Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Con người bình thường, sức khỏe và bệnh tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.56 KB, 19 trang )

31 32
2. Hãy cho biết có thật là chất lượng cuộc sống của
nhân dân ta đang bò suy giảm.
3. Cho biết ưu điểm và nhược điểm của một số chỉ
tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống.





CHƯƠNG II
CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
Học viên cần hiểu rõ các vấn đề sau
– Thế nào là sức khỏe đích thực theo quan niệm của WHO
với mục tiêu vượt qua những thử thách của môi trường, nhằm để
lao động có hiệu quả. Con người bình thường không có bệnh tật
chưa phải là đã có sức khỏe.
– Sức khỏe là một loại tài nguyên đặc biệt, vô cùng quý
giá mà con người có quyền được có, đồng thời phải có nghóa vụ
giữ gìn, bảo vệ, khai thác hợp lý sức khỏe của mình và của cộng
đồng.
– Có nhiều loại sức khỏe, về thể chất và về tinh thần, tâm
lý.
– stress là một trong dạng biểu hiện của sức khỏe tinh
thần, đặc biệt phổ biến trong tình hình phát triển kinh tế xã hội
trên thế giới cũng như trong nước.
– Hiểu rõ ý nghóa của stress trong đời sống xã hội, trong
lao động tới để có những biện pháp ứng phó hợp lý với stress,
stress nghề nghiệp liên quan nhiều với các yếu tố lao động. Cần
nắm vững các nguyên tắc ứng phó với stress nghề nghiệp.


– Sức khỏe sinh sản là vấn đề liên quan đến vấn đề dân số
và hạnh phúc gia đình, xã hội, là nội dung cơ bản của chương
trình Hành động quốc gia vì sức khỏe cộng đồng.
33 34
2.1 Quan niệm hiện nay về sức khỏe
2.1.1 Bình thường và bệnh tật
Ở con người bao giờ cũng tồn tại hai trạng thái đối lập:
bình thường và bệnh tật. Hai trạng thái đối lập đó thường xuyên
đấu tranh với nhau. Lúc thì trạng thái này chiếm ưu thế, lúc thì
trạng thái khác.
Người bình thường là người trong thời điểm không bò mắc
một bệnh cấp tính hay mãn tính hoặc không bò thương tích hay tật
nguyền. Khi người bệnh được chữa khỏi tức là chức năng của cơ
quan bò bệnh đã được phục hồi, thì người đó trở lại bình thường.
Có thể khám lâm sàng thấy là bình thường nhưng nếu xét
nghiệm, thăm dò chức năng một vài cơ quan, có thể thấy không
bình thường. Như vậy là không phải dễ đánh giá một người có
hoàn toàn bình thường hay không. Và như vậy, bình thường cũng
chưa hẳn đã là có sức khỏe tốt và không bình thường cũng chưa
hẳn là hoàn toàn kém sức khỏe hay bệnh tật.
Ngoài khỏe mạnh hay bệnh tật về thể xác còn có thể khỏe
mạnh hay bệnh hoạn về tâm thần. Vì vậy, sức khỏe hay bệnh tật
cần được hiểu một cách toàn diện hơn. Đã có khá nhiều đònh
nghóa khác nhau về sức khỏe và bệnh tật:
May (1958) quan niệm:“ Bệnh tật là sự biến đổi của các
mô cơ thể gây nguy hại cho sự sống của chúng trong môi
trường”. Đó là quan niệm cổ điển coi bệnh tật như là một thứ rối
loạn, một sự mất cân bằng xảy ra trong cơ thể.
Dubos (1965) coi “Tình trạng sức khỏe hay bệnh tật là biểu
hiện của sự thắng lợi hay thất bại mà cơ thể trải qua trong sự cố

