Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo Sát Đặc Điểm Hình Thái, Sự Nẩy Mầm Và Ảnh Hưởng Borax Đến Sức Sống Hạt Phấn Hoa Nhãn Xuồng Cơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐOÀN THỊ HỒNG THẮM

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SỰ NẨY MẦM VÀ ẢNH
HƯỞNG BORAX ĐẾN SỨC SỐNG CỦA HẠT PHẤN NHÃN
XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN
LOUR.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với ñề tài

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SỰ NẨY MẦM VÀ ẢNH
HƯỞNG BORAX ĐẾN SỨC SỐNG HẠT PHẤN HOA NHÃN
XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Đoàn Thị Hồng Thắm thực hiện
Kính trình lên hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010
Cán bộ hướng dẫn



PGS. TS. Trần Văn Hâu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SỰ NẨY MẦM VÀ ẢNH
HƯỞNG BORAX ĐẾN SỨC SỐNG HẠT PHẤN HOA NHÃN
XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LOGAN LOUR)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Đoàn Thị Hồng Thắm thực hiện và bảo vệ trước hội ñồng
Ngày…….tháng…….năm 2010
Luận văn tốt nghiệp ñược hội ñồng ñánh giá ở mức………………………………….
Ý kiến của hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp……………………………………….
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hồng Thắm

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Đoàn Thị Hồng Thắm
Ngày sinh: 06-06-1989
Nơi sinh: Thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Họ tên cha: Đoàn Hữu Nghĩa
Họ tên mẹ: Trần Thị Ngọc Phượng
Quê quán: Thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Quá trình học tập:
1995-2000: học tiểu học tại trường tiểu học Thị Trấn Cái Vồn B, huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long.
2000-2004: học THCS tại trường THCS Thị Trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long.
2004-2007: học THPT tại trường THPT Bình Minh, huyện Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long.
2007-2010: học ñại học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông Học, khoá 33, khoa

Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt ñời tận tuỵ vì sự nghiệp và tương lai của con

Thành kính ghi ơn
Thầy Trần Văn Hâu ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ em trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
trương Đại Học Cần Thơ ñã dạy dỗ và truyền ñạt kiến thức cho em trong suốt thời
gian học tại trường.

Chân thành biết ơn
Các thầy cô và các anh chị trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng ñã tạo ñiều kiện cho
em hoàn thành tốt thí nghiệm.
Gia ñình chú Quách Kim Tấn ngụ tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành tốt thí nghiệm.

Thành thật cảm ơn
Bạn Cao Nguyễn Nguyên Khanh, Đỗ Hoài Vui, Nguyễn Bùi Anh Phương, Nguyễn
Tấn Khanh và các bạn lớp Nông Học K33 ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện ñề tài. Chúc các bạn hạnh phúc, sức khoẻ và thành ñạt trong cuộc sống.
Trân trọng!

Đoàn Thị Hồng Thắm


v


Đoàn Thị Hồng Thắm, 2010. Khảo sát ñặc ñiểm hình thái sự nẩy mầm và ảnh hưởng của
Borax ñến sức sống hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Văn Hâu

TÓM LƯỢC
Đề tài” Khảo sát ñặc ñiểm hình thái sự nẩy mầm và ảnh hưởng của Borax ñến sức sống
hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp” ñược thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt
phấn, ñặc ñiểm sự nẩy mầm, nồng ñộ Borax thích hợp cho sự nẩy mầm của hạt phấn và
nồng ñộ Borax thích hợp làm tăng tỷ lệ ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng. Nội dung 1 khảo
sát ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt phấn ñược thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn
Khoa Học Cây Trồng, thí nghiệm ñược khảo sát trên 30 hoa và 30 hạt phấn. Nội dung 2
khảo sát sự nẩy mầm hạt phấn trong môi trường nuôi cấy ñược thực hiện tại phòng thí
nghiệm bộ môn Khoa Học Cây Trồng, thí nghiệm ñược thực hiện theo dõi sự nẩy mầm
hạt phấn sau 24 giờ nuôi cấy. Nội dung 3 ảnh hưởng của nồng ñộ Borax lên sự nẩy mầm
hạt phấn ñược thực hiện tại bộ môn Khoa Học Cây Trồng, thí nghiệm ñược bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (nồng ñộ Borax 0,50, 100, 150 và 200
ppm). Nội dung 4 ảnh hưởng của Borax ñến tỷ lệ ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng ñược
thực hiện tại vườn nhãn Xuồng ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp,thí nghiệm ñược
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 khối, 5 nghiệm thức và mỗi nghiệm
thức có 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy hoa ñực và hoa lưỡng tính cái có ñường kính 0,72
mm và 0,73 mm và ñường kính hạt phấn ở hoa ñực và hoa lưỡng tính cái là 20 ± 2 µm và
20 ± 1 µm. Sự nẩy mầm hạt phấn cho thấy, tại thời ñiểm 8 giờ sau khi nuôi cấy cho tỷ lệ
nẩy mầm cao nhất (72,09%). Môi trường có Borax ở nồng ñộ 50 ppm làm tăng tỷ lệ nẩy
mầm 73% và tăng chiều dài ống phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng ở thời ñiểm 12 giờ sau khi

nuôi cấy. Borax ở nồng ñộ 100, 150, 200 và 250 ppm không có hiệu quả làm tăng tỷ lệ
ñậu trái nhưng nồng ñộ Borax 100 ppm có số trái ñậu cao hơn so với ñối chứng không
phun Borax. Vậy khi phun Borax ở thời ñiểm sau khi hoa nở không có hiệu quả làm tăng
tỷ lệ ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng. Hoá chất Borax không ảnh hưởng ñến các chỉ tiêu
năng suất và thành phần năng suất của trái nhãn Xuồng Cơm Vàng.

