý nhân sự
Quản lý nguồn nhân sự là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ
chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng , đào tạo,
đánh giá, và tưởng thưởng người lao động , đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa
của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm. (Nguồn: PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Quân (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo Dục)
c) Khái niệm về HTTT quản lý nhân sự
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự là hệ thống thông tin trợ giúp các hoạt
động tổ chức quản lý nhân sự. Mục tiêu của hệ thống thông tin quản lý nhân sự là
cung cấp thông tin cho nhà quản lý ra các quyết định hay lập kế hoạch dài và ngắn
hạn về nguồn nhân lực, thông tin về tiềm năng nguồn nhân lực để có cơ sở bổ
nhiệm cán bộ. (PGS.TS Đàm Gia Mạnh (2017), Giáo trình hệ thống thông tin quản
lý, NXB Thống Kê, Trường Đại học Thương Mại)

7


d) Quy trình và vai trò của HTTT quản lý nhân sự, tiền lương
Quy trình quản lý nhân sự:
- Quy trình tổ chức phòng nhân sự: Là các quy chế tổ chức cũng như mô tả
công việc, báo cáo kế hoạch, hướng đi phát triển trong quản lí nhân sự.
- Quy trình tuyển dụng: Với các công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo cũng
như quản lý các vấn đề lớn trong công ty thì việc tuyển dụng đòi hỏi những yêu cầu
cao và phức tạp hơn ở mức độ nhỏ hơn thì sẽ tuyển dụng những nhân viên và khả

năng phù hợp với tính chất từng công việc.
- Quy trình khen thưởng, kỷ luật: Trong việc quản lý nhân sự thì vấn đề là
vấn đề khá quan trọng không thể bỏ qua. Công ty nào cũng có những quy định riêng
để thúc đẩy nhân viên.
- Quy trình quản lý giờ làm: Để trả lương cũng như thưởng phạt nhân viên
- Quy trình lương và bảo hiểm y tế: Trong công tác quản lý nhân viên thì
lương và bảo hiểm là những vấn đề được nhân viên quan tâm đầu hàng đầu, thế nên
nếu vấn đề này quản lý tốt thì sẽ ổn định được lòng tin và khả năng làm việc hiệu
quả của nhân viên.
Vai trò của HTTT quản lý nhân sự, tiền lương:
- Nguồn lực con người là nguồn tái nguyên quan trọng nhất đối với sự tồn tại,
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để tạo lập và duy trì được một đội ngũ nhân sự
vững mạnh yêu cầu ban quản lý nhân sự của công ty phải có cách thức quản lý tốt.
Việc quản lý nhân sự tốt sẽ tạo điều kiện cho tất cả các cá nhân trong tập thể phát
huy được khả năng của mình, đông thời việc quản lý tốt cũng thể hiện được sự quan
tâm, động viên của lãnh đạo đối với các cá nhân trong tập thể, tạo những điều kiện
càn thiết giúp các cá nhân hoàn thiện mình.
- HTTT quản lý nhân sự, tiền lương là rất cần thiết cho doanh nghiệp, nhằm
khắc phục những khuyết điểm trọng việc quản lý nhân sự bằng phương pháp thủ
công, đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin theo yêu cầu của quản lý cấp trên
để hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ của công ty trong từng giai đoạn.
- HTTT quản lý nhân sự, tiền lương của một doanh nghiệp là hệ thống phản
8


ánh đầy đủ và toàn diện những tiềm năng về trí lực, thể lực của từng lao động. Nhờ
những thông tin mà httt quản lý nhân sự cung cấp, ban lãnh đạo và những nhà quản
lý của công ty có thể dễ dàng theo dõi tình hình nhân sư về mọi mặt của các cán bộ,
nhân viên một cách nhanh chóng, chính xác. Như vậy HTTT quản lý nhân sự giúp
tiết kiệm thời gian, chi phí, của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp phát triển ngày

càng bền vững hơn.
1.2. Tổng quan về Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
1.2.1. Lý thuyết chung về phân tích thiết kế hệ thống thông tin

- Phân tích hệ thống thông tin là quá trình nhìn nhận, đánh giá hệ thống
thông tin hiện đang áp dụng để xác định khả năng phát triển, cải tiến của hệ thống.
Mục đích của phân tích hệ thống thông tin là giúp việc thu thập thông
tin, đánh giá hệ thống đang sử dụng, xác định vấn đề tồn tại của hệ thống.
Phân tích hệ thống thống thông tin gồm phân tích chức năng và phân
tích dữ liệu.
- Thiết kế hệ thống thông tin là quá trình tiến hành chi tiết sự phát
triển của hệ thống đang xây dựng trong quá trình phân tích. Thiết kế hệ
thống cung cấp thông tin một cách chi tiết cho ban lãnh đạo xem xét có
chấp nhận hệ thống mới hay không và vận hành. Thiết kế hệ thống cho
phép đội phát triển dự án có cái nhìn tổng quan về hệ thống, nhận ra vấn đề
còn tồn tại của hệ thống.
Các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thông.
PTTK HT bao gồm 2 loại: PTTK HT theo hướng chức năng và PTTK HT
theo hướng đối tượng.
* Phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng.
Đặc trưng của phương pháp hướng chức năng là phân chia chương trình
chính thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhắm đến thực hiện một
công việc nhất định.

