Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Nồng Độ Và Thời Điểm Phun Naphthalene Acetic Acid Lên Sự Rụng Trái Non Dâu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.26 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM MINH SANG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ðỘ VÀ THỜI
ðIỂM PHUN NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN
SỰ RỤNG TRÁI NON DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea
ramiflora) TẠI HUYỆN PHONG ðIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên ñề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ðỘ VÀ THỜI
ðIỂM PHUN NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN
SỰ RỤNG TRÁI NON DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea
ramiflora) TẠI HUYỆN PHONG ðIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Văn Hâu

Sinh viên thực hiện:
Phạm Minh Sang
MSSV: 3060546
Lớp: Trồng Trọt K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng trọt với ñề tài: “KHẢO SÁT ẢNH
HƯỞNG CỦA NỒNG ðỘ VÀ THỜI ðIỂM PHUN NAPHTHALENE ACETIC
ACID LÊN SỰ RỤNG TRÁI NON DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea ramiflora) TẠI
HUYỆN PHONG ðIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”.
Do sinh viên PHẠM MINH SANG thực hiện kính trình lên Hội ñồng chấm
luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm..…
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU

ii


TRƯỜNG ðẠI HỌC HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
………………………………………………………………………………………...
Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Trồng trọt với ñề tài:
“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ðỘ VÀ THỜI ðIỂM PHUN
NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN SỰ RỤNG TRÁI NON
DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea ramiflora) TẠI HUYỆN
PHONG ðIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Do sinh viên PHẠM MINH SANG thực hiện và bảo vệ trước Hội ñồng. Ý
kiến của Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………………….
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp ñược Hội ñồng ñánh giá ở mức:………………………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…..
Chủ tịch Hội ñồng

Trưởng Khoa NN & SHƯD

iii



LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn ñến,
PGS. TS. Trần Văn Hâu, người ñã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những
lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cô cố vấn học tập, quí thầy cô, các anh chị làm việc ở bộ môn Khoa Học
Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn,
Gia ñình anh Huỳnh Văn Quí, huyện Phong ðiền, thành phố Cần Thơ, ñã tạo
ñiều kiện cho em hoàn thành thí nghiệm này.
Các anh Sầm Lạc Bình, Phan Xuân Hà, Lê Minh Quốc, các bạn Phan Thị
Kiều Oanh, Trần Thị Bé Thơ và một số bạn lớp Trồng trọt khóa 32 ñã nhiệt tình
giúp ñỡ trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.
Kính dâng,
Cha, mẹ ñã hết lòng nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người.
Thân gửi về,
Các bạn lớp Trồng trọt khóa 32 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành ñạt
trong tương lai.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên

: Phạm Minh Sang

Giới tính: Nam

Ngày sinh


: 10/11/1988

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh

: Ô Môn, Cần Thơ

Quê quán

: Xã Phong Hòa, Huyện Lai Vung, Tỉnh ðồng Tháp

Chỗ ở hiện tại : Xã Thới Hưng, Huyện Cờ ðỏ, Thành phố Cần Thơ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian ñào tạo từ năm 1994 ñến năm 1999
Trường: Tiểu học Phong Hòa 2
ðại chỉ: Xã Phong Hòa, Huyện Lai Vung, Tỉnh ðồng Tháp
2. Trung học cơ sở
Thời gian ñào tạo từ năm 1999 ñến năm 2003
Trường: Trung học Phổ thông Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng
ðại chỉ: Xã Thới Hưng, Huyện Cờ ðỏ, Thành phố Cần Thơ
3. Trung học phổ thông
Thời gian ñào tạo từ năm 2003 ñến năm 2006
Trường: Trung học Phổ thông Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng
ðại chỉ: Xã Thới Hưng, Huyện Cờ ðỏ, Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm…...
Người khai,


Phạm Minh Sang

v


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Phạm Minh Sang

vi


PHẠM MINH SANG. 2010. “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ðỘ VÀ
THỜI ðIỂM PHUN NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN SỰ RỤNG TRÁI
NON DÂU HẠ CHÂU (Baccaurea ramiflora) TẠI HUYỆN PHONG ðIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Luận văn Tốt nghiệp ðại học ngành Trồng trọt, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn
PGS. TS. Trần Văn Hâu.
___________________________________________________________________

