Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Ô nhiếm và bệnh tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.96 KB, 37 trang )

69 70





CHƯƠNG III
Ô NHIỄM VÀ BỆNH TẬT
Mục tiêu
Học viên cần nắm được những nội dung sau:
– Thế nào là bệnh và các nguyên nhân tổng quát dẫn đến
tình trạng bệnh lý.
– Các nhân tố sinh thái tác động đến người theo những quy
luật sinh học nhưng con người còn có thể thích nghi với môi
trường bằng sản phẩm văn hóa.
– Quy luật chống chòu hay quy luật giới hạn sinh thái là cơ
sở khoa học để xác đònh một nhân tố sinh thái đã là tác nhân gây
ô nhiễm hay chưa, tức là cơ sở khoa học của tiêu chuẩn nhà nước
TCVN về ô nhiễm môi trường.
– Các nhân tố tự nhiên như đòa lý, đòa hóa có liên quan
đến việc xuất hiện các bệnh đặc trưng cho một số đòa phương.
– Ô nhiễm môi trường (tự nhiên và xã hội) là nguyên nhân
phổ biến dẫn đến phát sinh và phát triển nhiều loại bệnh.
– Ô nhiễm môi trường trong lao động dẫn đến các bệnh
nghề nghiệp, gây tổn hại cho sức khỏe người lao động, làm suy
giảm năng suất lao động.
– Lối sống và sự đam mê thiếu kiềm chế cũng là những
yếu tố xã hội nhân văn dẫn đến các loại bệnh nguy hiểm, làm
giảm sút chất lượng cuộc sống lâu dài của cộng đồng, đặc biệt là
ung thư và các bệnh do tệ nạn xã hội gây nên.
3.1. Ô nhiễm


3.1.1. Các nhân tố sinh thái
Mọi nhân tố trong hệ sinh thái có tác động đến sự sinh
trưởng, phát triển của sinh vật đều được gọi là các nhân tố sinh
thái.
Có nhiều nhân tố tác động tốt và có những nhân tố tác
động xấu. Vốn là nhân tố tốt nhưng nếu không đúng liều lượng,
không đúng lúc, không đúng cách, không đúng chỗ thì cũng trở
thành xấu.
Dựa vào nguồn gốc và đặc trưng tác động của các nhân tố
sinh thái người ta chia thành nhóm nhân tố vô sinh (khí hậu, thổ
nhưỡng, đòa hình, v.v…) và nhân tố hữu sinh (thực vật, động vật,
trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường sống)
Con người là nhân tố hữu sinh, dó nhiên là nhân tố có ý
nghóa nhất bởi các khía cạnh xã hội chỉ có ở con người.
Tác động của con người là có ý thức và quy mô rộng.
3.1.2. Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái
71 72
Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật một cách đa
dạng về một hay nhiều mặt của quá trình sống và theo nhiều
mức độ mạnh yếu khác nhau.
Về mặt số lượng, tác động của các nhân tố sinh thái được
chia thành nhiều bậc:
Bậc tối thiểu (minimum): Nếu mức độ tác động thấp hơn
nữa thì có thể gây nguy hại, thậm chí tử vong, cho sinh vật.
Bậc tối ưu (optimum): Tại mức này hoạt động của sinh vật
đạt giá trò cực đại.
Bậc tối đa (maximum): Nếu mức độ tác động của nhân tố
sinh thái lớn hơn thì có thể gây nguy hại, thậm chí tử vong, cho
sinh vật.
Khoảng giới hạn của một nhân tố từ bậc tối thiểu đến bậc

tối đa gọi là giới hạn sinh thái hay biên độ sinh thái, cũøng còn
gọi là giới hạn chống chòu.
Nhân tố sinh thái giới hạn là nhân tố mà khi tác động đến
sinh vật được giới hạn từ bậc tối thiểu qua vùng tối ưu đến bậc
tối đa. Dưới bậc tối thiểu và trên bậc tối đa đều có thể làm cho
sinh vật bò nguy hại. Ví dụ: nhiệt độ, pH, độ mặn, một số hóa
chất như CO
2
, phân bón… là những nhân tố sinh thái giới hạn
Những loài sinh vật có biên độ sinh thái lớn (khoảng biến
thiên min–max lớn) thì có phân bố rộng và ngược lại.
Khả năng thích nghi của sinh vật trước tác động của các
yếu tố sinh thái thường diễn ra theo hai quy luật chủ yếu sau:
Quy luật tối thiểu: Để sống và chòu đựng được trong những
điều kiện cụ thể này khác, sinh vật đòi hỏi phải có những nhân tố
tối cần thiết cho sinh sản và phát triển với một lượng rất nhỏ, rất
tối thiểu. Các nhân tố vi lượng (chỉ với một hàm lượng rất nhỏ) tác
động mạnh đến năng suất, sản lượng cũng như tính ổn đònh của
mùa màng. Tuy ít, thậm chí rất ít, nhưng không có không được.
Quy luật chống chòu: Tức là quy luật về giới hạn sinh thái,
có nghóa là không thiếu mà cũng không thừa – giữa hai mức độ
này chính là giới hạn của sự chống chòu.
Đó là nguyên lý sinh thái cơ bản nhất được vận dụng vào
việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường, trong đó có tài nguyên quan trọng nhất là con người.
3.2. Quan niệm về bệnh
Thời nguyên thủy. Con người bất lực trước thiên nhiên.
Thiên nhiên quá huyền bí. Con người mắc bệnh là do sức mạnh
huyền bí xâm nhập vào. Mê tín dò đoan.
Nghòch lý là nhiều nhà khoa học cũng mê tín, do họ thấy

