Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Khảo Sát Các Khía Cạnh Kỹ Thuật Và Hiệu Quả Kinh Tế Trong Ương Cua (Scylla Paramamosain) Giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.6 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒ MINH LUÂN

KHẢO SÁT CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG ƯƠNG CUA (Scylla paramamosain)
GIỐNG Ở BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

HỒ MINH LUÂN

KHẢO SÁT CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG ƯƠNG CUA (Scylla paramamosain)
GIỐNG Ở BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. Trần Ngọc Hải
Ks. Trần Minh Nhứt


2010


LỜI CẢM TẠ

Trước hết xin chân thành cảm tạ Quý Thầy – Cô giảng viên khoa Thủy Sản,
trường ðại Học Cần Thơ ñã tậ tâm giảng dạy, truyền ñạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn ñến anh Dương Cao Thắng và anh Lâm Tâm Nguyên ñã nhiệt
tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian ñi ñiều tra tại hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Chân thành cảm ơn các hộ nuôi ñã hổ trợ tôi trong công tác ñiều tra phỏng vấn.
ðặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với thầy hướng dẫn – Pgs.Ts Trần
Ngọc Hải và Ks. Trần Minh Nhứt ñã tận tâm dìu dắt, hướng dẫn và truyền ñạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và viết luận văn.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K32, khoa Thủy Sản, trường ðại
Học Cần Thơ ñã gắn bó, ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
làm luận văn tại trường.
Sau cùng tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô, anh, chị và bạn bè lời chúc sức khỏe và
thành công trong cuộc sống!
Chân trọng kính chào

Hồ Minh Luân

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu ñược tiến hành tại 2 ñịa ñiểm: xã Viên An (Ngọc Hiển, Cà Mau) và
phường Nhà Mát (thị xã Bạc Liêu), thông qua phỏng vấn 25 nông hộ ương cua
giống.

Từ kết quả ñiều tra cho thấy, ương cua giống ở Bạc Liêu có kinh nghiệm trung
bình 5,00±2,05 năm. Mô hình ương là giai ñặt trong ao ñất với diện tích ao
103,20±71,24 m2/ao, ñộ sâu 1,1±0,11 m và diện tích giai 6,60±0,32 m2, ñộ sâu
1,0 m. Giá thể 100% là chà. Cỡ giống thả nuôi: 60% cua 1, 40% Megalopa; mật
ñộ ương 402,78±46,45 con/m2, ương 27,80±2,90 ñợt/hộ/năm. Thức ăn: 100% là
thức ăn viên; thời gian ương tối thiểu là 8,20±1,55 ngày/ñợt, thời gian ương tối
ña 10,80±1,03 ngày/ñợt. Năng suất 273,24±28,88 con/m2 với tỷ lệ sống là
68±4,22%. Hiệu quả kinh tế khá cao: tổng lợi nhuận 127.523.840±135.987.107
ñ/hộ/năm với tỷ suất lợi nhuận (TSLN) 0,54±0,24.
Trong khi ñó ở Cà Mau mô hình ương chủ yếu là bể ñất lót bạt với diện tích bể
5,15±1,37 m2/bể, ñộ sâu 0,37±0,06 m. Giá thể 80% là lưới. Kinh nghiệm trung
bình 3,87±0,92 năm. Cỡ giống thả nuôi 100% Megalopa; mật ñộ ương
376,67±106,70 con/m2, ương 24,80±2,11 ñợt/hộ/năm. Thức ăn: 40% là ruốc
sống; 60% là hỗn hợp gồm ruốc sống, cá xay nhuyễn và hột gà; mức nước ương
26,80±5,98 cm với số lần và tỷ lệ thay nước lần lượt là 2,93±0,59 ngày/lần và
54,00±7,37%/lần. Thời gian ương tối thiểu là 10,40±1,68 ngày/ñợt và thời gian
ương tối ña là 12,40±1,35 ngày/ñợt. Tỷ lệ sống cao hơn ở Bạc Liêu (84,76±5,28),
năng suất ñạt 320,07±96,87 con/m2. Tổng lợi nhuận thu khá cao so với Bạc Liêu
(195.627.280±55.986.251 ñ/hộ/năm) với TSLN 1,01±0,16.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ……………………………………………………………………..i
TÓM TẮT …………………………………………………………………….....ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………….iii
DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………v
DANH SÁCH HÌNH…………………………………………………………….vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………..vii

CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................1
ðẶT VẤN ðỀ ...................................................................................................................1
1.1 Giới thiệu .................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của ñề tài ...................................................................................................2
1.3 Nội dung của ñề tài ..................................................................................................2
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1 ðặc ñiểm sinh học....................................................................................................3
2.2.1 ðặc ñiểm phân loại và hình thái cấu tạo ...........................................................3
2.1.2 ðặc ñiểm phân bố..............................................................................................4
2.1.3 Vòng ñời cua biển .............................................................................................5
2.1.4 Tập tính sống cua biển ......................................................................................6
2.1.5 ðặc ñiểm dinh dưỡng........................................................................................6
2.1.6 ðặc ñiểm sinh trưởng........................................................................................7
2.1.7 ðặc ñiểm sinh sản .............................................................................................7
2.2 Sản xuất giống cua biển ...........................................................................................8
2.2.1 Tuyển chọn cua mẹ nuôi vỗ ..............................................................................8
2.2.2 Hệ thống nuôi vỗ...............................................................................................9
2.2.3 Nuôi vỗ cua mẹ .................................................................................................9
2.2.4 Kích thích sinh sản cua mẹ nuôi vỗ ..................................................................9
2.2.5 Ấp Trứng.........................................................................................................10
2.2.6 Thu ấu trùng Zoea ...........................................................................................10
2.2.7 Ương ấu trùng cua biển...................................................................................11
2.2.7.1 Ảnh hưởng của mật ñộ và thể tích bể ương .............................................11
2.2.7.2 Ảnh hưởng của thức ăn ............................................................................11
2.2.7.3 Ảnh hưởng cùa nhiệt ñộ và ñộ mặn .........................................................12
2.2.8 Ương cua bột (cua 1) lên cua giống ................................................................13
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................19
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện.............................................................................19

3.2 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................19
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................21
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..............................................................................................21
4.1 Các thông tin tổng quát về nông hộ .......................................................................21
4.2 Thông tin kỹ thuật ..................................................................................................22
iii


4.3 Hiệu quả kinh tế .....................................................................................................28
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ...........................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................31

PHỤ LỤC A: PHIẾU ðIỀU TRA HỘ ƯƠNG NUÔI CUA GIỐNG…………..38
PHỤ LỤC B: BẢNG XỬ LÝ THỐNG KÊ .........................................................44
PHỤ LỤC C: SỐ LIỆU GÔC –THÔNG TINH PHỎNG VẤN CHỦ HỘ ……..49