TÓM LƯỢC
ðề tài “Khảo sát ảnh hưởng của nồng ñộ và thời ñiểm phun Napththalene
acetic acid lên sự rụng trái non dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora) tại huyện
Phong ðiền, thành phố Cần Thơ” ñược thực hiện nhằm làm giảm tỷ lệ rụng trái non,

tăng khả năng ñậu trái và tăng năng suất dâu Hạ Châu. Thí nghiệm thừa số, hai nhân
tố, ñược bố trí khối khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
tương ứng 1 cây. Nhân tố thứ nhất là nồng ñộ NAA với bốn mức nồng ñộ là 0, 10,
20 và 40 ppm. Nhân tố thứ hai là thời ñiểm phun hóa chất bao gồm 5 và 15 ngày
sau khi ñậu trái. Dâu Hạ Châu rụng trái non từ ñậu trái ñến 40 ngày sau khi ñậu trái,
rụng nhiều nhất ở giai ñoạn 15 ngày sau khi ñậu trái. Chất Naphthalene acetic aicd
có hiệu quả hạn chế sự rụng trái. Phun NAA trong thí nghiệm ở nồng ñộ 10, 20 và
40 ppm ở giai ñoạn 15 ngày sau khi ñậu trái có hiệu quả làm giảm sự rụng trái non.
Trong ñó nghiệm thức 40 ppm ở thời ñiểm 15 ngày sau khi ñậu trái có hiệu quả nhất
với tỷ lệ giữ trái ñạt 72,13% góp phần vào việc tăng năng suất dâu Hạ Châu. Phun
chất ñiều hòa sinh trưởng NAA thì không làm ảnh hưởng ñến các chỉ tiêu về ñường
kính trái, ñộ dày vỏ, trọng lượng vỏ, trọng lượng hạt, tỷ lệ ăn ñược, hàm lượng nước
trong thịt trái và phẩm chất dâu Hạ Châu.

vii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

TÓM LƯỢC

Trang
vii

DANH SÁCH HÌNH

x


DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

xii

MỞ ðẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Vị trí ñịa lý và ñiều kiện tự nhiên huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ

3

1.1.1 Vị trí ñịa lý huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ

3

1.1.2 ðiều kiện tự nhiên huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ

3

1.2 Nguồn gốc và ñặc ñiểm dâu Hạ Châu


4

1.2.1 Nguồn gốc

4

1.2.2 ðặc ñiểm dâu Hạ Châu

4

1.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

5

1.3.3.1 Kích thước trồng

5

1.3.3.2 Kỹ thuật trồng

6

1.3.3.3 Chăm sóc

6

1.3 ðặc tính ñậu trái và rụng trái của dâu

8


1.3.1 ðặc tính ñậu trái dâu

8

1.3.2 ðặc tính rụng trái dâu

8

1.4 Nguyên nhân của sự rụng trái non trên dâu

9

1.5 Ảnh hưởng của chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật NAA lên sự
rụng trái và duy trì trái trên cây

9

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Phương tiện thí nghiệm

12
12

2.1.1 Thời gian

12

2.1.2 ðịa ñiểm


12
viii


2.1.3 Vật liệu thí nghiệm

12

2.1.4 Tình hình khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ

12

2.1.5 Hóa chất và dụng cụ ñược dùng trong thí nghiệm

13

2.2 Phương pháp thí nghiệm

14

2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm

14

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

14

2.2.2.1 Chỉ tiêu về ñậu trái trước khi phun và giữ trái
dâu Hạ Châu


14

2.2.2.2 Chỉ tiêu nông học dâu Hạ Châu

15

2.2.2.3 Chỉ tiêu về năng suất và thành phần năng suất
dâu Hạ Châu

15

2.2.2.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất của trái dâu Hạ Châu

16

2.3 Phân tích số liệu

18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tỷ lệ ñậu trái trước khi xử lý NAA

19
19

3.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ và thời gian xử lý NAA lên tỷ lệ giữ
trái của dâu Hạ Châu

20


3.3 Thành phần năng suất và năng suất

22

3.4 Các chỉ tiêu nông học của trái dâu Hạ Châu

23

3.5 Tỷ lệ ăn ñược và hàm lượng nước trong thịt trái

25

3.6 Các chỉ tiêu phẩm chất của trái dâu Hạ Châu

26

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

27

4.1 Kết luận

27

4.2 ðề nghị

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO


28

PHỤ CHƯƠNG

31

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Biểu ñồ tình hình nhiệt ñộ trung bình và lượng mưa trung bình
tháng tại Cần Thơ năm 2009

13

3.1

Tỷ lệ (%) giữ trái trên dâu Hạ Châu 15 ñến 120 ngày sau khi
ñậu trái ở huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ

21


3.2

Tốc ñộ rụng trái dâu Hạ Châu xử lý ở 5 ngày sau khi ñậu trái
tại huyện Phong ðiền - TP. Cần Thơ

22

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Mô tả nghiệm thức dùng trong thí nghiệm

14

3.1

Tỷ lệ ñậu trái dâu Hạ Châu tại huyện Phong ðiền – TP. Cần
Thơ tháng 3/2009.