được quá nhiều điều không biết, không giải thích được nên mất
tin tưởng, đó cũng là chỗ dựa của tôn giáo.
Thời văn minh cổ đại:
– Cổ học Trung Hoa. Người thầy thuốc đầu tiên là Thần
nông, 3000 năm trước công nguyên với tập “Đại thảo”; Hoàng
đế 2650 trước công nguyên với quyển “Nội Kinh”, sau này Càn
Long với liệu pháp xoa bóp và châm cứu.
73 74
Thời đó người ta quan niệm vạn vật là hai lực “Âm–
Dương” và năm nguyên tố “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”.
Hai lực đối kháng: nam–nữ, nóng–lạnh, sống–chết …
Năm nguyên tố–ngũ hành theo luật “tương sinh, tương
khắc” (mộc sinh hỏa, hỏa sinh kim… thủy khắc hỏa, hỏa khắc
mộc…)
Trong vũ trụ và con người mọi trạng thái đều phụ thuộc
vào tình trạng cân bằng giữa hai lực và ngũ hành.
Bệnh là khi có rối loạn âm dương, có thay đổi trong quy
luật tương sinh tương khắc của ngũ hành.
Trong ý nghóa triết học: Sức khỏe là trạng thái cân bằng,
hòa hợp giữa những nhân tố khác nhau.
Có nhiều điều phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng:
“Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Có sự mâu thuẫn và thống nhất giữa hai lực âm–dương,
giữa các lục phủ ngũ tạng.
Cơ thể là một vũ trụ nhỏ, trong vũ trụ lớn, đòi hỏi sự thống
nhất cả bên trong lẫn bên ngoài.
– Cổ Ai Cập, 3000 năm trước công nguyên cho “Sự sống là
do chất khí (pneuma)“ và “hô hấp là thu chất khí vào cơ thể“
Khi chất khí trong sạch thì ta khỏe mạnh. Khi chất khí dơ
bẩn thì sinh ốm đau bệnh tật. Y học cổ Ai Cập đã có cống hiến

lớn về mặt tổ chức vệ sinh công cộng, đã dùng nhiều loại thuốc
để tẩy uế, để sát trùng.
– Cổ Ấn Độ: 1500 năm trước công nguyên có tài liệu Riq–
Veda, 700 năm trước công nguyên có tài liệu Yajur–Veda. Với
những kỹ thuật chỉnh hình, mổ tử cung lấy con… người ta đã nghi
ngờ chuột là nguồn gây bệnh dòch hạch, muỗi gây bệnh sốt rét.
Quan niệm về bệnh nhuốm màu triết lý Phật giáo “Sống và
chết chỉ là luân hồi” “chết chỉ là một giai đoạn của sống”, “Cơ
thể là vật chất vô tri vô giác mà trong đó linh hồn vận động, bảo
đảm sự thống nhất giữa cơ thể, sự lành mạnh bình thường của
các chức phận”.
Khi linh hồn lìa khỏi thể xác để sang thế giới khác ấy là sự
chết. “Bệnh chính là sự đấu tranh của linh hồn để duy trì được sự
vận động bình thường”.
– Văn minh Hy Lạp và La Mã kéo dài 8 thế kỷ (từ thế kỷ
thứ 6 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên).
Nhiều trường phái nhưng trong y học thấy có ảnh hưởng
của phương Đông như quan niệm của ngũ hành của Trung Quốc,
luân hồi của Ấn Độ, sinh khí của Ai Cập.
– Trường phái Pythagoras (580–498 trước công nguyên)
thừa nhận có bốn yếu tố: “đất, khí, lửa, nước” tương ứng với bốn
tính “khô, ẩm, nóng và lạnh”. Bệnh là khi có sự mất cân bằng
giữa chúng.
– Học thuyết Hypocratus (460–377 trước công nguyên)
cho rằng chức năng cơ thể con người là do bốn chất dòch quyết
đònh: “máu đỏ do tim tiết ra, biểu hiện tình trạng nóng; máu đen
từ lách tương ứng với ẩm, mật vàng ở gan biểu hiện tình trạng
khô và niêm dòch ở não tượng trưng cho tính lạnh”. Bệnh là sự
75 76
mất cân bằng của các dòch. Nguyên lý trò bệnh là phục hồi sự

cân bằng, bằng cách dùng các loại thuốc có đặc tính của dòch.
Hyppocratus được coi là “Người cha của y học” đã tách y
học khỏi triết học duy tâm, thần bí.
Từ đầu thế kỷ XX:
Sinh học đã ảnh hưởng đến y học với ba hướng nguyên
nhân bệnh: tâm thần, cơ học và hóa học.
Về bệnh tâm thần có hai học thuyết chính:
Freud (1856–1939). Trong cuộc sống có ý thức của chúng
ta, có nhiều ý nghóa và động lực thúc đẩy được nảy nở từ tiềm
thức mà ra. Điều quan trọng là nhiều ý nghóa và ham muốn về ý
thức đã bò đẩy xuống tiềm thức không được trở thành ý thức. Cái
tiềm thức đó luôn tồn tại, luôn có lực sống dồi dào”.
Freud gọi lực sống đó là “Libido”, đặc biệt rất mạnh đối
với những bản năng cơ bản của con người. Ví dụ, bản năng “tình
dục”. Vì không được thoát ra mà bò dồn nén cho nên có những
biểu hiện tâm thần như: nói không suy nghó, mộng mò, hoang
tưởng, suy nhược, hystérie. Như vậy: bệnh là sản phẩm của sự
chèn ép ý thức lên tiềm thức, của một xung đột tâm lý.
Cách chữa bệnh là giải phóng tiềm thức bò chèn ép bằng
phương pháp phân tích tâm thần–phân tâm học.
Freud quan niệm: Bản năng như là một cơ chế nhằm thỏa
mãn một nhu cầu và do các kích thích bên trong gây ra.
Nguyên lý dục vọng (ham muốn) sẽ là động lực chỉ huy
mọi hoạt động về phương diện tâm lý, chừng nào môi trường
xung quanh không chống lại được.
Mọi động lực cơ bản được quy về hai loại bản năng cơ bản:
+ Bản năng sống, sáng tạo: Chỉ huy mọi hoạt động nhằm
đảm bảo sự sinh tồn của con người, kể cả việc duy trì nòi giống
(EROS).
+ Bản năng chết: ngược lại, phá hoại mọi hoạt động sống