gắng của nó để thích ứng với thử thách của môi trường “.
Thế kỷ 19, Claude Bernard (1869), nhà sinh lý học Pháp đã
viết “Hiện tượng về sự sống được quy đònh từ hai phía: Một phía
là cơ thể, trong đó sự sống diễn ra, và phía khác là môi trường,
trong đó có thể tìm thấy những điều kiện chủ yếu cho sự xuất
hiện, diễn biến những hiện tượng của bản thân mình. Điều kiện
cần cho sự sống tìm thấy cả ở trong cơ thể và cả ở môi trường
bên ngoài”.
Môi trường bên trong cơ thể là dòch thể trung gian giữa tế
bào và các mô như máu và bạch huyết. Vì vậy cơ thể là một “vũ
trụ nhỏ” hoạt động trong một “vũ trụ lớn” là thiên nhiên xung
quanh.
Môi trường bên trong và bên ngoài đều ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến sức khỏe.
Với môi trường bên trong, sức khỏe chòu tác động của sự
rèn luyện và cách sống hằng ngày trong đó có tập quán vệ sinh,
thể dục, thể thao, điều độ, tiết dục, không thái quá, không bất
cập.
Môi trường bên ngoài thì đa dạng, ngoài môi trường tự
nhiên khí hậu, tài nguyên, đòa lý … thì môi trường văn hóa xã hội
rất là phong phú gồm:
– Môi trường gia đình: tiện nghi về tài chính đảm bảo cuộc
sống vật chất và tinh thần, quan hệ gia đình thân tộc, phong tục,
lễ giáo, truyền thống, học hành …
35 36
– Môi trường lao động: việc làm ổn đònh, cơ sở vật chất
thiết bò, nguyên vật liệu, an toàn và vệ sinh lao động, thu nhập,
quan hệ chủ thợ, quan hệ đồng nghiệp, phương tiện đi lại …
– Môi trường xã hội: chế độ kinh tế, chính trò, dân số, phân
bố việc làm, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục …

– Môi trường quốc tế: hòa bình, chiến tranh, sắc tộc, ly
khai, xung đột.
Mọi điều kiện và hiện tượng đều tác động đến sức khỏe
theo những mức độ khác nhau đối với từng cá thể cũng như cộng
đồng mà mỗi cá thể là thành viên.
Như vậy khái niệm sức khỏe rõ ràng là có hàm ý về sự
thích ứng đối với môi trường hay, nói khác đi, sức khỏe là tiêu
chuẩn của sự thích ứng với môi trường và cũng là một tiêu chuẩn
cơ bản của chất lượng cuộc sống.
WHO (1975) – Tổ chức y tế thế giới – nêu đònh nghóa:
“Sức khỏe là trạng thái dễ chòu toàn diện về thể chất, tinh thần
và tâm lý xã hội nhằm để lao động có hiệu quả”. Sức khỏe là
một trong những quyền lợi cơ bản của con người. Mọi người đều
có nghóa vụ phải bảo vệ và nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng
đồng. Sức khỏe cũng là một lọai tài nguyên cơ bản mà mọi người
cũng như cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và sử
dụng hợp lý hơn bất cứ loại tài nguyên nào khác.
Điềâu đáng quan tâm hơn cả là việc bảo vệ sức khỏe phải
nhằm mục tiêu quan trọng nhất là lao động có hiệu quả.
Xem ra mọi đònh nghóa đều coi sức khỏe là khái niệm tổng
hợp về trạng thái cơ thể có liên quan mật thiết với môi trường.
Phẩm chất của môi trường nói cho cùng, theo nghóa rộng, toàn
diện chính là sức khỏe cộng đồng.
Y học phương đông từ lâu cũng đã nêu lý thuyết về “Thiên
– Nhân hòa hợp”, nghóa là con người luôn luôn phải hòa hợp với
thiên nhiên, với môi trường.
Cần chú ý là sự thích ứng của con người hoàn toàn khác với
sinh giới ở chỗ thích ứng bằng văn hóa quan trọng hơn về sinh
học. Tuy nhiên cũng hiển nhiên là từ văn hóa, con người đẩy
chính mình vào thảm họa môi trường ô nhiễm, cạn kiệt và suy

