Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TIẾN QUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ,
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: TS. Lưu Lâm

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động dạy học theo chương
trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở, Thành phố Móng
Cái, Tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các kết quả
nghiên cứu là khách quan, trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Quyền

i




LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo,
cô giáo của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tác giả
trong học tập, nhất là trong quá trình tiến hành làm đề tài khoa học này.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lưu Lâm đã
hướng dẫn giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và
Đào tạo Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh; Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo và các em học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố Móng Cái,
Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các thông tin, tài liệu cần
thiết để viết đề tài nghiên cứu của mình, tham gia phỏng vấn trong suốt quá
trình tác giả thực hiện luận văn.
Xin được gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng môn đã luôn quan tâm,
tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tác giả học tập và nghiên cứu luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhiều nhưng thời gian nghiên cứu có hạn
nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp thông cảm giúp đỡ, góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................ 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 11
1.2.1. Quản lý .............................................................................................................. 11
1.2.2. Hoạt động dạy học ............................................................................................ 12
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học ............................................................................... 13
1.2.4. Dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ........................................ 14
1.2.5. Quản lí hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ........... 15
1.3. Hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung
học cơ sở ..................................................................................................................... 15
1.3.1. Định hướng đổi mới hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ
thông mới ở trường Trung học cơ sở .......................................................................... 15
1.3.2. Mục tiêu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường
Trung học cơ sở .......................................................................................................... 18


iii


1.3.3. Nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường
Trung học cơ sở .......................................................................................................... 19
1.3.4. Phương pháp và hình thức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông
mới ở trường Trung học cơ sở .................................................................................... 19
1.3.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ
thông mới ở trường Trung học cơ sở .......................................................................... 20
1.4. Quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở
trường trung học cơ sở ................................................................................................ 21
1.4.1. Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân .............................. 21
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông
mới ở trường trung học cơ sở ..................................................................................... 23
1.4.2.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên............................................................. 23
1.4.2.2. Quản lý hoạt động học của học sinh .............................................................. 27
1.4.2.3. Quản lí cơ sở vật chất, đồ dùng - thiết bị dạy học, công nghệ thông tin ....... 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo
dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở ............................................................. 31
1.5.1. Yêu cầu về đổi mới dạy học ở trường trung học cơ sở..................................... 31
1.5.2. Phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý ............................................................ 33
1.5.3. Phẩm chất, năng lực dạy học của giáo viên ...................................................... 34
1.5.4. Chất lượng học sinh .......................................................................................... 34
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất.................................................................................... 35
1.5. Kết luận chương 1 ................................................................................................ 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH
QUẢNG NINH .......................................................................................................... 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục của Thành phố

Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - chính trị .............................................................................. 37
2.1.3. Đặc điểm văn hoá - xã hội ................................................................................ 37
2.1.4. Khái quát về giáo dục và đạo tạo của thành phố Móng Cái hiện nay .............. 38
2.1.5. Đặc điểm, tình hình chung của các trường trung học cơ sở, thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 41
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................................ 44

iv


2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở,
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ
thông mới..................................................................................................................................... 46
2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.. 46
2.3.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ
thông mới .................................................................................................................... 53
2.4. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa
bàn thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới..... 64
2.5. Kết luận chương 2................................................................................................................ 69
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH ...... 72
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................................... 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .................................................................................. 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................................... 73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................................................. 73