(THANATOS). Hai bản năng luôn đối lập, cạnh tranh nhau.
Pavlov và trường phái thần kinh: Quan niệm nội môi và
ngoại cảnh là thống nhất mà hoạt động thần kinh cấp cao đóng
vai trò quyết đònh khả năng thích ứng của cơ thể (nội môi) đối
với môi trường ngoài luôn luôn biến đổi.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa vỏ não và các bộ phận phía dưới,
sự kết hợp giữa hệ thống tín hiệu I và II, giữa cơ chế hưng phấn
và ức chế, giữa thần kinh và dòch thể có tác dụng điều hòa chính
xác và kòp thời mọi hoạt động con người, đảm bảo sự thống nhất
giữa nội môi và ngoại cảnh.
Trường phái này cho rằng bệnh là do rối loạn hoạt động
phản xạ của hệ thần kinh. Rối loạn trong mối quan hệ giữa các
bộ phận khác nhau của hệ thần kinh là cơ chế phát sinh bệnh.
Sai lầm của thần kinh luận là ở chỗ:
– Suy diễn rằng phản xạ bệnh lý (rối loạn chức năng) là cơ
sở duy nhất của sự phát sinh bệnh.
77 78
– Thái độ tuyệt đối hóa vai trò của vỏ não là phiến diện vì
như thế là đã hạn chế rất nhiều các hướng nghiên cứu bệnh như
hóa học, cơ học về bệnh.
Ngày nay khoa học đã phát hiện nhiều bộ phận ngoài vỏ
não có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động thần kinh cấp
cao như hệ lưới, hệ limbic (viền).
Còn nhiều quan điểm khác nhau về bệnh nhưng tựu trung
có một quan điểm được phổ biến rộng rãi là:
Bệnh là một trạng thái cân bằng mới, do có một số yếu tố
mới gọi là yếu tố gây bệnh. Trạng thái này không bền vững.
Khi lâm bệnh không có nghóa là khả năng thích nghi đã hết
mà cơ thể vẫn luôn tìm cách trở về hằng đònh cũ.
+ Lành và bệnh, sống và chết: là hai mặt của sinh học

+ Luôn có hoại tử và luôn có tăng sinh.
Bệnh hạn chế khả năng lao động. Cần đề cao phòng bệnh,
ngay cả bệnh nhẹ nhưng dễ lan rộng trong cộng đồng.
3.2.1. Quá trình bệnh lý
Có nhiều hiện tượng bệnh lý khác nhau, dễ lầm lẫn, có thể
phân biệt như sau:
+ Phản ứng bệnh lý: là phản ứng của tế bào, của các tổ
chức trong cơ thể đối với tác nhân gây bệnh mà cường độ và chất
lượng vượt khỏi giới hạn chống chòu.
+ Quá trình bệnh lý: là phức hợp gồm nhiều phản ứng bệnh
lý đang diễn biến.
+ Trạng thái bệnh lý: là quá trình bệnh lý diễn biến chậm,
kéo dài, có khi trở thành có tật.
+ Quá trình tử vong: Chết là giai đoạn cuối cùng của cuộc
sống. Bản thân sự chết ban đầu là do rối loạn tương hỗ của nhiều
chức phận, nhiều phản ứng hoá học, đặc biệt là đồng hóa và dò
hóa.
Quá trình sống được bảo đảm và điều hòa bởi hệ thần kinh
trung ương, cho nên cái chết gắn bó chặt với chức năng hệ thần
kinh. Tổ chức hệ thần kinh càng cao thì bộ phận thần kinh cao
cấp–vỏ não chết trước rồi mới đến các phần não phía dưới não
bộ. Có hai kiểu chết:
– Chết sinh lý là kết quả của sự hao mòn cơ thể ở tuổi già,
không còn khả năng phục hồi hoạt động của các tổ chức cơ thể.
– Chết bệnh lý là sự kết thúc của quá trình bệnh lý, không
phục hồi được.
Chết chưa phải là sự kết thúc ngay tất cả quá trình sống
của các tổ chức cơ thể. Ví dụ: Ruột vẫn co bóp, tóc và móng vẫn
còn dài ra, một vài bộ phận vẫn có thể tồn tại ngoài môi trường
cơ thể trong một thời gian ngắn.

+ Hấp hối: là giai đoạn được y học nghiên cứu rất kỹ nhằm
mục đích tăng cường khả năng hồi sinh, thường diễn ra qua các
giai đoạn ngắn:
– Giai đoạn ngưng: Tim và hoạt động hô hấp ngưng tạm
thời, khoảng 30–100 giây, mất phản xạ mắt, đồng tử mở rộng,
các hoạt động khác rối loạn.
79 80
– Giai đoạn hấp hối: Con người cố phấn đấu cưỡng lại cái
chết. Có thể xuất hiện lại hiện tượng hô hấp nhưng theo kiểu thở
chu kỳ–gọi là thở cá, tim đập lại nhưng rất yếu, phản xạ được
lập lại, người bệnh có thể hồi tỉnh lại từ vài phút đến nửa giờ có
cơ may sống lại.
+ Chết lâm sàng: Phổi ngưng, tim ngưng, thần kinh trung
ương hòan toàn bò ức chế, kéo dài 5–10 phút tùy thuộc vào: Tuổi
trẻ, có thể kéo dài hơn. Nhiệt độ môi trường thấp sẽ kéo dài hơn.
Tính chất của tử vong: Chết đột ngột kéo dài hơn. Thời gian hấp
hối yếu thì chết lâm sàng dài. Chết sinh vật là mất hoàn toàn khả
năng hồi phục. Tim, phổi nếu được hồi phục nhưng hệ thần kinh
không hồi phục được thì vẫn chết.
Một số bộ phận có thể sống lâu, chưa bò hoại tử ngay như
tim được tới 90 giờ, máu 5–6 giờ, da sau 3 ngày. Nhờ khả năng
này mà người ta có thể kòp sử dụng một số mô tạng để ghép cho
người cần thay thế.
3.2.2. Các nguyên nhân gây bệnh
3.2.2.1.Bệnh do rối loạn sinh học
Biểu hiện của bệnh cũng như nguyên nhân đưa tới các
bệnh là rất khác nhau và tùy thuộc vào rất nhiều điều kiện sinh
thái môi trường. Trên quan điểm sinh thái người ta lại phân biệt
hai nhóm nguyên nhân:
+ Nhóm có nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện

