Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh: Những điểm tương đồng và khác biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.35 KB, 4 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 98-101
This paper is available online at

CÂU TRỰC TIẾP, CÂU GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG ANH:
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
Trần Hương Lan

Khoa Tiếng Pháp, Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Câu trực tiếp và câu gián tiếp là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng của tiếng
Pháp và tiếng Anh. Đối với những sinh viên Việt nam chưa biết một ngoại ngữ nào thì đây
thực sự là một vấn đề ngữ pháp vô cùng khó vì nó rất khác so với tiếng Việt. Nhưng nếu
người học đã biết một trong hai ngôn ngữ thì khi học hiên tượng ngữ pháp này ở ngôn ngữ
kia lại vô cùng dễ dàng vì câu trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh có rất
nhiều điểm tương đồng. Bài báo này so sánh sự giống và khác nhau giữa câu trực tiếp và
gián tiếp của tiếng Pháp và tiếng Anh nhằm giúp cho sinh viên khối D1 học tiếng Pháp
một cách dễ dàng hơn.
Từ khóa: Câu trực tiếp, câu gián tiếp, tương đồng, khác biệt, tiếng Pháp và tiếng Anh.

1.

Mở đầu

Trong thời kì hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, tiếng Anh đã từng bước chiếm vị trí ưu tiên
trong nhà trường, gây ra một tình trạng mất cân đối lớn trong quy mô dạy học ngoại ngữ. Tiếng
Pháp cũng từ đó phát triển khó khăn, ở một số địa phương còn “mất trắng” sau một thời gian dài
phát triển ổn định. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khoa tiếng Pháp của trường Đại học Sư
phạm Hà nội. Trước đây đa số sinh viên khoa Pháp thi đầu vào bằng tiếng Pháp, nhưng những năm
gần đây số sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh lại là chủ yếu.
Sinh viên khối D3 đã học tiếng Pháp trong 3 năm thậm chí có em đã học 7 năm, 12 năm.
Hơn nữa các em đã trải qua kì thi đại học với bài thi tiếng Pháp tương đối khó. Để làm được bài


thi này các em đã phải nắm vững tất cả các hiện tượng ngữ pháp cơ bản của tiếng Pháp trong khi
đó sinh viên khối D1 thì chưa bao giờ học tiếng Pháp. Trình độ giữa sinh viên khối D1 và D3 quả
là chênh lệch. Sự chênh lệch này đã gây ra rất nhiều bất cập không chỉ cho việc giảng dạy của giáo
viên mà còn có những tác động không nhỏ tới việc học tập của sinh viên.
Các sinh viên D1 không biết một chút tiếng Pháp nào nhưng bù lại các em có một vốn tiếng
Anh tương đối tốt vì các em đã học ngoại ngữ này từ 3 đến 12 năm và các em đã phải luyện rất
nhiều môn tiếng Anh để thi đại học. Vốn tiếng Anh này chính là một lợi thế rất lớn cho các em khi
học tiếng Pháp đặc biệt là khi học các hiện tượng ngữ pháp. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều là ngôn
ngữ Ân Âu, đa âm tiết và biến hình. Chúng có hệ thống ngữ pháp tương đối giống nhau và rất khác
với tiếng Việt của chúng ta: một ngôn ngữ đơn âm tiết và không biến hình. Những phạm trù mới
Ngày nhận bài 11/5/2014. Ngày nhận đăng 5/10/2014.
Liên lạc Trần Hương Lan, e-mail:

98


Câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh:...

mẻ như thì, thể, thức, câu chủ động, câu bị động, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu điều kiện, đại từ
quan hệ, v.v... đều có trong tiếng Anh và tiếng Pháp. Nếu không nắm vững các vấn đề này ta sẽ
gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ.
Một sinh viên chưa biết ngoại ngữ nào bắt đầu học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì quả là rất
khó vì phải tiếp xúc với nhiều khái niệm mới mẻ, hầu như không bao giờ được đề cập đến trong
tiếng Việt hoặc chỉ được đề cập đến rất ít. Tuy nhiên, khi đã biết một trong hai ngôn ngữ này rồi thì
học ngôn ngữ kia sẽ nhanh hơn rất nhiều vì ta có thể so sánh đối chiếu hai hệ thống ngữ pháp và từ
vựng rồi rút ra những điểm tương đồng và khác biệt. Trong bài nghiên cứu này tôi sẽ so sánh đối
chiếu một hiện tượng ngữ pháp cơ bản của tiếng Pháp với tiếng Anh đó là câu trực tiếp và câu gián
tiếp để giúp cho người học trước hết là học tốt hiện tượng ngữ pháp này và sau đó rút ra phương
pháp để học các vấn đề ngữ pháp khác.


