Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực địa chuyên đề địa lý kinh tế xã hội tại Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 19 trang )

KHOA ĐỊA LÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BỘ MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
----------------

BÁO CÁO
THỰC ĐỊA CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ KT – XH TẠI TÂY BẮC
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đình Phúc
Mã sinh viên
: 675603046
Lớp
: K67A

Hà Nội, 02/2020


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA
CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THỰC ĐỊA
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp chuẩn bị trong phòng
2. Phương pháp điều tra, khảo sát tại tuyến, điểm nghiên cứu
3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA
II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Tại thành phố Hòa Bình: “Chuyên đề tìm hiểu về nhà máy thủy
điện Hòa Bình”


1.1. Vị trí và tác động của nhà máy thủy điện Hòa Bình
1.2. Điều kiện địa lí là một trong những yếu tố quan trọng quy định sự
thuận lợi hay khó khăn khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình

1

1.3. Quá trình xây dựng của nhà máy thủy điện Hòa Bình
1.4. Hoạt động của nhà máy thủy điện Hòa Bình
1.5. Những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục
2. Tại huyện Mai Châu
3. Tại huyện Cao Phong
4. Tại huyện Mộc Châu
4.1. Tham quan sản xuất chè Pà Cò
4.2. Tìm hiểu việc nuôi bò và sản xuất sữa
PHẦN 3. KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC ĐỊA, ĐÓNG GÓP ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN CHUNG
II. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

6
7
8
8
11
12
12
14
15

1

1
3
3
3
3
3
3
5
5
5
6

15
15

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG, BIỂU
Trang

Hình 1. Bản đồ hành chính Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng
Hình 2. Công ty thủy điện Hòa Bình
Hình 3. Một phần đập của thủy điện Hòa Bình
Hình 4. “Đài tưởng niệm 168 đóa hoa bất tử”

H3
5
6
7


Hình 5. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hình 6. Nơi lưu giữ bức thư thế kỷ
Hình 7. Các tổ máy đang hoạt động trong lòng núi
Hình 8. Du lịch bản Lác, Mai Châu
Hình 9. Thịt nướng – “hương vị núi rừng”
Hình 10. Dịch vụ cho thuê trang phục tại bản Lác
Hình 11. Một đêm giao lưu biểu diễn văn nghệ tại bản Lác
Hình 12. Vườn cam tại Cao Phong (Hòa Bình)
Hình 13. Cây chè tại Pà Cò
Hình 14. Máy vò chè (tại Pà Cò)
Hình 15. Trang trại bò sữa tại Mộc Châu
Bảng 1. Sơ bộ về thời gian, địa điểm và nội dung thực địa
Bảng 2. Khái quát những nét nổi bật về địa lí tỉnh Hòa Bình và Sơn La

7
7
8
9
9
9
10
12
12
13
14
B2
4

PHẦN I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC ĐÍCH
Nằm trong chương trình đào tạo, thực địa không những là một học phần bắt

buộc mà còn là khoảng thời gian để sinh viên trau dồi, lĩnh hội được kiến thức. Thực
hiện theo đúng phương châm: “Học đi đôi với hành”, hàng năm khoa Địa lí trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội luôn tổ chức cho sinh viên các chuyến thực địa (thời gian
tùy theo môn học) để sinh viên được rèn luyện kĩ năng khảo sát nghiên cứu ngoài
thực địa, củng cố hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp hoặc bước đầu nghiên cứu các
nội dung kinh tế - xã hội xung quanh.


Chuyến thực địa chuyên đề địa lí kinh tế - xã hội tại Tây Bắc là cơ hội để sinh
viên vận dụng kiến thức đã học trong hai học phần Cơ sở địa lí kinh tế - xã hội đại
cương I và Cơ sở địa lí kinh tế - xã hội đại cương II vào việc quan sát, đánh giá và tìm
hiểu các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa các
nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: một hoạt động
kinh tế; một đối tượng dân cư xã hội; một hay một số mối quan hệ, liên kết trong địa
lí. Từ đó, góp phần khắc sâu thêm kiến thức, củng cố tốt kĩ năng để vận dụng có hiệu
quả vào thực tiễn. Đồng thời, có thể so sánh được sự khác biệt giữa các đối tượng, các
mối quan hệ địa lí trong tự nhiên. Đây còn là bước đầu hỗ trợ sinh viên trong việc học
tập các học phần địa lí kinh tế - xã hội tiếp theo.
Không chỉ củng cố và bổ sung kiến thức chuyên môn, chuyến thực địa còn giúp
sinh viên hoàn thiện một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng khảo sát nghiên cứu
ngoài thực địa; kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xử lý và tổng hợp tài
liệu. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho chuyến thực địa kinh tế - xã hội tổng hợp và là
cơ sở định hướng việc viết khóa luận tốt nghiệp tại năm 4.
Thông qua chuyến tham quan, học tập tại Hòa Bình - Sơn La bản thân mỗi sinh
viên đều có cái nhìn bao quát, mới mẻ hơn về con người và đất nước. Hình thành nên
trong mỗi người tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Qua đó,
thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc phát triển đất nước Việt Nam thêm
giàu mạnh và hùng cường.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ NỘI DUNG THỰC ĐỊA
Bảng 1. Sơ bộ về thời gian, địa điểm và nội dung thực địa