thiên nhiên (còn gọi là bệnh phong thổ) và môi trường xã hội
(yếu tố dinh dưỡng). Loại bệnh này thường không do vi khuẩn
truyền bệnh và không lây nhiễm nhưng nhiều khi có liên quan
mật thiết với yếu tố di truyền ví dụ:
– Bệnh xơ gan rất phổ biến ở Châu Phi do thức ăn quyết
đònh, quá dư thừa tinh bột, thiếu protit động vật.
– Bệnh huyết áp cao phổ biến ở tuổi già do ảnh hưởng của
dinh dưỡng và lao động.
– Bệnh tiểu đường lại có yếu tố di truyền khi tần suất
bệnh ở bà con dòng họ cao hơn người bình thường khác. Tiểu
đường còn được biết là bệnh do một gen lặn với tần suất khoảng
20 – 25% trong dân cư.
– Bệnh viêm tá tràng thường gặp người có nhóm máu O.
– Bệnh ung thư dạ dày có tỷ lệ cao hơn ở nhóm máu A.
+ Nhóm bệnh khác có nguyên nhân trực tiếp là sự nhiễm
khuẩn trực tiếp hoặc qua trung gian. Con người khi sử dụng tài
nguyên thiên nhiên (phá rừng, lấp hồ ao, săn đuổi thú vật …) đã
tranh chấp môi trường sống với sinh giới và đã vô tình hay hữu ý
tiêu diệt nhiều chủng loại động vật có ích, tác động xấu đến cân
bằng sinh thái đồng thời tiếp xúc với nhiều sinh thể có khả năng
gây bệnh (sâu bọ, gặm nhấm, virus, nấm …) kể cả những vật
sống ký sinh trong nhà, trong thức ăn uống, thậm chí ngay trên cơ
thể (chí, rận …). chúng sinh sản, phát triển trong những điều kiện
vật lý, hóa học, sinh học nhất đònh. Ví dụ:
– Bệnh ghẻ cóc – do vi khuẩn, liên quan chặt chẽ với khí
hậu nóng ẩm: 80% phân bố bệnh ở vùng đất có nhiệt độ trung
bình hàng năm 27
o
C, lượng mưa trên dưới 1500mm.
81 82

– Bệnh giun sán phổ biến ở vành đai nhiệt đới giới hạn với
vó độ 140
0
Bắc Nam. Một bệnh điển hình là bệnh sán máng
(shistosomatoc) do con sán máng shistosomum gây ra phổ biến ở
vùng dọc sông vì chúng có một giai đoạn ký sinh trong con ốc vặn.
– Một số bệnh phụ thuộc vào phức hệ sinh thái nhất đònh
như khí hậu khô, mặt trời gay gắt, cát bụi. .. Bệnh mắt ở Somali
(đục nhân mắt, nhiễm trùng mắt …) cũng phát triển mạnh ở vùng
này gây khả năng lây lan rộng.
+ Bệnh có liên quan với môi trường xã hội, nghèo túng, vệ
sinh kém như bệnh thổ tả, dòch hạch. Và khi giao thông phát
triển thì khả năng lây lan bệnh càng lớn.
Tóm lại sự phân bố đòa lý của nhiều bệnh thực chất là sự
phân bố điều kiện thích hợp cho các tác nhân gây bệnh và các
vật chủ trung gian.
Trước sức tấn công của những bệnh nhiễm khuẩn và truyền
nhiễm này cơ thể con người cũng có những biện pháp đề kháng
sinh học nhất đònh, hoặc:
Có yếu tố di truyền bẩm sinh, tạo miễn dòch bẩm sinh nhờ
đó có khả năng không nhiễm bệnh.
Do tính miễn dòch hoạt động mà cơ thể tiếp thu được sau
một thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (bệnh đậu mùa)
Do tính miễn dòch thụ động ở trẻ sơ sinh được truyền kháng
thể từ mẹ. Khả năng này yếu dần khi trẻ lớn lên và sẽ mất hẳn.
Thực ra khả năng miễn dòch chính là chức năng sinh lý hình
thành và phát triển do chọn lọc trong tiến hóa sinh học và đó
cũng chính là sự thích nghi.
Ngoài sức đề kháng miễn dòch còn có sức đề kháng nhờ
rèn luyện, tạo nên lực lượng dự trữ có khả năng chống bệnh rất

lớn.
3.2.2.2. Bệnh do rối loạn tâm lý–xã hội
Các sự kiện của môi trường xã hội tác động vào vỏ não
gây xung đột thần kinh, có tác dụng kích thích hoặc ức chế hoạt
động và sự điều hoà chức năng các tạng trong cơ thể.
Khi mức độ ảnh hưởng của vỏ não vượt quá ngưỡng bình
thường thì sẽ gây nên những rối loạn sinh học: Quan hệ mật thiết
trong gia đình, tình thương, lòng bao dung, ý thức trách nhiệm
trong cộng đồng… góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sức
khỏe, tránh những rối loạn về tâm lý xã hội.
Sự phát triển của văn minh xã hội đã đưa đến những thành
quả to lớn về bảo vệ sức khỏe, hạn chế tử vong do bệnh tật, tiêu
diệt được nhiều loại bệnh ở từng khu vực, tuy nhiên xã hội văn
minh cũng đang làm gia tăng nhiều dạng bệnh khác, trước hết là
do ô nhiễm môi trường, do tình trạng nghèo đói ở các khu vực
riêng lẻ.
Tiếng ồn là một điển hình tác động đến thính giác, làm
nhức đầu, mất ngủ, tạo nên khủng hoảng tinh thần, tâm lý.
Hoạt động sản xuất khẩn trương gây tình trạng căng thẳng
quá độ ở nhiều nước phát triển.
83 84
Những mâu thuẫn bế tắc của xã hội (đặc biệt ở các nước
chậm phát triển) dẫn đến tệ nạn xã hội: bạo lực, ma túy, điên
loạn hoang tưởng và thảm họa HIV–AIDS.
Sức khỏe và bệnh tật tuy gắn chặt với môi trường nhưng
cũng còn tùy thuộc vào bản thân. Bảo đảm cho công nhân có
cuộc sống lành mạnh, duy trì lao động sáng tạo là trách nhiệm
của người sử dụng lao động và cơ quan quản lý xã hội cũng như
của đoàn thể đại diện cho người lao động.
3.3 Bệnh do ô nhiễm