vi


MỤC LỤC
Trang
ii
iv
v
vi
vii
viii
x
xi
1

Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Lược sử cá nhân
Cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Bao phấn……………………………………………………... 2
1.2 Hạt phấn……………………………………………………… 2
1.2.1 Hình dạng và kích thước hạt phấn …………………… 2
1.2.2 Cấu tạo hạt phấn………………………………………. 2
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển hạt phấn…….. 3
1.2.4 Sự nẩy mầm và các yếu tố ảnh hưởng ñến sự nẩy mầm
của hạt phấn ………………………………………….. 4
1.2.5 Sự thụ phấn và thụ tinh……………………………….. 5
1.3 Đặc ñiểm ra hoa và ñậu trái nhãn…………………………….. 6
1.4 Đặc ñiểm ra hoa và ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng………... 8
1.5 Dưỡng chất Boron..………………………………………….. 9
1.5.1 Ảnh hưởng của Bo lên sự nẩy mầm và tăng trưởng
hạt phấn……………………………………………….. 9
1.5.2 Ảnh hưởng của Bo lên sự ñậu trái và năng suất………. 10
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện…………………………………………………... 13
2.1.1 Thời gian thực hiện…………………………………… 13
2.1.2 Địa ñiểm thí nghiệm…………………………………... 13
2.1.3 Địa ñiểm phân tích mẫu………………………………. 13
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm……………………………………. 13
2.1.5 Tình hình khí tượng tỉnh Đồng Tháp…………………. 14
2.2 Phương pháp…………………………………………………. 14
2.2.1 Nội dung 1: khảo sát ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt
phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng…………………………. 14
2.2.2 Nội dung 2: Khảo sát tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn trong
môi trường nuôi cấy…………………………………... 15
2.2.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của Borax ñến tỷ lệ
nẩy mầm hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng…………... 16

2.2.4 Nội dung 4: Ảnh hưởng Borax lên sự ñậu trái nhãn
Xuồng Cơm Vàng…………………………………….. 17
2.2.4.1 Mục tiêu………………………………………. 17
2.2.4.2 Bố trí thí nghiệm……………………………… 17
2.2.4.3 Phương pháp thực hiện……………………….. 18
2.2.4.4 Chỉ tiêu theo dõi………………………………. 18
viii


2.2.4.5 Phương pháp phân tích……………………….. 19
2.3 Phương pháp xử lý số liệu…………………………………... 20
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nội dung 1: Khảo sát ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt phấn
nhãn Xuồng Cơm Vàng……………………………………… 21
3.2 Nội dung 2: Khảo sát tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn trong môi
trường nuôi cấy phòng………………………………………. 22
3.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của Borax ñến tỷ lệ nẩy
mầm hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng trong môi trường nuôi
cấy phòng……………………………………………………. 24
3.3.1 Tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn………………………………. 24
3.3.2 Tương quan giữa nồng ñộ Borax và tỷ lệ nẩy mầm hạt
phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng…………………………. 25
3.3.3 Chiều dài ống phấn……………………………………. 26
3.4 Nội dung 4: Ảnh hưởng Borax lên sự ñậu trái nhãn Xuồng
Cơm Vàng ở ñiều kiện ngoài ñồng…………………………. 28
3.4.1 Tỷ lệ ñậu trái và số trái trên chùm……………………. 28
3.4.2 Sự rụng trái non………………………………………. 28
3.4.3 Tốc ñộ phát triển trái…………………………………. 30
3.4.4 Năng suất và thành phần năng suất…………………... 30
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận………………………………………………………. 34
4.2 Đề nghị……………………………………………………….. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………... 35

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Khảo sát ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt phấn nhãn
Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp
Tỷ lệ nẩy mầm (%) hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng
dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax ở những thời
ñiểm quan sát khác nhau trong ñĩa petri tại Cần Thơ
Chiều dài ống phấn (µm) hạt phấn nhãn Xuồng Cơm
Vàng dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax ở những
thời ñiểm quan sát khác nhau trong ñĩa petri tại Cần
Thơ
Tỷ lệ ñậu trái (%), số trái ñậu/phát hoa nhãn Xuồng
Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

Số trái/chùm, trọng lượng trái (g) và trọng lượng chùm
trái (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng lúc thu hoạch dưới ảnh
hưởng của các nồng ñộ Borax tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp
Các chỉ tiêu nông học của nhãn Xuồng Cơm Vàng dưới
ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp
Tổng số chất rắn hòa tan (TSS), tỷ lệ thịt trái (%) và
hàm lượng nước (%) trong trái nhãn Xuồng Cơm Vàng
dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