thoái.
2.1.2 Đònh lượng sức khỏe
Sức khỏe được xem như một tài sản, một tiềm năng được
duy trì thường xuyên và đònh lượng được bằng nhiều cách.
Sức khỏe tăng giảm liên quan đến quá trình tăng trưởng,
trưởng thành và lão hóa các cơ quan của cơ thể. Sức khỏe tăng
giảm theo tuần trăng, theo mùa, theo nhòp điệu sinh học.
Điều cần lưu ý là sau lao động nghiêm túc thì sẽ mệt mỏi
và mất nhiều hay ít năng lượng tùy theo mức độ lao động nặng
hay nhẹ. Để khắc phục mệt mỏi kéo dài thì phải bù đắp năng
lượng đã tiêu hao và nghỉ ngơi hợp lý. Trước hết là cần bù đắp
kòp thời nước và muối khoáng và có đủ thời gian để phục hồi sức
khỏe.
37 38
Sự đánh giá sức khỏe thường được chú trọng ở mức phục hồi
cơ thể sau lao động, ốm đau, tai nạn. Tốc độ hồi phục hay hoàn
thiện thường vẫn được coi là một tiêu chí đánh giá năng lực con
người.Sự hồi phục thường đi kèm với sự rèn luyện. Nhiều khi nhờ
rèn luyện mà sức khỏe không những được hồi phục mà còn tốt hơn
trước.
Sức khỏe không những được đo mà cần phải đo lường
thường xuyên. Càng nhiều sức khỏe thì càng ít cơ hội phát sinh
bệnh tật. Người ta thường lấy những giới hạn được gọi là Tiêu
chuẩn tức là các chỉ tiêu sinh học để đo lường sức khỏe như nhiệt
độ, huyết áp, nhòp tim, số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng
đường huyết… và nhiều chỉ tiêu về các chức năng ở mức độ vó
mô hoặc vi mô về tế bào, phân tử, ion…
Đương nhiên khi người ta nói mọi chỉ tiêu sinh học đều
bình thường (hoặc đa số chỉ tiêu chủ yếu, quyết đònh là bình
thường) thì được coi là có sức khỏe.

Những giới hạn của các chỉ tiêu đó là kết quả đo đạc, tính
toán thống kê dựa trên các khảo nghiệm, thăm dò chức năng của
một số đủ lớn cá thể, đại diện cho cộng đồng, phản ánh mức phổ
biến với một xác suất tin cậy nhất đònh. Có những giới hạn rộng,
tương đương nhau giữa nhiều cộng đồng trên thế giới, cũng có
nhiều giới hạn phản ánh tốt từng đặc trưng của từng cộng đồng.
Vì thế không phải lúc nào cũng có thể sử dụng chung một barem
đánh giá cho tất cả cộng đồng mà phải xây dựng những barem
cho các cộng đồng khác nhau.
Các chỉ tiêu sinh học cũng không phải luôn luôn cố đònh
trong mọi trường hợp, mọi điều kiện môi trường. Mỗi khi môi
trường có sự biến đổi thì một số chỉ tiêu nào đó vốn là bình
thường sẽ vượt ra ngoài giới hạn phổ biến chòu đựng được cơ thể.
Tuy nhiên điều cần lưu ý là lúc đó bệnh tật có xuất hiện không?
Câu trả lời là chưa chắc chắn, nguy cơ hay khả năng thì có thể có
nhưng xuất hiện bệnh thì chưa hẳn bởi giới hạn thích nghi cũng
biến đổi theo từng con người, đặc biệt là đối với những người có
rèn luyện.
Vì vậy khái niệm sức khỏe còn được biểu hiện bằng toàn
bộ lực lượng dự trữ của các hệ thống chức năng chủ yếu của cơ
thể.Lực lượng dự trữ này được biểu hiện bằng một đại lượng gọi
là hệ số dự trữ tức là số lượng tối đa một chức năng có thể huy
động được khi cần đến so với lúc bình thường.
Ví dụ: Lúc nghỉ, ngồi bình thường, lượng máu được trái tim
đẩy vào động mạch chủ là 4 lít/phút. Lao động và rèn luyện cơ
thể đưa công suất lên 20 lít/phút. Trong khi trái tim không rèn
luyện chỉ đạt tối đa là 6 lít/phút.
Điều cần lưu ý là trong khi ứng phó với điều kiện thử
thách, con người vận dụng các chức năng một cách toàn diện đặc
biệt là các yếu tố tinh thần và tâm lý. Dựa vào các nhân tố tác