Trên quan điểm sinh thái, ô nhiễm có nghóa là có sự xuất
hiện nhân tố lạ trong hợp phần nào đó của môi trường, gây
phương hại cho sinh vật.
Nói cách khác ô nhiễm là hiện tượng gây nên sự thay đổi
các nhân tố sinh thái, đẩy nó ra khỏi giới hạn sinh thái của quần
thể sinh vật, vượt ra ngoài giới hạn, khả năng chống chòu của
sinh vật. Như vậy, thực chất của việc xử lý ô nhiễm môi trường
đối với một yếu tố sinh thái nào đấy là tìm mọi cách đưa yếu tố
đó trở lại bên trong giới hạn sinh thái.
Muốn kiểm soát được ô nhiễm trước hết phải biết giới hạn
sinh thái của quần thể đối với từng nhân tố sinh thái, và tìm ra
được những chỉ tiêu sinh học của cơ thể sinh vật.
Tóm lại muốn xử lý ô nhiễm có kết quả, điều kiện tiên
quyết là phải nắm được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh
thái, nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngoài
giới hạn chống chòu.
Trên cơ sở nghiên cứu giới hạn chống chòu của các cộng
đồng người khác nhau người ta đònh ra những tiêu chuẩn đểâ làm
cơ sở cho việc xác đònh mức độ ô nhiễm của các yếu tố sinh thái.
Ở nước ta các cơ quan có liên quan như Bộ Y tế, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất
lượng có nhiệm vụ nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn về môi
trường, sức khỏe, được gọi là Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN.
Một số ngành, một số đòa phương cũng có thể ban hành bổ sung
một số tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm riêng của ngành hoặc
của đòa phương nhưng không được mâu thuẫn với TCVN.
Trong môi trường lao động, người ta thường tiến hành xử lý
ô nhiễm môi trường theo ba bước như sau:
+ Xử lý đầu nguồn bằng cách thay đổi nguyên vật liệu,
nhiên liệu đầu vào, trước hết là thay đổi công nghệ để hạn chế

tối đa, tiến tới triệt tiêu nguồn ô nhiễm phát sinh.
+ Nếu đầu vào chưa xử lý được triệt để thì phải ngăn chặn
sự lan truyền của yếu tố ô nhiễm. Phải bọc kín hoặc ngăn cách
thiết bò phát sinh nguồn ô nhiễm. Cách người ta vẫn xử lý cho
đến nay là thải cao hoăïc chôn lấp. Như vậy thực chất chỉ là
“đánh bùn sang ao”, làm sạch cho mình và đẩy phần bẩn cho
thiên hạ vì yếu tố ô nhiễm chưa bò triệt tiêu mà chỉ dời đi chỗ
khác. Công nghệ sạch và sạch hơn mới là biện pháp hiệu quả
đúng nghóa.
Nếu cả hai bước nói trên đều chưa đáp ứng được yêu cầu
xử lý ô nhiễm thì biện pháp cuối cùng là phải sử dụng phương
tiện bảo vệ cá nhân. Cần chú ý là phương tiện bảo vệ cá nhân
phải phù hợp tính chất của nghề nghiệp, phù hợp với đặc điểm
85 86
hình thái sinh lý của người sử dụng. Đặc biệt cần lưu ý đến thời
hạn sử dụng của các phương tiện này.
Ngoài ra còn có những yếu tố không hợp lý thuộc về tổ
chức lao động cũng như các yếu tố tâm lý xã hội nẩy sinh trong
quá trình lao động (kể cả nghỉ ngơi và phục hồi) ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khỏe người lao động.
Các yếu tố này nếu vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tác
hại cho cơ thể người lao động, làm giảm sút sức khỏe, gây tai
nạn lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Về chuyên môn, trong
ngành vệ sinh lao động người ta đònh nghóa bệnh nghề nghiệp
như sau
3.3.1. Bệnh nghề nghiệp (BNN)
BNN là bệnh đặc trưng cho một nghề do những yếu tố tác
hại xuất hiện trong quá trình lao động nghề nghiệp tác động lâu
dài vào cơ thể người lao động mà sinh ra.
Có những bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm với

những chế độ quy đònh. Ở nước ta mới xác đònh được 21 bệnh.
Ngoài ra còn rất nhiều loại bệnh tật khác có nguồn gốc là tác hại
của môi trường cũng như của các yếu tố về tổ chức lao động xã
hội để lại nhiều hậu quả lâu dài không những cho cá nhân người
lao động mà còn là gánh nặng của gia đình và của cộng đồng xã
hội. Một cách khiêm tốn người ta gọi đó là những bệnh có tính
chất nghề nghiệp. Sau đây là số bệnh nghề nghiệp khá phổ biến
ở nước ta:
3.3.1.1. Bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN):
Điếc nghề nghiệp là một chấn thương nhỏ do tiếng ồn của
môi trường lao động, tác động trong một thời gian dài, gây những
tổn thương không hồi phục được ở cơ quan corti của tai trong.
Đơn vò đo cường độ tiếng ồn là decibel (dB), thường đo theo hệ
A của máy đo ồn nên còn phải ghi là dBA.
Mức độ gây hại của tiếng ồn là mức độ có thể dẫn đến điếc
nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO trong tần số 1000 Hz (1997 là 90
dB
±
2,5 giới hạn ở VN là 90, ở Mỹ, Đức cũng là 90, ở Anh là 85
dB).
Quy đònh rằng “lâu dài” có nghóa là tiếp xúc thường xuyên
ít nhất 3 tháng liên tục. ĐNN có một số đặc điểm như sau:
– Là điếc đối xứng hai bên (xấp xỉ đối xứng).
– Là điếc do tổn thương ốc tai
– Là điếc không hồi phục được
– Là điếc không tự tiến triển khi ngừng tiếp xúc với tiếng ồn.
Triệu chứng lâm sàng diễn ra theo bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu là mệt mỏi thính giác. Bệnh nhân thấy ù
tai, cảm giác thấy nhức ở tai, nghe kém sau giờ lao động, suy
nhược, nhức đầu, mất ngủ. Thính lực giảm rõ rệt ở tần số 4000