19


3.2

Ảnh hưởng của xử lý NAA lên thành phần năng suất và năng
suất của dâu Hạ Châu tại huyện Phong ðiền - TP. Cần Thơ

23

3.3

Ảnh hưởng của xử lý NAA lên kích thước trái dâu Hạ Châu tại
huyện Phong ðiền - TP. Cần Thơ

24

3.4

Ảnh hưởng của xử lý NAA lên phần thịt trái dâu Hạ Châu tại
huyện Phong ðiền – TP. Cần Thơ

25

3.5

Ảnh hưởng của xử lý NAA lên các chỉ tiêu phẩm chất của trái
dâu Hạ Châu tại huyện Phong ðiền - TP. Cần Thơ

26

xi



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

BA

Benzyladenine

GA

Gibberellic acid

NAA

Naphthalene acetic acid

NSKðT

Ngày sau khi ñậu trái

TB

Trung bình

TP.

Thành phố

xii



MỞ ðẦU
Dâu (Baccaurea ramiflora L.) là cây ñặc sản ở ðông Nam Á như Malaysia,
Philippin, Indonesia và Việt Nam (Vũ Công Hậu, 1999). Ở Việt Nam cây dâu ñược
trồng từ miền Bắc vào ñến Phú Quốc (Phạm Hoàng Hộ, 2003). Ở ðồng Bằng Sông
Cửu Long dâu ñược trồng với nhiều giống dâu Xanh, dâu Vàng, dâu Bòn Bon, dâu
Xiêm, dâu Hạ Châu. Riêng dâu Hạ Châu là giống dâu này có phẩm chất vượt trội
hơn các giống dâu khác trong các giống dâu ở Việt Nam ñược trồng nhiều nhất tại
xã Nhơn Ái và thị trấn Phong ðiền thuộc huyện Phong ðiền – TP. Cần Thơ.
Dâu Hạ Châu là loại trái cây ñặc sản, khá nổi tiếng của huyện Phong ðiền.
Hiện nay diện tích trồng dâu Hạ Châu trên 100 ha, tập trung chủ yếu ở thị trấn
Phong ðiền và xã Nhơn Ái. Hai ñịa phương này ñã thành lập hợp tác xã trồng dâu
Hạ Châu Phong ðiền năm 2004 với 18 xã viên. Hiện nay dâu Hạ Châu ñã ñược xuất
khẩu sang thị trường Thái Lan, Campuchia. ðiểm nổi bật của dâu Hạ Châu là vị
thơm, ngọt nên rất ñược người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy các nhà vườn luôn tìm
cách ñể nâng cao năng suất, phẩm chất trái ñể mở rộng thị trường trong và ngoài
nước. Nhưng dâu Hạ Châu có tỷ lệ rụng trái non khá cao vào giai ñoạn 8 – 24 ngày
sau khi ñậu trái, mạnh nhất là 16 ngày sau khi ñậu trái và giảm dần ñến khi thu
hoạch. Ở giai ñoạn 24 ngày sau khi ñậu trái tỷ lệ rụng trái non trên 50% (Lê Minh
Quốc, 2008). Cho nên ñây là thời ñiểm cần tác ñộng ñể không làm giảm năng suất
dâu.
Sự rụng trái non nguyên nhân là do yếu tố nhiệt ñộ chi phối quan trọng, hàm
lượng oxy cao cũng làm gia tăng sự rụng hoặc do sự thay ñổi một số chất ñiều hòa
sinh trưởng trong suốt thời gian mang trái (Nguyễn Minh Chơn, 2005). ðể hạn chế
sự rụng trái, tăng năng suất ñã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng chất kích
thích sinh trưởng NAA lên cây ăn trái và ñem lại hiệu quả. Hiện nay có nhiều thí
nghiệm xử lý NAA trên cây ăn trái ñể nhằm hạn chế sự rụng trái non như thí
nghiệm của Trần Cao Chiến (2008) thực hiện trên xoài Châu Nghệ, của Phan Thị
Xuân Thủy (2001) thực hiện trên Sầu Riêng, thí nghiệm của ðặng Thị Thúy (2007)
trên trên xoài cát Hòa Lộc. ðặc biệt trên dâu Hạ Châu, Dương Ngọc Sương (2009)