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Trình ñộ và kinh nghiệm ương………………………………………..21
Bảng 4.2 Nguồn kỹ thuật và mục ñích ương……………………………………21
Bảng 4.3a Kết cấu mô hình ương……………………………………………….22
Bảng 4.3b Kết cấu mô hình ương……………………………………………….23
Bảng 4.4 Nguồn giống và thả giống…………………………………………….24
Bảng 4.5 Chăm sóc và quản lý cua con…………………………………………26
Bảng 4.6 Năng suất, sản lượng và tiêu thụ……………………………………..27
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế ương cua giống……………………………………..28


v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng loài cua biển Scylla paramamosain thep phân loại của
Estamper, 1949…………………………………………………………………..3
Hình 2.2 Hình dạng các loài cua biển Scylla sp. theo phân loại của Keenan và
ctv., 1998………………………………………………………………………...4
Hình 2.3 Vòng ñời của cua biển Scylla sp (Trương Trọng Nghĩa, 2004…..........5
Hình 3.1 ðịa ñiểm nghiên cứu…………………………………………………..19
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí ương cua con ở Bạc Liêu và Cà Mau…………………29

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BL
CM
DT
TSLN

Bạc Liêu
Cà Mau
Diện tích
Tỷ suất lợi nhuận

vii


CHƯƠNG 1

ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay, với sự không ổn ñịnh ngày càng cao trong nuôi tôm sú do dịch
bệnh, gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ñối với nghề nuôi trồng thủy
sản nên cua biển (Scylla sp), ñược xem như ñối tượng thay thế tôm ở vùng ven
biển (Overton và Macintoe, 1997). Mặt khác, cua biển có kích thước lớn, là
nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và nhu cầu tiêu thụ mạnh (Kathirvell, 1995);
góp phần tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản như ở Việt Nam và Philippines
(Jonshon và Keenan, 1999). Vì vậy có thể nói, cua biển là một trong những ñối
tượng rất quan trọng của nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản ở các vùng nước
lợ ven biển, ñặc biệt là các nước thuộc Ấn ðộ - Thái Bình Dương (Angell, 1992).
Ở Việt Nam, có ðồng bằng sông Cửu Long với diện tích mặt nước lợ gần
300.000 ha ñược ñánh giá là nơi có tiềm năng nuôi và phát triển nghề thủy sản
nước lợ nói chung và nghề nuôi cua biển nói riêng. Trong ñó cua xanh (Scylla
paramamosain) là loài cua biển ñược nuôi chủ yếu do chúng có giá trị kinh tế
cao, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên ở nước ta. Theo số liệu ñiều tra năm 1995 thì
ðồng bằng song Cửu Long có trên 3.000 ha nuôi cua với số lượng trên 1.600
tấn/năm (Phạm Anh Tuấn và Trần Ngọc Hải, 1997). Nghề nuôi cua biển hiện nay
ñang phát triển rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau, ñiều này ñã và ñang gây
ra áp lực rất lớn về nguồn cua giống hiện còn lệ thuộc vào khai thác tự nhiên,
không chủ ñộng ñược số lượng và chất lượng con giống (chỉ ñáp ứng ñủ 10 –
20% nhu cầu (Nguyễn Cơ Thạch, 1998)). Do ñó, ñể ñảm bảo và nâng cao chất
lượng nguồn giống cho nghề nuôi cua biển, giảm bớt áp lực cho khai thác tự
nhiên, thì vấn ñề sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi cua giống ñược quan tâm
và phát triển. Từ năm 2000, Nguyễn Cơ Thạch và cộng sự ñã nghiên cứu thành
công quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo cua xanh và ñã ñược chuyển giao cho
nhiều tỉnh ở nước ta. Trong ñó Cà Mau và Bạc Liêu là hai ñịa phương tập trung
rất nhiều trại sản xuất và ương nuôi cua giống. Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có
khoảng 70 trại sản xuất cua giống phục vụ người nuôi (thông tin khuyến ngư Cà
Mau, 2008). Nhưng số lượng giống chưa nhiều và tỉ lệ sống còn thấp, ñiều ñó ñã

ảnh hưởng không nhỏ ñến việc ương nuôi cua giống với phần lớn là những nông
hộ ương nuôi nhỏ lẻ, thông tin kỹ thuật còn hạn chế, trình ñộ chuyên môn còn
thấp, hiệu quả kinh tế chưa ñược làm rõ. Do ñó các thông tin kỹ thuật cũng như
1


hiệu quả kinh tế cần ñược tìm hiểu và thống kê thường xuyên nhằm có biện pháp
hỗ trợ và thúc ñẩy nghề ương nuôi cua giống giống tốt hơn, góp phần ổn ñịnh thu
nhập và ñời sống người dân. Vì vậy, ñề tài “ðánh giá các khía cạnh kỹ thuật và
hiệu quả kinh tế ương cua giống ở Bạc Liêu và Cà Mau” ñược thực hiện nhằm
làm cơ sở phát triển mô hình ương cua giống một cách hiệu quả nhất.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
Nắm các thông tin về khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương nuôi
cua giống ở Bạc Liêu và Cà Mau, qua ñó làm cơ sở ñể tìm ra mô hình ương cua
giống có lợi nhuận cao nhưng chi phí thấp và dễ áp dụng với quy mô hộ gia ñình.
1.2 Nội dung của ñề tài
ðánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cùa nghề ương cua giống ở Bạc
Liêu và Cà Mau.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ðẶC ðIỂM SINH HỌC
2.2.1 ðặc ñiểm phân loại và hình thái cấu tạo
Theo Estampador (1949), loài Scylla paramamosain ñược phân loại theo
hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea

Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain
Theo nghiên cứu mới ñây của Keenan (1998), ở vùng ðông Nam Á có 4
loài cua biển là: Scylla paramamosain, Scylla serrata, Scylla olivacea, Scylla
tranquesparica. Trong ñó có 2 loài phân bố chủ yếu ở nước ta là cua sen (Scylla
paramamosain) và cua lửa (Scylla olivacea) (Keenan và ctv, 1998). Khi thu mẫu
cua ở ðồng Bằng Sông Cửu Long, Keenan và ctv. (1998) kết luận: Loài cua sinh
sống ở khu vực cửa song Mekong là loài S. paramamosain.

