Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tóm tắt và áp dụng lý thuyết vào thị trường chứng khoán Việt Nam của cuốn sách "Làm giàu qua chứng khoán" - William J.O’Neil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.87 KB, 30 trang )

WILLIAM J. O’NEIL

LÀM GIÀU
QUA CHỨNG KHOÁN
(Tóm tắt và áp dụng phân tích vào Thị trường chứng khoán Việt Nam)

Người thực hiện: Nguyễn Lê Na


LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách “Làm giàu qua chứng khoán” của tác giả William J.O’Neil cung
cấp cho người đọc một hệ thống đơn giản, dựa trên thực tế đã được chứng minh
đầy đủ, tên là CANSLIM. Các quy luật mua và bán trong cuốn sách này chỉ đại
diện cho những chân lý đã được thời gian chứng minh về cách vận hành thực tế
của thị trường chứng khoán, không phải là quan niệm của cá nhân tác giả cũng như
những quan điểm và niềm tin của các nhà phân tích và chiến lược gia. Cuốn sách
sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chọn lựa chính xác những cổ phiếu thành
công lớn trên thị trường chứng khoán và thu lợi nhuận từ chúng, cũng như cách
giảm thiểu những mất mát, và sai lầm trong thực tế.
Cuốn sách gồm 3 phần với 20 chương. Bắt đầu từ việc giải thích chi tiết hệ
thống CANSLIM, và sau đó là những lời khuyên của tác giả cũng như những ví dụ
thực tiễn đã xảy ra trên thị trường Hoa Kỳ để giúp bạn hiểu rõ hơn cách mà thị
trường vận hành, cũng như cách để thành công trên thị trường chứng khoán.
Sau đây sẽ là một bản tóm tắt và ứng dụng những lý thuyết cần lưu ý trong
cuốn sách này vào một số trường hợp cụ thể trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam - dựa trên sự đọc hiểu và chọn lọc của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn nên
tự mình đọc bản đầy đủ của cuốn sách tuyệt vời này, để có thể không bỏ sót bất kỳ
một chi tiết đắt giá nào mà tôi - theo quan điểm của mình - có lỡ bỏ sót khi không
đưa vào bản tóm tắt.

PHẦN MỘT: CANSLIM




Chương 1: C = Current Quarterly Earnings per Share - Càng cao càng tốt
Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại phải tăng ít nhất 20% so với cùng kỳ năm
ngoái.
- Tìm kiếm những cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến. Cộng
thêm sự đồng thuận của một vài mã khác trong cùng nhóm công nghiệp.
- Doanh nghiệp cần có bản báo cáo minh bạch, tránh sự nhập nhằng. Nhà
đầu tư cũng cần phải loại bỏ những khoản thu nhập bất thường nếu có.
- Lợi tức trên cổ phần (EPS) quý hiện tại tăng ít nhất 20% so với cùng kỳ
năm ngoái (lưu ý so sánh với cùng kỳ năm ngoái chứ không phải kỳ trước để tránh
yếu tố thời vụ). Và sự tăng trưởng lợi tức này phải đi kèm với tăng trưởng doanh số
(tối thiểu 25%) thay vì tiết kiệm chi phí đơn thuần.
- Tốc độ tăng trưởng của EPS các quý gần đây ngày càng nhanh và mạnh sẽ
là điều kiện cần thiết cho sự bùng nổ giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu tốc độ tăng
trưởng EPS giảm mạnh rõ rệt trong 2 quý liên tiếp có thể mang lại nhiều rắc rối.

Chương 2: A = Annual Earnings Increases – Tìm sự gia tăng đột biến
Tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm tốt trong ba năm gần nhất, tối thiểu 25%.
- Lợi suất trên vốn cổ phần (ROE) giúp phân biệt những công ty được điều
hành tốt với những công ty có bộ máy điều hành kém cỏi, tối thiểu 17%.
- Chu kỳ của thị trường chứng khoán giúp nắm bắt nhóm công nghiệp dần
đầu.
- Đừng bao giờ sử dụng sai chỉ số P/E rằng hãy mua cổ phiếu nào có mức
P/E thấp hơn trong quá khứ hoặc thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vì
nó không có nghĩa là bạn được mua cổ phiếu này với giá thấp hơn giá trị thật và
giá rẻ thì thường không đi kèm với chất lượng tốt. Ngược lại, trong giai đoạn thị
trường tăng trưởng, dù gặp phải thành kiến nhưng những cổ phiếu có P/E cao đôi
khi lại có sự đột phá ngoạn mục về giá.