1


ở mức nồng ñộ xử lý 20 ppm nhận thấy chưa mang lại hiệu quả, vì vậy nhằm khẳng
ñịnh lại vai trò của NAA ñề tài “Khảo sát ảnh hưởng của nồng ñộ và thời ñiểm phun
Napthalene acetic aicd lên sự rụng trái non dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora) tại
huyện Phong ðiền, thành phố Cần Thơ” ñược thực hiện nhằm giảm tỷ lệ rụng trái
non, duy trì trái và tăng năng suất dâu Hạ Châu.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vị trí ñịa lý và ñiều kiện tự nhiên huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ
1. 1. 1 Vị trí ñịa lý huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ
Huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ rộng 12.364,04 ha và có 102.699 người.
ðịa giới hành chính: ðông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng; Tây giáp huyện
Cờ ðỏ; Nam giáp tỷnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Các
ñơn vị hành chính: 6 xã và 1 thị trấn là xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, xã Tân Thới,
xã Giai Xuân, xã Mỹ Khánh, xã Trường Long và thị trấn Phong ðiền. (Theo Niên
giám Thống kê huyện Phong ðiền năm 2008∗).
1.1.2 ðiều kiện tự nhiên huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong ðiền năm 2008* thì diện tích ñất
nông nghiệp của huyện là 10.636,31 ha, trong ñó diện tích ñất trồng cây lâu năm là
6.005,15 ha. Huyện Phong ðiền trồng cây ăn quả nhiều nhất là cam, chanh, quýt
với diện tích 3.644 ha, sau ñó là xoài, chuối, riêng diện tích dâu Hạ Châu nằm trong
nhóm cây ăn trái khác chiếm khoảng 264 ha. Nhiệt ñộ trung bình của huyện là
26,80C, nhiệt ñộ cao nhất là 34,90C, nhiệt ñộ thấp nhất là 210C. Với nhiệt ñộ này

phù hợp ñể cây trồng phát triển. Số giờ nắng trong năm là 2.410,7 giờ, lượng mưa
1.509,7 mm, ẩm ñộ trung bình là 83,1%, theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong
(2004) thì các yếu tố ánh nắng, gió, ẩm ñộ không khí, bức xạ mặt trời,... ở ðồng
Bằng Sông Cửu Long mang tính ổn ñịnh, thuận lợi cho cây ăn trái phát triển. Với
ñiều kiện như vậy, thì phù hợp cho cây dâu Hạ Châu sinh trưởng và phát triển.



Niên giám thống kê huyện Phong ðiền năm 2008. 2009. Phòng thống kê huyện Phong ðiền. Cần
Thơ.

3


1.2 Nguồn gốc và ñặc ñiểm dâu Hạ Châu
1.2.1 Nguồn gốc
Cây dâu Hạ Châu có tên khoa học là Baccaurea ramiflora Loureiro bắt
nguồn từ ngành Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Euphorbiales, họ
Euphorbiaceae và chi Baccaurea. Dâu ñược tìm thấy khắp nơi ở Châu Á, thường
trồng nhiều nhất ở Ấn ðộ và Malaysia. Nó phát triển trong rừng cây xanh trên một
vùng ñất rộng hoặc trong rừng ñộ cao từ 100 ñến 1300 m (Shu và ctv., 2008). Hiện
nay, cây dâu là cây ñặc sản ở ðông Nam Á, Malaysia, Philippin, Indonesia và Việt
Nam (Vũ Công Hậu, 1999).
Theo phòng Nông Nghiệp huyện Phong ðiền thì dâu Hạ Châu trồng tập
trung chủ yếu tại thị trấn Phong ðiền và xã Nhơn Ái. ða số nhà vườn trồng sau này
ñều bằng cây ghép. Xã Nhơn Ái là xã ñầu tiên trồng dâu Hạ Châu sau ñó do giống
dâu trái ngọt, thơm ñược nhiều người ưa chuộng nên ñược nhân giống trồng khắp
toàn huyện. Hiện nay dâu Hạ Châu còn ñược nhiều nhà vườn ở tỷnh Vĩnh Long,
ðồng Tháp ñặt giống ñể trồng.
Dâu Hạ Châu huyện Phong ðiền có nguồn gốc từ ông Ba Minh (Lê Quang

Minh) người ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ. Năm 1960, ông
mua dâu từ thương lái ở tận Lái Thiêu (Bình Dương) chở trái dâu này xuống bán,
rồi lấy hạt ươm ñược khoảng 200 cây. Ngày nay, loại dâu này ở Lái Thiêu dường
như không còn. Khoảng giữa năm 2000, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam về Phong ðiền và khi ñược ăn trái dâu này thấy ngon, ñã gợi ý
ñặt một cái tên ñể phân biệt với các loại dâu khác. Người dân Phong ðiền mới lấy
tên Hạ Châu ñể ñặt cho giống dâu.
1.2.2 ðặc ñiểm dâu Hạ Châu
Theo Lê Minh Quốc (2008) thì dâu Hạ Châu có hai dạng trái là giống trái tròn
và giống trái dài. Giống trái tròn cho năng suất cao, thịt trái thơm ngọt và giống trái