21

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

x

24


26

28

31

32

33


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
2.1 Biểu ñồ tình hình nhiệt ñộ trung bình và lượng mưa trung
14
bình tháng tại tỉnh Đồng Tháp năm 2009 (Trạm khí tượng
thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp).
3.1 Hoa nhãn Xuồng Cơm Vàng
21
3.2 Sức sống của hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng ở các thời
22
gian nuôi cấy khác nhau trong môi trường nuôi cấy tại
Cần Thơ
3.3 Tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn ở những thời ñiểm nuôi cấy
23
khác nhau trong ñĩa petri
3.4 Tương quan giữa nồng ñộ Borax và tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn
25

nhãn Xuồng Cơm Vàng ở các thời ñiểm nuôi cây khác nhau
tại Cần Thơ
3.5 Hạt phấn nhãn Xuồng Cơm Vàng ở thời ñiểm 12 giờ sau khi
27
nuôi cấy trong môi trường có Borax tại Cần Thơ
3.6 Tỷ lệ rụng trái non ở các giai ñoạn sau khi ñậu trái nhãn
29
Xuồng Cơm Vàng dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax
tại Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
30
3.7 Sự tăng trưởng của ñường kính trái nhãn Xuồng Cơm Vàng
dưới ảnh hưởng của các nồng ñộ Borax tại Châu Thành, tỉnh
Đồng

xi


1. GIỚI THIỆU
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus logan Lour, thuộc họ Sapindaceae. Cây
nhãn có tính thích nghi rộng, dễ trồng, sản lượng cao. Ở Việt Nam, cây nhãn ñược
trồng nhiều ở các tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ: Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình,
Hải Phòng… Trong những năm gần ñây, do có giá trị kinh tế cao và do cơ chế thị
trường, cây nhãn trở thành cây ăn trái chiếm diện tích lớn ở ñồng bằng sông Cửu Long
với diện tích 53.900 ha (*).
Nhãn Xuồng Cơm Vàng có nguồn gốc ở TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ñạt
giải nhất hội thi trái ngon năm 1997. Nhãn Xuồng Cơm Vàng ñược trồng bằng hạt, thịt
quả dày, màu hanh vàng, ráo, dòn, rất ngọt, ñược thị trường ưa chuộng (Trần Thế Tục,
2000).
Nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa tự nhiên vào tháng 4-5, khi bắt ñầu mùa mưa và thu
hoạch vào tháng 8-9 (Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2006). Hoa nhãn thụ phấn

chéo nhờ côn trùng và có hiện tượng chín không cùng lúc giữa nhị và nhụy. Trong
một chùm hoa, hoa ñực nở trước, tiếp theo là hoa cái, hoa lưỡng tính và cuối cùng là
hoa ñực (Lian và Chen, 1965). Sự lệch pha giữa hoa ñực và hoa lưỡng tính sẽ gây trở
ngại cho quá trình thụ phấn, sự ñậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ
nở của hoa ñực, những hoa nở trước hay sau thời kỳ này có tỉ lệ ñậu trái rất thấp
(Verheij, 1984, ñược trích bởi Trần Văn Hâu, 2008), sản lượng không cao. Vì vậy ñề
tài “Khảo sát ñặc ñiểm hình thái, sự nẩy mầm và ảnh hưởng của Borax ñến sức
sống hạt phấn hoa nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp” ñược thực hiện nhằm tìm hiểu ñặc ñiểm hình thái của hoa và hạt phấn, sự nẩy
mầm của hạt phấn, tìm nồng ñộ Borax thích hợp cho hạt phấn nẩy mầm và nồng ñộ
Borax làm tăng khả năng ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng.

*

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Bao phấn
Theo Nguyễn Bá (2006), bao phấn có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình
bốn góc, hình mũi tên.
Cấu tạo bao phấn: Mỗi bao phấn thường có hai buồng phấn, mỗi buồng chứa
hai túi phấn khi hạt phấn chín hai túi phấn thông nhau thành một. Khi bao phấn chín
thường nứt ra theo các ñường nứt (ñường khai bao phấn) ñể phóng thích hạt phấn
(Hà Thị Lệ Ánh, 2009)
Theo Nguyễn Bá (2006), bao phấn ñược mở ra bởi ñường nứt giữa các vách của các ô,

về sau mô phía ngoài của vùng ñó mà ñôi khi chỉ là một lớp biểu bì cũng bị vỡ và
hạt phấn vã ra ngoài. Lớp biểu bì có ñường dày thứ cấp dạng ñai cũng góp phần làm
mở bao phấn. Ở một số cây bao phấn có thể mở bằng lỗ ở phía bên hay ở tận cùng bao
phấn.
1.2 Hạt phấn
1.2.1 Hình dạng và kích thước hạt phấn
Hạt phấn có nhiều hình dạng khác nhau, thường có hình bầu dụ, hình tròn,… Hạt phấn
ñược sắp xếp ở dạng bốn mặt hay tạo thành hình vuông, hình thoi bên trong bao phấn
Hạt phấn hoa có kích thước khác nhau tùy loài và có kích thước rất nhỏ từ 20-100 µm.
Theo Nguyễn Thị Bích Vân (2001), ñường kính hạt phấn hoa sâu riêng có
ñường kính 79,31-94,35 µm. Đường kính hạt phấn dâu Hạ Châu 18,75±0,29 µm
(Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2009).
1.2.2 Cấu tạo hạt phấn
Cấu trúc hạt phấn có sự bền vững rất cao về tổ chức và sự phát triển. Theo Hà Thị Lệ
Ánh (2000), hạt phấn gồm hai lớp vách: Ngoại mạc và nội mạc
* Lớp ngoại mạc ñược cấu tạo bởi chất sporopollenin. Sporopollenin là chất ñặc biệt
bền vững với nhiều hóa chất, nhiệt ñộ cao. Trên ngoại mạc có những lỗ nhỏ hay
những lỗ nẩy mầm, là nơi ống phấn có thể phát triển qua.