- Một trong những cách sử dụng tỉ số P/E hiệu quả là để dự đoán mức giá
mục tiêu = EPS (dự kiến 2 năm tới) x P/E (thời điểm niêm yết) x 130%

Chương 3: N = New Products, management, highs - Mua vào đúng thời điểm
Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới là điều kiện cần của cổ phiếu siêu
hạng.
- “Nghịch lý vĩ đại” của thị trường chứng khoán: Những cổ phiếu có vẻ như
có giá quá cao và nhiều rủi ro đối với phần đông mọi người thường lên cao hơn
nữa trong khi những cổ phiếu có vẻ rẻ và đang ở dưới thấp thường xuống thấp hơn.
NĐT cần mua vào khi một cổ phiếu có vẻ như có giá quá cao đối với đa số các
NĐT khác và bán ra sau khi nó tiếp tục tăng giá lên cao hơn nữa.
- Thời điểm đúng đắn để mua những cổ phiếu này là khi nó vừa đột phá khỏi
những khuôn mẫu giá ổn định và sắp (hoặc đã) leo lên những đỉnh giá mới.

Chương 4: S = Supply and Demand – Cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn
Quy luật cung cầu: Các cổ phiếu huy động vốn nhỏ sẽ có mức độ biến động giá
cao hơn, cả theo chiều hướng đi lên lẫn đi xuống, nghĩa là lợi nhuận mục tiêu
và rủi ro đều sẽ cao hơn.
Cổ phiếu đáng quan tâm là: công ty đang mua lại cổ phiếu của chính nó trên
thị trường và có ban lãnh đạo năng động, sở hữu lượng lớn cổ phần; tỷ suất nợ
càng thấp thì công ty càng an toàn và cổ phiếu càng tốt.
Cách tốt nhất để ước lượng tình hình cung và cầu của một cổ phiếu là theo
dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Khi cổ phiếu giảm giá, khối
lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể. Ngược lại, nó
tăng giá cần có sự hỗ trợ của khối lượng giao dịch tăng lên.
Chương 5: L = Leader or Laggard - Cổ phiếu của bạn thuộc loại nào?


Dẫn đầu hay đội sổ: Hãy mua những cổ phiếu dẫn dắt thị trường, công ty số 1

trong lĩnh vực của nó và tránh những cổ phiếu đội sổ.
Hai hoặc ba cổ phiếu dẫn đầu trong một nhóm công nghiệp mạnh có thể đạt
mức tăng trưởng khó tin trong khi những cổ phiếu khác ít có khả năng biến động.
Cần tránh những kẻ thế vai - cổ phiếu đi sau sao chép không phải cổ phiếu tốt.
Tìm kiếm những cổ phiếu dẫn đầu mới qua các đợt điều chỉnh giá của thị
trường hoặc những cổ phiếu “cường tráng” bất thường trên thị trường suy thoái.
Chú ý sự khác biệt giữa đợt giảm giá bình thường và đợt điều chỉnh khối lượng lớn
bất thường và là dấu hiệu của thảm họa tiềm tàng.

Chương 6: I = Institutional Sponsorship – Theo chân những kẻ dẫn đầu
Sự bảo trợ của các tổ chức: Nên mua những cổ phiếu có ít nhất một vài tổ chức
bảo trợ (có thành tích tốt trong thời gian gần nhất), và có tổng số cổ đông tổ
chức tăng lên trong các quý gần nhất.
Cổ phiếu bị lệ thuộc quá độ vào tổ chức sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. NĐT cũng
không nên bị ảnh hưởng bởi độ nổi tiếng và phổ biến rộng rãi của một cổ phiếu.

Chương 7: M = Market Direction: Cách nào để xác định?
Xác định chiều hướng của thị trường chung bằng cách diễn giải chính xác
những biến động hàng ngày về giá và khối lượng cổ phần giao dịch của các chỉ
số bình quân trên thị trường và vận động của các cổ phiếu dẫn dắt thị trường.
Điều này có thể giải quyết định thắng lợi hay thất bại.
“Đầu tư dài hạn” đôi khi gây ra rắc rối khi một số giai đoạn suy thoái (chứ
không phải đợt điều chỉnh nhẹ nhàng) gần như đạp đổ thị trường hoàn toàn vì một
vài cổ phiếu không thể phục hồi về đỉnh cũ.
Sau khi nhận thấy một vài dấu hiệu chắc chắn đầu tiên báo hiệu thị trường
đã lên tới đỉnh tăng trưởng (NĐT cần theo dõi các chỉ số thị trường chung hằng
ngày), hãy bán ra thật nhanh.