9


Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, rồi
tiếp tục phân rã bài toán con cho đến khi nhận được bài toán có thể cài đặt được
ngay, sử dụng các hàm ngôn ngữ lập trình hướng chức năng.

- Sơ đồ phân cấp chức năng
Mục đích của sơ đồ là nêu lên chính xác và cụ thể các chức năng chính của
hệ thống thông tin. Sơ đồ chức năng của hệ thống chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống
cần phải làm gì chứ không phải chỉ ra là phải làm như thế nào. Việc phân cấp sơ đồ
chức năng cho phép phân tích viên hệ thống có thể đi từ tổng thể đến cụ thể, từ tổng
quát đến chi tiết theo cấu trúc hình cây.
Đặc điểm của biểu đồ phân cấp chức năng (BPC):
+ Cho một cách nhìn khái quát, dễ hiểu, từ đại thể đến chi tiết về các chức
năng, nhiệm vụ cần thực hiện.
+ Rất dễ thành lập, bằng cách phân rã dần dần các chức năng từ trên xuống
+ Có tính chất tĩnh, vì PBC chỉ cho thấy các chức năng mà không thấy trình
tự xử lý.
+ Thiếu vắng sự trao đổi thông tin giữa chức năng
- Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một
quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau:
+ Diễn tả ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “Làm gì?”, mà bỏ qua
câu hỏi “Làm như thế nào?”
+ Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần
mô tả
+ Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó
phần nào thấy được trình tự thực hiện giữa chúng
- Sơ đồ thực thể liên kết E –R:
Mô hình thực thể liên kết là mô hình hóa thế giới thực dưới dạng một tập hợp
các kiểu thực thể, mỗi kiểu này được định nghĩa bởi một tập hợp các kiểu thuộc
tính. Các kiểu thực thể được kết nối với nhau bởi các kiểu liên kết.

10



Các thực thể là một vật cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định
trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin.
Các thuộc tính là một giá trị dùng để mô tả một khía cạnh nào đó của một
thực thể. Một hay một tập kiểu thuộc tính của một kiểu thực thể được gọi là một
khóa nếu giá trị của nó cho phép ta phân biệt các thực thể với nhau.
* Phương pháp hướng đối tượng
- Các tiếp cận hướng đối tượng là một cách tư duy theo hướng ánh xạ các
thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Một hệ thống được chia
thành các phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả hành
động và các dữ liệu liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ thống
tương đối độc lập với nhau và hệ thống sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối
tượng đó lại với nhau thông qua mối quan hệ tương tác giữa chúng.
Đặc điểm:
- Đặt trọng tâm vào dữ liệu.
- Xem hệ thống như là một tập các thực thể, đối tượng.
- Các lớp trao đổi với nhau bằng thông điệp.
- Tính mở và thích nghi của hệ thống cao hơn.
- Hỗ trợ sử dụng lại và cơ chế kế thừa.
Phương pháp này có các ưu điểm như: gần gũi với thế giới thực, tái sử dụng
dễ dàng, đóng gói che dấu thông tin làm cho hệ thống tin cậy hơn, thừa kế làm giảm
chi phí, hệ thống có tính mở cao hơn, được dùng để xây dựng các hệ thống phức
tạp. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có một vài nhược điểm như: khá phức tạp, khó
theo dõi được luồng dữ liệu do có nhiều luồng dữ liệu ở đầu vào, giải thuật không
phải là vấn đề trọng tâm của phương pháp này.
1.2.2. Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng
Theo Nguyễn Văn Ba, Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin,
NXB ĐHQG Hà Nội (2009) thì PTTK HT bao gồm 6 giai đoạn trong quy trình phát
triển một HTTT:
Giai đoạn 1: Khảo sát dự án
Khảo sát hiện trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển một hệ


11


thống thông tin. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thông tin
cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Giai
đoạn khảo sát được chia làm hai bước:
Bước 1:
 Khảo sát sơ bộ: tìm hiểu các yếu tố cơ bản (tổ chức, văn hóa, đặc trưng, con
người,...) tạo tiền đề để phát triển HTTT phù hợp với dự án và doanh nghiệp.
 Khảo sát chi tiết: thu thập thông tin chi tiết của hệ thống (chức năng xử lý,
thông tin được phép nhập và xuất khỏi hệ thống, ràng buộc, giao diện cơ bản,
nghiệp vụ) phục vụ cho việc phân tích và thiết kế.
Bước 2: Đặt ra các vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, như:
 Thông tin đưa vào hệ thống phải như thế nào?
 Dữ liệu hiển thị và xuất ra khác nhau ở những điểm nào?
 Ràng buộc giữa các đối tượng trong hệ thống cần xây được dựng ra sao?
 Chức năng và quy trình xử lý của hệ thống phải đảm bảo những yêu cầu nào?
 Cần sử dụng những giải pháp nào? Tính khả thi của từng giải pháp ra sao?