* Lớp nội mạc cấu tạo bởi cellulose và pectin. Lớp nội mạc mỏng hơn lớp ngoại mạc
và dày lên ở các lỗ nẩy mầm.
Bên trong vách là tế bào chất với hai nhân: nhân sinh dưỡng sẽ nẩy mầm thành ống
phấn và nhân sinh dục sẽ hình thành hai tinh trùng.
Vỏ ngoài của hạt phấn ñược khảo sát dưới kính hiển vi ñiện tử cho thấy vỏ ngoài
dường như không có hình dạng ngoại trừ sự liên kết giữa các sợi cellulose. Histidine,
proline và quotinet có chức năng rất quan trọng trong sự thụ tinh hạt phấn.
Cacbonhyrates và lipids là nguồn dự trữ ñường cho hạt phấn. Ngoài ra hạt phấn còn
có thành phần của amino acid là thành phần quan trọng trong sự trưởng thành của hạt
phấn (Linskens, 1964).

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển hạt phấn
Theo Linskens (1964), nhiều gen quản lý sự hình thành hạt phấn, bao phấn chứa
tất cả các vật chất cần thiết cho sự phát triển hạt phấn và tồn trữ vật chất. Sự hình
thành hạt phấn diễn ra tại bao phấn, vì vậy bao phấn rất quan trọng trong sự phát triển
của hạt phấn. Màu của hạt phấn ảnh hưởng bởi thành phần sắc tố của dầu và chất béo.
Sự thay ñổi màu của dầu trong thời gian nẩy mầm kéo theo sự mất khả năng nẩy mầm.
Màu của hạt phấn do sắc tố hạt phấn như anthycyanin, anthosanthin hoặc carotenoid.
Các sắc tố này có nhiệm vụ lọc tia cực tím. Nhiệt ñộ và thời gian chiếu xạ tia cực tím
có thể ảnh hưởng ñến màu sắc của hạt phấn (Nguyễn Khoa Lân và Nguyễn Như Đối,
2009)
Sự nẩy mầm hạt phấn phụ thuộc vào tuổi, ñộ chính của hạt phấn và nhiệt ñộ suốt
thời kỳ nở hoa. Ẩm ñộ không khí ảnh hưởng ñến sự tồn trữ vật chất và quyết ñịnh
tuổi thọ của hạt phấn. Ẩm ñộ tốt nhất giao ñộng trong khoảng từ 60% ñến 80%. Ánh
sáng mờ trong giai ñoạn bốn tế bào dẫn ñến bất thụ kết quả của sự thoái hóa hạt phấn
(Linkens, 1964).
Sự thiếu nước và nhiệt ñộ cao trong suốt ban ñêm làm giảm kích cỡ hạt phấn, trong
khi cấu trúc màng ngoài hạt phấn không bị ảnh hưởng. Theo Brewbaker and Kwack
(1963, trích dẫn bởi Sầm Lạc Bình, 2010), kích cở hạt phấn không ảnh hưởng ñến
khả năng sinh sản dưới ñiều kiện bình thường của tính dung hợp hạt phấn. Nhưng tốc

3


ñộ nẩy mầm và sự kéo dài của ống phấn thường ít hơn khi nuôi cây với số lượng nhỏ
hơn số lượng lớn hạt phấn. Ngoài ra dinh dưỡng khoáng của cây trong suốt quá trình
phát triển của hạt phấn cũng ảnh hưởng ñến tuổi thọ hạt phấn.
1.2.4 Sự nẩy mầm và các yếu tố ảnh hưởng ñến sự nẩy mầm của hạt phấn
Theo Linkens (1964), có 3 kiểu nẩy mầm hạt phấn
* Một số hạt phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biế ñổi khi nẩy mầm, ống phấn
nhú ra khi hạt phấn có sự ñáp ứng năng lượng từ bên ngoài và tỷ lệ nẩy mầm