Sau khi thị trường bắt đầu đi xuống thông thường nó sẽ nỗ lực phục hồi một

cách yếu ớt và sau đó thất bại. Dấu hiệu là (1) giá tiếp tục tăng lên trong các ngày
sau nhưng khối lượng giao dịch thấp hơn so với ngày trước, (2) chỉ số bình quân
hướng lên ít hơn so với ngày trước hoặc (3) phục hồi không tới phân nửa so với tỷ
lệ suy thoái từ đỉnh tăng trưởng tuyệt đối của cổ phiếu.
Theo dõi các cổ phiếu dẫn đầu để tìm dấu vết đỉnh tăng trưởng của thị
trường. Dấu hiệu bất thường: đột phá khỏi nền giá thứ 3 hoặc thứ 4 nhưng cấu trúc
rộng, lỏng lẻo, thất thường hoặc đỉnh cực dốc (giá vọt mạnh).
Những dấu hiệu báo động thị trường suy thoái khác là khi những cổ phiếu
giá thấp, chất lượng thấp, mang tính đầu cơ cao bắt đầu vượt lên. Trong những
trường hợp khác, thị trường bắt đầu suy thoái sẽ hồi phục trong vòng 2 hoặc 3
tháng, và quay lại gần hoặc thậm chí vượt qua đỉnh cao trước đó của nó trước khi
lao đầu xuống vực.
Đừng tái gia nhập thị trường quá sớm, hãy chờ một khi giai đoạn tăng
trưởng mới thực sự bắt đầu. Khi một chỉ số bình quân thị trường ghi nhận tăng lên
và sau đó là đợt bùng nổ theo đà của các chỉ số khác. Những khoản lợi tức thực sự
tốt thường được tạo ra trong 2 năm đầu của một giai đoạn tăng trưởng bình thường.
Một số cách bổ sung để xác định các cột mốc chuyển hướng của thị trường:
sự phân kỳ của các chỉ số bình quân; tâm lý NĐT; chính sách về tỷ lệ lãi suất (mức
lãi suất gia tăng đáng kể thông thường đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn đi
xuống và đợt suy thoái sắp đến, ngược lại, nó thường sẽ kết thúc khi cắt giảm mức
lãi suất.)

Case study: VCB


C: Từ quý 3 năm 2018, EPS của VCB tăng trưởng vượt bậc so với cùng kì năm
trước. Trong vòng 5 quý, tốc độ tăng trưởng EPS luôn lớn hơn 25%. Đỉnh điểm
trước kì tăng trưởng vượt bậc từ đầu năm 2019, quý 4/2018, EPS của VCB tăng
trưởng ấn tưởng, tăng 94.05% so với cùng kì năm trước.
A: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của VCB khá là ổn định, duy trì ở mức 19-21%.

Sau 2 quý tăng trưởng ấn tượng là quý 3 và quý 4 năm 2018 lần lượt là 24% và
41% so với quý trước. Sự tăng trưởng vượt bậc vào quý 4/2018 là bước đệm để giá
cổ phiếu tăng vọt trong đầu năm 2019.
N: Ngân hàng đầu tiên được cấp phép đặt văn phòng đại diện tại Mỹ. Ngày
28/11/2018, NHNN đã quyết định công nhận Vietcombank đáp ứng chuẩn mực
Basel II theo Thông tư 41 sớm 1 năm so với qui định, trở thành ngân hàng đầu tiên
của Việt Nam đáp ứng chuẩn mực Basel 2, đánh dấu một bước thành công quan
trọng trong lộ trình triển khai Basel II của Vietcombank nói riêng cũng như hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên
tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Basel II
sử dụng khái niệm “3 trụ cột chính” gồm:Yêu cầu vốn tối thiểu; Rà soát và giám
sát; Nguyên tắc thị trường và công khai thông tin.


- Dư nợ tại VAMC bằng 0
- Tỷ lệ nợ xấu lần đầu tiên về dưới 1%, thấp nhất trong 10 năm gần đây và
về đích trước 2 năm so với đề án tái cơ cấu.
- Hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực Basel 2 thấp nhất sô với các NHTM
thời điểm đỏ, khoảng 9%
S: VCB là ngân hàng quốc doanh với hơn 70% sở hữu nhà nước, chính vì vậy có
một khối lượng lớn cổ phiếu phi giao dịch. Thêm vào đó, nhìn vào biểu đồ kỹ
thuật của VCB giai đoạn trước khi có cuộc leo thang về giá, ta có thể thấy khối
lượng giao dịch của cổ phiếu này khá ổn định, ở mức trung bình.

L: VCB xứng đáng là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với sự dẫn dắt ở hầu
hết các mảng kinh doanh (cho vay và huy động khách hàng, thanh toán quốc tế và
thẻ ATM) cũng như có chất lượng tài sản tốt, thương hiệu mạnh và tài chính minh
bạch. Ngoài ra, với mức vốn hóa thị trường của VCB chiếm khoảng 8% tổng giá trị
vốn hóa trên sàn HSX và còn tới hơn 9% room cho nhà đầu tư nước ngoài, VCB

được coi là lựa chọn đầu tư khả thi và dễ tiếp cận cho các quỹ quốc tế. Điều này
dẫn đến việc cổ phiếu VCB luôn được giao dịch ở mức hệ số định giá rất cao.


Bảng: Vốn hóa một số ngân hàng niêm yết cuối tháng 9/2018

Một số lí do để chứng minh rằng tại thời điểm cuối năm 2018, VCB
đang là một trong những cổ phiếu dẫn đầu ngành ngân hàng:
Là ngân hàng Quốc doanh, VCB luôn quản lý chất lượng tài sản và thu nhập
một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, tình hình tài chính của ngân hàng rất ổn định.
-

Tỷ lệ nợ xấu thấp (1,2%) với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao (156%).