Thời gian

Thứ 2
(Sáng)
06/01/2020

Địa
điểm
Tại
thành
phố Hòa
Bình

Nội dung thực địa
- Tham quan nhà máy thủy điện Hòa Bình.
+ Vị trí nhà máy, tác động của thủy điện đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Các đặc điểm địa lí của khu vực thủy điện Hòa Bình, quá
trình xây dựng, thuận lợi, khó khăn khi xây dựng nhà máy.
+ Hoạt động của nhà máy, những vấn đề đặt ra và giải pháp
khắc phục.


Thứ 2
(Chiều)
06/01/2020
và thứ 3
(sáng)
07/01/2020


Mai
Châu,
Hòa
Bình

- Tập trung nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động du lịch của
bản Lác.
- Tham quan tìm hiểu theo nhóm 8 bản lân cận bản Lác: bản
Pom Coọng, bản Văn, bản Nà Tuổng, bản Nà Thia, bản Nà Phòn,
bản Nhót, bản Bước, bản Xô để có cái nhìn tổng quát về du lịch
văn hóa của khu du lịch Mai Châu.

Thứ 3
(Chiều)
07/01/2020

Mộc
Châu,
Sơn La

- Tham quan công ty chè và trang trại du lịch bò sữa Mộc Châu.
+ Khái quát (sự ra đời; mục đích; các giai đoạn phát triển; điều
kiện tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn; tổ chức sản xuất; các
giống chè, giống bò sữa phổ biến, quy mô,…).
+ Chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
+ Ý nghĩa của việc trồng chè, việc phát triển nuôi bò sữa và sản
xuất sữa bò đối với sự phát triển của địa phương.

Thứ 4
08/01/2020


Mộc
Châu,
Sơn La

Thứ 5
09/01/2020

Cao
Phong,
Hòa
Bình

- Tham quan thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng, trang trại dâu tây Chimi.
- Tham quan đồi chè Trái tim, trồng hoa (khái quát chung; bảo
quản, tiêu thụ; ý nghĩa của việc trồng hoa) ở Mộc Châu.
Tìm hiểu về việc tổ chức sản xuất, kinh doanh cam Cao Phong với
các nội dung: Lịch sử phát triển, điều kiện và tổ chức sản xuất, các
giống cam được trồng phổ biến, diện tích và sản lượng cam trong
những năm gần đây, giá cả, chi phí đầu tư, thu nhập, tiêu thụ sản
phẩm, ý nghĩa của việc trồng cam với sự phát triển của địa phương.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu địa bàn thực địa, đã vận dụng chủ yếu các
phương pháp sau:
1. Phương pháp chuẩn bị trong phòng: Bao gồm nội dung tài liệu liên quan
đến tuyến, điểm và lãnh thổ nghiên cứu, chuẩn bị đề cương báo cáo thu hoạch,…;
2. Phương pháp điều tra, khảo sát tại tuyến, điểm nghiên cứu: Thu thập, kiểm
chứng các thông tin lý thuyết và những hiểu biết của bản thân;
3. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu: Phân tích, đánh giá

tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các kết quả nghiên cứu và dùng phép
so sánh rút ra đặc trưng các sự vật, hiện tượng trên địa bàn thực địa.
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THỰC ĐỊA


Chuyến đi thực địa tại 2 tỉnh Hòa
Bình và Sơn La là một khoảng thời
gian quý báu để sinh viên có cơ hội
tìm hiểu về phong tục tập quán, đa bản
sắc văn hóa dân tộc ở các tỉnh Tây Bắc
qua đêm giao lưu văn nghệ ở Bản Lác
cũng như tìm hiểu về các hoạt động du
lịch Mai Châu nói chung. Đây cũng là
dịp để sinh viên tìm hiểu về công trình
thế kỉ - Thủy điện Hòa Bình, khám
phá và trải nghiệm về Cao nguyên
Hình 1: Bản đồ hành chính Trung du miền núi Bắc Bộ
và Đồng bằng sông Hồng

Mộc Châu (Sơn La) với những dòng sữa bò thuần khiết mát lạnh lòng người, với hương vị
chè mang đậm chất quê hương và những vườn hoa đủ các loại sắc màu. Với vẻ đẹp bình
dị, lấp lánh chất thơ, xứ xở này tự bao giờ đã được nhiều thi sĩ ngợi ca, yêu mến:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Bảng 2. Khái quát những nét nổi bật về địa lí tỉnh Hòa Bình và Sơn La
Tiêu
chí


Vị trí,
phạm
vi lãnh
thổ

Hòa Bình

Sơn La

- Là tỉnh miền núi cách thủ đô Hà
Nội 76 km về phía Tây Nam. Gồm 10
huyện, 214 xã, phường và thị trấn.
Diện tích khoảng 4684.2 km2.
- Phía bắc giáp Phú Thọ và Hà Nội,
phía nam giáp Ninh Bình và Thanh
Hóa, phía đông giáp Hà Nội và Hà
Nam, phía tây giáp Sơn La.