Hình 2.1. Hình dạng loài cua biển Scylla paramamosain theo phân loại của
Estampaor (1949) ( />
3


Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) mô tả thì cơ thể
cua ñược phân chia thành phần ñầu ngực và phần bụng. Phần ñầu ngực là sự liên
hợp của 5 ñốt ñầu và 8 ñốt ngực nằm phía dưới mai. ðầu gồm có mắt, anten và
phần phụ miệng. Mai cua to, phía trước cố nhiều răng, mắt có 2 hốc chứa mắt,
cuống mắt, cặp râu nhỏ A1 và râu lớn A2. Trên mai chia thành nhiều vùng bằng
những mảnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của phần
ñầu ngực có tấm ngực và làm thành vùng lõm ở giửa ñể chứa phần bụng gập vào.
Phần bụng phân ñốt và tùy theo giới tính mà có hình dạng và sự phân ñốt khác
nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần bụng (yếm) có hình hơi
vuông, khi thành thục yếm phình rộng với 6 ñốt phân biệt. Cua ñực có yếm hẹp
hình chữ V, các ñốt 1, 2, 6 thây rõ, còn các ñốt 3, 4, 5 liên kết với nhau.
2.1.2 ðặc ñiểm phân bố
Theo Keenan và ctv. (1998); Gopurenko và ctv. (1999), loài Scylla

paramamosain phân bố khắp khu vực Ấn ðộ - Thái Bình Dương, từ Nam Phi ñến
Biển ðỏ, từ Okinawa ñến Tahiti và xuống tận miền bắc nước Úc, Nhật Bản, nam
Trung Quốc: Xiamen, HongKong, Singapore, Cambodia,…; Ở trung Java:
Indonesia và ở Việc Nam phân bố chủ yếu ở vùng ðBSCL.

Hình 2.2. Hình dạng các loài cua biển Scylla sp. theo phân loại của Keenan và
ctv. (1998) ( />
4


Ở Việc Nam, ñặc biệt ở vùng ðBSCL, Keenan và ctv. (1998) cho rằng có
2 loài chủ yếu là S. Paramamosain và S. Olivacea, trước ñây bị nhầm lẫn là S.
serrata (Hoàng ðức ðạt, 1992). Loài S. serrata không ñược tìm thấy ở ðBSCL
cũng như ở Việc Nam. Loài S. paramamosain chiếm trên 95% trong quần thể
Scylla, trong khi loài S. Olivacea chỉ chiếm khoảng 5% (Le Vay, 2001).
2.1.3 Vòng ñời cua biển
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), vòng ñời cua biển
trải qua nhiều giai ñoạn, tập tính sống và nơi cư trú khác nhau. Ong (1964) ñã mô
tả các giai ñoạn ấu trùng cua biển lần ñầu tiên trên thế giới. Ấu trùng cua sau khi
nở là Zoea-1, , trải qua 4 lần lột xác trở thành Zoea-5 trong khoảng thời gian từ
17 – 20 ngày, mỗi giai ñoạn mất 2 – 3 ngày. Z5 biến thành Megalopa kéo dài
trong khoảng thời gian từ 8 – 11 ngày, Megaopa lột xác và trở thành cua con. Cua
con trải qua 16 – 18 lần lột xác nữa trước khi thành thục, thời gian này ít nhất
phải mất 338 – 523 ngày (Ong, 1966).

Hình 2.3. Vòng ñời của cua biển Scylla sp. (Trương Trọng Nghĩa, 2004)
Nhìn chung, chu kỳ sống của cua biển ñược chia ra làm 4 giai ñoạn chính:
Giai ñoạn ấu trùng, giai ñoạn cua con có chiều rộng giáp ñầu ngực (CW) từ 20 –
80 mm, giai ñoạn tiền trưởng thành có CW từ 75 – 150 mm, giai ñoạn trưởng
thành có CW > 150 mm (Heasman và Fielder, 1983).


5


Theo Hoàng ðức ðạt (2004), mô tả: Ấu trùng mới nở là Z1, có ñôi mắt
kép và sắc tố ñen. Ấu trùng Zoea trải qua 5 giai ñoạn, mỗi giai ñoạn mất 2 – 3
ngày, riêng giai ñoạn Z5 mất 3 – 5 ngày. Sau giai ñoạn Z5, ấu trùng biến thành
Megalopa và sống bám vào giá thể. Từ giai ñoạn này, chúng mất khoảng 7 – 11
ngày ñể biến thành cua con.
2.1.4 Tập tính sống cua biển
Theo Warner (1977), ấu trùng Zoea của cua biển sống trôi nổi trên mặt
biển và nhờ dòng nước ñưa vào ven bờ; Megalopa thường sống trên những chất
nền như tảo ở ñáy biển, sau ñó chúng biến thành cua con; Cua con có tập tính
sống ñáy và thường dấu mình trong bụi rậm, rể cây hay trong hang vào ban ngày,
ban ñêm chúng hoạt ñộng mạnh và kiếm mồi. Theo Nguyễn Thanh Phương và
Trần Ngọc Hải (2004), giai ñoạn từ cua con ñến cua trưởng thành môi trường
sống tốt nhất là rừng ngập mặn. Theo Sivasubramniam và Angell (1992), giai
ñoạn từ cua con ñến cua trưởng thành chúng sống trong vùng rừng ngập mặn, cửa
sông, nơi có ñáy bùn hoặc ñất thịt, sống vùi trong bùn vào ban ngày và di chuyển
ñến vùng triều thấp vào ban ñêm ñể kiếm ăn. Theo Hill và ctv. (1984), cua con
kích thước (CW = 20 – 90 mm) cư trú ở vùng rừng ngập mặn và lưu lại ở ñó khi
triều thấp; cua tiền trưởng thành (CW = 100 – 149 mm) di cư vào vùng trung
triều ñể kiếm mồi trong lúc triều cao và trở lại vùng hạ triều khi triều thấp; cua
trưởng thành (CW ≥ 150 mm) hầu như chỉ thấy ở vùng hạ triều. ðến giai ñoạn
thành thục, cua có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển ñể sinh sản.
Cua là loài rất năng ñộng chúng hoạt ñộng trung bình 13 giờ/ngày và gần
như suốt ñêm, quãng ñường trung bình mà cua di chuyển một ñêm là 461 m, dao
ñộng từ 219 – 910 m (trích từ Trần An Xuyen, 2009).
2.1.5 ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cua biển có tập tính ăn tạp, tính ăn của chúng thay ñổi theo từng giai ñoạn

phát triển. Trong ñiều kiện nuôi ấu trùng ñược cho ăn với nhiều loại thức ăn khác
nhau như: Luân trùng, Artemia và thức ăn viên kích thước nhỏ. Theo Jajamanne
(1992) cho rằng, cua con (CW = 20 – 70 mm) ăn chủ yếu giáp xác, cua tiền
trưởng thành (CW = 70 – 130 mm) thích ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loài
chân bụng trong khi cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ và cá. Nhu cầu thức ăn của
chúng khá lớn nhưng chúng lại có khả năng nhịn ñói 10 – 15 ngày ở trên cạn
trong ñiều kiện ẩm ước (Hill, 1976; Joel và Raj, 1986; Becker và Wahl, 1996).

