Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thiết kế cải tạo xe tải huyndai mighty 75s thành xe cứu hộ giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ CẢI TẠO XE TẢI HUYNDAI
MIGHTY 75S THÀNH XE CỨU HỘ GIAO
THÔNG

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:

TS. PHAN MINH ĐỨC
NGUYỄN KIÊN VĨ

Đà Nẵng, 2020


Thiết kế xe cứu hộ giao thông đường bộ loại nhỏ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XE CỨU HỘ GIAO THÔNG....................................... 4
1.1. Giao thông và cứu hộ giao thông ....................................................................... 4
1.2. Tình hình giao thông ở Việt Nam và sự cần thiết của xe cứu hộ giao thông ....... 5
1.3. Vấn đề giao thông vận tải và vai trò của xe cứu hộ giao thông ........................... 6
1.3.1. các vấn đề của giao thông ........................................................................... 6


1.3.2. Vai trò của xe cứu hộ giao thông ................................................................. 7
1.4. Giới thiệu về một số xe cứu hộ giao thông ......................................................... 8
1.5. Các cơ cấu và thiết bị cứu hộ trên xe................................................................ 12
Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................. 13
2.1. Phân tích lựa chọn phương án cứu hộ .............................................................. 13
2.1.1. Phương án chỉ kéo xe bằng càng nâng thủy lực ........................................ 13
2.1.2. Phương án chỉ chở xe bị nạn trên thùng xe ................................................ 14
2.1.4. Phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng thủy lực và cẩu xe ................... 15
2.2. Phân tích lựa chọn xe cơ sở ............................................................................. 18
2.3. Lựa chọn xe bị nạn để tính toán ....................................................................... 19
Chương 3: THIẾT KẾ XE CỨU HỘ ......................................................................... 21
3.1. Tính toán phản lực và lực kéo cần thiết khi nâng xe ở độ cao hx ...................... 21
3.1.1. Xác định tạo độ trọng tâm của xe được kéo ............................................... 21
3.1.2. Tính toán phản lực và lực kéo xe cần thiết ................................................. 22
3.2. Tính ổn định xe cứu hộ .................................................................................... 25
3.2.1. Tính tọa độ trọng tâm của xe cứu hộ.......................................................... 26
3.2.2. Kiểm tra tính ổn định của xe cứu hộ .......................................................... 27

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


Thiết kế xe cứu hộ giao thông đường bộ loại nhỏ

3.3. Tính toán hệ thống thủy lực ............................................................................. 30
3.3.1. Tính xylanh nâng hạ cần............................................................................ 30
3.3.2. Chọn bơm thủy lực .................................................................................... 32
3.4. Kiểm tra độ bền kết cấu ................................................................................... 35
3.4.1. Kiểm tra độ bền phần I (càng kéo)............................................................. 36
3.4.1.1. Tính ứng suất pháp  z ............................................................................ 38
3.4.1.2. Tính ứng suất tiếp  ............................................................................... 39

3.4.2.3. Kiểm nghiệm bền .................................................................................... 40
3.4.1.4. Tính bền cho chốt O................................................................................ 40
3.4.2. Tính toán phần II (càng nâng) ................................................................... 42
3.4.2.1. Tính bền tạo mặt cắt C-C........................................................................ 45
3.4.2.2. Tính bền chốt xoay tại ví trí nối càng nâng và sắt xi ............................... 48
3.4.2.3. Kiểm tra bền chốt xylanh nâng hạ càng nâng ......................................... 50
3.4.2.4. Kiểm tra bền chốt xylanh nâng hạ càng kéo............................................ 52
Chương 4: TÍNH TOÁN CỤM TỜI KÉO .................................................................. 55
4.1. Tính toán tang tời ............................................................................................ 55
4.1.1. Thông số cơ bản ........................................................................................ 55
4.1.2. Tính trục tang ............................................................................................ 57
4.1.2.1. Tính sơ bộ đường kính trục tang ............................................................. 59
4.1.2.2. Xác định trị số và tác dụng của các lực từ chiết quay lên trục ................ 62
4.1.2.3. Xác định đường kính các đoạn trục ........................................................ 65
4.2. Chọn động cơ thủy lực..................................................................................... 66
4.3. Tính toán hộp giảm tốc .................................................................................... 67
4.3.1. Thông số cơ bản của hộp giảm tốc ............................................................ 68
4.3.2. Tính toán cặp truyền trục vít – bánh vít ..................................................... 69
4.3.2.1. Chọn vật liệu .......................................................................................... 70
4.3.2.2. Xác định ứng suất cho phép .................................................................... 71

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


Thiết kế xe cứu hộ giao thông đường bộ loại nhỏ

4.3.2.3. Chọn số mối ren Z1 của trục vít và tính số răng Z2 của bánh vít.............. 69
4.3.2.4. Định môđun m, hệ số đường kính q và khoảng cách trục A ..................... 69
4.3.2.5. Kiểm nghiệm vận tốc trượt, hiệu suất và hệ số tải trọng ......................... 70
4.3.2.6. Kiểm nghiệm ứng suất uốn của răng bánh vít ......................................... 71

4.3.2.8. Tính lực tác dụng .................................................................................... 72
4.3.3. Tính toán trục ............................................................................................ 73
4.3.3.1. Tính sơ bộ đường kính trục ..................................................................... 73
4.3.3.2. Xác định trị số và tác dụng của các lực từ chiết quay lên trục ................ 75
4.3.3.3. Xác định đường kính các đoạn trục ........................................................ 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 866