- Là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt
Nam, có diện tích 14.174 km2.
- Phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu;
phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình;
phía tây giáp Điện Biên; phía nam giáp
Thanh Hóa và Lào; phía tây nam giáp
Lào.


- Địa hình núi cao, dốc hướng tây bắc
– đông nam, chủ yếu là đồi núi thấp.

- Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đông
Điều lạnh ít mưa, hè nóng mưa nhiều. Trên địa
kiện tự bàn khá nhiều các sông lớn: sông Đà,
nhiên - sông Bôi, sông Bưởi,...
xã hội
- Dân số: 831,3 nghìn người. Mật độ dân
số: 181,0 người/km2 (năm 2016). Các dân
tộc: Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Mường.
- Đất nông nghiệp khoảng 14% toàn
tỉnh, 37% đất có rừng thuận lợi cho
phát triển lâm, nông nghiệp.
Tài
- Khoáng sản giàu đá vôi, nước
nguyên
khoáng, than và mỏ đa kim, thủy năng
phát triển thủy điện.
- Tài nguyên nhân văn đa dạng.
- Phát triển các ngành chế biến nông
Tiềm
– lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng,
năng
thủy điện. Phát triển du lịch sinh thái,
kinh tế nghỉ dưỡng, văn hóa cộng đồng.
II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng
núi, đông lạnh khô và hè nóng ẩm.
- Địa bàn thực địa tại Mộc Châu, có
khí hậu cận ôn đới, đất màu mỡ cho
trồng chè, cây ăn quả, hoa và chăn nuôi

bò sữa.
- Dân số: 1.208,0 nghìn người. Mật
độ dân số: 86,0 người/km2 (năm 2016).
Toàn tỉnh có với 12 dân tộc.
- Đất lâm nghiệp chiếm 73%, nhiều
rừng đặc dụng với nhiều động thực vật
quý hiếm.
- Đất màu mỡ, nước dồi dào.
- Trên 50 mỏ và điểm khoáng sản.
- Tiềm năng phát triển thủy điện,
trồng rừng, du lịch sinh, tham quan các
cơ sở hoa, chè, chăn nuôi bò. Là cửa
ngõ giao với các tỉnh Tây Bắc và Lào.

1. Tại thành phố Hòa Bình
“CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH”
1.1. Vị trí và tác động của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hoà Bình được
xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình,
trên dòng Sông Đà thuộc miền bắc Việt
Nam.
Với mục tiêu cao cả: “Tất cả vì dòng
điện ngày mai của Tổ quốc”, nhân dân các
dân tộc Hoà Bình đã tự nguyện di chuyển
nhà cửa, rời bỏ đất đai để dành đất xây dựng
công trình. Thuỷ điện Hoà Bình đã trở thành
Hình 2. Công ty thủy điện Hòa Bình
“công trình thế kỷ XX”, là thành quả của trí
tuệ, nghị lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng như là biểu
tượng của tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô.



Nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò vô cùng lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội đất nước nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Công
trình này được xây dựng đã giải quyết được 4 vấn đề chính như sau:
- Chống lũ: Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng
chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.
- Phát điện: Đây là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt
Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường
dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) hình thành
một mạng lưới điện quốc gia.
- Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp: Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan
trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó
có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô.
- Giao thông thủy: Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ
lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ
yếu bằng con đường này.
1.2. Điều kiện địa lí là một trong những yếu tố quan trọng quy định sự thuận lợi hay
khó khăn khi xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình
Địa điểm được lựa chọn khi xây dựng
nhà máy thủy điện Hòa Bình là khu vực
thung lũng sông Đà bằng phẳng, ít ghềnh
thác vì đây là đoạn thuộc hạ lưu. Đặc biệt, vị
trí đắp đập lại là nơi nối liền giữa 2 khối núi
đối diện 2 bờ sông Đà nên thuận lợi xây
dựng nhà máy. Tuy nhiên, tốc độ dòng chảy
Sông Đà rất lớn, lòng sông sâu, rộng, gia cố
khó khăn nên đã gây nên nhiều cản trở khi

Hình 3. Một phần đập của thủy điện Hòa Bình
xây dựng công trình này. Hơn nữa đây cũng

là nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều thời kỳ nên việc di rời dân cư
khỏi vị trí này đã gặp nhiều khó khăn. Đồng nghĩa việc xây dựng nhà máy thủy điện
Hòa Bình đã phải “đánh đổi” một nền văn hóa, phong tục tập quán từ ngàn đời của
người dân nơi đây.