6


Cua biển có ñặc tính ăn lẩn nhau, ñặc tính này có thể có từ lúc chúng có ñôi càng
ở giai ñoạn Megalopa (Hill, 1984).
Trong ñiều kiện nuôi, nhiệt ñộ và ñộ mặn là hai yếu tố có ảnh hưởng ñến
tính ăn và hoạt ñộng của cua (Majiulatha và Babu, 1998). Theo Hill (1980),
cường ñộ dinh dưỡng cao nhất và hoạt ñộng của S. seraata xảy ra ở khoảng 25 0C
và khi nhiệt ñộ giảm xuống thấp hơn 20 0C thì tính ăn và hoạt ñộng của cua giảm
xuống rõ rệt.
2.1.6 ðặc ñiểm sinh trưởng
Cua trải qua nhiều lần lột xác trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng
nhưng tần số lột xác và sự tăng trọng sau mỗi lần lột xác thì không giống nhau ở
mỗi giai ñoạn (Ong, 1966). Sau mỗi lần lột xác, cua ở giai ñoạn nhỏ lớn nhanh
hơn và tăng trưởng giảm dần ở những giai ñoạn cua lớn. Theo Trần Ngọc Hải
(1999), quá trình lột xác của cua mang tính ñặc trưng riêng biệt cho từng loài,
thông thường 2 – 3 ngày/lần, cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài, có thể
từ 15 – 30 ngày/lần (Phạm Văn Quyết, 2008). ðặc biệt trong quá trình lột xác cơ
thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ ñã mất. ðối với những con cua bị
tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn. Theo
Phạm Văn Quyết (2008), sau khi tích lũy các yếu tố dinh dưỡng cần thiết, cua tiến
hành lột xác ñể tăng trưởng.

Khi nghiên cứu tăng trưởng của cua biển ở Ấn ðộ, Thomas và ctv. (1987)
ñã kết luận rằng, S. Serrata có thể tăng trưởng về chiều rộng mai (CW) ñến 112
mm ở năm thứ nhất, 152 mm ở năm thứ hai, 188 mm ở năm thứ ba. Theo Nguyễn
Cơ Thạch (1998), tuổi thọ trung bình của cua từ 2 – 4 năm, qua mỗi lần lột xác
trọng lượng tăng trung bình 20 – 50%, kích thước CW tối ña mà cua biển có thể
ñạt ñược là 19 – 28 cm, với khối lượng từ 1 – 1,3 kg/con. Theo Mangampa và ctv.
(1987) cho rằng, cua ñực tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Tăng trưởng trung bình
của con ñực khoảng 1,3 g/ngày, trong khi con cái chỉ tăng 0,9 g/ngày.
2.1.7 ðặc ñiểm sinh sản
Theo Hill (1975) cho rằng, cua thường di cư ra biển ñể tiến hành giao vĩ,
lột xác và sinh sản. Ở những vùng nhiệt ñới thì cua ñẻ quanh năm. Sự di cư sinh
sản của cua thường theo chu kì âm lịch và sự thay ñổi ñô mặn. Cua phải di cư từ
vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu về ñiều kiện môi trường ở giai ñoạn ñầu của
ấu trùng Zoea. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), trong tự

7


nhiên cua biển có thể thành thục ở ñộ tuổi từ 1- 1,5 năm, với CW thấp nhất là 83
– 144 mm khối lượng thân trên dưới 150 g. Theo Prasad (1989), cua Scylla
paramamosain chỉ tham gia sinh sản khi CW ñạt 120 – 180 mm. Tuy nhiên, ở
con cái không bao giờ ñạt ñến 100% ñộ thành thục ở bất cứ kích cỡ nào. Theo
Chen (1990), cua biển thành thục lần ñầu tiên khi CW > 100 mm. Hartnoll
(1965), sự giao phối của cua có thể xảy ra giữa con ñực có vỏ cứng và con cái có
vỏ mềm trong thời gian cua lột xác tiền giao vĩ.
Phần lớn trứng ñẻ ra ñược ấp trong khoang bụng của cua mẹ cho tới khi
nở. Trứng cua ñược ấp ở nơi có ñộ mặn cao, nhiệt ñộ ổn ñịnh. Nhiệt ñộ nước
càng cao thì thời gian ấp trứng càng nhanh. Kể từ lúc cua ñẻ trứng sau khoảng 9 –
11 ngày (Trương Trọng Nghĩa và ctv., 1995) hoặc 10 – 12 ngày (Hoàng ðức ðạt ,
1995), có khoảng 80 – 90% trứng nở ra ấu trùng Zoea-1. Theo Nguyễn Cơ Thạch

(1998); Hoàng ðức ðạt (2004), trong ñiều kiện thuận lợi, trứng cua có thể ñược
nở ñồng loạt trong khoảng 3 – 6 giờ.
Theo Trần Ngọc Hải (1997), sức sinh sản của cua trong lần 2 giảm so với
lần 1, lần ñẻ 2 thường cách lần 1 khoảng 14 – 26 ngày. Theo Nghĩa và ctv.
(1995), tùy theo kích cỡ, một con cua mẹ có thể ñẻ từ 500.000 – 1000.000 trứng.
Theo Hoàng ðức ðạt (1992), ở vùng biển phía nam nước ta cua thường bắt ñầu di
cư vào tháng 7, 8 và mùa vụ sinh sản chính bắt ñầu từ tháng 10 ñến tháng 2 năm
sau, ở vùng biển phía bắc cua ôm trứng thường xuất hiện từ tháng 4 ñến tháng 7.
2.2 Sản xuất giống cua biển
2.2.1 Tuyển chọn cua mẹ nuôi vỗ
Theo Nguyễn Cơ Thạch (2001), cua mẹ nuôi vỗ phải khỏe mạnh; ñầy ñủ
càng, chân bò, chân bơi; màu sắc tươi sang; có nhiều gạch; trọng lượng từ 350 –
450 g là tốt nhất ( trích từ Nguyễn Trường Sinh, 2009).
Nuôi cua cái ñã giao vĩ: Trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8, tháng 9,
cua cái ñã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường ñánh bắt ñược ở vùng cửa
sông, vùng biển ven bờ. Chọn những con cua cái lên gạch tốt, khỏe mạnh, còn
nguyên càng, chân bò, chân bơi, tốt nhất là chọn những con cua vừa ñánh bắt
ñược, chuyển về ao hoặc các bể xi măng ñể nuôi vỗ. Những con cua cái như vậy
thường có trọng lượng từ 250-800 g ( />
8