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo gắn với mục tiêu giáo dục phổ thông mới ................................... 73
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở,
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ............. 74
3.2.1. Nâng cao nhận thức về quản lí giáo dục; lý luận dạy học và nghiệp vụ dạy
học theo chương trình giáo dục phổ thông mới .......................................................... 74
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở theo chương trình
giáo dục phổ thông mới ................................................................................................ 76
3.2.3. Xây dựng chương trình nhà trường theo chương trình phổ thông mới; lựa chọn,
sắp xếp nội dung các môn học phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương................ 79
3.2.4. Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh
giá học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ............................................ 81
3.2.5. Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên; quản lí học sinh gắn với hoạt
động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới .......................................... 86
3.2.6. Quản lí bồi dưỡng phương pháp học tập, tự học; các hoạt động trải nghiệm
thực tế cho học sinh .................................................................................................... 91
3.2.7. Quản lí việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng - thiết bị dạy học
học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học .............................. 93

v


3.2.8. Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò
của mình trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới .......................... 96
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................................. 99
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................... 99
3.3.2. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ... 100
3.4. Kết luận chương 3..............................................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 105
1. Kết luận ................................................................................................................. 105
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 108

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ............................................ 108
2.2. Đối với ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái .................................................. 108
2.3. Đối với phòng Giáo dục&Đào tạo và ủy ban nhân dân xã, phường ..................... 108
2.4. Đối với các trường có cấp trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 110
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Các chữ viết tắt
1
CBQL
2
CM

Các chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Chuyên môn

3
4

CNTT
CSVC

Công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất

5
6
7

ĐG
GD&ĐT
GDPT

Đánh giá
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông

8
9

GV
HĐDH

Giáo viên
Hoạt động dạy học

10
11
12
13
14
15
16


HS
HTTCDH
KN
KX
KHDH
NL
NLHS

Học sinh
Hình thức tổ chức dạy học
Kĩ năng
Kĩ xảo
Kế hoạch dạy học
Năng lực
Năng lực học sinh

17
18

PC
PP

Phẩm chất
Phương pháp

19
20
21
22


QL
SGK
THCS
Tb

Quản lý
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Trung bình

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh cấp THCS Thành phố Móng Cái ............... 38
Bảng 2.2. Chất lượng Hạnh kiểm cấp THCS ............................................................. 39
Bảng 2.3. Chất lượng Học lực cấp THCS ................................................................. 39
Bảng 2.4. Số HS đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Thành phố ......................... 40
Bảng 2.5. Số HS đạt giải trong các kì thi chọn HSG cấp Tỉnh................................... 40
Bảng 2.6. Quan điểm của CBQL, GV về dạy học theo chương trình giáo dục phổ
thông mới ................................................................................................. 46
Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV về tính tất yếu, vai trò, ý nghĩa của hoạt
động dạy học theo chương trình GDPT mới ........................................... 47
Bảng 2.8. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện nội dung dạy học theo chương
trình GDPT mới ....................................................................................... 48
Bảng 2.9. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng các PP, kĩ thuật và HTTCDH
theo chương trình GDPT mới .................................................................. 49
Bảng 2.10. Đánh giá của GV về mức độ sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học và
ứng dụng CNTT vào dạy học theo chương trình GDPT mới .................. 51

Bảng 2.11. Đánh giá của GV về mức độ kiểm tra, ĐG HS theo chương trình
GDPT mới ............................................................................................... 52
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về QL xây dựng KHDH theo chương trình
GDPT mới ............................................................................................... 53
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức - phân công dạy học ở các
trường THCS theo chương trình GDPT mới ........................................... 54
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về tổ chức thực hiện dạy học ở các trường
THCS theo chương trình GD PT mới...................................................... 55
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về các nội dung QL đổi mới PP, kĩ thuật
dạy học theo chương trình GDPT mới .................................................... 56
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
của giáo viên theo định hướng chương trình GD PT mới ....................... 57

viii


Bảng 2.17. Đánh giá của GVCN về quản lý việc hình thành nề nếp, động cơ, thái
độ học tập của HS .................................................................................... 58
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, GVCN về quản lý hình thành PP học tập cho HS ....... 59
Bảng 2.19. Đánh giá của GV chủ nhiệm về tổ chức phối hợp các lực lượng tham
gia QL hoạt động học tập của HS ............................................................ 60
Bảng 2.20. Đánh giá của GV về QL hoạt động học của HS theo hướng chương
trình GDPT mới ....................................................................................... 61
Bảng 2.21. Đánh giá của HS về kết quả công tác tổ chức HS trong hoạt động học
tập theo chương trình GDPT mới của các nhà trường ............................ 62
Bảng 2.22. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện các nội dung QL CSVC, thiết
bị và ứng dụng CNTT phục vụ cho HĐDH theo định chương trình
GDPT mới ............................................................................................... 63
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ................................................. 101
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................................................... 102


ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của cuộc "Cuộc cách mạng 4.0". Hiện nay,
nhiều nước trên thế giới đã tham gia hội nhập một cách sâu rộng, toàn diện. Con
người của mỗi quốc gia dần trở thành công dân của toàn cầu và đứng trước yêu cầu
về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều nước trên thế giới đã tiến hành đổi
mới giáo dục, và đó là xu thế tất yếu. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó.
Đứng trước bối cảnh chung của toàn thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm
đến giáo dục và xác định GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đảng ta đã đưa ra các Nghị
quyết quan trọng về đổi mới giáo dục. Đặc biệt tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Đảng ta xác định "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt và
giáo dục và đào tạo có sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam" [5]. Tiếp theo đó, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [6].
Để cụ thể hóa quan điểm trên Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình GDPT
Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26

tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT); Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Giáo dục số
43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

1


Đó chính là cơ sở quan trọng để các địa phương, các trường học quyết tâm đổi
mới cách dạy, cách học nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, phát triển
NL, nâng cao chất lượng người học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước
trong thời kỳ đổi mới.
Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp THCS là cấp học cơ bản, là giai đoạn
trung gian giữa tiểu học và THPT. Ở giai đoạn này, HS cần được cung cấp những
kiến thức khoa học cơ bản nhất, cần được hình thành bước đầu các kỹ năng học tập
cơ bản để có thể vững vàng khi học lên các bậc học cao hơn, cần được giáo dục các
giá trị sống cốt lõi, các kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi để hình thành và phát
triển nhân cách. Như vậy, các HĐDH ở các trường THCS là vô cùng quan trọng, là
cơ sở cho các cấp học, bậc học cao hơn. Hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả tốt,
đáp ứng mong đợi của xã hội nếu công tác QL HĐDH ở trường THCS đúng hướng
và có hiệu quả.
Trong những năm vừa qua các trường THCS thuộc Thành phố Móng Cái, Tỉnh
Quảng Ninh đã không ngừng đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học, chất lượng
giáo dục toàn diện đã từng bước được nâng lên. Đặc biệt chất lượng giáo dục văn
hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ đã đạt những thành tích đáng khích
lệ. Tuy nhiên, chất lượng dạy học, hoạt động quản lý dạy học ở một số trường vẫn
còn chậm đổi mới, chưa toàn diện và còn hạn chế nhiều mặt.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học và
quản lý hoạt động dạy học tại các trường THCS, Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng
Ninh và từ quyền lợi của HS được phát triển NL một cách toàn diện phù hợp với yêu
cầu của thời đại toàn cầu hóa, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo

chương trình GDPT mới ở các trường THCS, Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng
Ninh” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt
động dạy học theo chương trình GDPT mới sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và
chất lượng giáo dục HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới của Hiệu trưởng nhằm đáp

2


ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS ở các
trường THCS, Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo yêu cầu chương trình GDPT mới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới ở các
trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo chương trình
giáo dục phổ thông mới ở trường THCS.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng chương trình GDPT mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT
mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS, Thành phố Móng Cái và
khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu quản lí

hoạt dạy học ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông phổ thông
2018 (Ban hành kèm thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Khách thể khảo sát: Gồm 1421 người. Trong đó: Chuyên gia: 6; Cán bộ quản
lí: 30; giáo viên: 316; học sinh: 1069.
Số liệu khảo sát được lấy trong năm học 2018 - 2019, 2019 - 2020.
6. Giả thuyết khoa học
Hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh đã được quan tâm và thực hiện, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, bất cập
trong việc đổi mới hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp
quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS còn thiếu đồng bộ, chưa phát huy