4


dài có năng suất thấp hơn, chùm trái dài, thưa trái và có vị chua. Vỏ trái dâu Hạ
Châu có màu trắng ñục khi chín.
Dâu Hạ Châu có ba thời vụ thu hoạch trong năm vụ nghịch mùa chín vào
tháng 5 âm lịch, vụ mùa chín vào tháng 8 âm lịch, vụ muộn chín vào tháng 11 âm
lịch. Dâu Hạ Châu trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, buồng trái dài, mỗi trái có từ 3 4 múi, trái có vị chua chua ngọt ngọt và mùi thơm ñặc trưng (Phạm Văn Út và Mai
Nam, 2007).
Dâu Hạ Châu thuộc loại cây ñơn tính, cây ñực và cây cái riêng biệt. ðiều
kiện cơ bản ñầu tiên ñể cây cho trái là có sự thụ phấn từ hoa của cây ñực sang nướm
nhụy hoa cái. Cho nên trước ñây khi trồng Dâu Hạ Châu nhà vườn phải trồng xen
cây ñực trong vườn, theo Lê Minh Quốc (2008) do ñặc tính biệt chu nên cây ñực và
cây cái ñược bố trí trong vườn cũng biến ñộng tùy thuộc vào ñặc ñiểm canh tác. Kết
quả ñiều tra cây ñực chiếm tỷ lệ từ 5 – 20% so với cây cái, số cây ñực biến ñộng từ
1 – 12 cây/1000 m2. Cây ñực ñược bố trí ñều trong vườn theo các kiểu: trồng giữa
liếp, trồng cây ñực và cây cái cùng gốc, ghép nhánh ñực lên thân cây cái với khoảng
cách cứ 10 cây cái có 1 cây ñực.
Kết quả nghiên cứu của Dương Ngọc Sương (2009) cho rằng thời ñiểm thu

hoạch trái là 120 ngày sau khi ñậu trái, vì khi ñó màu sắc trái có sự chuyển biến từ
“trắng xanh” sang “trắng ngà” và xuất hiện mùi vị ñặc trưng. ðồng thời thì kích
thước trái phát triển tối ña, các chỉ tiêu phẩm chất trái: TA, TSS, vitamin C ổn ñịnh.
1.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.2.3.1 Kích thước trồng
Theo trung tâm khuyến nông quốc gia (2007) dâu trồng cây cách cây 5 m,
cây cách mép bờ ao 70 – 80 cm. Sau khi xác ñịnh vị trí trồng cây, trường hợp bờ
cao thì không cần ñắp mô, dùng cuốc xới vòng tròn ñường kính 50 cm, sâu 15 cm.
Sau khi xới ñất xong, trộn với tro trấu và phân chuồng hoai mục.
Lê Minh Quốc (2008) cho rằng kích thước rộng mương từ 2 – 3 m, liếp 6 – 8
m luôn ñược áp dụng nhiều ở các nhà vườn trồng dâu Hạ Châu huyện Phong ðiền.

5


Khoảng cách trồng phổ biến nhất là khoảng cách trồng 4 x 4 m với mật ñộ 625
cây/ha, khoảng cách 5 x 5 m với mật ñộ 400 cây/ha và khoảng cách 6 x 6 m với mật
ñộ 257 cây/ha. Kiểu trồng dâu Hạ Châu phổ biến kiểu nanh sấu chiếm 62,9% vì
kiểu trồng này có ưu thế hơn về ñộ xen tán, nhận sáng khi cây trưởng thành, tạo
thuận lợi cho nhánh vươn rộng.
1.2.3.2 Kỹ thuật trồng
Dâu trồng phải tháo bỏ bầu cây, ñặt cây con vào ñúng vị trí sao cho mặt bầu
cây cao hơn mặt bờ 4 – 5 cm, lấp và ém ñất xung quanh gốc. Sau ñó, phủ lên mặt
bầu một lớp ñất mỏng 1 – 2 cm, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay.
Dùng cỏ khô phủ gốc cây mới trồng và tưới nước. Nước ngập lên xuống không làm
chết cây dâu, nếu vườn có bờ sẽ dễ dàng ñiều chỉnh lượng nước trong mương ao tốt
hơn. Cây dâu Hạ Châu chịu ñất ẩm, nên mô trồng không cần ñắp cao và nhọn. Cây
dâu lúc nhỏ rất kỵ nắng, phát triển rất tốt trong ñiều kiện có bóng râm. Vì vậy, sau
khi trồng cần phải che mát cho cây, có thể cắm tàu dừa che tạm thời. (Trung tâm
khuyến nông quốc gia, 2007).

Theo kết quả khảo sát Lê Minh Quốc (2008) thì ña số các hộ dân Phong ðiền
ñều áp dụng trồng dâu bằng phương thức ñào hố ñể trồng. Kích thước hố ñược các
nhà vườn áp dụng gần giống nhau, chiều rộng hố từ 30 – 40 cm, chiều sâu hố từ 15
– 20 cm. Do dâu có ñặc tính ñâm rễ mạnh của cây con trong bầu và ñược trồng trên
ñất phù sa ngọt nên ñảm bảo tỷ lệ sống của cây mới trồng cao, cây con phát triển
nhanh.
1.2.3.3 Chăm sóc
* Quản lý nước
Nước phải ñược tưới ñủ trong 3 năm ñầu thì cây mới chóng lớn, nếu ñể thiếu
nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể chết. Với cây dâu ñã trưởng thành, có thể ñể tự
nhiên không cần tưới nước (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2007). Việc tưới
nước 1 ngày/lần ñược hầu hết người dân huyện Phong ðiền áp dụng là ở các giai
ñoạn sau xử lý ra hoa (62,9%), nuôi hoa (45,7%) và phát triển trái (45,7%). Việc