2.2.2 Hệ thống nuôi vỗ
Theo Trương Trọng Nghĩa (2004), ở Việc Nam ñanh áp dụng 3 hệ thống
nuôi vỗ cua mẹ gồm: bể composite 70 L ñặt trong nhà, che tối hoàn toàn và nối
với bể lọc sinh học 700 L; bể xi măng 100 L ñặt trong nhà và ñược che bằng tấm
tole nhựa, dưới ñáy bể lót 1 lớp cát dày 5 cm; hệ thống nuôi trong ao ñất có diện
tích 60 m2. Theo Hoàng ðức ðạt (1995), ở Việc Nam, nuôi vỗ cua mẹ có thể tiến
hành trong ao ñất có diện tích 100 – 500 m2, ñộ sâu 1,2 – 1,5 m, mật ñộ 2 – 5
con/m2. Ngoài ra, có thể nuôi vỗ trong lồng với kích thước khoảng 3 m x 2 m x

1,2 m, ñộ sâu 1,5 m, mật ñộ 2 – 4 con/m3. Mặt khác, cũng có thể nuôi vỗ trong bể
xi măng có diện tích 4 – 30 m2, ñộ sâu 1,3 m, mực nước 0,7 – 1 m, mật ñộ 2
con/m3, bể hình vuông hoặc hình chử nhật hoặc hình tròn.
2.2.3 Nuôi vỗ cua mẹ
Cua mẹ có CW khoảng 9 – 10cm trở lên và trọng lượng từ 300 – 500 g
thường ñược tuyển chọn từ tự nhiên ñể nuôi vỗ, ñối với những cua cái không ôm
trứng, người ta thả nuôi chung cua ñực và cua cái với mật ñộ 1- 3 con/m3 ñể
chúng bắt cặp và ñẻ trứng. Theo Cowan (1984),ở ðài Loan cua cái ñẻ trứng
khoảng 4 tháng sau giao vĩ, trong khi ở Ấn ðộ chỉ khoảng 4 – 6 tuần lễ.
Theo Nguyễn Cơ Thạch (2001), thức ăn cho cua mẹ là 60 – 70% cá liệt, 30
– 40% tôm, mực, nhuyễn thể cho ăn 2 lần/ngày, sáng từ 5 – 7 giờ và chiều từ 17 –
18 giờ. Thường xuyên thay ñổi các loại thức ăn và cho ăn dư thừa ñể cua mẹ sử
dụng tối ña ñược lượng thức ăn. Hàng ngày thay 1/3 lượng nước cũ, bổ sung nước
mới; 3 ngày 1 lần thay 100% nước cũ và cấp nước mới. Mỗi buổi sáng trước khi
cho ăn cần loại bỏ thức ăn dư thừa. Duy trì các yếu tố môi trường thích hợp: pH=
8,0 – 8,5; ñộ mặn = 30 - 35‰; H2S, NH3, NO2 < 0,01 mg/L; sục khí 24/24 giờ
(trích từ Nguyễn Trường Sinh 2009).
2.2.4 Kích thích sinh sản cua mẹ nuôi vỗ
Theo Davis (2003); Mann và ctv. (1999); William và ctv. (1998), trên 80%
cua mẹ từ tự nhiên ñẻ bình thường trong vòng 40 ngày khi thả nuôi trong trại
giống. Theo Marichamy và Rajapackiam (2001), việc cắt mắt có thể rút ngắn giai
ñoạn sinh sản. Theo Trần Ngọc Hải (1997), cua ñẻ trứng 25 ngày sau khi lột xác
giao vĩ và 20 ngày sau khi cắt mắt. Cua ñã cắt mắt ñẻ trứng sau 25 ngày thả nuôi,
trường hợp cá biệt là 5 ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài 110 ngày
mới ñẻ và một số con không ñẻ (Trần Ngọc Hải và ctv., 2002). Theo Heasman và

9


Fielder (1983), vào mùa ñông cua cái ñẻ trứng sau 21 – 32 ngày sau khi cắt mắt,

vào mùa hè chỉ 10 – 13 ngày. Sự cắt mắt sẽ thúc ñẩy sự phát triển tuyến sinh dục
và có thể rút ngắn quá trình thành thục của cua cái ñến 10 ngày (Cowan, 1984;
Heasman và ctv., 1983).
2.2.5 Ấp Trứng
Theo Mann và ctv. (1999a); Wiliams và ctv. (1998), nước trong bể ấp
thường ñược khừ trùng bắng tia cực tím hoặc thay nước hoặc dùng hệ thống lọc
sinh học trong suốt quá trình ấp trứng. Chất lượng nước phải ñược duy trì nhằm
ngăn ngừa sự ô nhiễm trứng, cua cái không ñược cho ăn trong suốt quá trình ấp
trứng, oxy ñược cung cấp ñầy ñủ và vệ sinh hằng ngày (Baylon và Failaman,
2001; Hamasaki, 2002; Mann và ctv., 1999a; Trương Trọng Nghĩa, 2004). Trứng
có thể bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng và nấm khi nước chất lượng kém
(Churchill, 2003; Hamasaki và Hatai, 1993). Theo Hoàng ðức ðạt (1999), trong
quá trình ấp trứng cua cái thường thải trứng.
Theo Trần Ngọc Hải và ctv. (2002), cho rằng khi nhiệt ñộ nước dao ñộng
từ 25 – 26 0C, thời gian ấp trứng kéo dài ñến 12 ngày mới bắt ñầu nở. Ngược lại
khi nhiệt ñộ dao ñộng từ 28 -30 0C thời gian ấp trứng chỉ kéo dài khoảng 9 ngày.
ðộ mặn tốt nhất cho ấp trứng là 30‰.
2.2.6 Thu ấu trùng Zoea
Sau khi trứng nở thành ấu trùng khoảng 30 phút phải tiến hành thu ấu
trùng Zoea như sau: tắt sụt khí từ 3 – 5 phút, số ấu trùng Zoea khỏe sẽ hướng
quang, tập trung lại và nổi trên mặt nước, số ấu trùng Zoea yếu lắng tụ và lơ lửng
dưới ñáy. Dùng vợt mịn, mềm có ñường kính 15 cm vớt nhẹ ấu trùng tập trung
trên mặt, không thu ấu trùng yếu, lơ lửng ở tầng giữa và gần ñáy, sau ñó ñịnh
lượng và chuyển vào bể ương; dung ống siphon toàn bộ ấu trùng yếu bỏ (Nguyễn
Cơ Thạch, 2001; Trương Trọng Nghĩa, 2004). Theo Trần Ngọc Hải (2001), ấu
trùng sau khi nở thì tiến hành vớt những con có tính hướng quang mạnh, ñịnh
lượng, khử trùng bằng formol nồng ñộ 100 mg/L trong 30 giây, sau ñó bố trí vào
hệ thống bể ương.