3


được hiệu quả cao. Nếu các biện pháp QL HĐDH theo chương trình GDPT mới ở các
trường THCS, Thành phố Móng Cái của tác giả đề xuất được triển khai thì sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục, QLGD. Đồng thời tác giả thu
thập, tra cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lý dạy
học theo chương trình GDPT mới; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ
bản; tham khảo các công trình có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. PP quan sát
Quan sát cách tổ chức quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường, hoạt động GV,
cách học của HS nhằm làm rõ thực trạng những biện pháp quản lý hoạt động dạy học

và tác động của các biện pháp quản lý đó tới kết quả học tập của học sinh.
7.2.2. PP điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến của Chuyên gia, CBQL, GV và HS để thu
thập thông tin về hoạt động QL và thực trạng HĐDH theo chương trình GDPT mới.
Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp đề xuất.
Phối, kết hợp trao đổi phỏng vấn các chuyên gia và các cán bộ có nhiều kinh
nghiệm về thực tế quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS và các GV trực tiếp
giảng dạy tại các trường THCS thuộc Thành phố Móng Cái để thiết kế bảng hỏi, điều
tra thử để chỉnh sửa bảng hỏi, sau đó điều tra chính thức và xử lí số liệu thống kê.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn hiệu trưởng và các cán bộ quản lý, GV và HS để tìm hiểu thực
trạng quản lý hoạt động dạy học của nhà trường, làm sáng tỏ hơn các số liệu đã được
nghiên cứu bằng PP điều tra.
7.2.4. Phương pháp thu thập số liệu thống kê
Nhằm thu thập số liệu trên cơ sở các biểu mẫu kế hoạch thống kê trong hoạt động
quản lý và thực trạng hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới.

4


7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động QL việc dạy học.
7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê
Nhằm xử lý, phân tích các số liệu thu thập được.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 03 chương, kết luận và khuyến nghị, Tài liệu
tham khảo và các phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo chương trình giáo
dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở,

thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục
phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
QL HĐDH theo chương trình GDPT năm 2018 là một trong những nhân tố có
ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của trường THCS. Hiện
nay, nước ta đang bước đầu thực hiện chương trình GDPT mới thì việc QL HĐDH
theo chương trình GDPT năm 2018 là việc phải triển khai đồng bộ.
Đã có có nhiều tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về
các vấn đề có liên quan đến lý luận dạy học, PP dạy học, hình thức dạy học,... Đặc
biệt là QL giáo dục, QL nhà trường nói chung, QL HĐDH nói riêng. Sau đây là một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu của nhà quản lý ngoài và trong nước.
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
(1) Nghiên cứu về xu hướng quản lý dạy học và quản lý lớp học của các tác giả
Muhammad Abdul Malik, Dr. Ali Murtaza, Dr.Abdul Majeed Khan, trong nghiên cứu
“Vai trò của giáo viên trong quản lý tình huống dạy và học” - “Role of Teachers in
Managing Teaching Learning Situation”- Interdisciplinary Journal of Contemporary
Research in Business- September 2011, Vol 3, No 5”. Nghiên cứu này: Xem xét lại
vai trò của giáo viên trong các tình huống dạy và học; Đánh giá vai trò của giáo viên
trong quản lý tính huống giảng dạy; Xác định các vấn đề liên quan đến tình huống
dạy, học mà giáo viên thường gặp phải; Đề xuất các giải pháp cho các vấn đề và tình
huống liên quan đến việc quản lý dạy và học. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là giáo