1.3. Quá trình xây dựng của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Ngay sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định:
Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì “điện khí hóa” phải đi trước một bước. Ngày
02/9/1971, mũi khoan thăm dò đầu tiên đã khoan vào lòng đất, khởi đầu cho chặng
đường thi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình sau này.
Đúng 10h ngày 06/11/1979, cả nước hướng về Hòa Bình mừng ngày khởi công
xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Ngày 12/01/1983: Ngăn sông
Đà đợt 1, ngày 09/01/1986: Ngăn sông Đà đợt 2. Với lòng quyết tâm cố gắng làm việc
không ngừng nghỉ, đến ngày 30/12/1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia. Ngày
04/04/1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia. Ngày 20/12/1994, sau 15 năm xây
dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành, vừa giám sát thi công các tổ
máy, nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.
Trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, đã có 168 cán bộ, công
nhân viên chức anh dũng hy sinh, trong đó có 11 người Liên Xô. Đây chính là sự hy sinh
cao cả và vĩ đại nhất, hy sinh vì tương lai của thế hệ con cháu mai sau. Để khắc ghi
công lao của những người đã hy sinh,
“đài tưởng niệm 168 đóa hoa bất tử”
đã được thi công và xây dựng như một
hình tháp, kết cấu bên trong là biểu
tượng của tuabin tổ máy, tiền sảnh có 6
cánh vươn rộng, các hạng mục chi tiết
được bố cục hài hòa, mang đậm bản sắc
Hình 4. “Đài tưởng niệm 168 đóa hoa bất tử”
của hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô.

Năm 1962, Bác về thăm Hòa Bình, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà hung dữ và nói
“Phải biến thuỷ tặc thành thuỷ
lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh
phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho
toàn dân”. Để tưởng nhớ Người và
muốn lưu giữ câu chuyện lịch sử này
cho mãi thế hệ sau, tượng đài Bác cao
Hình 5. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
18 mét, nặng hơn 400 tấn đã được đặt
tại đỉnh núi Tượng trong quần thể nhà máy thủy điện Hòa Bình.


Tại khu quần thể bảo tàng và bức thư thế kỷ: Nhà bảo tàng là nơi trưng bày
các hình ảnh về quá trình xây dựng, mô
hình nhà máy thủy điện Hòa Bình, hiện
vật đã góp phần quan trọng vào việc
xây dựng nhà máy như sa bàn, bản đồ,
máy móc,… cũng như chân dung các
giám đốc, phó giám đốc nhà máy thủy
điện Hòa Bình qua từng thời kì,… Đây
Hình 6. Nơi lưu giữ bức thư thế kỷ
còn là nơi lưu giữ bức thư thế kỉ gửi cho
hậu thế mai sau, được đặt dưới khối bê tông nặng gần 12 tấn, cao 106m so với mực
nước biển. Bức thư sẽ được mở ra vào ngày 01/01/2100.
1.4. Hoạt động của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Công trình ngầm nằm sâu trong lòng núi với diện tích 77.426m 2 với chiều dài đường
hầm khoảng 18km. Có 8 tổ máy, mỗi tổ cho công suất 240MW, tổng công suất
lắp đặt 1920MW. Các buồng thiết bị
điện và phòng điều khiển trung tâm
được nối với gian máy, song song với

gian máy là các gian biến áp một pha
gồm 24 máy, mỗi máy có dung lượng
105MVA được đấu lại bằng 8 khối theo
8 tổ máy dùng để nâng điệp áp từ 15KV
lên 220KV. Sản lượng điện phân phối

Hình 7. Các tổ máy đang hoạt động trong lòng núi
gồm hai luồng chính là luồng ngoài trời
và luồng phục vụ trực tiếp trong buồng máy. Phân phối ngoài trời gồm trạm điện 220KV và
500KV tạo thành mạng lưới điện quốc gia. Sản lượng điện hằng năm là 8.16 tỉ KWh.
1.5. Những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục
Nhà máy đã đưa vào sử dụng hơn 30 năm, nhiều trang thiết bị cần sửa đổi. Trong
khi đó điều kiện nguồn vốn được cấp lại rất hạn chế. Sản lượng điện hàng năm, xả lũ và
cung cấp nước vào mùa khô cũng là một vấn đề cần chú ý,… Để khắc phục phần nào
những vần đề đặt ra công ty đã tập trung ưu tiên các dự án phục vụ chỉ tiêu phát điện sản
lượng cao, vận hành an toàn và hiệu quả góp phần bình ổn nguồn điện, tăng cường tiềm
lực kinh tế và có nhiều chính sách, biện pháp phù hợp cụ thể.