10



2.2.7 Ương ấu trùng cua biển
2.2.7.1 Ảnh hưởng của mật ñộ và thể tích bể ương
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), ở Ấn ðộ, dùng bể
nhỏ 300L với mật ñộ 25 – 75 con/L; ở ðài Loan, dùng bể 0,5 m3 ñể ương ấu
trùng Zoea và 1 – 10 m3 cho giai ñoạn Megalopa (10 con/L). Trong khi ở Việc
Nam, thường dung bể ương cỡ 4 – 5 m3 hay bể tuần hoàn 30 – 500 L; ở Malaysia,
dùng bể từ 1 -10 m3 với mật ñộ 25 – 30 con/L; ở Nhật dùng bể ngoài trời cỡ 75 –
300 m3, trung bình là 100 m3 với mật ñộ 10 – 50 con/L.
Theo Trần Ngọc Hải và Trương Ngọc Nghĩa (2004), khi nghiên cứu ảnh
hưởng của mật ñộ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển
Scylla paramamosain trong mô hình nước xanh ở các mật ñộ 50, 75, 100 con/L,
cho kết quả tỷ lệ sống ñến giai ñoạn Zoea-5 (66± 15,42%), giai ñoạn cua 1
(9,11±1,29%) ở mật ñộ 100 con/L cao hơn so với hai mật ñộ còn lại.
2.2.7.2 Ảnh hưởng của thức ăn
Ở giai ñoạn ấu trùng, nguồn thức ăn ñầu tiên là rất quan trọng, nếu cung
cấp cho ấu trùng nguồn thức ăn có ñầy ñủ dinh dưỡng cần thiết phù hợp với kích
cỡ từng giai ñoạn thì có thể cải thiện ñược tỷ lệ sống.
Nguyễn Cơ Thạch (2001), tiến hành thí nghiệm ương ấu trùng cua biển từ
giai ñoạn Zoea-1 ñến Zoea-5 bằng các loại thức ăn khác nhau, thí nghiệm ñược
thực hiện với 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1 cho ăn hoàn toàn bằng Artemia;
nghiệm thức 2 cho ăn hoàn toàn bằng luân trùng; nghiệm thức 3 cho ăn kết hợp
giữa luân trùng và Artemia; nghiệm thức 4 cho ăn kết hợp 3 loại thức ăn gồm tảo,
luân trùng và Artemia. Qua thí nghiệm kết quả ñược rút ra như sau: ấu trùng ñược
cho ăn kết hợp 3 loại thức ăn cho tỷ lệ sống cua 1 cao nhất (16,1±6,16%), từ ñó
tác giả rút ra kết luận: luân trùng là loại thức ăn rất phù hợp ở giai ñoạn Zoea-1 và
ñầu Zoea-2, nhưng không phù hợp ở các giai ñoạn kế tiếp. Artemia bung dù cho
ăn ở ñầu giai ñoạn Zoea-2 ñến ñầu Zoea-4, Artemia nở cho ăn từ ñầu giai ñoạn
Zoea-4 ñến hết Zoea-5, tảo ( Chaetoceros, Platidomonas, Chlorella) cho ăn từ

ñầu ñến hết giai ñoạn Zoea. Theo Baylon và Failaman (1999), thức ăn thích hợp ở
các giai ñoạn Zoea là luân trùng kết hợp với Artemia, còn thức ăn thích hợp cho
giai ñoạn Megalopa và cua 1 là Artemia. Ấu trùng Zoea-1 mới nở cho ăn luân
trùng ngay với mật ñộ khoảng 10 cá thể/lít, sau ñó bổ sung Artemia với mật ñộ 1
cá thể/ml ngay trước khi ấu trùng chuyển sang giai ñoạn Zoea-2 và duy trì ñến hết

11


Zoea-3; ñến giai ñoạn Zoea-4 tăng mật ñộ Artemia từ 5 – 10 cá thể/ml và duy trì
mật ñộ này ñến hết giai ñoạn Magalopa.
Theo Kanazawa và Koshio (1994), chất lượng dinh dưởng của luân trùng
và Artemia có thể ñược cải thiện bằng cách giàu hóa. Ấu trùng cua Scylla serrata
ñược cho ăn luân trùng giàu hóa bằng n-3 acid báo không no với liều lượng 3- 8
mg/L thì tỷ lệ sống ñược cải thiện ñáng kể, nhưng khi giàu hóa luân trùng bằng n3 acid béo không no với liều lượng 31 mg/L sẽ gây tỷ lệ tử vong cao trong quá
trình biến thái Megalopa sang cua 1.
2.2.7.3 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và ñộ mặn
Nhiệt ñộ thấp là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tỷ lệ sống của ấu
trùng thấp. Theo Hamasaki (2002), ương ấu trùng cua biển Scylla serrata ở mật
ñộ 30 con/L trong cốc thủy tinh 1000ml ở nhiệt ñộ 17 – 35 0C thì tỷ lệ sống ñến
giai ñoạn cua 1 ñạt cao nhất là 68,4% ở nhiệt ñộ 29 0C, từ ñó ông cho rằng nhiệt
ñộ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng là khoảng 23 – 32 0C. Theo Zeng và
Li (1992) cho biết, ở nhiệt ñộ 25 – 30 0C là tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng
Zoea, tuy nhiên, ở giai ñoạn ñầu ấu trùng chịu ñựng nhiệt ñộ thấp tốt hơn, trong
khi Megalopa có thể sống tốt ở nhiệt ñộ cao khoảng 32 0C. Ông cũng cho rằng ñộ
mặn thích hợp nhất cho ương nuôi ấu trùng là 25 - 30‰. Khi ñộ mặn dưới 17,5‰
trong ñều kiện nhiệt ñộ 25 0C thì ấu trùng sẽ chết ñáng kể. Theo Chen và Jeng
(1980) cho rằng, nhiệt ñộ và ñộ mặn thích hợp cho ấu trùng cua nằm trong
khoảng 26 –30 0C và 25 – 30‰. Ông nhận thấy nhiệt ñộ càng cao thì thời gian
lột xác càng nhanh.