2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
So sánh câu trực tiếp, gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh
Từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp của tiếng Pháp có khá nhiếu điểm giống với tiếng Anh:

2.1.1. Từ nối trong câu gián tiếp
Tiếng Pháp
- Nếu câu trực tiếp là câu mệnh lệnh thì trong câu
gián tiếp dùng de + infinitif
Il me dit: “Viens vite”
→ Il me dit de venir vite.
- Nếu câu trực tiếp là câu thông báo, dùng “que”
để nối mệnh đề chính với câu gián tiếp
Ils nous ont répondu : “Nous avons compris.”
→ Ils nous ont répondu qu’ils avaient compris.
- Nếu câu trực tiếp là câu hỏi nghi vấn, dùng “si”
để nối mệnh đề chính với câu hỏi gián tiếp
Il demanda à sa femme: “Es-tu prête ?”
→ Il demanda à sa femme si elle était prête.
- Nếu câu trực tiếp là câu hỏi có từ để hỏi, dùng
chính từ để hỏi để nối mệnh đề chính với câu hỏi
gián tiếp
Il demanda à son ami : “Où vas-tu ?”
→ Il demanda à son ami où il allait.
Il demanda à son ami : “Quand reviendras-tu ?”
→ Il demanda à son ami quand il reviendrait

Tiếng Anh

- Nếu câu trực tiếp là câu mệnh lệnh thì
trong câu gián tiếp dùng to + infinitive
I said to her: “Please shut the window.”
→ I asked her to shut the window.
- Nếu câu trực tiếp là câu thông báo, dùng
“that” để nối mệnh đề chính với câu gián
tiếp (liên từ that có thể lược bỏ)
She said : “I’m very tired.”
→ She said (that) she was very tired.
- Nếu câu trực tiếp là câu hỏi nghi vấn,
dùng “if ” để nối mệnh đề chính với câu
hỏi gián tiếp
Is she your sister?
→ He asked if she was my sister.
- Nếu câu trực tiếp là câu hỏi có từ để hỏi,
dùng chính từ để hỏi để nối mệnh đề chính
với câu hỏi gián tiếp
What is your name?
→ He asked me what my name was.
Where does she live?
→ He asked where she lived.

99


Trần Hương Lan

2.1.2. Các thay đổi của động từ trong câu gián tiếp
Tiếng Pháp
- Nếu động từ ở mệnh đề chính dùng ở thì hiện

tại hoặc tương lai, thì của động từ trong câu gián
tiếp không thay đổi.
Il me demande/ demandera: “Viendrez-vous?”
→ Il me demande/ demandera si je viendrai.
- Nếu động từ ở mệnh đề chính dùng ở thì quá
khứ (passé composé, imparfait, plus-que-parfait,
passé simple) , thì của động từ trong câu gián tiếp
thay đổi theo quy tắc concordance des temps có
nghĩa là cũng lùi về quá khứ gần giống với tiếng
Anh.
Présent → Imparfait (présent dans le passé :
hiện tại của quá khứ)
Il a dit : “Je suis satisfait”
→ Il a dit qu’il était satisfait.
Passé composé → Plus- que – parfait (passé
dans le passé : quá khứ của quá khứ)
Il a ajouté : “J’ai terminé.”
→ Il a ajouté qu’il avait terminé.
Futur simple → Conditionnel présent (Futur
simple dans le passé : tương lai của quá khứ)
Il annonc¸a : “Je partirai bientôt.”
→ Il annonc¸a qu’il partirait bientôt.

Tiếng Anh
- Nếu động từ ở mệnh đề chính dùng ở
thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện
tại hoàn thành hoặc tương lai đơn, thì của
động từ trong câu gián tiếp không thay đổi.
He says/ is saying/ has said/ will say: “The
texte is difficult.”