viên môn khoa học và học sinh học môn khoa học ở nhà trường thành phố Gujrat,
Pakistan, với số lượng đến 180 học sinh và 100% giáo viên là giảng dạy môn khoa
học. Bên cạnh nghiên cứu bằng cách quan sát và thu thập dữ liệu, thì các tác giả cũng
sử dụng bảng hỏi cho cả giáo viên và học sinh với nội dung tập trung vào các vấn đề:
giáo viên dành thời gian cho giảng bài thế nào, sử dụng bảng biểu, ngôn ngữ giảng
dạy, mức độ hài lòng với các giải thích khi sử dụng powerpoint,.. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra mối quan tâm của giáo viên tập trung vào bối cảnh môn học, sự tương tác
giữa các cá nhân, kiểm soát và kỷ luật lớp học, đặc biệt là cách truyền đạt thông tin.
Để quản lý giảng dạy ngoài các yếu tố chuyên môn còn cần “…bảo đảm sự hợp tác,

6


sự tham gia, can thiệp và liên quan của các thành viên trong cùng mục đích…”. [57,
tr2] Khi đề cập đến mức độ quản lý lớp học để đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy
được diễn ra như kế hoạch, nghiên cứu cũng chỉ ra các vấn đề mà giáo viên phải kiểm
soát như phân bổ thời gian, giám sát thời gian, các qui định của lớp học, tốc độ học
của học sinh. Hoặc cụ thể hơn là chức năng quản lý của giáo viên trong lớp học được
thể hiện qua các khía cạnh: quản trị (định hướng, kiểm soát, quản lý…), quản lý nhân
sự, lập kế hoạch, quản lý tài chính, kiểm soát- giám sát và hỗ trợ, quản lý và truyền
đạt thông tin. Đặc biệt là mục tiêu cao nhất của quản lý giảng dạy là giáo viên chịu
trách nhiệm tạo ra và duy trì môi trường học tập tích cực kể cả trong và ngoài chương
trình [57, 62].
(2) Quản lý giảng dạy gắn với phong cách giảng dạy và phong cách học tập
của học sinh, có các nghiên cứu tiêu biểu như trong nghiên cứu thực nghiệm về kết
quả học tập của học sinh tương quan với cách giảng dạy chủ động hoặc bị động của
giáo viên (Active versus passive teaching styles: an empirical study of student
learning outcomes) của các tác giả Norbert Michel (Nicholls State University), John
Cater (Nicholls State University), Otmar Varela (Nicholls State University) - Small
Business Instutite® National Proceedings. Vol. 33, No.1 Winter, 2009. Nghiên cứu

này tập trung chỉ ra ý nghĩa của các nguyên tắc học tập và giảng dạy tích cực có thể
đem lại thành tích học tập cao và nhận định rằng để có được những tác động tích cực
đến học sinh thì quản lý hoạt động giảng dạy phải áp dụng các nguyên tắc tích cực
khi thực hiện các hoạt động sư phạm trong lớp học, cụ thể qua bốn khía cạnh: bối
cảnh học tập – tạo không khí cởi mở và thoải mái của lớp học), chuẩn bị bài (tư duy,
kế hoạch bài học cụ thể, và sáng tạo trước mỗi giờ dạy), thể hiện trong khi giảng
(thực hiện tốt nhất bài học theo kế hoạch), và nâng cao dần (tìm kiếm và sử dụng các
ý kiến phản hồi). Khi các yếu tố này được quản lý chặt chẽ hoặc được thực hiện thành
thạo trong quá trình giảng dạy của giáo viên thì việc quản lý giảng dạy đã được thực
hiện. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, mặc dù các phương pháp giảng dạy tích cực được
phát triển chi tiết nhằm thuận tiện hơn cho quản lý và nâng cao chất lượng giảng dạy,
nhưng các nghiên cứu lý luận cho thấy tính hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, từ các giả
thuyết và nghiên cứu thực tiễn kiểm chứng của nghiên cứu này thể hiện trong kết quả
định tính là phương pháp giảng dạy tích cực có ảnh hưởng tốt đến thành tích của học
sinh và thuận lợi cho sự giám sát quá trình thực hiện của giáo viên [59, 61].