- Thanh khoản dồi dào, với hệ số dư nợ trên huy động (LDR) và vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn được kiểm soát tốt;


→ BID, CTG và VPB là những ngân hàng có thể sẽ gặp áp lực giảm NIM
trong 2019 do tỷ lệ LDR chạm ngưỡng quy định. Trong khi đó, tỷ lệ LDR của
VCB vẫn đang ở mức thấp hơn so với quy định. Do đó, VCB vẫn còn có room để
đẩy tỷ lệ LDR lên mức cao hơn.
Ngoài ra, xét về con số tuyệt đối thì Vietcombank hiện là ngân hàng kinh
doanh ổn nhất từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng đầu 2018 khi có lãi tới hơn 2.600
tỷ đồng ở mảng này, tăng 34% so với cùng kỳ. Giải thích cho mức tăng của thu
nhập hoạt động dịch vụ, Vietcombank cho biết nhà băng có chiến lược thực hiện
nâng cấp các hệ thống CNTT hỗ trợ dịch vụ, phát triển thêm một số ứng dụng mới
tiện ích cho khách hàng, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng giao dịch
để tăng trưởng doanh thu. Vào khoảng thời gian này, hoạt động dịch vụ của

Vietcombank còn được kỳ vọng sẽ bứt phá hơn nữa nhờ bancassurance khi thực tế
nhà băng này dù đang có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn nhất nhưng chưa triển khai
mạnh nguồn thu từ bán bảo hiểm. Và trên thực tế gần đây, vào ngày 12/11/2019,
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) đã tổ chức Lễ ký
kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền 15 năm phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với
tập đoàn bảo hiểm hàng đầu châu Á FWD.


Từ những năm 2017 trở về trước, vị trí số 1 về lợi nhuận trong hệ thống luôn
được 3 "ông lớn" BIDV, VietinBank, Vietcombank thay phiên nhau nắm giữ và khó
phân thắng bại. Tuy nhiên cho đến nay, vị trí số 1 đã trở nên rõ ràng và chắc chắn
hơn khi Vietcombank bứt tốc quá nhanh và bỏ xa hàng loạt nhà băng phía sau.
Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank năm 2018 đạt trên 18.300 tỷ đồng
còn BIDV chỉ đạt 9.625 tỷ và VietinBank khoảng 6.900 tỷ đồng. Như vậy, BIDV
và VietinBank cộng lại cũng mới chỉ đạt hơn 16 nghìn tỷ, chưa bằng Vietcombank.
Trong khi Vietcombank tăng trưởng tới 61% thì BIDV chỉ tăng nhẹ 11% còn
VietinBank thậm chí tăng trưởng âm 25%.
Vietcombank đang tỏ ra có quá nhiều lợi thế và thuận lợi trong để giữ vững
vị trí số 1 khi vừa nâng vốn điều lệ lên gần 37.000 tỷ vào đầu năm 2019. Ngày
28/11/2018, NHNN đã quyết định công nhận Vietcombank đáp ứng chuẩn mực
Basel II theo Thông tư 41 sớm 1 năm so với quy định, đánh dấu một bước thành


công quan trọng trong lộ trình triển khai Basel II của Vietcombank nói riêng cũng
như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Là một trong những
ngân hàng đầu tiên áp dụng Basel II, VCB sẽ được NHNN giao cho chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng cao hơn, tức cơ hội lợi nhuận lại càng lớn hơn.

I:Cơ cấu cổ đông của VCB:
- Cổ đông nhà nước: 74,8% (lần đầu tiên <75%)

- Mizuho Bank duy trì 15%
- Cổ đông khác 7,65%
- GIC 2,55%
VCB có sự hỗ trợ lớn từ cổ đông chiến lược từ năm 2011. Mizuho đã giúp
đóng góp đáng kể với các hoạt động quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, các
khóa đào tạo về các hoạt động chuyển đổi trọng yếu cho Vietcombank.
M: Nửa cuối năm 2018, TTCK có mức giảm điểm mạnh từ đỉnh, chỉ số VNIndex
đóng cửa phiên cuối năm tại mức 888 điểm đánh mất gần 26% từ đỉnh. Tuy nhiên,


diễn biến của thị trường lại ngược lại so với nền kinh tế khi năm 2018 được xem là
năm tăng trưởng tốt của Việt Nam:
- Lạm phát năm 2018 được xem là ổn định khi lạm phát cả năm là 3,54% so với
năm 2017.
- Kết thúc năm 2018 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất khu
vực Đông Nam Á và cao nhất trong vòng 10 năm. Đặc biệt là mức tăng trưởng tín
dụng 2018 của Việt Nam chỉ vào khoảng 13,3%, thấp hơn nhiều các năm trước (từ
15% đến 17%). Như vậy tăng trưởng GDP đã giảm sự lệ thuộc vào tăng trưởng tín
dụng, yếu tố dễ dẫn đến bong bóng tài sản do hiện tượng đầu cơ tràn lan trên cơ sở
cung tiền quá lớn.
- Diễn biến chiến tranh thương mại căng thẳng, tăng kì vọng cho tăng trưởng tại
Việt Nam
Nhìn chung các yếu tố vĩ mô của Việt Nam đều mạnh và thị trường chứng khoán
đã không phản ánh đúng yếu tố này. Chính vì vậy nếu so sánh cùng thời điểm nền
kinh tế tăng trưởng gần tương đương thì thị trường chứng khoán lúc này lại kém
hơn. Điều đó tạo sự hấp dẫn về mặt định giá. Ngoài ra, yếu tố từ việc nâng hạng thị
trường Việt Nam càng làm tăng kì vọng cho NĐT.
3 tháng đầu năm 2019 thị trường Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng. Chỉ số
VNIndex ghi nhận mức điểm tiệm cận 1000 điểm vào tháng 3/2019. Do:
- Thị trường thế giới kỳ vọng căng thẳng thương mại sẽ được giải quyết sau khi