2. Tại huyện Mai Châu
“TÌM HIỂU ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BẢN LÁC, MAI CHÂU”
Từ lâu Mai Châu - Hòa Bình nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên non nước hữu
tình, đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên một bầu
không khí sôi động nơi rẻo cao.
Bản Lác, Mai Châu là một trong những địa điểm du lịch cộng đồng ngày càng
phát triển trong những năm trở lại đây. Đến với bản Lác, du khách có thể thưởng thức
nhiều vẻ đẹp truyền thống của cộng đồng dân tộc người Thái.
2.1. Các điều kiện phát triển hoạt động điểm du lịch cộng đồng bản Lác
Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nằm cách Hà
Nội khoảng 140 km với tổng diện tích 429 ha. Bản Lác và có tuổi đời trên 700 năm,

nơi đây mang đậm bản sắc văn hóa của người Thái trắng.
Bản Lác nằm yên bình trong thung lũng Mai Châu có khí hậu ôn hòa. Khách du lịch có thể
coi đây là một điểm đến thú vị sau những không gian chật hẹp và ồn ào ở thành phố. Thời điểm đẹp
nhất để khách du lịch đến tham quan bản Lác là cuối mùa đông và đầu mùa xuân, đây là khoảng
thời gian giao mùa, khí hậu mát mẻ có thể cảm nhận cái se lạnh của núi rừng Tây Bắc.
Về các công trình kiến trúc nhà ở,
các nhà dân ở bản Lác phần lớn là các nhà
sàn được làm bằng gỗ sến, táu… nhà sàn
gồm hai tầng. Theo như kiến trúc xưa, bên
cạnh nhà sàn còn có các ao cá. Việc xây
dựng nhà sàn thành hai tầng bắt nguồn từ
hai nguyên nhân chính: người dân sẽ sống
ở tầng thứ hai để tránh thú dữ, tầng dưới
thường được tận dụng chứa đựng đồ đạc
hay chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm…
Hiện nay, cấu trúc nhà sàn về tương đối

Hình 8. Du lịch bản Lác, Mai Châu
vẫn giữ được nét cổ kính song đã có những
thay đổi tích cực để phục vụ cho các hoạt động du lịch cộng đồng.


Về ẩm thực, khi du lịch tại bản Lác có thể thưởng thức những món ăn truyền thống như
cơm lam, cá đồ, rượu cần, thịt nướng... Những món ăn mang đậm bản sắc núi rừng, có thể
thưởng thức mùi vị rượu nếp nơi đây, mang vị ngọt khác lạ và say đắm lòng người.

H
ìn
h
9.

T
hị
t
n
ư

n
g


h
ư
ơ
n
g
vị
n
úi
r

n
g


H
ìn
h
1
0.
D

ịc
h
v

c
h
o
th
u
ê
tr
a
n
g
p
h

c
tạ
i
b

n
L
ác

Về trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số: Đến với bản Lác, khách du lịch sẽ
tràn ngập trong sắc màu của những bộ trang phục dân tộc truyền thống. Những bộ quần
áo được dệt, thêu tỉ mỉ với nhiều kiểu dáng và họa tiết khác nhau. Người ta có thể thuê



một bộ trang phục để trở thành những chàng trai, cô gái Thái duyên dáng và ghi lại
những khoảnh khắc trải nghiệm của mình tại vùng quê này.
Mỗi dân tộc có những phong tục tập
quán khác nhau. Tại bản Lác có tới 98% là
dân tộc Thái. Nên khi khám phá nét văn hóa
nơi đây, khách du lịch sẽ được hòa mình
trong không gian văn hóa truyền thống của
người Thái, đốt lửa trại, giao lưu nhảy sạp
với dân bản và lắc lư cùng điệu xòe Thái
giao duyên đầy tình tứ.

Hình 11. Một đêm giao lưu biểu diễn văn nghệ tại bản Lác

2.2. Quá trình hình thành và phát triển của điểm du lịch bản Lác
Cái tên bản Lác cũng bắt nguồn từ cộng đồng dân tộc người Mường và người Thái.
Xưa kia, khi người Mường đến đây sinh sống thì không tìm thấy nguồn nước, tiếng “lác”
theo người Mường nghĩa là nước. Sau đó, người Thái đến đây, từ “lác” theo tiếng Thái
nghĩa là lạc. Người Thái đã đến và tìm ra được nguồn nước, họ đã đào giếng để có nguồn
nước sinh sống tại nơi này. Vì vậy, bản Lác hiện nay gắn liền với cộng đồng dân tộc
người Thái là chủ yếu.
Trước kia, hoạt động kinh tế chủ yếu của bản Lác là nông nghiệp, dệt thổ cẩm và chăn
nuôi. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách
du lịch nghỉ qua đêm tại bản. Từ đây, bản Lác tự bao giờ được nhiều người biết đến như một
“điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Hiện nay, ngoài việc phát triển nông nghiệp thì
hoạt động du lịch cộng đồng ngày càng được đầu tư và đẩy mạnh, đã và đem lại hiệu quả
kinh tế cao và dần làm thay đổi bộ mặt của tỉnh nhà.
2.3. Các sản phẩm du lịch của bản Lác ngày càng phong phú, đa dạng
Khách du lịch đến với bản Lác, Mai Châu có thể thưởng thức các nét đẹp văn hóa
dân gian và đồng thời cũng có thể mua sắm một số sản phẩm du lịch cụ thể như các sản