Hz; khi nghỉ ngơi, thính lực phục hồi được nhưng chậm nhất là ở
tần số 4000 Hz (ở các tần số khác thì phụ hồi sớm hơn).
+ Giai đoạn tiềm tàng: Kéo dài 5–7 năm. Người bệnh khó
nghe được tiếng động nhỏ nhưng tiếng động lớn, nơi ồn ào lại
nghe được. Nghe kém ở tần số cao, nghe âm nhạc hơi khó. Giảm
87 88
thính lực rõ rệt ở tần số 4000 Hz có thể lan rộng ra 3000 hoặc
6000 Hz.
+ Giai đoạn điếc gần hoàn toàn: Vùng thính lực giảm rõ rệt
đã lan ra tần số 2000, 1000Hz, vùng nói chuyện thường (500–2000
Hz) đã bò ảnh hưởng. Người bệnh cảm thấy khó chòu khi nghe
không rõ tiếng thì thầm. Giai đoạn này kéo dài đến 10–15 năm.
+ Giai đoạn điếc rõ rệt: Tiếng nói lớn cũng không nghe
được. Bệnh nhân ù tai thường xuyên nói chuyện khó khăn. Thính
trường thu hẹp.
Bệnh ĐNN phân biệt với một số dạng điếc khác như sau:
– Điếc tuổi già: Quá 60 tuổi mỗi năm thính lực giảm
0,5dB, tuổi 70 thính lực giảm 20 dB ở tần số 4000 Hz, và 10 dB ở
2000 Hz. Điếc tuổi già cứ tiếp tục tiến triển dù không tiếp xúc
với tiếng ồn.
– Điếc do chấn thương, viêm tai: Có kèm theo tổn thương
thực thể ở màng nhó, ở tiền đình, là điếc truyền âm hoặc tiếp âm.
Thương tổn tại chỗ, ít khi cả hai tai nếu không có thương tổn cả
hai tai.
+ Các rối loạn khác: Tiếng ồn quá giới hạn cho phép gây
chóng mặt, buồn nôn, khó chòu, lo lắng bực bội, căng thẳng tâm
lý, khó ngủ, khó suy nghó, dễ nhầm lẫn làm rối loạn nhiều chức
năng: thiếu máu tăng nhòp tim, thay đổi huyết áp, chức phận
thận, tiêu hóa rối loạn, 87% mất ngủ, 35% suy nhược.
Giới hạn tối đa cho phép ở VN trong môi trường lao động là 90

dBA.
Đònh nghóa tổn thương sức nghe là ngưỡng nghe trung bình vượt
quá 25 dB ở tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz.
Giới hạn tiếng ồn với thời gian tiếp xúc trong một ngày không
quá:
8 giờ: 90 dBA 1,5 giờ : 102 dBA
6 giờ: 92 dBA 1giờ : 105 dBA
4 giờ: 95 dBA 45 phút : 107 dBA
3 giờ: 97 dBA 30 phút : 110 dBA
2 giờ: 100 dBA 15 phút : 115 dBA
Trò số ngưỡng tối đa (ceiling value) là không được tiếp xúc
quá 115 dBA (không áp dụng cho tiếng ồn xung (ví dụ: tiếng nổ,
tiếng sét …).
3.3.1.2. Bệnh bụi phổi do silic – oxit silic (silicosis)
Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít thở
oxít silic tự do (Si0
2
). Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là sơ
hóa và phát triển các hạt ở hai lá phổi, về mặt lâm sàng là khó
thở, về mặt X quang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt.
Biến chứng: Có ba loại biến chứng chủ yếu gây tử vong.
+ Lao phổi: là biến chứng hay gặp nhất và gây tử vong
nhiều (1/3 tổng số trường hợp).
+ Suy hô hấp: phần lớn do biến đổi xơ hóa và khí thủng
rộng, thường kèm theo tâm phế quản (chronic cor pulmonale),
hậu quả của sự phá hủy phần lớn giường mạch và của sự co thắt
mao quản vì giảm oxy huyết.
89 90
+ Nhiễm trùng phế quản–phổi cấp tính: là biến chứng hay
gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu. Đó là hậu quả

của viêm phế quản mạn phối hợp với bụi phổi–Silíc tiến triển.
Nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào ba yếu tố chính:
– Tiếp xúc với bụi: càng kéo dài nguy cơ càng cao.
– Nồng độ bụi càng cao, đặc biệt hàm lượng “bụi hô hấp”
(dưới 5
μ
), nguy cơ càng lớn.
– Hàm lượng SiO
2
càng cao (> 18%) nguy cơ càng nhiều.
Bệnh bụi phổi silic là bệnh không phục hồi (chưa có thuốc
đặc trò) giảm tuổi thọ, tử vong hay xảy ra ở 40–50 tuổi. Bệnh có
thể xuất hiện sau 2–10 năm, nhưng có trường hợp triệu chứng
lâm sàng và X quang chỉ thấy rõ sau 20 năm.
Nếu hàm lượng bụi cao, thời gian tiếp xúc nhiều, kéo dài,
bệnh có thể tiến triển rất nhanh ở tuổi trẻ, đặc biệt với các nghề
phun cát, xay đá …
Có thể chẩn đoán bệnh bụi phổi silic khi:
– Đối tượng làm việc nơi có nồng độ bụi và SiO
2
cao quá
tiêu chuẩn.
– Thời gian tiếp xúc trên 5 năm (cá biệt dưới 5 năm thì
phải hội chẩn).
Điều quan trọng là phải biết dự phòng bằng nhiều biện pháp:
– Biện pháp kỹ thuật: Vệ sinh môi trường không khí, hút bụi.
– Biện pháp cá nhân: Đeo khẩu trang, mặt nạ lọc bụi.
– Biện pháp y tế: Thường kỳ kiểm tra môi trường lao động.
Khám tuyển và khám đònh kỳ. Trường hợp môi trường lao động
có quá nhiều bụi Si0