6


tưới nước mỗi ngày từ sau khi xử lý ra hoa ñến giai ñoạn phát triển của trái cũng
giúp cho hoa, trái phát triển tốt. Phương pháp tưới nước ñược hầu hết nông dân áp
dụng là tưới phun ñều lên mặt liếp (Lê Minh Quốc, 2008).
* Bón phân
Theo khuyến cáo của trung tâm quốc gia (2007) thì nên bón phân cân ñối,
dùng NPK (16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15). Công thức bón phân ñược khuyến cáo
là:
- Năm thứ nhất: Bắt ñầu từ sau khi trồng 10 ngày, ngâm tưới 10 g/cây (pha 1
thùng 50 g, tưới cho 5 cây), mỗi tháng một lần, các lần sau lượng phân tăng dần
theo ñộ lớn của cây (ñến cuối năm bón 30 g/cây).
- Năm thứ hai: ngâm tưới hoặc bón 2 tháng/lần. Lượng phân 100 – 200
g/cây/lần.
- Năm thứ ba: bón 2 hoặc 3 tháng/lần. Liều lượng 200 – 300 g/cây/lần.

Khi cây ñã cho quả ổn ñịnh, mỗi năm bón 3 lần vào các thời kỳ khi bắt ñầu
có dấu hiệu ra hoa nhiều; khi ñậu trái hết rụng, trái bắt ñầu lớn nhanh. Có thể bón
thêm kali trước thu hoạch 1 tháng và bón tiếp sau khi thu hoạch trái.
Lượng phân bón tùy thuộc cây lớn hay nhỏ, trung bình 1 kg/cây/lần bón.
Liều lượng phân có thể tăng hoặc giảm tùy theo ñất tốt hay xấu. Cần theo dõi sự
phát triển của cây mà ñiều chỉnh cho phù hợp, nếu bón thêm phân chuồng càng tốt.
Việc bồi bùn cũng ñược xem là một nguồn cung cấp dinh dưỡng ñáng kể cho
cây trồng sau một vài năm canh tác. Thường việc vét bùn bồi liếp ñược kết hợp với
xiết nước xử lý ra hoa.
* Quản lý sâu, bệnh
Theo kết quả ñiều tra Lê Minh Quốc (2008) trên dâu Hạ Châu có một số sâu
hại quan trọng rệp sáp, nhện ñỏ, ruồi ñục trái, sâu ñục vỏ cây làm ảnh hưởng ñến
năng suất dâu. Một số sản phẩm thuốc hóa học ñược sử dụng trong phòng trị như:
trị rệp sáp dùng Actara 25 WG, Padan 95 SP; sâu ñục thân và ñục vỏ cây dùng
Regent 80 WG; ruồi ñục trái dùng Regent 80 WG, Padan 95 SP, Actara 25 WG.

7


Qua ñiều tra nông dân trồng dâu Hạ Châu cho thấy ña không có bệnh hại quan trọng
và chưa có bệnh hại nào gây ảnh hưởng ñến năng suất và phẩm chất trái.
1.3 ðặc tính ñậu trái và rụng trái của dâu
1.3.1 ðặc tính ñậu trái dâu
Sự ñậu trái ñược ñịnh nghĩa như là sự phát triển nhanh của bầu noãn mà
thường theo sau bằng sự thụ phấn và thụ tinh (Nguyễn Minh Chơn, 2005). Sự ñậu
trái và rụng trái là hai mặt của một vấn ñề, là hai yếu tố quyết ñịnh ñến năng suất
của dâu.
Trần Văn Hâu (2009) cho rằng trong việc quản lý cây trồng, cần quan tâm
ñến hai vấn ñề chính là cố gắng cho cây có tiềm năng năng suất cao thông qua việc
quản lý hàm lượng carbohydrate và cố gắng tăng tỷ lệ ñậu trái và hạn chế sự rụng