Theo Hoàng ðức ðạt (1999), ñối với loài Scylla paramamosain việc giảm
ñộ mặn từ 30‰ xuống 25‰ sẽ nâng cao tỷ lệ biến thái của Zoea. Theo Nguyễn
Cơ Thạch (2001), ñộ mặn thích hợp cho quá trình phát triển phôi là 30 - 35‰,
cho ương nuôi các giai ñoạn Zoea là 30‰ và cho ương nuôi giai ñoạn Megalopa
là 27 - 29‰. Trần Ngọc Hải và ctv., (2002) cho rằng ñộ mặn tốt nhất ñể ấp trứng
cua là 30‰. ðộ mặn thích hợp cho quá trình tăng trưởng và lột xác và tỷ lệ sống
của cua con ( từ cua 1 ñến cua 8) của loài Scylla paramamosain là 28 - 30‰.
Theo Trần Ngọc Hải (1997), ở ñộ mặn 6 - 12‰ thường xuất hiện bẫy lột xác và
ăn lẩn nhau vì quá trình lột xác không ñều.

12


2.2.8 Ương cua bột (cua 1) lên cua giống
Theo Nguyễn Cơ Thạch và ctv. (1998), ñã xác ñịnh mật ñộ ương thích hợp
cho quá trình ương cua bột lên cua giống. Dụng cụ thí nghiệm là giai lưới
(3 m x 10 m x 0,6 m) ñặt trong ao ñất, bố trí ở các mật ñộ lần lượt là: 10, 20, 30,
40, 50 con/m2. Qua thí nghiệm ông ñã ñi ñến kết luận: nếu càng tăng mật ñộ ương
thì tỷ lệ sống càng giảm.
Theo Trần Thị Hồng Hạnh (2003), khi ương nuôi từ giai ñoạn cua bột lên
cua giống, sử dụng gạch ống và vỏ nghêu làm giá thể sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất.
Vũ Ngọc Út (2006), thí nghiệm trên cua giống tự nhiên và nhân tạo trong
hệ thống tuần hoàn và thay nước ở các ñộ mặn 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰ nhằm
xác ñịnh khả năng ảnh hưởng của ñộ mặn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cua
giống ở những ñộ mặn khác nhau trong ñiều kiện ương nuôi. Cua con với kích
thước dao ñộng trong khoảng 5,5 – 52,7 mm rộng mai (CW) ñược nuôi riêng lẻ
trong các keo mủ ñục lỗ và rổ nhựa bố trí trong các bể chữ nhật 60 L và 2.000 L,
và bể tròn 500 L. Cua ñược cho ăn tép bóc nõn thoả mãn. Cua ñược kiểm tra hàng
ngày vào sáng sớm và lúc cho ăn vào buổi chiều ñể xác ñịnh tốc ñộ tăng trưởng,
phần trăm gia tăng kích thước sau lột xác, số lần lột xác và chu kỳ lột xác ở các

ñộ mặn khác nhau. Tỉ lệ sống ñược xác ñịnh vào cuối thí nghiệm. Kết quả cho
thấy cua giống phát triển kém ở ñộ mặn thấp (5 và 10‰) với tốc ñộ tăng trưởng
và tỉ lệ sống thấp. Trong khi ñó, tốc ñộ tăng trưởng nhanh hơn, chu kỳ lột xác
ngắn hơn và số lượng cua lột ở mỗi lần lột xác cao hơn ở ñộ mặn 15-25 ‰. ðộ
mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cua là từ 15-25 ‰, trong ñó
20-25 ‰ ñược xem là ñộ mặn tối ưu. Cua không thể tồn tại ở 0‰ quá 3 ngày
trong ñiều kiện thí nghiệm mặc dù ngoài tự nhiên cua con vẫn xuất hiện ở vùng
cửa sông trong mùa mưa khi ñộ mặn giảm xuống 0‰.
Theo Trần Ngọc Hải (1997) nhận thấy rằng, giá thể ñóng vai trò quan
trọng trong bể ương, giá thể là nơi cho cua trú ẩn và trốn ñịch hại, là nơi tập trung
các sinh vật thức ăn tự nhiên. Giai ñoạn Megalopa ñến cua 1, ấu trùng có tập tính
ăn lẫn nhau nên việc sử dụng dây nilon (Marichamy và Rajapackiam, 1991) hoặc
lưới nhựa (Wickins và Lee, 2002) làm giá thể sẽ nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng.
Năm 2006, Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến ñã tiếp nhận
và vận hành thành công công nghệ sản xuất giống nhân tạo cua xanh. Thực
nghiệm ương cua giống theo 3 hình thức ương: trong bể xi măng, trong giai và
trong ao ñất.

13


- Ương cua giống trong bể xi măng có kích thước
6 m x 2 m x 1 m. Bể ương có mái che, không có tường bao. Thả cua bột
5 – 7 mm với mật ñộ 100 con/m2. Thức ăn sử dụng: Cá, tôm tạp, lòng ñỏ trứng
gả, dầu mực xay nhuyễn, trộn ñều và hấp chín. ðộ mặn 20‰, nhiệt ñộ
28 – 310C, sau thời gian 20 ngày cua ñạt kích cỡ 1 – 2 cm với tỉ lệ sống
84,99±2,61% .
Ương cua giống trong ao ñất có diện tích 400m2. Thả cua bột 5 – 7 mm
với mật ñộ 32 con/m2. Sử dụng thức ăn chế biến giống như thức ăn dùng trong
ương bể xi măng. ðộ mặn 20‰, nhiệt ñộ 27 – 300C, sau thời gian 30 ngày cua ñạt

kích cỡ 1 – 2 cm với tỉ lệ sống 71,5±1,14%.
-

Ương cua giống trong giai có diện tích 100 m2. Thả cua giống với mật ñộ
50 con/m2. Sử dụng thức ăn chế biến giống như 2 hình thức ương trên. ðộ mặn
20‰, nhiệt ñộ 28 – 300C, sau thời gian 30 ngày cua ñạt kích cỡ 1 - 2 cm với tỉ lệ
sống 81,5±0,71 %.
-

Kết quả cho thấy sự khác nhau về nhiệt ñộ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến
tốc ñộ tăng trưởng của cua. Ương trong bể xi măng là dễ quản lý các yếu tố môi
trường nhất. Trong 3 hình thức ương cua xanh, hình thức ương trong bể xi măng
và ương trong giai là phù hợp nhất vì 2 hình thức ương nuôi này cho tỉ lệ cua
sống khá cao, chất lượng cua giống ñồng ñều. ( />Ương nuôi cua bột thành cua giống ( />Giai ñoạn này ương nuôi cua trong ao ñất là tôt nhất. Ao ương có diện tích
200 - 500 m2, sâu 0,8 - 1,2 m. Bờ ao ñắp chắc chắn ở giữa ñể cù lao ñất 20% trên
diện tích ao, cao hơn mực nước triều cao nhất 0,3 - 0,5 m. Có cống cấp và thoát
nước và lưới chắn. Trên bờ ao, ở mép trong chắn lưới mùng cao trên 0,7 m, chếch
về phía trong ao 1 góc 65 ñộ. Ao ñược chuẩn bị một tuần trước khi cho cua bột
xuống: bón vôi, diệt tạp, bón phân, cho nước vào qua lưới lọc, ñộ sâu 0,6 - 0,8 m.
Mật ñộ ương : 200-300 con/m2. Cua bột từ trại giống ñược vận chuyển ñến
bằng túi nhựa nylon có oxy hoặc bằng khay ẩm, tùy khoảng cách giữa trại giống
ñến ao ương.
Cho cua ăn thức ăn chế biến từ các loại bột, cám, thịt cá, tôm, còng,
nhuyễn thể xay nhỏ nấu chín. Thức ăn ñem rải ven ao. Mỗi ngày cho ăn từ 6-10%
trọng lượng cua, chia làm 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Số lượng thức ăn tăng dần