7


(3) Nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý, lãnh đạo nhà trường
và công việc dạy học của giáo viên, như trong công trình “Quản lý dạy và học Managing teaching and learning” - Education (School Management and Leadership),
Department of Education South Africa, 2008. Trong đó chỉ ra quản lý dạy và học là
chức năng quan trọng của lãnh đạo nhà trường, đó là tạo ra điều kiện và môi trường
hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học. Leithwood và các cộng sự (2006a) cho rằng yếu
tố lãnh đạo có thể giải thích tới 5 hoặc 7% sự khác biệt trong thành tích học tập của
học sinh: “…sự giám sát các tiêu chuẩn của dạy và học… đóng góp cho sự phát triển
nhà trường; hay như Ali và Botha (2006) đưa ra những khuyến nghị cho vấn đề này là
[58, 60]:
- Dành thời gian phân tích kết quả học tập;
- Cùng xây dựng kế hoạch học tập với giáo viên;

- Thiết lập việc giám sát giảng dạy
- Cam kết mục tiêu với giáo viên.
(4) Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki (1592-1670) đã đưa ra những yêu cầu
cải tổ nền GD theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học.
Theo ông, dạy học thế nào để người học thích thú học tập và có những cố gắng bản
thân để nắm lấy tri thức. Ông nói: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh
thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vàNXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
55. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học - Xã
hội Hà Nội.
56. John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch (2012), John Dewey về giáo dục, DT Books IRED & NXB Trẻ.
II. Tài liệu tiếng Anh
57. Dr. Ali Murtaza, Dr. Abdul Majeed Khan, Role of Teachers in Managing
Teaching Learning Situation , Institute of Interdisciplinary Business Reseach
2011, September 2011, Vol 3, No3
58. Cooper King, Managing Teaching and Learning. Publishing house - Date:
Department of Education 2008
59. Mitchum Parker and Mathew Curtner Smith, Reservice teachers" use of
production and reproduction teaching styles within multi'- activity and sport
education units, North West Counties Physical Education Association , February
23, 2012
60. Nancy K. Martin, Zenong Yin, Hayley Mayall, Classroom Management Training
Teaching Experience and Gender : Do These Variables Impact Teachers "
Attitudes and Beliefs Toward Classroom Management Style ? Paper Presented at
the Annual Conference of the Southwest Educational Research Association,
Austin, Tx, February , 2006
61. Norbert Michel, John Cater, Otmar Varela - Nicholls State University, Active
Versus Passive Teaching Styles : an Impirical Study of Student Learning
Outcomes ,Small Bussiness Instutite National Proceedings Vol.33, No.1, 2009
62. Susan M. Montgomery, Linda N- Groat, Student Learning Styles and their
implications for teaching The Center for Research on Learning and Teaching No. 10

III. Tài liệu webside:
63. />64. />65. />66. />67. />
113


PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho GV)
Để góp phần xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS tại các trường THCS, xin Quý thầy (cô) vui lòng trả lời các câu
hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu “x” vào các ô trống phù hợp với suy nghĩ và thực
tiễn nơi Quý thầy, cô công tác:
1. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết quan điểm về dạy học theo hướng phát
triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
Hoàn
STT

Nội dung dạy học

toàn

Không Phân

không đồng ý
đồng ý
1
2
3

4
5

Thay thế kiến thức, KN, KX bằng năng
lực
Chỉ chú trọng phát triển NL mà không
chú trọng phát triển các yếu tố khác
Sử dụng PP dạy học tích cực kết hợp
linh hoạt, sáng tạo với PP truyền thống
Tập trung hoàn toàn vào đầu ra của HS
Quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt
động của HS
Coi trọng khâu thực hành, vận dụng