Mỹ và Trung ngồi vào bàn đàm phán.
- Yếu tố quan trọng thứ hai giúp các thị trường tài chính nói chung và thị trường
Việt Nam nói riêng có cơ hội lấy lại những gì đã mất, là sự trì hoãn trong tiến trình
nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
- Tiếp tục kỳ vọng về việc nâng hạng thị trường. Việc thị trường Việt Nam được
nâng từ cận biên lên mới nổi, dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào với quy mô lớn hơn
nhiều.


PHẦN 2:
2.1. Cách đọc biểu đồ như một chuyên gia và cải thiện khả năng chọn lựa cổ
phiếu và thời điểm của bạn
- Mua tại các đỉnh giá mới là điều quan trọng và những khuôn mẫu vững chắc
trên biểu đồ báo hiệu tiềm năng lợi tức lớn.
- Mua “cân đối tăng”: mua thêm cổ phần của 1 cổ phiếu mà bạn đã mua trước
đó khi nó đang tăng giá ( áp dụng với cổ phiếu mua đúng điểm mau và giá đã tăng
2%-3% so với mức giá ban đầu).
- Lập ra quy tắc: phải mua cổ phiếu chính xác tại điểm mua và không xây kim
tự tháp, mua bổ sung cổ phần sau khi giá tăng lên 5% tính từ điểm mua. Sau đó sẽ
bán mọi cổ phiếu khi chúng lên giá 20%. Tuy nhiên, nếu một cổ phiếu tăng trưởng
quá mạnh và tăng giá 20% trong vong ít hơn 8 tuần, thì cổ phiếu đó sẽ được giữ lại
trong ít nhất là 8 tuần.
Lịch sử luôn lặp lại, vì thế hãy học cách áp dụng những tiền lệ thành công.
-

Khuôn mẫu giá phổ biến nhất: “Tách có quai”
Thời gian: đa phần kéo dài từ 3 tới 6 tháng. Giá dao động (từ đáy tách lên

đỉnh tách) thường 12 - 15%.
Đặc điểm ở khu vực quai tách: có một đợt “giũ bỏ”, khi giá rớt xuống thấp

hơn một đáy giá trong khu vực quai tách trước đó và khối lượng giao dịch thu nhỏ.
Phần quai phải nằm ở nửa trên của cấu trúc nền tảng chung nằm cao hơn đường
MA200. Những biểu đồ cổ phiếu không có quai hay quai tách hướng lên hoặc nằm
ngang (thay vì hướng xuống) có khả năng thất bại cao hơn (dù vẫn có ngoại lệ).
Các khu vực giá chặt chẽ: có biên độ giá dao động trong tuần nhỏ và mức
giá kết thúc giao dịch tuần gần như không đổi trong nhiều nhiều tuần liền. Điểm
chốt là khi khối lượng giao dịch trong ngày gia tăng tối thiểu 50%, cổ phiếu lướt
qua điểm mua hướng lên. Đây là điểm đúng đắn để NĐT cá nhân mua vào. Các


đáy giá tuyệt đối của khuôn mẫu hoặc ở khu vực thấp của quai tách thường “khô
cạn” khối lượng giao dịch.

KBC: Tăng giá 18,7% trong vòng 5 tuần
Khuôn mẫu giá “đĩa có quai”: trải rộng và nông hơn tách có quai

-

STB: Tăng 122% trong vòng 2 tháng
Khuôn mẫu “đáy chữ W”: đáy thứ 2 thường sẽ ngang bằng hoặc thấp hơn
so với đay thứ nhất để giũ bỏ các NĐT yếu. Khuôn mẫu này cũng có thể có quai và
nó thường yếu hơn “tách có quai” vì giá phải rớt giá 2 lần mới đủ mạnh để có thể
tạo trend tăng. Điểm mua sẽ tại đỉnh của nhánh thứ 2.
-


CTG: Tăng 23% trong vòng 6 tuần

MSN: Tăng 37,75% trong vòng 2 tuần
Khuôn mẫu “nền phẳng”: thường hình thành sau giai đoạn khuôn mẫu