thường ít.
* Bên cạnh nước hạt phấn cần một số chất ñặc biệt giống thành phần của dịch
nướm nhuỵ. Một số trường hợp ñược xác ñịnh là ñường hoặc acid hữu cơ.
* Hạt phấn chỉ nẩy mầm trong dung dịch ñường có nồng ñộ xác ñịnh và khác nhau tuỳ
loài. Đường có chức năng cung cấp dinh dưỡng và là tác nhân thẩm thấu cần thiết.
Sự nẩy mầm phụ thuộc vào tuổi và ñộ chín của hạt phấn trong suốt thời kỳ nở hoa
(Linkens, 1964). Theo Nguyễn Bảo Toàn và Lê Văn Hoà (2004) protein của nướm
nhuỵ muốn nhận ñược protein hạt phấn thì 2 protein này phải nghịch dấu nhau. Khi
hạt phấn nẩy mầm ống phấn kéo dài ñến noãn sào ñể hình thành hợp tử. Hợp tử phát
triển thành phôi và phôi nhũ. Khoảng cách ñường ñi của ống phấn dĩ nhiên là rất khác
nhau từ loài này ñến loài khác, nhưng tốc ñộ tăng trưởng của ống phấn luôn luôn
tương ñối lớn. Tốc ñộ tăng trưởng trung bình từ 2,5 - 7,5 mm/giờ và khác nhau tuỳ
theo nhiệt ñộ (Nguyễn Khoa Lân và Nguyễn Như Đối, 2002).
Sự nẩy mầm của hạt phấn nhờ chất dinh dưỡng từ nướm nhuỵ tiết ra. Hạt phấn nẩy
mầm và ống phấn sinh trưởng dưới tác dụng của phytohoocmon có bản chất là auxin
và gibberellin. Hạt phấn rất giàu nguồn auxin nhưng hàm lựơng auxin không ñủ ñể
bầu noãn lớn lên thành quả mà chỉ góp phần vào sự nẩy mầm và sinh trưởng của ống
phấn. Ngoài ra nướm nhuỵ cũng tiết ra các chất có bản chất hoocmon kích thích sự
nẩy mầm và sinh trưởng của ống phấn. Mặt khác hạt phấn cũng tiết ra chất ức chế kìm
hãm sự nẩy mầm của hạt phấn khác loài (Vũ Văn Vụ et al., 1998).
Sự tồn tại của các ống phấn (hay ống giao hợp) thể hiện sự tiến bộ nào ñó cho tính
hiệu quả của các giao tử, mà chúng không có nguy cơ bị mất mát. Ngược lại, sự phát

4


tán các giao tử bơi ra môi trường ngoài ñưa ñến sự hoang phí lớn vật chất sống, bởi vì
rất ít trong chúng ñi ñến các túi noãn và bảo ñảm thụ tinh mặc dù có tính hướng hoá
của chúng (Nguyễn Khoa Lân và Nguyễn Như Đối, 2002).
Theo Pilak (2002, trích bởi Lê Thị Thanh Hiền, 2008), nhiệt ñộ ảnh hưởng rất ñáng kể

ñến khả năng thụ phấn hoặc ảnh hưởng gián tiếp ñến sự sinh trưởng của ống phấn.
Theo Pio et al. (2003, trích bởi Lê Thị Thanh Hiền, 2008), nhiệt ñộ thích hợp cho hạt
phấn cam Valencia Pera Natal là 250C, trên cây Pinus nhiệt ñộ từ 25-260C là thích hợp
cho hạt phấn nẩy mầm.
Vũ Văn Vụ et al. (1998) cho rằng ñộ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp ñến sự nẩy
mầm hạt phấn. Ẩm ñộ thấp hạt phấn không có khả năng nẩy mầm. Khi thời tiết tốt bao
phấn mở dễ dàng, hạt phấn nhiều hạt phấn nẩy mầm thuận lợi, số lượng hạt phấn
mang tới nhụy nhiều. Ngược lại, trời mưa sẽ rữa trôi hạt phấn, không cho hạt phấn
bám và nẩy mầm trên ñầu nhụy (Vũ Công Hậu, 2000).
Sự nẩy mầm của hạt phấn trong môi trường nuôi cấy còn bị ảnh hưởng của một số
chất khoáng như Boron. Boron có vai trò vận chuyển cacbohyrate và hoạt hoá
ATP (Linkens, 1964). Theo Nguyễn Thị Bích Vân (2001), nồng ñộ H3BO3 100 ppm là
tốt nhất cho sự nẩy mầm và phát triển hạt phấn ở ba giống sầu riêng Sữa Hột Lép,
Khổ Qua Xanh và Mon Thong.
1.2.5 Sự thụ phấn và thụ tinh
Hạt phấn sau khi hình thành sẽ ở trạng thái nghĩ, khi gặp ñiều kiện thuận lợi hạt phấn
sẽ tung ra từ nhị ñực. Khi các tế bào noãn trong bầu noãn ñã chín và chuẩn bị sẵn sàng
cho sự thụ tinh, tràng hoa mở ra. Khi hoa nở nướm nhuỵ ñược bộc lộ. Hạt phấn ñược
phát tán từ bao phấn ñược gió thổi hay côn trùng mang ñến nướm nhụy. Sau khi rơi
lên nướm nhụy hạt phấn nẩy nầm và hình thành ống phấn. Quá trình này gọi là sự thụ
phấn (Nguyễn Đình Dậu, 1997).
Theo Nguyễn Bá (2006), trước khi hạt phấn ñược phát tán thì sự phân bào cho một
nhân dinh dưỡng và một nhân sinh sản của thể giao tử ñực 2 tế bào. Tế bào sinh sản
có thể phân chia ngay thành 2 tinh tử, tức là 2 giao tử ñực, sự phân bào nguyên phân
này có thể xảy ra khi hạt phấn ñã nẩy mầm.

5


Trong quá trình nẩy mầm các biến ñổi bên trong hạt phấn diễn ra rất dữ dội.