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1 Xe cứu hộ có nhiệm vụ kéo ........................................................................... 9
Hình 1.2 Xe cứu hộ có nhiệm vụ cẩu xe....................................................................... 9
Hình 1.3 Xe cứu hộ có nhiệm vụ chở xe .................................................................... 10
Hình 1.4 Xe cứu hộ hạng nhẹ..................................................................................... 10
Hình 1.5 Xe cứu hộ hạng trung .................................................................................. 11
Hình 1.6 Xe cứu hộ hạng nặng ................................................................................... 11
Hình 2.1 Phương án chỉ kéo xe bằng càng nâng thủy lực .......................................... 13
Hình 2.2 Phương án chỉ chở xe bị nạn trên thùng xe ................................................. 14
Hình 2.3 Phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng và chở xe trên thùng xe ............ 15
Hình 2.4 Phương án kéo xe trên càng nâng thủy lực ................................................. 15
Hình 2.5 phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng, chở xe và cẩu xe ..................... 16
Hình 2.6 Phương án xe cứu hộ chỉ chuyên cẩu xe ..................................................... 17
Hình 2.7 Xe cơ sở HUYNDAI MIGHTY 75S............................................................ 19
Hình 3.1 Sơ đồ tính tọa độ trọng tâm xe được kéo .................................................... 22
Hình 3.2 Sơ đồ tính phản lực tác dụng lên đầu ngàm và lực kéo cần thiết ................. 22
Hình 3.3 Sơ đồ tính tọa độ trọng tâm xe kéo ............................................................. 26
Hình 3.4 Sơ đồ tính ổn định dọc tĩnh của xe kéo ....................................................... 27

Hình 3.5 Sơ đồ tính ổn định dọc động của xe kéo lên dốc ......................................... 29
Hình 3.13 Sơ đồ tính lực tác dụng lên xylanh nâng hạ cần ........................................ 31
Hình 3.14 Cấu tạo bơm bánh răng thủy lực ............................................................... 33
Hình 3.15 Thông số kỹ thuật bơm PGP 517, Code 750 ............................................. 33
Hình 3.16 Sơ đồ hệ thống thủy lực ............................................................................ 34
Hình 3.17 Sơ đồ tính toán độ bền kết cấu .................................................................. 36
Hình 3.18 Biểu đồ momen trên phần I ...................................................................... 37
Hình 3.19 Mặt cắt A-A ............................................................................................. 37

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


Hình 3.20 Ứng suất pháp của mặt cắt ngang ............................................................. 38
Hình 3.21 Ứng suất tiếp của mặt cắt ngang ................................................................ 40
Hình 3.22 Lực tác dụng lên chốt ............................................................................... 41
Hình 3.23 Sơ đồ tính bền phần II .............................................................................. 43
Hình 3.24 Biểu đồ lực momen trên phần II ............................................................... 45
Hình 3.25 Mặt cắt dầm C-C ...................................................................................... 45
Hình 3.26 Ứng suất pháp của mặt cắt ngang C-C ...................................................... 46
Hình 3.27 Ứng suất tiếp của mặt cắt ngang C-C ........................................................ 48
Hình 3.28 Chốt xoay dầm tại D ................................................................................. 49
Hình 3.29 Chốt xylanh nâng hạ càng nâng ................................................................ 50
Hình 3.30 Chốt xylanh nâng hạ càng kéo .................................................................. 52
Hình 4.1 Sơ đồ cụm tời kéo ....................................................................................... 55
Hình 4.2 Sơ đồ tính khoảng cách các đoạn trục ......................................................... 57
Hình 4.3 Sơ đồ tính lực tác dụng lên trục tang .......................................................... 59
Hình 4.4 Biểu đồ momen tác dụng lên trục tang ........................................................ 61
Hình 4.5 Thông số kỹ thuật động cơ kỹ thuật ............................................................ 64
Hình 4.6 Sơ đồ tính khoảng cách hộp giảm tốc trục vít ............................................. 75
Hình 4.7 Lực từ bộ truyền tác dụng lên trục ............................................................... 76

Hình 4.8 Sơ đồ tính lực tác dụng lên trục I ................................................................ 76
Hình 4.9 Biểu đồ momen tác dụng lên trục vít ........................................................... 78
Hình 4.10 Sơ đồ tính lực tác dụng lên trục II ............................................................. 79
Hình 4.11 Biểu đồ momen tác dụng lên trục bánh vít ................................................ 81

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật xe cơ sở HUYNDAI MIGHTY 75S .............................. 18
Bảng 2.2 Bảng liệt kê một số loại xe đang lưu hành tại Việt Nam ............................. 19
Bảng 2.3 Bảng thông số kỹ thuật xe Land Cruiser .................................................... 20
Bảng 4.1 Thông số cơ bản hộp giảm tốc ................................................................... 66

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU:
D [mm]

: Chiều dài tổng thể của xe.

R [mm]

: Chiều rộng tổng thể của xe.

C [mm]


: Chiều cao tổng thể của xe.

L0 [mm]

: Chiều dài cơ sở của xe.

G0 [N]

: Trọng lượng bản thân của xe.

G [N]

: Trọng lượng toàn bộ của xe.

a [mm]

: Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu trước.

b [mm]

: Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau.

hg [mm]

: Độ cao trọng tâm của xe so với mặt đường.

Z1 [N]

: Trọng lượng tác dụng lên bánh trước của xe.


Z2 [N]

: Trọng lượng tác dụng lên bánh sau của xe.

Fk [N]

: Lực kéo cần thiết.

Mf2 [N.mm]

: Momen cản lăn ở bánh xe sau.

Pf2 [N]

: Lực cản ma sát lăn.

 L [độ]

: Góc giới hạn lật khi lên dốc.

 x [độ]

: Góc giới hạn lật khi xuống dốc.

 [độ]

: Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang.

f [-]


: Hệ số cản lăn.

 [-]

: Hệ số bám.

rbx [mm]

: Bán kính bánh xe.

 [-]

: Hệ số biến dạng lốp.

v [-]

: Tỷ lệ giữa Oxi và nhiên liệu động cơ.

k [-]

: Hệ số cản không khí.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


 [-]

: Hiệu suất làm việc.


Ne [kw]

: Công suất động cơ.

NK [kw]

: Công suất kéo của bánh xe chủ động.

nN [v/ph]

: Số vòng quay ứng với công suất cực đại.

ne [v/ph]

: Số vòng quay trục khuỷu động cơ ứng với công suất Ne.