“tách có quai” hoặc “đáy chữ W”
-


HSG: tăng 150% trong vòng 5 tháng

-

Khuôn mẫu “ngọn đồi cao, chặt chẽ” (ít gặp)

- Khuôn mẫu “nền tảng dựa trên nền tảng”


VIC: Tăng giá 41,17% trong vòng 3 tuần

BVH: Tăng giá 43% trong vòng 2 tuần


- Khuôn mẫu “nền dốc lên”

BMC: Tăng giá 113% trong vòng 5 tuần
Nên nhớ, các biểu đồ trông có vẻ rộng và lỏng lẻo có thể là “tín hiệu giả”
thường sẽ thất bại, nhưng sau đó có thể được siết chặt lại. Ngoài ra, có một số
khuôn mẫu giá không chính xác, chẳng hạn như hình tam giác, uốn khúc, và hình
đuôi nheo. Khuôn mẫu “ba đáy” và “đáy dạng đầu và vai” cũng là những khuôn
mẫu yếu. Tuy nhiên khi xét đến việc nhận diện đỉnh tăng trưởng của một cổ phiếu,
thì các khuôn mẫu đầu và vai trở thành một trong những khuôn mẫu rất đáng tin
cậy.
Một hiện tượng hay xảy ra là “khu vực phân phối sớm”, khi có những khu
vực kháng cự lại chiều hướng biến động của cổ phiếu khi nó đi lên sau một giai

đoạn rớt giá. Nếu một cổ phiếu có thể mở được đường thoát qua khỏi khu vực này
thì bạn vẫn có thể mua nó một cách an toàn, mặc dù giá có hơi cao.
2.2. Cách lựa chọn đúng phân khúc thị trường, các nhóm công nghiệp và các
tiểu nhóm


Đại đa số các cổ phiếu dẫn đầu thông thường đều thuộc về các ngành công
nghiệp dẫn đầu, mỗi giai đoạn tăng trưởng của thị trường được dẫn dắt bởi những
nhóm công nghiệp khác nhau. Cần thu hẹp phạm vi chú ý từ phân khúc à nhóm
công nghiệp à tiểu nhóm và chỉ tập trung vào các nhóm dẫn đầu. Một cổ phiếu dù
tốt nhưng thuộc nhóm công nghiệp yếu ớt vẫn không đáng được đầu tư.
Một sự phát triển mạnh mẽ diễn ra trong một ngành công nghiệp có thể giúp
cho những ngành công nghiệp liên quan khác về sau cũng, hoặc “cổ phiếu họ
hàng” (như công ty cung ứng, vận chuyển,…) được hưởng lợi.
Việc xác định ngành công nghiệp dẫn đầu đến từ sự thay đổi hoàn cảnh cơ
bản của nó, xu hướng và đặc điểm riêng biệt mỗi ngành và chú ý đến chu kỳ thị
trường bằng việc theo dõi nhóm cổ phiếu phòng ngự.
2.3. Khi nào cần bán để giảm thiểu thiệt hại
- Luôn luôn giới hạn tỉ lệ thua lỗ tối đa 7% hoặc 8% so với giá mua vào,
không có ngoại lệ
- Bán nhanh những cổ phiếu thua lỗ và bán chậm những cổ phiếu có lãi
- Phân tích hoạt động hàng tháng. Vào cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý, hãy tính
tỉ lệ phần trăm thay đổi về giá của mỗi cổ phiếu tính từ lần cuối thực hiện phép phân
tích này. Viết ra giấy mức giá mà mình mong đợi sẽ bán cổ phiếu nếu bị thua lỗ cùng
với mức lợi tức tiềm năng mong đợi.
2.4. Thời điểm bán ra để thu lời
- Những dấu hiệu kĩ thuật bán ra:


Các đỉnh cực (xác định đỉnh của cổ phiếu):


1. Mức leo thang mạnh nhất trong một ngày. Nếu giá của 1 cổ phiếu đã tăng trong
nhiều tháng (cổ phiếu leo thang giá từ nền tảng giá ổn định) và kết thúc phiên giao
dịch với mức gia tăng mạnh chưa từng thấy trong mọi ngày trước đó => cổ phiếu đã
gần đến đỉnh
2. Khối lượng giao dịch lớn nhất trong một ngày => ngày đó sẽ có thẻ xuất hiện
đỉnh.