Trong cùng một loài, nướm nhụy cái tiết ra những chất thuận lợi cho hạt phấn nẩy
mầm (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Sự thụ tinh là quá trình tiếp diễn sau sự thụ phấn, do sự phối hợp giữa giao tử ñực và
giao tử cái. Thời gian từ sự thụ phấn ñến sự thụ thụ tinh có thể xảy ra sau vài giờ hoặc
sau vài ngày (Hà Thị Lệ Ánh, 2009). Hạt phấn rơi trên nướm nhụy cái một thời gian
sẽ nẩy nầm. Hạt phấn hấp thu nước và dịch nhầy trên nướm nhụy cái sẽ trương lên.
Từ nội mạc qua lỗ nẩy nầm sẽ mọc ra ống phấn và ống phấn mọc dài vào tế bào gai
thịt sau ñó vào mô dẫn truyền của vòi nhụy (Iwano et al., 2004), theo vòi nhụy ñi vào
trong noãn và vào túi phôi qua noãn không. Đầu ống phấn ñến túi phôi, vách nơi
chung ñụng tiêu ñi. Đầu tận cùng của ống phấn vỡ ra, hai giao tử ñực và phần còn lại
tế bào dinh dưỡng ñi vào chất tế bào túi phôi là thể giao tử cái (Nguyễn Bá, 2000).
Giao tử ñực di chuyển ñến vị trí thích hợp và kết hợp với tế bào cái.
Sự thụ tinh xảy ra khi: một tinh tử có nhân sinh dục sẽ kết hợp với noãn cầu cho ra
hợp tử chính (2n) là nguồn gốc của phôi và phát triển thành cây mầm sau này. Một
tinh bào còn lại sẽ phối hợp với hai nhân cực cho ra hợp tử phụ tam bội (3n) là nguồn
gốc của nội nhũ (Hà Thị Lệ Ánh, 2009). Noãn sau khi thụ tinh sẽ phát triển thành hạt.
Theo Vũ Văn Vụ et al. (1998), sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng của ñiều kiện
ngoại cảnh. Nhiệt ñộ quá thấp sẽ ức chế quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạt phấn sẽ
nẩy mầm kém và ống phấn không phát triển, ức chế quá trình thụ phấn thụ tinh, kết
quả là phôi không hình thành, hột bị lép. Nhưng nhiệt ñộ quá cao thì sự nẩy mầm và
phát triển ống phấn không bình thường. Ẩm ñộ không khí cũng ảnh hưởng ñến sự
nẩy mầm của hạt phấn, hạt phấn không có khả năng nẩy mầm khi nhiệt ñộ quá thấp.
1.3 Đặc ñiểm ra hoa và ñậu trái nhãn
Theo Trần Thế Tục (2000), trên chùm hoa có thể có vài trăm ñến 2-3 nghìn hoa.
Hoa nhãn có màu trắng vàng, ñài và cánh có 5, phía ngoài có lông tơ, khi hoa nở ñộ
lớn ñạt 4-5 µm. Theo Vũ Công Hậu (2000), hoa nhãn chủ yếu gồm hoa cái và
hoa lưỡng tính. Thụ phấn nhờ côn trùng là chính. Hoa ra nhiều ñợt nhưng có hai ñợt
tập trung vào tháng 3, 4 và hoa tháng 7, 8.

6



Hoa ra sớm hay muộn là do ñiều kiện khí hậu, giống, cành mẹ chi phối. Phát hoa ra
sớm chùm hoa to và nở sớm, phát hoa ra muộn trên cành hoa sau này cũng thường có
lá non. Nếu lúc này ra hoa gặp nhiệt ñộ cao, ẩm ñộ cao sẽ không thuận lợi cho sự phát
triển của hoa (Trần Thế Tục, 2000).
Hoa nhãn nở vào ban ñêm, khi bát ñầu có ánh sáng thì hoa ngừng nở, giữ nguyên
trạng cho ñến tối khi không còn ánh sáng mặt trời hoa tiếp tục nở. Trên một cây thời
gian hoa nở từ 30-45 ngày, trên một chùm thời gian hoa nở khoảng từ 15-30 ngày và
một hoa nở từ 1-3 ngày. Trên một chùm hoa thông thường các hoa ñực nở trước,
sau ñó ñến hoa cái và kết thúc là hoa ñực (Trần Thế Tục, 2000).
Hoa ñực chiếm khoảng 80% tổng số hoa trên cây, hoa nở nhiều lần và trong thời gian
dài. Hoa ñực có chức năng cung cấp hạt phấn cho sự thụ tinh và thụ phấn. Hoa cái là
ñối tượng chính ñể thụ phấn, thụ tinh thành quả, có các cuống nhị ngắn và không tung
hạt phấn. Hoa cái chiếm khoảng 17% tổng số hoa, thời gian nở hoa ngắn và tập trung,
nhiệt ñộ thấp làm hoa nở kéo dài còn làm rụng hoa, rụng trái (Trần Thế Tục, 2000).
Có 60-90% số nụ nở thành hoa, số còn lại rụng sớm. Số hoa ñậu thành trái khoảng
10-20%. Nhụy hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn trong thời gian dài, hoa nở nếu
nhận hạt phấn trong ngày tỷ lệ thụ tinh ñạt 42,3%. Giai ñoạn sau khi thụ tinh từ 3-20
ngày, có tỷ lệ rụng trái non rất cao, trên 40-70% tổng số trái rụng, ñợt rụng này là do
thụ phấn và thụ tinh không hoàn toàn hoặc do noãn phát triển kém. Nhiệt ñộ thấp cũng
có ảnh hưởng ñến sự rụng trái non của nhãn (nhiệt ñộ yêu cầu 22,2-25,30C). Đợt rụng
thứ 2 là do thiếu nước và thiếu dinh dưỡng (Trần Thế Tục, 2000).
Theo Trần Văn Hâu (2008), sự ra hoa nhãn ñòi hỏi có một mùa ñông ngắn với nhiệt
ñộ từ 15-220C trong vài tuần ñể bắt ñầu ra hoa và theo sau là ñiều kiện nhiệt ñộ cao
trong mùa xuân cho hoa phát triển. Nếu nhiệt ñộ lạnh không ñạt ñến ngưỡng ra hoa sẽ
ảnh hưởng ñến sự phân hóa và hình thành mầm hoa nhưng nhiệt ñộ lạnh kéo dài
sẽ ảnh hưởng ñến sự phát triển của phát hoa. Khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng sự ra hoa nhãn.
Ở giai ñoạn chuyển sang giai ñoạn nghỉ, nếu có mưa sẽ làm rối loạn quá trình phân