Me [N.m]

: Momen xoắn động cơ.

nm [v/ph]

: Số vòng quay ứng với momen xoắn cực đại.

a, b, c [-]

: Hệ số thực nghiệm theo thể loại động cơ.

ihi [-]


: Tỷ số truyền hộp số.

iRev [-]

: tỷ số truyền số lùi.

i0 [-]

: Tỷ số truyền cầu chủ động.

t [s]

: Thời gian trễ khi chuyển số.

S [m]

: Quãng đường.

V [m/s]

: Vận tốc di chuyển của ô tô.

g [m/s2]

: Gia tốc trọng trường.

Pk [N]

: Lực kéo tiếp tuyến trên bánh xe chủ động của ô tô.


Pf [N]

: Lực cản lăn.

Nf [w]

: Công suất tiêu hao cho lực cản lăn.

Pw [N]

: Lực cản gió.

Nw [w]

: Công suất tiêu hao cho lực cản gió.

Pj [N]

: Lực cản quán tính.

Pi [N]

: Lực cản lên dốc.

Pm [N]

: Lực cản ở móc kéo.

Nm [w]


: Công suất tiêu hao cho lực cản ở móc kéo.

D [-]

: Nhân tố động lực học.

J [m/s2]

: Gia tốc tịnh tiến.

 [-]

: Hệ số tính đến ảnh hưởng của khối lượng vận động quay khi

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


chuyển động ở các tay số.
imax [%]

: độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể vượt qua.

Fx [N]

: Lực tác dụng dọc xilanh.

D [cm]

: Đường kính xilanh.


P [bar]

: Áp suất của hệ thống thủy lực.

 [mm]

: Độ dày thành xilanh.

Q [cm3/ph]

: Lưu lượng hệ thống thủy lực.

q [cm3/vòng] : Lưu lượng riêng hệ thống thủy lực.
n [vòng/phút] : Số vòng quay.
 ck [-]

: Hiệu suất cơ khí.

v [-]

: Hiệu suất thể tích.

 z [N/mm2]

: Ứng suất pháp.

 td [N/mm2] : Ứng suất tương đương.
 ch [N/mm2] : Ứng suất chảy của vật liệu.
[ ] [N/mm2] : Ứng suất pháp cho phép.


jx [mm4]

: Momen quán tính mặt cắt ngang.

 [N/mm2]

: Ứng suất tiếp.

[ ] [N/mm2]

: Ứng suất tiếp cho phép.

S xc [mm3]

: Trị số tuyệt đối của momen tĩnh đối với trục trung hòa.

M [N.mm]

: Momen.

d [mm]

: Đường kính trục.

i [-]

: tỷ số truyền hộp giảm tốc.

P [kw]


: Công suất trên trục.

Z1 [-]

: Số mối ren.

Z2 [-]

: Số răng bánh vít.

A [mm]

: Khoảng cách trục.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


MỞ ĐẦU

1. Mục đích đề tài
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe cứu hộ giao thông với nhiều kiểu
dáng khác nhau, nhiệm vụ khác nhau. Tình hình giao thông ở nước ta càng ngày càng
phức tạp do số lượng xe lưu thông ngày càng lớn, trong khi cơ sở vật chất cầu đường
vẫn không phát triển kịp để đáp ứng được nhu cầu đó, gây ra nhiều vụ tai nạn giao
thông đáng tiết, kèm theo đó là sự cần thiết của các loại xe cứu hộ giao thông thực
hiện giải cứu các phương tiện xe bị nạn, giải phóng ùn tắt giao thông, tiết kiệm thời
gian và công sức cho người đi đường, góp phần trong sự phát triển của nền kinh tế. Số
lượng xe cứu hộ từ đó củng tăng đáng kể, từ việc sản xuất xe trong nước và nhập khẩu
nguyên chiếc từ nước ngoài. Nhưng chi phí để mua một chiếc xe cứu hộ từ nước ngoài
thường là rất lớn, trong khi đó với công nghệ sẵn có trong nước vẫn có thể đóng mới

một chiếc xe cứu hộ đầy đủ chức năng từ cách thiết kế dựa trên một chiếc xe tải cơ sở,
điều này giúp giảm chi phí đầu tư đi rất nhiều.
Nhận thấy đề tài “Thiết kế xe cứu hộ giao thông đường bộ loại nhỏ” là một đề tài
rất hay, nó giúp em có thể tìm hiểu thêm củng như hiểu biết hơn về một chiếc xe cứu
hộ giao thông đường bộ, cách hoạt động, các cơ cấu làm việc, quá trình tính toán để
xây dựng lên một chiếc xe cứu hộ.
Hơn nữa từ việc tính toán thiết kế một chiếc xe cứu hộ thì các doanh nghiệp, các
Gara lớn có thể tự đóng mới cho mình một chiếc xe cứu hộ giao thông dựa trên xe tải
cơ sở mà không cần nhập nguyên chiếc từ nước ngoài gây tốn chi phí.
2. Mục tiêu đề tài
Phân tích lựa chọn xe tải cơ sở, xe bị nạn và tổng hợp các kiến thức từ các tài liệu
tham khảo để lấy số liệu tính toán, thiết kế các cơ cấu trên xe, xây dựng lên một chiếc
xe cứu hộ giao thông cỡ nhỏ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thiết kế xe cứu hộ giao thông đường bộ loại nhỏ dựa trên xe cơ sở HUYNDAI
MIGHTY 75S, các số liệu tính toán cũng dựa trên việc sử dụng xe Land Cruiser làm
xe bị nạn. Phạm vi đề tài nghiên cứu và thiết kế các cơ cấu cơ bản để cấu thành một
chiếc xe cứu hộ giao thông có thể thực hiện và làm việc được công việc cứu hộ giao
thông trong phạm vi thành phố. Đồ án cũng đưa ra các phương pháp cứu hộ để lựa

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

1


chọn phương pháp thiết kế hợp lý nhất. Đưa ra những đánh giá kết quả tính toán so với
thông số ban đầu của xe cơ sở.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Lựa chọn phương pháp kéo xe, xe cơ sở, xe bị nạn phù hợp với đề tài “Thiết kế
xe cứu hộ giao thông loại nhỏ”.