12


Từ những thông tin thu thập được và vấn đề đã đặt ra trong giai đoạn khảo
sát, nhà quản trị và các chuyên gia sẽ chọn lọc những yếu tố cần thiết để cấu thành
hệ thống thông tin riêng cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống.
Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ
thống, cụ thể như sau:
 Xác định yêu cầu của HTTT gồm: các chức năng chính - phụ; nghiệp vụ

cần phải xử lý đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng các văn bản luật và quy định
hiện hành; đảm bảo tốc độ xử lý và khả năng nâng cấp trong tương lai.
 Phân tích và đặc tả mô hình phân cấp chức năng tổng thể thông qua sơ đồ
BFD , từ mô hình BFD sẽ tiếp tục được xây dựng thành mô hình luồng dữ liệu DFD
(Data Flow Diagram) thông qua quá trình phân rã chức năng theo các mức 0, 1, 2 ở
từng ô xử lý.
 Phân tích bảng dữ liệu. Cần đưa vào hệ thống những bảng dữ liệu (data
table) gồm các trường dữ liệu nào? Xác định khóa chính (primary key), khóa ngoại
(foreign key) cũng như mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu (relationship) và ràng
buộc (constraint) dữ liệu cần thiết.
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy
để có cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống
đảm bảo đúng các yêu cầu đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm
chuyên dụng.
Giai đoạn 3: Thiết kế.
Thông qua thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích, các
chuyên gia sẽ chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ
thống chi tiết. Giai đoạn này được chia làm hai bước sau:
Bước 1: Thiết kế tổng thể
Trên cơ sở các bảng dữ liệu đã phân tích và đặc tả trên giấy sẽ được thiết kế
dưới dạng mô hình mức ý niệm bằng phần mềm chuyên dụng như Sybase
PowerDesigner, CA ERwin Data Modeler. Bằng mô hình mức ý niệm sẽ cho các
chuyên gia có cái nhìn tổng quát nhất về mối quan hệ giữa các đối tượng trước khi
chuyển đổi thành mô hình mức vật lý.

13


Bước 2: Thiết kế chi tiết
 Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database): Với mô hình mức vật lý hoàn chỉnh ở

giai đoạn thiết kế đại thể sẽ được kết sinh mã thành file SQL.
 Thiết kế truy vấn, thủ tục, hàm: thu thập, xử lý thông tin nhập và đưa ra
thông tin chuẩn xác theo đúng nghiệp vụ.
 Thiết kế giao diện chương trình đảm bảo phù hợp với môi trường, văn hóa
và yêu cầu của doanh nghiệp thực hiện dự án.
 Thiết kế chức năng chương trình đảm bảo tính logic trong quá trình nhập
liệu và xử lý cho người dùng.
 Thiết kế báo cáo. Dựa trên các yêu cầu của mỗi doanh nghiệp và quy định
hiện hành sẽ thiết kế các mẫu báo cáo phù hợp hoặc cho phép doanh nghiệp tư tạo
mẫu báo cáo ngay trên hệ thống.
 Thiết kế các kiểm soát bằng hình thức đưa ra các thông báo, cảnh báo hoặc
lỗi cụ thể tạo tiện lợi và kiểm soát chặt chẽ quá trình nhập liệu với mục tiêu tăng độ
chính xác cho dữ liệu.
Giai đoạn 4: Thực hiện
Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định. Giai
đoạn này bao gồm các công việc sau:
 Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, MySQL, …) và
cài đặt cơ sở dữ liệu cho hệ thống.
 Lựa chọn công cụ lập trình để xây dựng các modules chương trình của hệ
thống (Microsoft Visual Studio, PHP Designer,...).
 Lựa chọn công cụ để xây dựng giao diện hệ thống (DevExpress, Dot Net
Bar,...).
Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật hoặc clip hướng dẫn.
Giai đoạn 5: Kiểm thử.
 Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử.
 Kiểm chứng các modules chức năng của hệ thống thông tin, chuyển các
thiết kế thành các chương trình (phần mềm).
 Thử nghiệm hệ thống thông tin.

14



×