động và biểu hiện của tình trạng cơ thể, thường phân biệt 3 loại
sức khỏe
1. Sức khỏe sinh lý:phát triển theo những mô hình và tiêu
chuẩn đã biết rõ, gồm những cơ chế thể dòch, thần kinh để ứng
phó với điều kiện môi trường. Phần lớn là do yếu tố di truyền
39 40
quyết đònh nhưng sự rèn luyện có tác dụng tăng cường sức khỏe
đặc biệt là hệ số dự trữ.
2. Sức khỏe miễn dòch:Phát triển qua cuộc đọ sức với các
tác nhân gây ô nhiễm. Phản ứng đặc hiệu là cơ chế có tính di
truyền cũng như sự rèn luyện (còn phụ thuộc vào kháng nguyên
từ môi trường mang lại, vaxin chẳng hạn).
3. Sức khỏe tinh thần (sức khỏe tâm thần là một cách nói
khác) còn phân chia thành sức khỏe tâm lý và sức khỏe xã hội.
Sức khỏe tóm lại là một đại lượng tương đối vì cái khỏe
của một người trong điều kiện môi trường này chưa hẳn đã khỏe
được trong điều kiện môi trường khác.
Đối với mỗi đối tượng lao động khác nhau đòi hỏi sức khỏe
khác nhau và loại hình sức khỏe cũng khác nhau.
2.1.3. Sức khỏe cộng đồng
Sức khỏe cộng đồng hay sức khỏe xã hội là sức khỏe chung
của một hệ thống có tổ chức giữa những cá thể có quan hệ và tác
động lên nhau trong một môi trường tự nhiên (vô sinh và hữu
sinh) và môi trường xã hội (văn hóa, chính trò, kinh tế, tôn giáo…)
Sức khỏe cộng đồng phải bao gồm cả tình trạng (tỷ lệ) bệnh tật
trong cộng đồng khi xem xét trên bình diện tổng thể.
Để xác đònh sức khỏe cộng đồng thì phải xuất phát từ tổng
đònh lượng sức khỏe của thành viên mà tính ra số trung bình đại
diện (không hẳn là trung bình số học).
Có nhiều chỉ tiêu để kham thảo trong khi kết hợp nhiều