- Tính toán các phản lực khi kéo xe, tính toán động lực học của xe sau thiết kế.
- Tính toán kiểm nghiệm bền các cơ cấu.
- Tính toán hệ thống thủy lực, chọn bơm thủy lực, động cơ thủy lực.
- Tính toán cụm tời kéo (tang tời, hộp giảm tốc).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các giao trình đã học, tham khảo các tài liệu catalog của xe trên trên thị
trường phục vụ thiết kế, tham khảo các sản phẩm có sẵn trên thị trường.
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán và vẽ đồ thị.
- Sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế các bản vẽ kỹ thuật.
4. Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp của em gồm 4 chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XE CỨU HỘ GIAO THÔNG
Những vấn đề liên quan đến tình hình giao thông ở Việt Nam, sự cần thiết và vai
trò của xe cứu hộ giao thông. Giới thiệu về các loại xe cứu hộ giao thông trên thị
trường, các cơ cấu và thiết bị cứu hộ trên xe.
Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Phân tích các phương án kéo xe, từ đó lựa chọn phương án kéo xe và phương
án thiết kế phù hợp với đề tài. Phân tích lựa chọn xe tải làm xe cơ sở, lựa chọn xe làm
xe bị nạn, đưa ra các bước công nghệ thi công.
Chương 3: THIẾT KẾ XE CỨU HỘ
Tính toán các phản lực tác dụng lên xe khi thực hiện xe cứu hộ, tính toán tính ổn
định của xe, động lực học xe cứu hộ sau thiết kế và đưa ra đánh giá với xe cơ sở ban
đầu. Tính toán hệ thống thủy lực từ đó lựa chọn bơm thủy lực. Tính toán các lực tác
dụng lên cơ cấu càng nâng càng kéo từ đó tính kiểm nghiệm bền cơ cấu.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

2



Chương 4: TÍNH TOÁN CỤM TỜI KÉO
Tính toán thiết kế tang tời kéo cáp từ lực kéo lớn nhất khi xe bị nạn bị bó cứng 4
bánh, dựa vào các thông số của xe bị nạn đã chọn. Tính toán đường kính tang cuộn,
momen và đường kính trục tang, chọn động cơ thủy lực.
Tính toán hộp giảm tốc, tỷ số truyền, đường kính và số răng các bánh răng, tính
toán Momen và đường kính trục của hộp giảm tốc.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

3


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XE CỨU HỘ GIAO THÔNG

1.1. Giao thông và cứu hộ giao thông
Giao thông vận tải là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có
thể coi rằng mạng lưới giao thông vận tải là mạch máu của một quốc gia, một quốc gia
muốn phát triển nhất thiết cần phải phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
Giao thông vận tải là một ngành được hình thành từ hai ngành là giao thông và vận
tải. Giao thông là nói đến việc lưu thông của các phương tiện khác nhau, còn vận tải là
nói đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa trên các phương tiện giao thông.
Trong hệ thống giao thông vận tải của chúng ta, ngành giao thông đường bộ đóng
vai trò chủ đạo và phần lớn số hành khách và lượng hàng hóa được vận chuyển trong
nội địa bằng ô tô. Ô tô là phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa cơ bản của giao
thông đường bộ.
Để đảm bảo hệ thống giao thông vận tải thông suốt, không bị ách tắc vì những tai
nạn, hư hỏng của các phương tiện tham gia giao thông thì nhất thiết cần phải có một
lực lượng cứu hộ giao thông, lực lượng này có chức năng mang các xe bị hỏng hóc vì
lý do va chạm hay chết máy khi đang tham gia giao thông trên đường về các xưởng
sửa chữa, giải phóng đường cho các phương tiện khác hoạt động khỏi ách tắc gây ảnh

hưởng không ít về thời gian và kinh tế. Phương tiện bị hỏng cũng nhanh chóng được
đem sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại.
Song với việc phát triển mạng lưới các phương tiện giao thông vận tải thì việc phát
triển đội xe cứu hộ cũng rất quan trọng, lực lượng xe cứu hộ phải được trang bị đầy đủ
các trang thiết bị cần thiết để có thể đáp ứng được ngay lập tức các yêu cầu cứu hộ.
Mạng lưới giao thông đường bộ của đất nước ta rất phức tạp, chất lượng đường xá
chưa hoàn hảo, ý thức chấp hành luật tham gia giao thông của người dân chưa cao.
Trong khi đó các phương tiện giao thông ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng, ngoài
những loại xe mới và hiện đại thì vẫn còn nhiều những xe cũ và lạc hậu, tình trạng kỹ
thuật thấp không đảm bảo an toàn khi tham gia lưu thông trên đường. Điều này gây
nhiều vấn đề bức bối như tai nạn giao thông thường xuyên, ách tắc giao thông, ...Khi
phương tiện giao thông gặp rủi ro, hư hỏng giữa đường sẽ gây cản trở giao thông cho
các phương tiện khác, gây bức xúc và tâm lý không thoải mái cho người đi đường.
Khi giao thông bị chậm trễ thì không chỉ gây hàng hóa bị ắc tách, chậm tiến độ giao
hàng mà còn làm lãng phí thời gian lao động quý báo của con người, chậm trễ công
SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