hóa mầm hoa và có thể làm thất bại việc ra hoa. Bón phân cân ñối ñạm, lân và kali cho
cây ra ñọt tốt sau thu hoạch là biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết ñịnh ñến quá trình
7


ra hoa của cây. Nếu bón ñạm quá nhiều, cây ra ñọt non, ñọt quá mập khi làm bông
thường không ñạt hiệu quả (Trần Văn Hâu, 2008).
1.4 Đặc ñiểm ra hoa và ñậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng
Theo Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ (2006), nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ra hoa vào tháng 4. Nhãn Xuồng Cơm Vàng từ khi bắt
ñầu nhú mầm ñến khi nở hoa khoảng 35 ngày và kéo dài trong 21 ngày, sự ñậu trái bắt
ñầu khi hoa nở 6,1 ngày. Từ khi ñậu trái ñến khi thu hoạch là 82 ngày. Phát hoa ñạt
kích thước tối ña trong 37,6 ngày, lúc này chiều dài trung bình là 34,6 cm và ñường
kính là 0,58 cm.
Trong một chùm hoa, hoa ñực nở trước, tiếp theo là hoa cái, hoa lưỡng tính và
cuối cùng là hoa ñực (Lian và Chen, 1965). Hoa nở vào ban ñêm nhưng vòi nhuỵ nhú
ra và có khả năng thụ phấn vào ban ngày, lúc này nhiều côn trùng hoạt ñộng giúp cho
quá trình thụ phấn diễn ra gặp nhiều thuận lợi.
Sau khi chấm dứt quá trình ñậu trái, số trái còn lại trên mỗi phát hoa là 41,7 trái,
tỷ lệ ñậu trái ñạt 13,1%. Giai ñoạn bốn tuần sau ñậu trái tỷ lệ rụng trái non trên 50%
và số trái ñến thời ñiểm thu hoạch là 9,6 trái/phát hoa chiếm tỷ lệ 23%. Trên giống
nhãn Xuồng Cơm Vàng từ khi ñậu trái ñến khi thu hoạch là 12 tuần, trong ñó hạt phát
triển nhanh từ tuần thứ ba và ñạt kích thước tối ña vào tuần thứ bảy, thịt trái phát triển
từ tuần thứ sáu ñến tuần thứ 11. Sự tăng trưởng nhanh của trái ñồng thời với sự phát
triển của thịt trái (Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2006).
Theo Othman (1995, ñược trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008) cho rằng yếu tố
môi trường ảnh hưởng rất quan trọng ñến sự ra hoa và ñậu trái. Mưa nhiều trong thời
kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỉ lệ
ñậu trái thấp và làm rụng trái non. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự ra hoa và ñậu
trái nhãn ở Thái Lan từ 20-25oC, nhiệt ñộ trên 40oC làm trái bị thiệt hại và

gây ra sự rụng trái non.