phẩm thổ cẩm: khăn, áo, balo, túi bút,… được thêu dệt tỉ mỉ, kì công. Ngoài ra, khách du
lịch còn có thể mua chút cơm lam về làm quà hay các vật dụng thổ cẩm đi kèm…
2.4. Việc tổ chức du lịch cộng đồng của điểm du lịch bản Lác
Việc tổ chức du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu đã đem lại hiệu quả cao
trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua. Ngoài ra, sự phát


triển du lịch cộng đồng tại đây có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát
huy bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, góp phần nâng cao đời sống của
người dân và thúc đẩy tiềm năng du lịch nhằm giới thiệu tới bạn bè quốc tế những nét
tinh túy nơi này. Năm 2013, tạp chí Business Insider của Mỹ công nhận đây là 1 trong
10 điểm đáng đến trên thế giới. Hiện nay, mỗi năm thung lũng Mai Châu là điểm đến
của hàng trăm, hàng ngàn du khách tới đây để hòa mình vào thiên nhiên và khám phá
cuộc sống của người dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, một số nét đẹp văn hóa cổ truyền và thuần phong mĩ tục của người dân bản địa
dần bị mai một. Vấn đề ô nhiễm môi trường và du nhập văn hóa ngoại lai… ngày càng gia tăng.
3. Tại huyện Cao Phong
“TÌM HIỂU VỀ VIỆC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH CAM”
3.1. Cây cam được phát triển tại huyện Cao Phong từ đầu những năm 1960, do Nông
trường Cao Phong đưa vào trồng đại trà. Từ 1990 do việc thay đổi cơ chế quản lí, nhất là
cơ chế khoán hộ trong sản xuất, các hộ nông dân trên địa bàn đã đầu tư phân bón kĩ thuật,
trình độ thâm canh vào trong sản xuất nhằm tăng sản lượng cây trồng.
3.2. Tại Cao Phong, nghề trồng cam phát triển, chất lượng cao hơn một số địa
phương khác trong tỉnh là do hội tụ một số điều kiện thuận lợi sau:
Tầng đất dày, hàm lượng chất dinh dưỡng cao và màu mỡ. Cây cam vốn là cây á
nhiệt đới, thích hợp với khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ của huyện Cao Phong thấp hơn nơi khác
từ 3 - 40C, địa bàn huyện Cao Phong ở độ cao trên 250 m so với mực nước biển, xung
quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi. Tất cả đã tạo nên một tiểu vùng có những
“tính chất” riêng rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Nông trường Cao Phong có bề dày lịch sử lâu đời về sản xuất và phát triển cây

cam. Người nông dân Cao Phong rất cần cù, tích cực đầu tư thâm canh và mạnh dạn
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong nhiều năm qua, các cấp ủy
đảng, chính quyền và đoàn thể đã chủ trương tập trung tuyên truyền, xây dựng mô
hình, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng
thương hiệu cam Cao Phong…
3.3. Tại huyện Cao Phong, có nhiều giống cam, quýt đang được đầu tư và phát triển.


Các nhóm chín sớm, chiếm tỷ lệ 15% sản lượng: Quýt Ôn Châu, cam CS1.
Nhóm chín chính vụ, chiếm 65% sản lượng: Cam xã Đoài, quýt Cao Phong, cam
canh, cam lòng vàng. Nhóm chín muộn, chiếm 20% sản lượng: Quýt ngọt, V2,…
Toàn huyện hiện có 2.835,6 ha cây ăn quả
có múi, trong đó cây cam 1.652,84 ha, cây quýt
814,86 ha. Diện tích cây trong thời kỳ kinh
doanh 1.234,6 ha, năng suất bình quân đạt 25 –
30 tấn/ha, dự kiến sản lượng ước đạt trên 33.000
tấn. Tính đến đầu tháng 11/2019, nhân dân trong
huyện đã thu hoạch khoảng 105 ha các loại quýt
Ôn Châu, cam CS1, quýt Cao Phong… với giá
Hình 12. Vườn cam tại Cao Phong (Hòa Bình)
bình quân từ 20.000 – 22.000 đồng/kg tại vườn.
Do thực hiện tốt cơ cấu cây trồng hợp lý như: các loại giống chín sớm, giống chín chính vụ, giống
chín muộn để rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
3.4. Hiện nay, sản phẩm cam Cao Phong được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh, thành phía
bắc và dần lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành miền Trung và miền Nam. Trong thời gian tới,
huyện nhà quyết tâm giữ vững và phát triển thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, quản lý
tốt quy hoạch. Đặc biệt, chú trọng mở rộng mô hình liên kết tiêu thụ để phát triển bền
vững sản phẩm cam Cao Phong trong tương lai, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
4. Tại huyện Mộc Châu
4.1. Tham quan sản xuất chè Pà Cò