4


việc gây ảnh hưởng kinh tế quốc dân. Vì vậy việc ách tắc giao thông gây ảnh hưởng
xấu đến nhiều ngành cùng lúc, tổn thất kinh tế quốc dân, hàng hóa ùn trệ ảnh hưởng
đến kinh doanh của các công ty doanh nghiệp.
1.2. Tình hình giao thông ở Việt Nam và sự cần thiết của xe cứu hộ giao thông
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có những bước tiến mạnh mẽ, tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao so với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới.
Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành giao thông vận tải củng phát triển mạnh mẽ, nhu
cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của con người ngày càng cao. Bên cạnh đó, chính sách
của nhà nước về công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Nắm bắt thời cơ đó, các công ty nước ngoài về đầu tư sản xuất ô tô ồ ạt vào thị
trường Việt Nam, dẫn đến số lượng ô tô được sản xuất ra và lưu hành tăng nhanh trong
những năm gần đây. Ngoài những chiếc xe mới được sản xuất lắp ráp trong nước hoặc
nhập khẩu mới từ nước ngoài vào thì trong nước vẫn lưu hành nhiều loại xe cũ và các
xe bãi được nhập tùy tiện. Các xe này thường đã cữ và hết hạn sử dụng, mỗi khi hư
hỏng rất khó có phụ tùng để thay thế sửa chữa, do đó mỗi khi hư hỏng thì các xe này
chỉ được sửa chữa phục chế chứ không được tháy thế mới hoàn toàn dẫn đến mất an
toàn khi sử dụng.
Bên cạnh đó là tinh thần tự giác chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông của
người dân chưa cao, mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta phức tạp và chưa
phải tốt, không có sự đồng bộ, rất nhiều con đường quốc lộ đã được đưa vào sử dụng
lâu hiện đang xuống cấp àm chỉ được sửa chữa chắp vá. Mạng lưới giao thông trong
đô thị thì không có quy hoạch hợp lý, mật độ xe cộ lưu thông lớn nhất là vào các giờ
cao điểm tỷ lệ tắc đường xẩy ra rất cao và ở nhiều đoạn đường khác nhau.
Mặc dù chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tai nạn giao
thông và thúc đẩy sự phát triển của ngành công ghiệp ô tô như cải tạo, xây dựng, nâng
cấp hệ thống đường xá, giáo dục chi người dân hiểu biết về luật lệ khi tham gia giao
thông, nhưng vấn đề này không thể giải quyết được một sớm một chiều mà rất nhiều
tai nạn đáng tiếc vẫn cứ xảy ra hằng năm và đang có chiều hướng gia tăng, khi mà số
lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng nhiều và phức tạp.
Trong nền kinh tế thị trường, một công ty muốn phát triển mạnh phải đảm bảo mối
quan hệ và giao lưu hàng hóa với nhiều công ty doanh nghiệp khác, đồng thời phải có
độ tin cậy cao, uy tín lớn đối với khách hàng. Uy tín của công ty thể hiện một phần ở

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

5


việc trao đổi hàng hóa, phân phát sản phẩm kịp thời, kịp tiến độ, đúng thời điểm với

đối tác. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần chậm trễ một khoảng thời gian nào đó cũng
có thể dẫn đến bị phá vỡ hợp đồng, uy tín giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của
công ty, thậm chí gây lỗ nặng. Vì vậy, thông thường ở nước ta cũng như các nước
khác, các doanh nghiệp hay công ty lớn đều có đội xe chuyên chở riêng, sẵn sàng phục
vụ vì lợi ích của công ty. Trong quá trình hoạt động, có hỏng hóc hay biến cố kỹ thuật
có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho nên ngoài việc đầu tư vào đội xe, các công ty còn phải
đầu tư vào các công việc bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các phụ tùng và phải có mối
quan hệ chặt chẽ với các trạm sửa chữa bảo dưỡng xe, sửa chữa theo định kỳ và còn
phải có những chiếc xe cứu hộ luôn luôn sẵn sàng, kịp thời đưa những xe bị hư hỏng,
sự cố giữa đường về sửa chữa khi trường hợp xấu xảy ra.
1.3. Vấn đề giao thông vận tải và vai trò của xe cứu hộ giao thông
1.3.1. các vấn đề của giao thông
Thị trường ô tô của Việt Nam mới phát triển trong những năm trở lại đây, lượng
xe ô tô tăng lên đáng kể song đa số trong số đó là xe cũ. Để tận dụng các xe cũ này lại
được cải tiến và sửa chữa, trong khi lưu hành lại thường xuyên hoạt động trong tình
trạng quá tải. Do đó việc các xe này gặp sự cố giữa đường là việc thường xuyên xảy
ra, gây nên tình trạng ách tắc giao thông đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế sản
xuất của chủ xe và người tham gia giao thông.
Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô vượt quá sự phát triển của hệ thống
giao thông cũng làm nảy sinh nhiều vẫn đề, một trong những vấn đề được quan tâm
nhiều đó là tai nạn giao thông. Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa, hành
khách, lựa chọn chủng loại phương tiện hợp lý và dự báo các chỉ tiêu khai thác phương
tiện trong tương lai, xác định được nhu cầu phương tiện vận tải đường bộ đến năm
2020 như sau: giai đoạn 2002 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện
đường bộ toàn quốc là 13% – 17% /năm, trong đó xe con dưới 9 chỗ là 13% - 18%/
năm, xe khách trên 10 chỗ là 16% - 22%/năm và xe tải là 12% - 14%/năm. Giai đoạn
2010 – 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện đường bộ toàn quốc là 7%
- 12%/năm, trong đó xe con đưới 9 chỗ là 5% - 14%/năm, xe khách trên 10 chỗ là 6%
- 12%/năm và xe tải lả 8% - 10%/năm.
Sự tăng trưởng quá nhanh về số lượng phương tiện trong khi kết cấu cơ sở hạ

tầng chưa kịp phát triển theo đã làm nảy sinh nhiều vấn đề: Sự bất tiện trong đi lại,
tình trạng ùn tắc giao thông lúc giờ cao điểm chưa được giải quyết, đặc biệt nghiêm
trọng là vấn đề tai nạn giao thông,... có thể chỉ ra những con số thống kê cụ thể để thấy
SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