2
phải khám 6 tháng/lần.
Lưu ý khám đònh kỳ có chụp phim nhỏ 10x10 và thăm dò
chức năng hô hấp:
Đo dung tích sống (DTS) thực tế bằng phế dung kế.
Đo thể tích thở ra tối đa/giây: (TTTRTĐ) – Tính hệ số
Tiffeneau:
DTS
TTTRTD
x100 Thấp hơn 70% là bệnh lý xảy ra.Thấp
hơn 50 % là hội chứng tắc nghẽn
Khi
DTSLT
DTSTT
x100 < 50% được coi là có hội chứng hạn chế.
(DTTSTT: dung tích sinh thực tế)
3.3.1.3. Bệnh bụi phổi bông (byssinosis)
Bệnh gây ra do hít thở bụi bông, lanh, gai, sợi dứa
dại…Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là cảm giác tức ngực, khó thở
xảy ra vào cuối ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ cuối tuần,
thường được gọi là hội chứng ngày thứ Hai (Monday Syndrome)
và giảm chức năng thông khí cấp tính và mãn tính. Cảm giác khó
chòu giảm dần do thích nghi dần cho đến cuối tuần thì gần như
hết. Qua ngày nghỉ cuối tuần vào thứ hai sau, khi trở lại làm việc
lại thấy triệu chứng trên.
Ở VN đã có nhiều số liệu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh cao khi
hàm lượng bụi hô hấp đạt tới 4,8 – 5,5mg/m
3
.
91 92

Bụi bông là tập hợp gồm các tơ bông, các thành phần rác
lẫn vào như cọng, lá. Ngoài ra còn có thể lẫn thành phần bụi đất
bám dính vào. Vai trò vi sinh vật gây bệnh cũng rất đáng quan
tâm như nấm mốc, các men tiêu hóa của chúng.
+ Biểu hiện lâm sàng:
Qua thăm khám không phát hiện được triệu chứng thực thể
mà chủ yếu là dấu hiệu chủ quan của bệnh qua bảng câu hỏi.
Thường phân biệt các giai đoạn như sau (clinical)
C
1/2:
Hội chứng Monday xuất hiện không thường xuyên
(hoặc có vài dấu hiệu kích thích hô hấp).
C
1:
Hội chứng Monday đều đặn sau Weekend kéo dài tối
thiểu 36 tiếng.
C
2:
Hội chứng Monday lan sang đến những ngày tiếp theo.
C
3:
Triệu chứng C
1
kèm suy hô hấp, tắc nghẽn mãn tính.
+ Chức năng hô hấp: biểu hiện trên chức năng thông khí
phổi theo bốn giai đoạn (function).
F
1/2
: Giảm thông khí cấp tính nhẹ (TTTRTĐ/giây) sau 6
giờ làm việc đầu tuần dưới 0,2 lít là không có rối loạn thông khí

mạn.
F
1
: Mức giảm thông khí rõ. TTTRTĐ/s giảm > 0,2lít chưa
có rối loạn thông khí mạn.
F
2
: Như F
1
đo buổi sáng Monday thấp hơn trò số lý thuyết,
đạt khoảng 60 – 80%.
F
3
: Như F
2
nhưng dưới 60%.
+ Dự phòng
Người bệnh ở giai đoạn C
1/2
và C
1
vẫn còn có thể làm việc
được song phải theo dõi sự tiến triển hàng năm trời, tốt nhất nên
chuyển công tác khác, không tiếp tục làm việc nơi có bụi. Ở giai
đoạn C
2
trở lên thì cần điều trò chuyên khoa.
Dự phòng ngăn ngừa là khó nếu thiếu hệ thống lọc hết
sạch các sợi bông nhỏ, ngắn dưới 2mm hoặc dưới 0,5 mg/m
3

, đặc
biệt ở công đoạn sơ chế sợi.
Giai đoạn C
2
còn khả năng hồi phục nếu điều trò và không
tiếp xúc với bụi. Sang C
3
thì hết hồi phục được.
3.3.1.4.Bệnh nhiễm độc chì vô cơ
Là bệnh hay gặp. Từ xa xưa đã phát hiện bệnh này do việc
sử dụng chì từ các nền văn minh cổ. Bệnh nhân phần lớn được
xác đònh chủ yếu về mặt cận lâm sàng.
+ Độc tính của chì:
Chì là kim loại mềm, màu xám nhạt. Chì nóng chảy ở
0
327
C, sôi ở
0
1515
C, khoảng 550–
0
600
C chì bay hơi, tiếp xúc
với không khí thành oxít chì rất độc. Các hợp chất chì rất độc,
càng dễ hòa tan bao nhiêu càng độc bấy nhiêu.
1 gram chì tương đương 5% acetat nếu hấp thụ vào cơ thể 1
lần thì được coi là liều gây chết LD
50
.
10 gram chì trong ngày sẽ dẫn đến nhiễm độc nặng sau vài