6

kiến thức, kĩ năng và thái độ của học
sinh

7
8

Lấy sự phát triển năng lực HS làm mục
tiêu của dạy học
Phải sử dụng ĐD-TB dạy học; chú trọng
sử dụng tài liệu DH, ứng dụng CNTT

PL1

vân


Hoàn
Đồng ý

toàn
đồng ý


2. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết suy nghĩ của mình về tính tất yếu, vai
trò, ý nghĩa của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị
thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
Hoàn
STT

Nội dung dạy học

toàn

Không Phân

không đồng ý

vân

Hoàn
Đồng ý

toàn
đồng ý


đồng ý
Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần
1

thiết của dạy học theo hướng phát triển
năng lực HS
Có tinh thần quyết tâm, đồng thuận, ủng

2

hộ dạy học theo hướng phát triển năng
lực HS
3. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện nội dung dạy học theo

hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT

1
2
3

Nội dung dạy học

Thực hiện hoàn toàn theo đúng quy định
của chương trình hiện hành
Giảm tải một số nội dung không trong
phạm vi kiểm tra, thi theo quy định
Tăng cường một số nội dung quan trọng

có trong nội dung ôn kiểm tra, thi

4

Thiết kế nội dung dạy học tích hợp

5

Thiết kế nội dung dạy học liên môn

6

Giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung
thực hành, luyện tập

PL2

Không

Chưa

hiệu

hiệu

quả

quả

Hiệu

quả

Rất

Cực kỳ

hiệu

hiệu

quả

quả


4. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng các phương pháp, kĩ
thuật và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị
thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT

Nội dung dạy học

Không

Chưa

hiệu

hiệu


quả

quả

Phương pháp dạy học
1

Thuyết trình

2

Vấn đáp

3

Trực quan

4

Thực hành

5

Kiểm tra, đánh giá; tự kiểm tra, tự
đánh giá

6

Đặt và giải quyết vấn đề


7

Hoạt động nhóm

8

Thảo luận

9

Đóng vai

10

Dự án

11

Công não

12

Trò chơi

13

Tình huống

14


Bàn tay nặn bột

15

Trải nghiệm
Kĩ thuật dạy học

16

Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

17

Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

18

Kĩ thuật “Động não”

19

Kĩ thuật “Bể cá”

20

Kĩ thuật “Tia chớp”

21


Kĩ thuật “XYZ”

22

Kĩ thuật “Lược đồ tự duy”

PL3

Hiệu
quả

Rất

Cực kỳ

hiệu

hiệu

quả

quả


23

Kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”

24


Kĩ thuật Kipling

25

Kĩ thuật KWL
Hình thức dạy học

26

Dạy học cả lớp

27

Dạy học phân hóa theo nhóm

28

Dạy học trong lớp bình thường

29

Dạy học trong phòng học bộ môn

30

Dạy học trong môi trường thực tế
5. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng đồ dùng - thiết bị, ứng

dụng CNTT vào dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô)
công tác

Mức độ đánh giá
STT

Nội dung dạy học

Không

Chưa

hiệu

hiệu

quả

quả

Đồ dùng - thiết bị dạy học
1

Sử dụng ĐD-TB được cấp

2

Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm

3

Sử dụng đồ dùng trong thực tế đời sống


4

Sử dụng sách giáo khoa

5

Sử dụng tài liệu tham khảo

6

Sử dụng báo, tạp chí
Ứng dụng CNTT

7

Sử dụng máy tính, máy chiếu

8

Sử dụng phần mềm ứng dụng dạy học

9

Sử dụng máy quay phim, chụp ảnh, điện
thoại

10

Sử dụng Internet


11

Sử dụng phim tư liệu

PL4

Hiệu
quả

Rất

Cực kỳ

hiệu

hiệu

quả

quả


6. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá
HS theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT
1