14


theo sinh trưởng , tăng trọng của cua. Có thể dùng giai cho ăn ñể kiểm tra sức ăn

của cua ñể tăng giảm lượng thức ăn.
Thay nước hằng ngày 20-30% nước, kiểm tra pH, oxy, nhiệt ñộ, ñộ mặn,
bờ ao, chống mội, xói lở, hỏng rào, bệnh và các dịch hại vào trong ao. Từ 30 ñến
35 ngày cua ñạt chiều rộng mai 2,5-3,0 cm, trọng lượng 5g. Tỷ lệ sống ñạt
40 - 60%. Cỡ cua này có thể chuyển sang ao lớn ñể nuôi cua thịt.
Kỹ thuật ương cua xanh bột lên cua giống
( />Ương cua bột trong hồ xi măng
Hồ xi măng có thể tích từ 40 – 70 m2. ðáy hồ có vỏ hến, vỏ sò, nghêu,
cành san hô,… lớp cát mịn dày 3 – 5 cm. Cấp nước biển vào hồ, nước ñã ñể lắng
hoặc qua lọc thô có ñộ mặn từ 20-23‰. Chiều cao mực nước từ 40 - 60 cm. Bắt
sục khí, treo hoặc thả ñều vật bám bằng lưới phong lan trong hồ. Mật ñộ thả ương
từ 200-3000 con/m2. Thời gian ương từ 7-15 ngày thì kích cỡ giống có thể ñạt từ
1-1,7 cm với tỉ lệ sống khoảng 60 - 80%.
Quản lý và chăm sóc:
Nguyên liệu chế biến thức ăn (ương 5 ngày ñầu):
-

Trứng gà: 5 quả, lấy lòng ñỏ.

-

Cá thu tươi: 300 g, lóc lấy thịt, bỏ da, xương.

-

Tôm nhỏ: 200 g bóc bỏ vỏ.

-

Hến hoặc hầu: 350 g.


Xay nhỏ riêng biệt từng nguyên liệu trên, sau ñó trộn thật ñều cho vào tô sứ lớn
ñem hấp cách thuỷ, ñể nguội và giữ trong tủ lạnh cho ăn dần.
Hàng ngày cho ăn 3 lần: 6 giờ sáng, 3 giờ chiều, 11 giờ ñêm. Kiểm tra lượng thức
ăn thường xuyên ñể ñiều chỉnh tăng giảm cho phù hợp, tránh dư thừa làm ô
nhiễm môi trường nước. ðặc biệt ta không ñể thiếu thức ăn, nếu thiếu sẽ tăng
nguy cơ ăn thịt lẫn nhau, khả năng phân ñàn cao, tỷ lệ sống thấp.
Sau ngày thứ 5, có thể sử dụng cá tươi, cá tạp, cua ghẹ, giáp xác nhỏ… ñem hấp
cách thủy, loại bỏ xương, lọc qua rổ nhựa có mắt lưới phù hợp, khi cho ăn dùng
ca tạt ñều khắp hồ.

15


Sau 3 ngày từ lúc thả ương, nên cấp thêm 1/3 nước mới và giảm ñộ mặn từ
2-3 ‰ giúp chúng lột xác và chuyển ñồng loạt hơn. Sau 7-8 ngày thay 1/3 lượng
nước, kích thích cua lột xác phát triển, sau 11-12 ngày thay ½ - 2/3 lượng nước
trong hồ ương, có thể tiếp tục giảm ñộ mặn 1-2‰.
Sau 15 ngày ương, cua bột 1có thể trải qua 3 - 5 lần lột xác ñể trở thành
cua 5 - 6. Số lần lột xác phụ thuộc vào chế ñộ cho ăn, hàm lượng dinh dưỡng có
trong thức ăn và việc xử lý nước trong hồ ương. Khi ñạt kích cỡ mong muốn ta có
thể tiến hành thu hoạch và vận chuyển ñến ao nuôi cua thương phẩm.
Ương nuôi cua bột trong ao ñất ( />Ao ñất dùng ñể ương cua bột nằm trong khu vực có ñộ mặn thấp như vùng
cửa sông, nơi có nguồn nước ngọt, vùng ñầm phá…có cống cấp thoát nước và
chịu ảnh hưởng của chế ñộ thủy triều, thuận tiện cho việc thay nước, kích thích sự
lột xác của chúng.
Cua bột ương trong ao ñất thường có 2 hình thức:
- Ương cua bột trực tiếp trong ao ương giống như ương tôm post. Ương kiểu
này có ưu ñiểm là chi phí thấp, tỷ lệ sống cao hơn nhưng lại khó thu hoạch. Do
vậy ta nên tiến hành ương trong ao ñất khi nhu cầu con giống có kích thước lớn

với thời gian ương dài.
- Ương cua bột trong giai: giai ñược cắm trong ao ương, kích thước giai
2m x 10 m, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuỳ theo người sử dụng. Chiều cao từ
80 - 100 cm. ðáy giai ñặt chìm trong lớp ñất bùn của ao ương từ 2 - 3 cm. Miệng
giai cao hơn mặt nước 20 - 30 cm. Hình thức ương này có những ưu ñiểm sau:
chủ ñộng trong việc thu hoạch; môi trường nước thông thoáng nên có thể nuôi với
mật ñộ dày hơn; thay nước thuận tiện nhờ dựa trên chế ñộ thủy triều; cua có thể
sử dụng thức ăn tự nhiên có trong ao ương.
Quản lý và chăm sóc:
-

Nên ñặt nhá trong giai ñể kiểm tra thức ăn và tốc ñộ tăng trưởng của chúng

-

Thường sau 3 ngày thả giống thay ¼ lượng nước trong ao.

-

Sau 7 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.

-

Sau 12 ngày thay ½ lượng nước trong ao.

Việc thay nước này sẽ kích thích sự lột xác diễn ra dễ dàng hơn, cường ñộ bắt
mồi tốt hơn và khả năng tăng trưởng nhanh.
16



×