3. Khoảng trống kiệt sức. Nếu 1 cổ phiếu đã tăng giá rất cao khỏi nền giá ban đầu
của nó trong nhiều tháng qua và sau đó đột ngột bộc lộ khoảng cách về giá tại thời
điểm mở cửa so với thời điểm đóng cửa của thị trường => cuộc leo thang đã gần lên
đến đỉnh.
4. Vận động tích cực tại đỉnh cực. Bán ra nếu sự tăng trưởng của một cổ phiếu trở
nên quá tích cực khiến giá tăng vọt với tốc độ cao trong vòng 2 hoặc 3 tuần.
5. Những dấu hiệu của hoạt động phân phối. Sau 1 thời gian dài tăng giá, khối
lượng giao dịch lớn trong ngày mà không có sự tăng về giá là dấu hiệu của hoạt
động phân phối => bán ra ngay trước khi mọi người ồ ạt bán ra.
6. Tách cổ phần. Bán ra nếu 1 cổ phiếu tăng giá 25% tới 50% chỉ trong vòng 1
hoặc 2 tuần sau một 1 lần tách cổ phần.
7. Số ngày sụt giá liên tiếp gia tăng => cổ phiếu bắt đầu rơi từ đỉnh tăng trưởng.
8. Vượt quá đường biên trên => nên bán ra.
9. Đường biểu diễn bình quân biến động giá 200 ngày. Có thể nên bán khi chúng
vượt 70%-100% so với MA200
10. Bán trên đường rơi xuống từ đỉnh tăng trưởng. Nếu đã không bán ra được
sớm khi cổ phiếu còn đang lên giá, hãy bán trên đường nó rơi xuống từ đỉnh tăng
trưởng.


Khối lượng giao dịch thấp và những vận động yếu khác:


1. Đỉnh giá mới với khối lượng giao dịch thấp. Trong khi giá tăng lên, khối lượng
giao dịch lại giảm dần báo hiệu các nhà đầu tư không còn háo hức với cổ phiếu này.
2. Thị trường đóng cửa tại/gần mức giá sàn trong ngày.
3. Hãy bán ra khi cổ phiếu leo lên đỉnh giá mới nếu nó đột phá từ nền giá thứ ba
hoặc thứ tư.
4. Khi thấy đợt bán ra ồ ạt đầu tiên gần đỉnh tăng trưởng, đợt phục hồi kế tiếp sẽ
có khối lượng gaio dịch ít hơn, thể hiện đợt phục hồi kém. Hãy bán ra trong ngày thứ
2 hoặc thứ 3 của đợt hồi phục kém.


5.Suy giảm từ đỉnh giá từ 12 đến 15%.
• Các khu vực hỗ trợ sụp đổ:
1. Đường hướng lên dài hạn bị phá vỡ. Bán ra nếu 1 cổ phiếu kết thúc tuần giao
dịch thấp hơn so với đường hướng lên dài hạn hoặc phá vỡ một khu vực hỗ trợ giá
với khối lượng lớn.
2. Bán ra nếu có mức rớt giá nhiều nhất trong ngày.
3. Rớt giá với khối lượng giao dịch lớn.
4. Sau một thời gian dài đi lên, nếu đường bình quân biến động giá 200 ngày của
một cổ phiếu chuyển hướng đi xuống, hãy cân nhắc bán ra.
5. Trường kì nằm dưới mức bình quân biến động giá trong 10 tuần.
Ngoài ra, nên bán khi tỉ lệ tăng trưởng lợi tức hàng quý giảm đáng kể trong hai quý
iên tục, nhiều người quan tâm đến cổ phiếu đó, bán ra vì những tin tức xấu.
2.5. Nghệ thuật đọc bảng ở sàn giao dịch: Phân tích và phản ứng trước mọi tin
tức
Việc theo dõi bảng điện tử có thể trở nên cảm tính một cách nguy hiểm. Tuy
nhiên nó vẫn mang lại nhiều lợi ích nếu được dành nhiều tâm huyết nghiên cứu:
Phân biệt những cổ phiếu dẫn đầu và đội sổ (sau đợt tuột dốc của thị trường, cổ
phiếu tăng giá đầu tiên sẽ là cổ phiếu dẫn dắt hoặc theo dõi số lượng và khối lượng
giao dịch để biết cổ phiếu nào đang được tích trữ mạnh nhất) và cần lưu tâm đến

khối lượng giao dịch hơn là giá cổ phiếu. Khối lượng lớn có thể đến từ giao dịch
của NĐT tổ chức tuy nhiên không phải họ luôn đúng và đôi khi bảng giá sẽ tạo ra
những cái bẫy. Hãy chờ tới lúc động lực thúc đẩy cổ phiếu mạnh mẽ để nó vượt lên
khỏi khuôn mẫu giá.
Đừng bán ra trong một thị trường ru ngủ (nhịp độ thấp). Đừng mua dựa trên
những lời mách nước và những tin đồn, hãy đưa ra diễn giải phản ứng thông minh
trước tin tức quan trọng, tin mới, tin cũ.