→ He says/ is saying/ has said/ will say
(that) the text is difficult.
- Nếu động từ ở mệnh đề chính dùng ở thì
quá khứ, thì của của động từ trong câu gián
tiếp thay đổi theo nguyên tắc lùi về quá khứ
(back-shift)
Présent continuous → past continuous
(present in the past: hiện tại của quá khứ)
He said: “I am learning English.”
→ He said (that) he was learning English.
Simple past → Past perfect (past in the
past: quá khứ của quá khứ)
He said: “I wrote a letter to my brother.”
→ He said (that) he had written a letter to
my brother.
Simple future → Future in the past
(tương lai của quá khứ)
He said: “I will write a letter.”
→ He said (that) he would write a letter.

Chú ý: Tất nhiên trong tiếng Anh còn có một số thời mà tiếng Pháp không có như: present
perfect, present perfect continuous, past perfect continous. Khi so sánh câu trực tiếp và câu gián
tiếp của tiếng Pháp với tiếng Anh chúng ta không nên đề cập đến những thời này vì sẽ làm phức
tạp vấn đề. Nói tóm lại chúng ta nên tìm những điểm tương đồng giữa hai thứ tiếng để các em có
thể hiểu được hiện tượng ngữ pháp đó trong tiếng Pháp thông qua tiếng Anh. Tuy nhiên một số
khác biệt của tiếng Anh và tiếng Pháp liên quan đến hiện tượng ngữ pháp đó giáo viên cũng cần
nhấn mạnh để các em không bị mắc những lỗi do ảnh hưởng của tiếng Anh.
Ví dụ: Trong tiếng Anh, nếu câu trực tiếp là câu thông báo, người ta dùng “that” để nối
mệnh đề chính với câu gián tiếp nhưng liên từ that thường có thể lược bỏ trong khi đó từ que để
nối mệnh đề chính với câu gián tiếp trong tiếng Pháp là bắt buộc. Khi nói về điểm khác biệt này

chắc chắn các sinh viên D1 sẽ không mắc phải những lỗi như sau: Ils nous ont répondu ils avaient
compris.
100


Câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh:...

2.1.3. Thay đổi của các ngữ chỉ thời gian và nơi chốn trong câu gián tiếp
Tiếng Pháp
Hier → la veille
Demain → le lendemain
Aujourd’hui → ce jour-là
La semaine dernière → la semaine précédente
La semaine prochaine → la semaine suivante
Ici → là...

3.

Tiếng Anh
Yesterday → the day before
Tomorrow → the next day
Today → that day
Last week → the week before
Next week → the following week
Here → there. . .

Kết luận

Như vậy câu trực tiếp và câu gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Pháp có rất nhiều điểm
tương đồng. Nếu ta đã biết tiếng Anh rồi thì học câu trực tiếp và câu gián tiếp của tiếng Pháp sẽ

nhanh hơn và ngược lại. Trên đây tôi chỉ mới so sánh một hiện tượng ngữ pháp cơ bản của tiếng
Pháp với tiếng Anh, còn rất nhiều hiện tượng ngữ pháp khác của tiếng Pháp khá giống tiếng Anh
như: câu điều kiện; câu chủ động, câu bị động; đại từ quan hệ; thời, thể, thức; đại từ sở hữu. . . Đối
với sinh viên khối D1 với vốn tiếng Anh tương đối tốt, khi dạy các hiện tượng ngữ pháp này giáo
viên có thể so sánh chúng với tiếng Anh nhằm giúp cho các em mới học tiếng Pháp nhưng đã biết
tiếng Anh rồi tiếp cận được với chúng một cách dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Xuân Bá, 2005. Ngữ pháp căn bản tiếng Anh. Nxb Diáo dục.
Nguyễn Ngọc Cảnh, 1998. Ngữ pháp tiếng Pháp. Nxb Diáo dục.
Jean Dubois et René Lagane, 1973. La nouvelle grammaire du franc¸ais. Paris, Larousse.
M. Raymond, 1994. English Grammar in Use. Cambridge University Press.

ABSTRACT
Direct speech and indirect speech in French and English: similarities and differences
Direct speech and indirect speech are important in terms of grammar in both the French
and English language. Indirect speech is very challenging for Vietnamese students of English or
French because it is not used in Vietnamese language. However, if a Vietnamese student knows
one of these two language, that student can learn indirect speech in the other language very quickly.
This article points out the similarities and differences of indirect speech in French and English in
order to help students who have learned English to learn French more easily.

101




×