4.1.1. Khái quát về vùng chè
Mộc Châu là một huyện miền núi Tây Bắc, có các cao nguyên rộng lớn và bằng
phẳng, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông
lạnh, mùa hè mát ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ
18 - 230C. Nhờ vận động kiến tạo nơi đây có đất feralit
đỏ nâu phát triển trên nền phong hóa từ đá vôi, nhiều
mùn rất thích hợp cho việc trồng cây chè. Tuy nhiên,
nằm trên cao nguyên đá vôi, từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau ít mưa, gây thiếu nước, chở ngại cho việc
chủ động tạo độ ẩm cho cây chè. Địa hình phức tạp,


Hình 13. Cây chè tại Pà Cò
gây khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm.
Hiện nay, sản xuất chè là sở hữu tập thể với hình thức tập trung chuyên môn hóa từ
khâu trồng, chế biến và đến tiêu thụ. Sau hơn 60 năm tồn tại và phát triển, cây chè ở Mộc
Châu nói chung và tại Pà Cò nói riêng đã phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung với
chất lượng cao, được chăm sóc và chế biến theo một quy trình chuẩn và hiện đại.
Thời vụ: một năm thường có 4 vụ, vụ thu hoạch nhiều nhất vào tháng 7. Một năm
cây chè cho thu hoạch búp từ 8 – 9 tháng: từ tháng 4 – 11 sản lượng búp chè cao nhất có
thể đạt 200 tấn/1 ngày, đến tháng 12 thì đốn chè, cắt cành và bón phân. Chất lượng chè tốt
nhất là chè tháng 1. Hình thức thu hoạch chè trước đây chủ yếu là bằng tay nhưng gần đây
thì sử dụng máy. Tổ chức sản xuất theo hộ nhưng công ty quản lý và cung cấp phân bón,
thuốc trừ sâu. Chè có thời kỳ ngủ đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
4.1.2. Chế biến: Sản lượng chè Pà Cò ước tính năm 2019 đạt 300 tấn búp
tươi/năm. Trong năm 2017 quyết định xây dựng xưởng sản xuất chè Pà Cò với tổng
dự toán là 4,5 tỉ đồng. Nhà xưởng có công suất thiết kế là 5 tấn búp tươi/ngày với các
thiết bị là máy sào, máy vò chè, máy sàng tơi, máy sấy vỉ và lò đốt.
Quy trình sản xuất và chế biến chè ở Pà Cò được đầu tư các loại thiết bị máy
móc, sản xuất theo quy trình: người dân thu

hái, tuyển chọn các lá chè đạt tiêu chuẩn từ
vùng nguyên liệu chuyển tới nhà xưởng tiến
hành các công đoạn làm héo, vò chè và sàng
chè, ủ chè lên men (hoặc diệt men), sấy khô,
phân loại chè và đóng thùng bảo quản, xuất
ra thị trường. Sản xuất chè theo một quy trình

Hình 14. Máy vò chè (tại Pà Cò)
khép kín, tỉ mỉ trong từng khâu kĩ thuật, sản
xuất được sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Về thị trường tiêu thụ: Cung cấp các mặt hàng chè cho cả nước. Hoạt động xuất
khẩu chè diễn ra rất mạnh mẽ: xuất khẩu chè sang thị trường khó tính Nhật Bản,
Trung Quốc,... với các mặt hàng như chè Shan tuyết, chè Ôlong, chè cánh tươi,…
4.1.3. Tại Pà Cò, chè được xác định là cây trồng chủ lực đem lại nguồn lực kinh tế
hiệu quả cho người dân (trung bình khoảng 12 - 15 triệu đồng/ha chè). Có thể nói cây chè
đang từng bước thay đổi cuộc sống của người dân, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng vùng


nguyên liệu để tạo chuỗi liên kết trong sản xuất. Đồng thời những đồi chè xanh bát ngát còn
là địa điểm lôi cuốn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ mát, thưởng ngoại
và cũng là nơi các nhiếp ảnh gia ghi lại những khoảng khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Hiện nay, cơ sở sản xuất, chế biến chè Pà Cò đã được đầu tư tương đối; đào tạo
nguồn nhân lực cho sản xuất, tiếp thị kinh doanh; chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm
sóc, thu hái cây chè, trong đó có nhiều bà con người Mông. Tuy vậy, vùng nguyên
liệu chưa nhiều, tư duy làm kinh tế của bà con Pà Cò chưa đáp ứng được thực tế phát
triển, nguồn nhiên liệu phục vụ xao, sấy, nguồn điện cho sản xuất chưa thật sự đảm
bảo đã và đang khiến cho tập thể lãnh đạo công ty trăn trở. Với nỗ lực nâng cao đời
sống cho người dân Pà Cò, nơi đây sẽ vượt qua những khó khăn, xây dựng thương
hiệu chè San tuyết Pà Cò được bạn bè trong và ngoài nước biết đến.
4.2. Tìm hiểu việc nuôi bò và sản xuất sữa