Tổ chức kiểm tra viết


2

Tổ chức kiểm tra vấn đáp

3

Tổ chức kiểm tra thực hành

4

Tổ chức cho HS tự KT, ĐG

5

Hiệu
quả

Rất
hiệu
quả

Cực kỳ
hiệu
quả

ĐG năng lực HS
Cho điểm kết quả học tập

7


Cho điểm thái độ học tập

8

Cho điểm sản phẩm cá nhân

9

Cho điểm sản phẩm nhóm

10

Cho điểm ý tưởng sáng tạo

12

Chưa
hiệu
quả

Thiết kế câu hỏi, hoặc nhiệm vụ nhằm

6

11

Không
hiệu
quả


Nội dung dạy học

Cho điểm những cống hiến của HS khi
giải quyết vấn đề thực tiễn
Đánh giá bằng các thành tựu của khoa
học đo lường
7. Xin Thầy (Cô) vui lòng đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động

dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT

Nội dung dạy học

Tổ chức, phổ biến, quán triệt cho
1

CBQL, GV về chủ trương, ý nghĩa và
sự cần thiết của hoạt động dạy học theo
hướng phát triển năng lực HS
Đưa dạy học theo hướng phát triển năng

2

lực HS vào kế hoạch năm học của nhà
trường, của từng tổ CM và từng GV

PL5

Không


Chưa

hiệu

hiệu

quả

quả

Hiệu
quả

Rất

Cực kỳ

hiệu

hiệu

quả

quả


3

Thống nhất quan điểm về dạy học theo

hướng phát triển năng lực HS
Chỉ đạo các tổ CM sinh hoạt, thảo luận

4

về dạy học theo hướng phát triển năng
lực HS
Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ

5

chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng
phối hợp thực hiện dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS
8. Xin Thầy (Cô) vui lòng đánh giá công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ về

hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT

Không
hiệu
quả

Nội dung dạy học
Có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội

1

ngũ CBQL, GV dạy học theo hướng

phát triển năng lực HS
Cung cấp tài liệu để giáo viên tự bồi

2

dưỡng và có sự kiểm tra của BGH, Tổ
chuyên môn
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

3

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học cho GV

4

Tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ
sư phạm và các PPDH tích cực cho GV
Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng xây dựng
giáo án theo hướng phát triển năng lực

5

HS; giáo án điện tử, ứng dụng CNTT,
sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện
đại trong giảng dạy cho GV
Khuyến khích và có cơ chế tốt để tạo

6


điều kiện thuận lợi cho GV học tập,
nâng cao trình độ

PL6

Chưa
hiệu
quả

Hiệu
quả

Rất
hiệu
quả

Cực kỳ
hiệu
quả


Mức độ đánh giá
STT

7
8
9

Không
hiệu

quả

Nội dung dạy học

Chưa
hiệu
quả

Hiệu
quả

Rất
hiệu
quả

Cực kỳ
hiệu
quả

Bồi dưỡng các năng lực sư phạm qua
các đợt hội, thao giảng
Thực hiện sinh hoạt chuyên môn, dạy
học theo hướng nghiên cứu bài học
Tham quan học hỏi kinh nghiệm các
trường
Kiểm tra và xử lý các GV tham gia

10

không tốt các hoạt động bồi dưỡng,

nâng cao trình độ
9. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động

dạy học theo hướng phát triển năng lực HS ở đơn vị thầy (cô) công tác
Mức độ đánh giá
STT

1

2

3

Nội dung dạy học

Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng
phát triển năng lực HS
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học của
tổ theo hướng phát triển năng lực HS
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cá nhân
theo hướng phát triển năng lực HS
Chỉ đạo khai thác các nguồn lực đảm

4

bảo cho việc thực hiện dạy học theo
hướng phát triển năng lực HS

PL7


Không

Chưa

hiệu

hiệu

quả

quả

Hiệu
quả

Rất

Cực kỳ

hiệu

hiệu

quả

quả


×