mặt như tính thích ứng, tần suất thai lưu, tử vong chu sinh, tuổi
thọ trung bình và nhiều yếu tố xã hội khác như tổng thu nhập
trên đầu người, chỉ số nghèo khổ, chỉ số phát triển văn hóa, học
vấn…
Sức khỏe cộng đồng phải được xét trên hai phương diện:
– Cộng đồng là một nhóm di truyền chòu tác động của chọn
lọc và tuyển lựa trong môi trường tự nhiên và xã hội.
– Cộng đồng là một nhóm văn hóa xã hội mà ứng xử là
biểu hiện của sức khỏe tâm thần. Không thể có một sức khỏe
cộng đồng tốt với một xã hội bế tắc cũng như một mức sống quá
nghèo khổ và sự lan tràn của tệ nạn xã hội.
2.2. Sức khỏe tinh thần (SKTT)
2.2.1 Quan niệm
Người xưa quan niệm “Người không có bệnh tâm thần là
có tinh thần khỏe”. Quan niệm này chưa chính xác. SKTT thật ra
rất đa dạng, phức tạp. Rối loạn về tinh thần có nhiều mức độ và
phạm vi khác nhau. Hiệp hội quốc gia về SKTT của Hoa Kỳ
quan niệm rằng người có SKTT tốt là người có khả năng điều
hòa các ham muốn, dục vọng, lương tâm, cảm xúc, lý tưởng phù
hợp với năng lực và yêu cầu của cuộc sống mà mình phải đối
diện.
Họ đưa ra đònh nghóa: “Tình trạng SKTT tốt là trạng thái
khỏe khoắn mà trong đó chủ thể cảm thấy dễ chòu, tự tin trong
giao tiếp cũng như trước thách thức của cuộc sống hằng ngày “
Cũng có người quan niệm ngắn gọn:SKTT tốt là “biết mình
và biết người”.
41 42
2.2.2. Các yếu tố cấu thành sức khỏe tinh thần.
+Các yếu tố sinh học – tự nhiên bao gồm:
– Di truyền: Tiềm ẩn bệnh tật từ thế hệ trước truyền lại.

– Sinh lý:Hành vi con người chính là suy nghó và tình cảm
biến thành hành động.Người có sức khỏe thể chất tốt sẽ có cơ sở
thuận lợi cho sự tự tin, yêu đời.
+Các yếu tố văn hóa – xã hội có thể kể ra:
– Gia đình là nơi bắt đầu xã hội hóa qua sự dạy dỗ giáo
dục của bố mẹ và những người thân.
– Nhà trường, bạn bè là nơi củng cố và tiêm nhiễm hành
vi liên quan đến sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, là môi trường
tốt cho phát triển nhân cách.
– Cộng đồng là nơi truyền thông đại chúng tác đôïng rất
mạnh mẽ đến nhận thức hành vi, đặc biệt là lối sống.
– Lối sống: Ngày nay có 4 nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu là bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tai biến não, tai nạn giao
thông mà nguyên nhân có thể từ mặt sinh học–tự nhiên nhưng
những nguyên nhân từ lối sống còn quan trọng hơn nhiều..
Lối sống hiện đại bên cạnh những khía cạnh tích cực liên
quan đến quá trình phát triển kỹ thuật công nghệ thì về khía
cạnh tiêu cực cũng gây ra nhiều thách thức đặc biệt cho lớp tuổi
trẻ. Nhòp sống hối hả, đầy tính cạnh tranh, thói xấu đòi hỏi
hưởng thụ, đua đòi là những môi trường tốt cho sự lệch lạc, rối
nhiễu về tinh thần, tâm lý. Sự thiếu trách nhiệm với sức khỏe, từ
nhận thức cho đến hành vi, khoảng cách giữa hiểu biết và hành
động đều là khoảng hở cho sự xuất hiện tệ nạn xã hội, có nguy
hại cho thể chất và tinh thần.
Sự thiếu thông tin và nhiễu loạn thông tin trong kinh tế thò
trường gây sự sai lạc, nhầm lẫn về nhận thức, trách nhiệm đối
với vấn đề sức khỏe.
2.2.3. Lý thuyết về SKTT và sự phát triển nhân cách:
Để thay đổi và phát triển nhân cách trên cơ sở SKTT của
cá nhân và để đối phó với thách thức của cuộc sống hiện tại,

người ta thường khuyên rằng “Phải hiểu mình và hiểu người”.
Mỗi nhân cách dó nhiên là có cái độc đáo riêng, nhưng mọi
người phải chấp nhận những mẫu số chung – là chuẩn mực cấu
trúc về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học đã đưa ra
nhiều kiểu giải thích một cách hệ thống về hành vi con người.
Học thuyết của Sigmund Freud được bàn cãi nhiều nhất.
Abraham Maslov đã đưa ra mô hình phát triển nhân cách theo
hình chóp 5 bậc – khi nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn chừng
nào đó thì nẩy sinh nhu cầu bậc cao hơn. Nhu cầu được thỏa
mãn, cá nhân sẽ thấy thoải mái, khỏe khoắn, ngược lại sẽ thấy
khó chòu, bực bội, khó hòa hợp. Người ta minh họa các bước tiến
triển của nhu cầu bằng mô hình chóp như sau:





Sinh Lí
An Toàn
Yêu Thương
Tự trọng
Thành đạt
43 44




Bậc 1: Bao gồm nhu cầu sinh lý cơ bản:ăn uống, tình dục.
Bậc 2: Nhu cầu được cảm thấy an toàn nghóa là có an ninh,
trật tự, ổn đònh, đặc biệt khi phải đối diện với những nguy hiểm

tiềm ẩn xuất phát từ môi trường.
Bậc 3: Nhu cầu được thuộc về một ai đó, một tổ chức nào
đó mà ở đó con người tìm thấy sự yêu thương sự thông cảm cho
nhau.
Bậc 4: Nhu cầu tự đánh giá – có tự tin và tự trọng, đòi hỏi
sự chấp nhận, được tôn trọng.
Bậc 5: Nhu cầu thành đạt, sử dụng tiềm năng sáng tạo của
mình để hoàn thiện mình, để đạt được mục tiêu cao nhất hằng
mong muốn. Đạt được đến đây, con người thấy cuộc đời thật có ý
nghóa, đầy niềm vui và thật đáng sống.
Ngày nay trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trên cơ sở tăng
trưởng và phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, trong môi
trường sinh thái bò ô nhiễm và suy thoái nặng nề, con người và cả
xã hội con người đang bò lôi cuốn vào cuộc sống đầy thử thách,
cạnh tranh căng thẳng. Những biểu hiện suy giảm sức khỏe tinh
thần diễn ra khá phổ biến trong nhiều cộng đồng, trong nhiều
giới lao động và trong nhiều lớp tuổi khác nhau. Những hiện
tïng, trạng thái tâm lý như hụt hẫng, phiền nhiễu, hoang mang,
ám ảnh…thường xẩy ra sau những sự cố tự nhiên hoặc xã hội nào
đó thường được gọi chung (không thật khoa học lắm) là stress.
2.3. stress
Người ta gọi đó là một chứng có thể phát sinh nhiều bệnh.
Nó chẳng phải là bệnh nhưng tác hại chẳng kém gì bệnh. Trong
y học, stress được hiểu là thuật ngữ chỉ tác động của các biến cố
đến thể chất và tinh thần của con người.
Theo Hans Selye, stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ
thể đối với bất cứ đòi hỏi nào đặt ra cho chính cơ thể.
Mỗi người đều phải trải qua một vài khủng hoảng và đều có
những cách đối phó khác nhau. Thường người ta cảm nhận được nó
nhưng không rõ là do cái gì và cũng không có phản ứng nhất quán

nào.
Vì vậy cũng có thể hiểu stress là phản ứng không đặc hiệu,
không rõ ràng trước những tác động cũng không rõ ràng, không đặc
hiệu.
Biết là có thể có hại nhưng cũng thật khó lảng tránh. Tuy
nhiên stress không phải lúc nào cũng có hại. Các phản ứng đa
dạng kiểu stress cũng tạo cho ta ý chí vượt khó và chính stress
làm cho cuộc sống thêm sôi động và thú vò hơn.
Ví dụ: chỉ việc cần đến trạm xe buýt cho đúng giờ, khỏi
chậm trễ, khỏi lỡ xe thì trong cơ thể con người đã xảy ra những
biến đổi sinh lý sinh hóa tạo cơ sở cho sự đáp ứng là tìm một lời
giải nào đó hoặc làm một hành động gì đó để đáp ứng đòi hỏi:
không trễ xe. Hoặc là cố gắng chạy nhanh lên cho kòp chuyến

×