6


được tình trạng an toàn giao thông hiện nay.
So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong tháng 7/2019 tăng
6,2%; số người chết tăng 7,2%; số người bị thương tăng 17,8% và số người bị thương
nhẹ giảm 6,7%.
Số liệu thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết trong một tháng
(từ 16.6 - 15.7), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.435 vụ tai nạn giao thông. Trong đó,
có 806 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 629 vụ va chạm giao thông,
làm 657 người chết, 463 người bị thương và 640 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ
năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 6,2%; số người chết tăng 7,2%; số người bị
thương tăng 17,8% và số người bị thương nhẹ giảm 6,7%.
Đáng lưu ý, trong tháng xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng như:
vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 2.7 tại Tiên Yên, Quảng Ninh làm 2 người chết và 18
người bị thương; vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 6.7 tại Diễn Châu, Nghệ An làm 1
người chết và 14 người bị thương...
Đặc biệt, trong ngày 23.7, tại huyện Kim Thành, Hải Dương đã xảy ra liên tiếp 3
vụ tai nạn giao thông làm 7 người chết và 2 người bị thương.
Tính chung 7 tháng năm 2019, trên cả nước xảy ra 9.820 vụ tai nạn giao thông,
làm 4.467 người chết, 2.794 người bị thương và 4.676 người bị thương nhẹ.
Bình quân mỗi ngày, trên cả nước xảy ra 46 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 24
vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 22 vụ va chạm giao thông, làm 21
người chết, 13 người bị thương và 22 người bị thương nhẹ.
Cũng mới đây, tại Hội thảo Quốc gia “Công bố kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng

của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt
Nam”, nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức thực hiện chỉ ra rằng tại
Việt Nam, gần 40% các vụ tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông có uống rượu bia. Mặc dù công tác tuần tra xử phạt, tuyên truyền,
khuyến khích các dịch vụ lái xe đưa người uống về nhà đã và đang được tăng cường
thực hiện, tình trạng uống rượu bia và lái xe vẫn phổ biến, khiến tình hình tai nạn giao
thông do hành vi này gây ra còn diễn biến phức tạp.
1.3.2. Vai trò của xe cứu hộ giao thông
Trong khi các vụ tai nạn giao thông vẫn chưa có được những giải pháp cụ thể để
ngăn ngừa, thì việc giải quyết các vụ tai nạn đã xảy ra cũng cần được đề cập đến.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

7


Trong thành phố, các vụ tai nạn giao thông khi xảy ra, đặc biệt là tai nạn ô tô thường
gây nên sự ùn tắc giao thông, gây rất nhiều ảnh hưởng tới sự đi lại của các phương tiện
khác và các hoạt động kinh tế, sản xuất. Đối với các xe đường trường thì các tai nạn
thường xảy ra do xe lao xuống vực. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có biện pháp nhanh
chóng giải tỏa ách tắc giao thông và đưa xe bị nạn, gặp sự cố ra khỏi vùng ách tắc, hay
về nơi bảo dưỡng sửa chữa. Từ đó xe cứu hộ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết
vấn đề.
Xe cứu hộ giao thông là một loại xe chuyên dụng gồm xe cơ sở và cơ cấu công
tác. Xe cơ sở có thể là các đầu xe tải hạng nhẹ, xe ben, hay các đầu xe có động cơ công
suất lớn. Các cơ cấu công tác gồm có tời móc kéo, càng nâng thủy lực,... Để cứu hộ thì
trên xe cứu hộ còn được trang bị thêm các dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, dụng cụ cắt,
phá hay cả đồ y tế. Các loại xe cứu hộ cỡ lớn thường có cơ cấu dây cáp, móc kéo lớn
để cứu hộ các loại xe đường trường gặp tai nạn khi rơi xuống vực, hố. Các loại xe cứu
hộ cỡ nhỏ thường được sử dụng chủ yếu trong thành phố, đường thành thị. Loại xe cứu

hộ cỡ nhỏ có thể không cần hệ thống cáp, móc kéo mà chỉ cần có càng kéo, một số xe
còn có sàn để xe, như thế có thể cứu hộ được cả 2 xe cỡ nhỏ bị tai nạn cùng một lúc.
Hiện nay, lượng xe lưu hành tại Việt Nam đang tăng nhanh, theo đó dịch vụ cứu
hộ giao thông ngày càng nhiều. Hầu hết các xưởng bảo dưỡng, sửa chữa hay các gara
ô tô lớn đều có xe cứu hộ, nhưng chỉ là các xe cỡ nhỏ, tầm hoạt động hạn chế, số
lượng xe ít. Hiện tại chỉ có số ít trung tâm cứu hộ giao thông hoạt động với quy mô
lớn, chuyên nghiệp và phạm vi rộng như: Bảo Việt, Cứu hộ 116,...
Các hãng bán xe hơi trên thị trường Việt Nam như: Ford, Daewoo, Nissan,
Toyota,... cũng có dịch vụ cứu hộ giao thông nhưng chỉ phục vụ cho những loại xe
chính hãng, tầm hoạt động hạn chế.
Vai trò của xe cứu hộ giao thông tuy chỉ đơn thuần là đưa xe bị tai nạn nhanh
chóng về cơ sở sữa chữa nhưng ảnh hưởng của loại xe này tới các vấn đề kinh tế, xã
hội, giao thông cũng không phải là nhỏ. Yêu cầu với loại xe này đó là tính cơ động và
được trang bị đầy đủ những thiết bị cứu hộ cần thiết.
1.4. Giới thiệu về một số xe cứu hộ giao thông
Để phân loại được xe cứu hộ giao thông còn phụ thuộc vào nhiệm vụ và tải trọng
của các loại xe cần được cứu hộ. Bởi vì cứu hộ giao thông có nhiều loại khác nhau nên
xe cứu hộ cũng được chia làm các loại cụ thể.
Dựa vào nhiệm vụ của các loại xe cứu hộ thì có thể phân loại như sau:

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

8


- Xe cứu hộ có nhiệm vụ kéo.