4.2.1. Chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa ở Mộc Châu đã ra đời cách đây khoảng 50
năm. Bởi cao nguyên Mộc Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa và sản
xuất sữa. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nguồn thức ăn phong phú với nhiều đồng cỏ. Dân
cư có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, chính sách khuyến khích sản xuất và nhu cầu
của thị trường ngày càng cao. Vì thế, Mộc Châu từ lâu đã trở thành một trong những cơ sở
chăn nuôi bò sữa lớn nhất tại Việt Nam.
4.2.2. Mô hình chăn nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu ngày càng được mở rộng.
Hiện nay, toàn công ty đã có 575 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa với trên 24.000 con và 3
trung tâm phối giống với các giống bò tốt được nhập từ Úc và Hà Lan. Để có được các sản
phẩm bổ dưỡng từ sữa, bò sữa được nuôi trong các trang trại có chế độ chăm sóc đặc biệt,
sạch sẽ. Chế độ dinh dưỡng, nguồn thức ăn chủ
yếu là cỏ tươi, ngô bắp nghiền, cám đậm đặc…
Mỗi năm, bò cho khai thác sữa trong vòng 9
tháng, sau đó nghỉ 2 tháng thụ tinh. Số lượng sữa
thu được mỗi con trong một ngày vào khoảng 25
lít, con bò cao sản hơn thì cung cấp 35 - 40 lít sữa. Hình 15. Trang trại bò sữa tại Mộc Châu
Ngày vắt sữa hai lần vào lúc sáng sớm và chiều. Hiện nay, đã có những công cụ vắt sữa
bằng máy vừa giảm thiểu tối đa sức lao động của công nhân, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn.


4.2.3. Việc mở các trang trại chăn nuôi bò sữa đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho
nhân dân. Ngành chăn nuôi bò sữa đã góp phần quan trọng vào tỉ trọng GDP của cả nước.
Tại đây, trang trại bò sữa không chỉ có giá trị về mặt sản xuất kinh doanh mà còn có giá trị
lớn về du lịch.
PHẦN 3
KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC ĐỊA, ĐÓNG GÓP ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN CHUNG
Tóm lại, cùng với việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, Hòa Bình và Sơn La hiện nay cũng đang đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước kia chủ yếu là nền nông nghiệp phụ

thuộc vào tự nhiên: đất đai, khí hậu là chính thì nay đã chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất
chuyên môn hóa với quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến. Kinh tế nơi đây đang phát triển theo
hướng kinh tế thị trường, ưu tiên phát triển cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi chuyên môn
hóa và đẩy mạnh khai thác thế mạnh du lịch, thủy điện. Đặc biệt, địa bàn Mộc Châu đang dần
trở thành trung tâm dịch vụ và thương mại của cả vùng. Sự chuyển dịch, phát triển kinh tế
theo hướng hiện đại, tích cực này không chỉ có ý nghĩa đối với riêng vùng mà còn góp phần
lớn vào sự phát triển KT – XH khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh việc kiên quyết đổi mới về mặt kinh tế và thực tế vùng đã đạt
nhiều thành công trên mặt trận này thì về mặt xã hội lại có sự phát triển rất chậm. Đó là sự
cư trú phân tán của dân cư, là trình độ văn hóa lạc hậu, là sự mai một của nền văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thái, H’ Mông. Cụ thể, dân cư tập trung thưa
thớt, đặc biệt là vùng núi cao > 1500m, có nơi chỉ 46 người/km2; các vấn đề về giáo dục, y
tế chưa được quan tâm đúng mức; người dân vẫn đói nghèo và thực trạng đốt nương làm
rẫy, buôn bán và trồng thuốc phiện vẫn còn diễn biến phức tạp…
II. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
Chuyến thực địa chuyên đề KT - XH tại Tây Bắc đã diễn ra thành công rực rỡ.
Đọng lại trong em nhiều cảm xúc tốt đẹp về thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam và đặc biệt hơn là tình yêu thương của thầy cô qua mỗi hành trình!


Đây là một chuyến thực địa rất ý nghĩa, bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho sinh viên. Những thành tựu đạt được trong chuyến đi này giúp củng cố kiến thức
đã học trên lớp cũng như làm phong phú, hiểu biết thêm về nhiều kiến thức mới.
Em mong muốn có nhiều điều kiện để tìm hiểu rõ hơn về mặt văn hóa, xã hội gắn
với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây!
Em xin chân thành cảm ơn!




×