PHẦN BA:
Chương 11: Bạn có nên đầu tư đa dạng, đầu tư dài hạn, mua bằng vốn vay,
bán khống,....
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một việc nên làm khi đầu tư. Tuy nhiên việc
đa dạng hóa quá mức hầu như ghi nhận kết quả không khả thi. Các nhà đầu tư
nên tập trung vào những cổ phiếu mình biết thật rõ và theo dõi chúng cẩn thận.
Càng sở hữu nhiều cổ phiếu, các nhà đầu tư càng phản ứng chậm hơn và bán ra để
chuyển vốn thành tiền mặt khi một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng bắt đầu trên
thị trường. Nên nhớ một điều rằng, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn có một khoản lỗ
nhỏ và một vài khoản lãi lớn.
Hãy cẩn thận với phương pháp mua dàn trải theo thời gian nếu bạn là
người mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên đây là một phương pháp thực tế hơn
nhiều so với một danh mục đầu tư dàn trải.
Đầu tư dài hạn không phải một vấn đề chính, mà điều quan trọng là mua và bán
đúng cổ phiếu vào đúng thời điểm. Việc mua và bán ngắn hay dài phụ thuộc vào
quy tắc của bạn và thị trường quyết định. Theo thực nghiệm, những cổ phiếu thành
công thường sẽ được giữ lại trong 3 tháng, 6 tháng, thậm chí là 1, 2 năm hoặc dài
hơn và các khoản lỗ thường kéo dài lâu hơn, không quá 3 tháng.
Các nhà đầu tư không nên giao dịch trong ngày. Làm việc với những dao
động trong ngày thường khó phán đoán hơn so với các chiều hướng cơ bản trong
dài hạn. Thường những khoản phí môi giới sẽ ăn hết phần lợi tức tiềm tăng, chưa

kể những khoản lỗ đương nhiên sẽ xảy ra.
Thời gian tốt nhất để sử dụng vốn vay là một trong hai năm đầu của giai đoạn thị
trưởng tăng trưởng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và hoàn cảnh thị trường hiện tại để
quyết định có sử dụng vốn vay hay không
Bán khống phức tạp hơn nhiều so với mua cổ phiếu và thường những
người bán khống thường lỗ. Các nhà đầu tư chỉ bán không khi họ nghĩ thị trường
sẽ bị suy thoái trầm trọng hoặc một cổ phiếu nhất định sẽ lao xuống. Bán khống
hiệu quả nhất vào thời kỳ đầu của giai đoạn suy thoái. Không thực hiện bán khống


với những cổ phiếu có số lượng cổ phần dự trữ nhỏ. Bạn nên chọn những cổ phiếu
có khối lượng giao dịch hàng ngày từ 5 tới 10 triệu cổ phần hoặc nhiều hơn.
Hai khuôn mẫu biểu đồ giá tốt nhất dành cho bán khống là khuôn mẫu “đầu
vai” và “tách có quai”. Ngoài ra, nếu cổ phiếu đó có một đợt chia cổ tức trong khi
bạn mượn để bán, bạn sẽ phải trả khoản chia cổ tức đó cho người mua. Chính vì
vậy, đừng bán khống những cổ phiếu chia cổ tức nhiều. Và cũng đừng bao giờ bán
khống một cổ phiếu đang lên giá chỉ vì giá của nó có vẻ quá cao nếu bạn không
muốn bị “quét sạch”.
Tóm lại, đa dạng hóa đầu tư là tốt, nhưng đừng quá đà. Hãy tập trung vào một danh
sách nhỏ hơn bao gồm những cổ phiếu được lựa chọn cẩn thận và hãy để thị trường
giúp xác định mỗi cổ phiếu nên được giữ lại trong bao lâu. Sử dụng vốn vay vẫn
ổn nếu bạn có kinh nghiệm, nhưng nó sẽ khiến mức độ rủi ro gia tăng đáng kể.
Cuối cùng đừng bán khống trừ khi bạn biết chính xác mình đang làm gì. Và đừng
quên dùng các biểu đồ để xác định thời điểm.
Chương 17: Bạn có nên mua quyền giao dịch chứng khoán, cổ phiếu Nasdaq,
cổ phiếu mới phát hành, trái phiếu khả chuyển, cổ phiếu nước ngoài...?
Nếu bạn đang cân nhắc mua bán quyền giao dịch chứng khoán, bạn cần phải
giới hạn tỉ lệ tổng vốn đầu tư vào đó. Một giới hạn hợp lý là 10% tới 15%. Nếu
quyền giao dịch dao động nhanh gấp ba lần cổ phiếu, thì có thể 20% tới 25% là tỉ
lệ thiệt hại tối đa có thể chịu đựng. Về phía lợi nhuận, có thể bạn nên cân nhắc một

quy luật rằng bạn đã thu gần hết lợi nhuận khi giá của quyền giao dịch tăng lên
50% tới 75%. Bí quyết kiếm tiền qua quyền giao dịch cũng không có gì khác so
với qua cổ phiếu. Và việc mua quyền giao dịch đặt trong một giai đoạn thị trường
tăng trưởng là không khôn ngoan. Nếu có mua quyền giao dịch chứng khoán, tốt
hơn bạn nên chọn những thời hạn dài, chẳng hạn như 6 tháng.
Các nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu IPO. Do số ít cổ phiếu IPO chất lượng
sẽ có nhu cầu rất lớn tạo ra bởi các tổ chức nên cho dù có thể mua được chẳng nữa
thì cũng chỉ có thể nhận được một phần chia rất nhỏ. Mặt khác, IPO không có lịch
sử giao dịch nên bạn không thể biết chắc là chúng đã tăng giá quá cao hay chưa.


×