tuần.
93 94
Nếu mỗi ngày hấp thụ 1 mg chì, thì sau nhiều ngày có thể
xuất hiện nhiễm độc mạn ở người bình thường.
Hàng ngày cơ thể hấp thụ một lượng vào khoảng 0,1mg–
0,5mg qua thức ăn, nước uống và bụi. Do đó lượng chì huyết
thường dao động khoảng 20 – 50 μg/100ml.Chì được thải qua
nước tiểu khoảng 100 μg/24h. Giới hạn tối đa cho phép (TCVN)
ở môi trường lao động là 10
– 5
mg/l.
+ Triệu chứng nhiễm độc:
– Nhiễm độc cấp khi chỉ cần một vài mililít acetat chì đã
xảy ra rối loạn tiêu hóa mãnh liệt, bỏng thực quản, buồn nôn,
đau thượng vò có thể kèm tiêu chảy, suy sụp toàn thân nhanh
chóng, co giật. Có thể có dấu hiệu viêm gan thận: tiểu ít protein
niệu, đạm huyết tăng, vàng da.
Thường có thể tử vong trước ngày thứ 4. Nếu qua được thì
hồi phục sẽ phải kéo dài.
– Nhiễm độc mạn: triệu chứng sớm là suy sụp thể lực, mệt
mỏi, ngủ ít, đau cơ xương, rối loạn tiêu hóa không đặc hiệu, có
thể điều trò khỏi.
Triệu chứng khách quan cần lưu ý:
1. Da tái, da mặt xạm.
2. Đường viền máu xám sẫm giữa chân răng và nưới do
đọng sulfua chì.
3. Cơn đau bụng chì: đây là dấu hiệu nặng, nghiêm trọng:
mạch chậm, huyết áp tăng, không co cứng bụng.
4. Liệt chi: liệt vận động đơn thuần do mất phản xạ gân, từ
ngón tay giữa trước rồi lan ra các ngón.

5. Tai biến não nghiêm trọng hiếm thấy.
6. Viêm thận.
7. Huyết áp cao.
8. Thấp khớp: xuất hiện từng cơn đau các khớp lan tỏa
+ Chẩn đoán.
Các dấu hiệu lâm sàng nói trên thường là không nhận ra
được đầy đủ vì vậy các nghiệm pháp sinh hóa là cần thiết để
nhận biết sớm các mức độ nhiễm độc.
– Đònh lượng chì niệu: là nghiệm pháp đặc hiệu lấy nước
tiểu 24 giờ. Giới hạn chì niệu là 80μg/24h. Trên 80μg/24h là có
thấm nhiễm. Trên 150μg/24h là biểu hiện bệnh.
– Đònh lượng delta Ala niệu: lấy nước tiểu 24h và xác đònh
các chỉ tiêu về máu như sau:
Hồng cầu hạt kiềm (HCHK) là những hồng cầu đặc biệt có
nhiều hạt tròn rải rác khá đều trong hồng cầu, khoảng 8 – 15 hạt
bắt màu kiềm. So sánh với số lượng hồng cầu bình thường số
lượng HCHK không được quá 1/1000
Lượng huyết sắc tố – Hemoglobin (Hb) giảm do rối loạn tổng
hợp.
Đònh lượng chì huyết: Khi chì huyết dưới 30μg/100ml máu
là bình thường, không có tiếp xúc với chì. Nếu vượt quá
80μg/100ml là thấm nhiễm bệnh lý.
95 96
Thông thường xác đònh dấu hiệu bệnh lý khi:

ALA niệu bằng hay lớn hơn 10mg/1/24h
Hồng cầu hạt kiềm so với số lượng hồng cầu lớn hơn hay
bằng 10 phần vạn
Trò số huyết sắc tố lớn hơn hay bằng 11g/100ml máu.
3.3.1.5. Bệnh nhiễm độc chì hữu cơ

Bệnh này biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khác hẳn
với chì vô cơ. Chì hữu cơ thường gặp là Tetraethyl chì (Pb(C
2
H
5
)
4
được pha vào xăng nhằm chống kích nổ. Đó là một chất hữu cơ
kim loại tổng hợp trong một hỗn hợp với vài chất khác với tỷ lệ
phổ biến của nó là 60%. Đó là một chất lỏng nặng, sánh như
dầu, bay hơi ở nhiệt độ bình thường, sôi ở 200
0
C. Ở 400
0
C nó
phân giải và giải phóng nhiều hạt bụi chì nhỏ li ti.
+ Độc tính: độc gần như sulfua cacbon, với nồng độ 5mg/l
trong không khí chuột nhắt chết ngay.
Quy đònh tỷ lệ pha xăng là ít hơn 0,5 phần nghìn hay 0,5g/l
và nồng độ tối đa cho phép trong không khí là 0,0005mg/m
3
.
Tetraethyl chì dễ dàng thấm qua da, rất dễ qua đường hô hấp.
Chì hữu cơ tích lũy rất nhiều ở não, thận, gan và gây nhiễm
độc kiểu viêm não.
Các phủ tạng nhất là phổi đều có xung huyết. Riêng ở gan
thì không thấy xung huyết, đó là đặc trưng của chì hữu cơ.
+ Triệu chứng: Phổ biến là rối loạn giấc ngủ: khó ngủ kèo
dài nhiều ngày hay có ác mộng. Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện
là buồn nôn và nôn vào đêm hay sáng sớm.

Dấu hiệu đặc trưng là hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm
nhòp tim nhưng không thường xuyên đi liền nhau. Có khi tim đập
nhanh. Suy nhược, đổ mồ hôi, run, nhức đầu, xanh xao
Không có hồng cầu kiềm không có đường viền chì,

ALA
niệu bình thường.
Nếu ngừng tiếp xúc, bệnh sẽ không tiến triển.
Ngày nay ta không dùng xăng pha chì nữa thì nguy cơ
nhiễm độc chì hữu cơ chỉ còn ở trong công nghiệp.
+ Chẩn đoán: ngoài những dấu hiệu nói trên, dấu hiệu sinh
học duy nhất có giá trò chẩn đoán là chì tăng nhiều trong nước
tiểu, phân và máu.
Vì vậy cần đònh lượng chì niệu: lượng chì thường được thải
ra nước tiểu đến 80μg/24h. Cần lưu ý là còn thải ra tiếp hàng
năm sau khi hết tiếp xúc.
Tiêu chuẩn về chì hữu cơ là: Nồng độ tối đa trong không
khí là 0,000005mg/l, Hàm lượng chì niệu là 0,080mg/l nước tiểu
/24h.
CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯC BẢO HIỂM
1. Bệnh nhiễm bụi mangan
2. Bệnh nhiễm bụi amiăng(Asbet)
3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×