trái non. Lê Minh Quốc (2008) cho rằng thời gian từ khi ñậu trái ñến thu hoạch kéo
dài trong 130 ngày (19 tuần). Sau khi chấm dứt quá trình ñậu trái, số trái còn lại trên
mỗi phát hoa là 52,4 trái, tỷ lệ ñậu trái ñạt 87,5%.
1.3.2 ðặc tính rụng trái dâu
Sự rụng ñược có thể ñược ñịnh nghĩa là sự tách rời của một phần thực vật
như lá, hoa, trái, hột, cành hoặc bộ phận khác của cây mẹ (Lê Văn Hòa và Nguyễn
Bảo Toàn, 2005). Quá trình rụng rất quan trọng trong nông nghiệp bởi vì sự rụng
hoặc không rụng của hoa, trái và lá ảnh hưởng ñến năng suất và hiệu quả của quá
trình thu hoạch. Theo Lê Minh Quốc (2008) thì sự rụng trái non trên dâu Hạ Châu
rất cao, vào giai ñoạn 8 – 24 ngày sau khi ñậu trái, mạnh nhất là 16 ngày sau khi
ñậu trái và giảm dần ñến khi thu hoạch. Ở giai ñoạn 24 ngày sau khi ñậu trái tỷ lệ
rụng trái non trên 50% và sau 28 ngày hầu như trái không rụng và ổn ñịnh cho ñến
thu hoạch. Trên cây ăn trái sau khi ñậu trái ñều trải qua quá trình rụng sinh lý, cho
nên ñể hạn chế sự rụng trái non làm ảnh hưởng ñến năng suất ta cũng cần tác ñộng
vào thời kỳ này.

8


1.4 Nguyên nhân của sự rụng trái non trên dâu
Theo Othman (1995, ñược trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2009) thì yếu tố môi
trường có ảnh hưởng rất quan trọng ñến sự ra hoa và ñậu trái. Mưa nhiều trong thời
kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. ðiều kiện khí hậu khô nóng và khô làm cho tỷ lệ ñậu
trái thấp và làm rụng trái non.
Trần Văn Hâu (2009) thì sự ra ñọt non trong giai ñoạn phát triển trái là
nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rụng bông, rụng trái non và làm giảm
phẩm chất trái. Yếu tố môi trường cảm ứng sự lão suy như cạnh tranh dinh dưỡng,
mất cân bằng dinh dưỡng, nấm bệnh hay côn trùng tấn công ñều kích thích sự rụng
trái. Theo khảo sát của Lê Minh Quốc (2008) nhận thấy loài gây hại quan trọng là
ruồi ñục trái chiếm 91,4% số hộ ñiều tra, gây ảnh hưởng ñến năng suất khi thu

hoạch. Ruồi ñục trái thường tấn công vào giai ñoạn trái có màu vỏ trái xanh trắng
làm thúi và rụng trái.
Nguyễn Minh Chơn (2005) cho rằng nhiệt ñộ chi phối quan trọng ñến sự
rụng. Khi nhiệt ñộ tăng cao sẽ làm gia tăng sự rụng. Có một nhiệt ñộ tối hảo cho sự
rụng tối ña, sự ñáp ứng với nhiệt ñộ rụng cũng khác nhau. Hàm lượng oxy cao cũng
làm gia tăng sự rụng, hàm lượng carbohydrate cao sẽ giảm sự rụng và ngược lại.
Cây ñược cung cấp ñạm ñầy ñủ cũng duy trì lá nhiều hơn và cho nhiều trái hơn cây
thiếu ñạm. Auxin có thể hạn cho sự rụng hoặc kích thích sự rụng.
1.5 Ảnh hưởng của chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật NAA lên sự rụng trái
non và giữ trái trên cây ăn trái
Theo Hoàng ðức Cự (2006) thì auxin làm tăng tính dẻo của vách tế bào thực
vật và tham gia vào sự kéo dài của thân, auxin ñược tạo ra từ mô phân sinh ñỉnh
chồi và tìm thấy trong lá non, trong hoa và trong quả. Hiện nay auxin ñược tổng
hợp như Naphthalene acetic acid và axit indonbutiric có nhiều ứng dụng trong nông
nghiệp và nghề làm vườn. Sự hình thành auxin ở hạt cũng kích thích sự sinh trưởng
của quả. Khi auxin tập trung trong quả nhiều hơn thì quả sẽ không bị rụng. Do ñó

9


có thể phun dung dịch auxin loãng cho cây ăn quả ñể giữ quả chín khỏi rụng. Theo
Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005) thì cấu trúc của auxin tổng hợp có khác so
với auxin tự nhiên nhưng chúng ñược cấu tạo bởi các nhân: Napthtalene, Phenoxy,
Indole, và thường ñược sử dụng ñể giâm cành và kích thích ñậu trái.
Thí nghiệm của Katz (1995) trên cây bơ cho rằng nếu xử lý Alphanol (thành
phần hoạt chất của NAA) ở mức nồng ñộ cao 200 – 1000 ppm sẽ gây ra thiệt hại
cho sự tăng trưởng sinh dưỡng và tăng sự rụng trái; ngược lại sử dụng nồng ñộ vừa
phải (10 – 50 ppm) của sản phẩm này tăng sản lượng và sẽ mang lại hiệu quả ñáng
kể trong một số thí nghiệm.
Thí nghiệm của Basak (2006) sử dụng ethephon (200 mg/l), NAA (10, 20