Hình 1.1 Xe cứu hộ có nhiệm vụ kéo
Được dùng để kéo nâng đầu trước hay đầu sau của xe ô tô khi bị hỏng và không đi
được, xe bị nạn không bị hư hỏng nặng và ít nhất 2 bánh trước (hoặc sau) vẫn hoạt

động. Loại xe cứu hộ này thường trang chính là càng nâng thủy lực và càng kéo để dễ
dàng kéo xe bị nạn.
- Xe cứu hộ có nhiệm vụ cẩu xe.

Hình 1.2 Xe cứu hộ có nhiệm vụ cẩu xe
Được dùng để cẩu xe ô tô với các trường hợp bị tai nạn, bị lật, thiên tai khi xe bị
rớt xuống vực, hố sâu hoặc các cầu cống rãnh, đầm lầy,... Trang bị chính của loại xe
cứu hộ này là sử dụng cần cẩu nâng điều khiển bằng hệ thống thủy lực và thông

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

9


thường lắp thêm hệ thống càng kéo xe để tăng độ linh hoạt cho xe.
- Xe cứu hộ có nhiệm vụ chở xe.
Được dùng để chở các xe ô tô sau tai nạn, thiên tai,... bị hư hỏng nặng không thể đi
lại được nữa. Yêu cầu phải dùng xe cứu hộ kéo xe bị nạn lên thùng xe rồi chở về trung
tâm bảo dưỡng. Với loại xe cứu hộ này thường trang bị hệ thống sàn trượt và tời kéo
để dễ dàng đưa xe nạn lên thùng xe.

Hình 1.3 Xe cứu hộ có nhiệm vụ chở xe
Dựa vào trọng tải của xe cần được cứu hộ mà thường được chia làm 3 loại chính:
- Xe cứu hộ hạng nhẹ : phục vụ những xe có trọng tải dưới 3 tấn.

Hình 1.4 Xe cứu hộ hạng nhẹ
Sử dụng xe cơ sở khoảng 2.5 tấn, Khi cứu hộ, loại xe này sử dụng bộ tời kéo để lật
xe và nâng xe lên một độ cao nhất định, sau đó càng nâng được đưa vào dưới gầm xe,
cố định bánh xe và kéo đi. Tốc độ chuyển động khi kéo xe là khá cao, xe bị nạn
SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức


10


chuyển động ổn định mà không cần sự điều khiển của người lái. Xe cứu hộ hạng nhẹ
thường sử dụng để cứu hộ các loại xe tải nhẹ, xe khách nhỏ và xe con.
- Xe cứu hộ hạng trung: phụ vụ những xe có trọng tải từ 3 tấn đến 8 tấn.

Hình 1.5 Xe cứu hộ hạng trung
Xe cứu hộ hạng trung thường được trang bị kết hợp các thiết bị nâng, kéo, cẩu,..
trên cơ sở khung gầm xe tải khoảng 8 tấn. Cùng lúc có thể thực hiện nhiều chức năng
cứu hộ khác nhau như kéo xe bị nạn, cẩu xe bị rơi xuống vực; hố sâu,... Dùng để cứu
hộ các loại xe tải, xe khách tầm trung.
- Xe cứu hộ hạng nặng: phục vụ những xe có trọng tải trên 15 tấn.

Hình 1.6 Xe cứu hộ hạng nặng
Thường được trang bị hệ thống cẩu, kéo công suất lớn, cấu tạo gọn đơn giản và
thực hiện nhiều tư thế khó khăn mà cần cẩu thông thường không thể làm được. Loại xe
cứu hộ này sử dụng để xử lý các loại xe tải hạng nặng, các loại xe kéo xe đầu kéo hạng
nặng. Đặc biệt đối với xe cứu hộ hạng siêu trọng có hệ thống cứu hộ đặc biệt với công

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

11


suất cực lớn chỉ dùng để chuyên cứu hộ các loại xe siêu trường siêu trọng.
1.5. Các cơ cấu và thiết bị cứu hộ trên xe
- Kiểu càng thủy lực theo mô hình xe nâng hàng.
- Kiểu càng thủy lực theo mô hình Centry F3.

- Kiểu càng thủy lực theo mô hình tự động kẹp lốp.
- Kiểu xe chở xe hỏng.
Xe cứu hộ được chế tạo trên cơ sở một chiếc xe tải, thông thường được một nhà
máy sản xuất xe chuyên và lắp ráp. Trên xe được trang bị đầy đủ các thiết bị:
- Cần kéo xe: là một thiết bị như một chiếc cần cẩu nhỏ được lắp phía sau, dưới
gầm xe cứu hộ, nó có thể kẹp chặt 2 lốp trước của xe hỏng, nâng nửa trước hoặc sau
chiếc xe đó lên khỏi mặt đường để kéo xe di chuyển bằng các bánh xe còn lại.
- Cần cẩu: là loại cần cẩu có khả năng vượt tải lớn, cấu tạo gọn, đơn giản và có thể
làm việc theo nhiều tư thế khó khăn mà cần cẩu hàng không thực hiện được.
- Tời thủy lực: là một thiết bị cuộn dây cáp thép có khả năng kéo được những vật
nặng, những chiếc ô tô hỏng từ dưới vực lên đường.
- Sàn chở xe: là một mặt sàn bằng kim loại đặt trên lưng xe cứu hộ có khả năng
trượt xuống đường để dễ dàng đưa ô tô hỏng lên, sau khi cố định chiếc xe hỏng vào
sàn bằng các dây tăng chuyên dùng, sàn sẽ mang chiếc xe hỏng lên lưng xe cứu hộ để
chở đi.
- Dây tăng: là một thiết bị cầm tay có một đoạn dây bạt hoặc xích, một đầu là
chiếc khóa có cấu tạo đặc biệt giúp nhân viên cứu hộ có thể trói chặt các lốp xe của xe
hỏng vào sàn xe cứu hộ.
- Kìm cứu hộ: là một dụng cụ cầm tay có khả năng nhanh chóng cắt được các lớp
khung vỏ ô tô để cứu người mắc kẹt.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