mg/l) và BA (50, 100 mg/l) ngay sau khi hoa táo nở 20% hoa phun riêng rẽ và kết
hợp. Kết quả cho thấy khi phun NAA (20 mg/l) kết hợp với ethephon và phun BA
(50, 100 mg/l) kết hợp với ethephon sẽ cho kết quả gia tăng kích thước của trái
ñáng kể hơn khi chỉ phun ethephon riêng lẽ. Khi sử dụng NAA (10 mg/l) và NAA
(10 mg/l) kết hợp với ethephon sẽ cho kết quả tỷ lệ ñậu trái cao hơn khi xử lý
ethephon với BA (50 mg/l).
Một kết quả nghiên cứu khác của Bùi Thị Mỹ Hồng và ctv., (2007) cho thấy
các chất ñiều hòa sinh trưởng ñược sử dụng ñơn hay kết hợp bao gồm NAA (20
mg/l), GA3 (5 mg/l) hoặc BA (5 mg/l). Kết quả ñã cho thấy các nghiệm thức phun
NAA, BA ñơn hay kết hợp giữa NAA, BA, GA3 ñã hạn chế sự rụng trái và làm tăng
năng suất của cây nhãn Xuồng cơm vàng.
Thí nghiệm của Trần Cao Chiến (2008) các chất ñiều hòa sinh trưởng thực
vật NAA (40 ppm), GA3 (30 ppm) và 2,4-D (2 ppm) ñược phun riêng lẽ hay kết hợp
ở hai thời ñiểm 1 tuần sau khi ñậu trái và 4 tuần sau khi ñậu trái ñều có hiệu quả
làm giảm rụng trái non, tăng khả năng ñậu trái và tăng năng suất xoài Châu Nghệ.
Phan Thị Xuân Thủy (2001) cho biết phun NAA một lần trước khi hoa nở ở
nồng ñộ từ 20 – 60 ppm có tỷ lệ ñậu trái 87%, khác biệt có ý nghĩa so với ñối chứng
(70%) trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép. Tuy nhiên do sầu riêng có tỷ lệ ñậu trái tự
nhiên rất cao (95,7%) nên các nghiệm thức xử lý NAA khác biệt không có ý nghĩa.

10


Thí nghiệm của Yamgar và Desai (1987, ñược trích dẫn bởi Phan Thị Xuân Thủy,
2001) phun NAA ở nồng ñộ 10 – 60 ppm lên cây vải 10 năm tuổi khi các chùm hoa
xuất hiện và một lần nữa khi ñậu trái diễn ra hoàn toàn thì tỷ lệ ñậu trái cao nhất, tỷ
lệ rụng trái thấp nhất.
Theo khuyến cáo Trần Văn Hâu (2009) trên chôm chôm thì việc phun NAA
ở nồng ñộ 200 ppm kết hợp với phun GA ở nồng ñộ 20 ppm sẽ làm tăng ñậu trái và
làm chậm sự rụng trái non. ðể làm tăng tỷ lệ ñậu trái thì thời kì phun thích hợp nhất

là có phân nữa số hoa nở. ðể làm chậm sự rụng trái non thì thời gian thích hợp nhất
là 1 tháng sau khi ñậu trái.
Nghiên cứu của Bùi Thị Phương Mai (2003) xử lý vào 2 thời ñiểm 1 tuần và
4 tuần sau khi ñậu trái các chất NAA (40 ppm), GA3 (30 ppm) và hợp chất ðại học
Cần Thơ (10 ppm) ở dạng riêng lẻ hay kết hợp ñều có hiệu quả làm giảm tỷ lệ rụng
trái non tăng khả năng ñậu trái, tăng năng suất xoài cát Hòa Lộc. Cũng theo tác giả
việc phun các chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật không làm thay ñổi một số ñặc
tính trái lúc thu hoạch: TSS, pH, ñộ cứng trái, nhưng làm tăng hàm lượng ñường
tổng số.

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Phương tiện thí nghiệm
2.1.1 Thời gian
Thí nghiệm ñược tiến hành từ tháng 2 ñến 7 năm 2009.
2.1.2 ðịa ñiểm
- Thí nghiệm ñược thực hiện tại vườn Dâu Hạ Châu của ông Huỳnh Văn Quí
số nhà 004, ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong ðiền, TP. Cần Thơ.
- Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa hoc cây trồng – Khoa Nông Nghiệp và
Sinh học ứng dụng - Trường ðại học Cần Thơ.
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm ñược thực hiện trên dâu Hạ Châu. Giống có phẩm chất thơm,
ngọt, ñược trồng bằng hột.
Chọn vườn dâu Hạ Châu 10 năm tuổi có cùng ñiều kiện chăm sóc (ñược bón
phân, phòng trị sâu bệnh, bón phân như nhau) ñể làm vật liệu thí nghiệm.
2.1.4 Tình hình khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ
Theo thông tin từ trạm khí tượng thủy văn Cần Thơ (2009) thì tình hình thời

tiết của năm 2009 diễn ra như sau:

12


×