12


Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. Phân tích lựa chọn phương án cứu hộ
Việc phân tích, lựa chọn phương án sẽ đưa ra các phương án có thể sử dụng để
cứu hộ giao thông, các phương án này đều có những ưu nhược điểm riêng. Truy nhiên

căn cứ vào yêu cầu cứu hộ giao thông trên đường bằng, trong thành phố, căn cứ vào
ưu nhược điểm mà ta có thể chọn được một phương án thích hợp.
Phương án cứu hộ được đưa ra tùy thuộc vào kết cấu và sự trang bị của xe cứu hộ.
Có một số phương án như sau:
2.1.1. Phương án chỉ kéo xe bằng càng nâng thủy lực

Hình 2.1 Phương án chỉ kéo xe bằng càng nâng thủy lực
Xe cứu hộ được trang bị càng nâng thủy lực kết hợp với thiết bị càng kéo ở phía
sau xe, có thể trang bị thiết bị tời kéo bằng dây cáp để kéo lật xe khi xe bị nạn bị lật
đổ. Nhiệm vụ của nó là nâng một nửa xe bị hỏng lên để xe cứu hộ dắt đi dễ dàng.
Ngày nay các xe cứu hộ hiện đại đều lắp càng kéo điều khiển bằng thủy lực, dễ dàng
co duỗi, nâng hạ, gập gọn lại, thậm chí còn được dùng như một chân chống khi tời
hoạt động.
Ưu điểm: kết cấu của xe gọn, nhỏ và đơn giản nhất so với các loại xe cứu hộ
khác, dễ dàng điều khiển các hoạt động của xe. Thuận tiện thực hiện cứu hộ xe con
trong phạm vi đô thị, thành phố, nới có những con đường nhỏ gây khó khăn cho công
tác cứu hộ nếu sử dụng các loại xe cỡ lớn. Thực hiện cứu hộ nhanh, dễ dàng và giá
thành sản suất thấp.
Nhược điểm: Chỉ hoạt động tốt trong phạm vi đô thị và thành phố, gặp khó khăn
khi thực hiện cứu hộ ở vùng đồi núi và địa hình không bằng phẳng. Không thể cứu hộ

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

13


các xe có tải trọng lớn, các xe bị tai nạn rơi xuống vực, cầu cống hay hố sâu.
2.1.2. Phương án chỉ chở xe bị nạn trên thùng xe

Hình 2.2 Phương án chỉ chở xe bị nạn trên thùng xe

Xe cứu hộ được trang bị thiết bị sàn trượt điều khiển bằng hệ thống thủy lực
thông qua điều khiển các van phân phối thủy lực, sàn trượt có thể dời và hạ sàn chéo
xuống đất một góc (khoảng 40% tùy theo thiết kế) giúp các phương tiện có thể di
chuyển lên. Ngoài ra trên sàn trượt có thêm tời thủy lực hỗ trợ việc kéo xe hỏng lên
sàn xe.
Ưu điểm: Có thể cứu hộ các xe bị tai nạn nghiêm trọng, hỏng hóc không thể di
chuyển các bánh xe được nữa bằng cách chở và cố định xe bị nạn trên thùng xe, sau đó
đưa về trung tâm sửa chữa. Có thể vận chuyển được nhiều loại phương tiện khác nhau
như ô tô con, ô tô tải nhỏ và vừa, máy gặt, máy xúc, xe nâng,... Giá thành sản xuất
thấp so với các dòng xe cứu hộ.
Nhược điểm: không thể thực hiện cứu hộ các xe bị nạn rời xuống vực, cầu cống
hay hố sâu do không có cơ cấu cẩu kéo. Chỉ cứu hộ được các loại xe bị nạn có kích
thước nhỏ hơn thùng xe của xe cứu hộ. Khi xảy ra hỏng hóc, khó bảo dưỡng sửa chữa
hơn các xe thông thường.
2.1.3. Phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng thủy lực và chở xe trên thùng xe
Xe cứu hộ được trang bị càng nâng, càng kéo điều khiển bằng thủy lực dùng để
kéo xe bị nạn, bên cạnh đó củng trang bị thêm hệ thống sàn trượt thủy lực có thể dời,
hạ xuống tạo thành một góc nghiêng để xe bị nạn dễ dàng di chuyển lên. Thiết bị tời
kéo bằng dây cáp dùng để kéo, lật xe bị lật và kéo xe lên thùng xe.

SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

14


Hình 2.3 Phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng thủy lực và chở xe trên thùng xe
Ưu điểm: có thể thực hiện cứu hộ cùng lúc 2 xe bị nạn, vừa có thể cứu hộ xe bị
hư hỏng nặng bằng cách chở trên thùng xe, vừa có thể kéo xe bị nạn bằng càng kéo
phía sau xe. Cứu hộ được nhiều loại xe khác nhau như ô tô con, ô tô tải nhỏ và vừa,
máy gặt, máy xúc, xe nâng,..

Nhược điểm: không thể cứu hộ các phương tiện giao thông bị tai nạn rơi xuống
vực, cầu cống và hố sâu do không có cơ cấu cẩu kéo. Không cứu hộ được các loại xe
tải lớn, xe đầu kéo và các loại xe khách. Khi xảy ra hư hỏng thì khó bảo dưỡng sửa
chữa hơn các loại xe thông thường.
2.1.4. Phương án kết hợp kéo xe bằng càng nâng thủy lực và cẩu xe

Hình 2.4 Phương án kéo xe trên càng nâng thủy lực
Loại xe cứu hộ này được trang bị hệ thống cần cẩu gắn trên sắt xi xe, được điều
SVTH: Nguyễn Kiên Vĩ. GVHD: TS. Phan Minh Đức

15


×