8


1.5 Dưỡng chất Boron
Bo là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ăn trái. Vai
trò quan trọng của Bo la giúp hạt phấn nẩy mầm và sự sinh trưởng ống phấn, tăng khả
năng ñậu trái (Klosswshi et al ., 1978, trích dẫn bởi Bùi Thị Mỹ Hồng, 2002).
1.5.1 Ảnh hưởng của Bo lên sự nẩy mầm và tăng trưởng của hạt phấn
Bo có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hạt phấn và tăng trưởng ống phấn
của cây trồng. Sự nẩy mầm, tuổi thọ hạt phấn và sự tăng trưởng ống phấn sẽ kéo dài
khi ñủ Bo (Borax, 2002). Theo Lê Văn Bé (2007), trong các nghiên cứu khi bón
Boron vào làm giảm hàm lượng enzyme IAA oxydase và làm tăng kích thước bầu
noãn, kéo dài tế bào ống phấn sau khi hạt phấn nẩy mầm.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), tổng hợp nhiều nghiên cứu về hiệu
quả của Boron, Gauch & Dugger (1954) cho rằng trong ñiều kiện tự nhiên hạt phấn
của hầu hết các loài chứa hàm lượng Bo thấp nhưng trong vòi nhuỵ, nướm nhuỵ và
bầu noãn luôn có hàm lượng bo cao. Lượng Bo này làm nhiệm vụ kéo dài ống phấn
hơn là giúp hạt phấn nẩy mầm. Ảnh hưởng trực tiếp của Bo ñược thể hiện qua mối
liên hệ giữa sự cung cấp Bo và khả năng tạo hạt phấn của bao phấn, cũng như sức
sống của hạt phấn (Agarwala et al., 1981). Hơn nữa Bo kích thích sự nẩy mầm hạt
phấn và sự sinh trưởng của ống phấn. Theo Lewis (1980b), mức ñộ Bo cao ở nhuỵ và
vòi nhuỵ cần thiết ñể làm ngưng hoạt ñộng sinh lý của cellulose từ vách của ống phấn.
Trong môi trường thiếu Bo hạt phấn nẩy mầm từ 18% ñến 24%, trong khi môi trường
tiêu chuẩn hạt phấn nẩy mầm ñến 61%. Bo có vai trò ñiều tiết sự nẩy mầm sự tăng
trưởng của ống phấn (Qinli Wang el al., 2002).
Khi khảo sát sự nẩy nầm hạt phấn của cây Numpheae, Piland et al. (1944) cho rằng
hạt phấn chỉ nẩy mầm ở môi trường dịch trích nướm nhụy vì có chứa Boron và chúng
không nẩy mầm ở môi trường chỉ có sucrose trừ khi môi trường này có bổ sung thêm

0,1% acid boric. Sự nẩy mầm hạt phấn và sự tăng trưởng chiều dài ống phấn bị ức chế
khi nhiệt ñộ trên 210C nhưng hạt phấn sẽ nẩy mầm khi có sự hiện diện của
Bo(Vaughan, 1977, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Cử, 2006)

9


Thompson et al. (1950, trích bởi Nguyễn Văn Cử, 2006), ñã khẳng ñịnh vai trò
quan trọng của Bo trong sự nẩy mầm và tăng trưởng chiều dài ống phấn của nhiều loại
cây ăn trái nổi tiếng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Cử (2006) cũng ñã khẳng
ñịnh hiệu quả của Boron lên sự nẩy mầm và tăng trưởng ống phấn, khi áp dụng boron
ở nồng ñộ 100 ppm ñến 250 ppm phun qua lá cam sẽ làm tăng tỷ lệ ñậu trái và năng
suất thực tế.
Trần Thị Thúy Ái (2009) cũng ñã khẳng ñịnh vai trò của Bo lên sự nẩy mầm hạt phấn
dừa Ta Xanh. Ở nồng ñộ acid Boric 10 ppm, hạt phấn có tỷ lệ nẩy mầm 100% ở
thời ñiểm 12 giờ sau khi cấy và chiều dài ống phấn ñạt 533,5 µm ở 48 giờ sau khi cấy.
Kết quả nghiên cứu của Bobko và Txeinh (1941, trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Hiển et
al., 1977) thấy rằng ở một vài cây khi không có Bo, phấn hoa sẽ không nẩy mầm. Khi
có Bo hạt phấn nẩy mầm nhiều hơn và chiều dài ống phấn cũng tăng.
1.5.2 Ảnh hưởng của Bo lên sự ñậu trái và năng suất
Bo có hiệu quả trực tiếp và gián tiếp lên quá trình thụ tinh. Ảnh hưởng gián tiếp là
liên quan ñến sự tăng hàm lượng và thay ñổi thành phần ñường của mật hoa,
thu hút nhiều côn trùng ñến thụ phấn. Ảnh hưởng trực tiếp thể hiện qua mối liên
hệ giữa Bo và khả năng tạo hạt phấn của bao phấn (Marschner, 1986, trích dẫn bởi
Sầm Lạc Bình, 2010).
Mặc dù Bo không phải là thành phần cấu trúc của mô phân sinh nhưng nó cần thiết
cho các phản ứng chuyển hoá. Lignin hoá thành tế bào, sự chuyển hoá nitơ, photpho,
ñường, và tinh bột, tổng hợp các acid amin và protein (Bell, 1997). Bo cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển của thực vật bậc cao lần ñầu tiên ñược chứng minh bởi
Warington (1923). Kể từ ñó, kiến thức của chúng ta về tầm quan trọng của Bo trong

nông nghiệp ñã phát triển nhanh chóng.
Theo Maurer and Truman (2000, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Cử, 2006) nghiên cứu
ảnh hưởng của Boron phun qua lá cam “Washington navel” kết luận rằng Boron
ở nghiệm thức phun sau khi hoa nở thì lượng Boron ở lá nhiều hơn nghiệm thức phun
trước khi hoa nở và liều lượng 750-1000 ppm có ảnh hưởng lên năng suất và
phẩm chất trái cam, từ ñó khuyến cáo thời ñiểm cung cấp Boron cho cây là phải trước

10


khi cây ra hoa mới ñủ thời gian ñể chuyển dịch ñến hoa giúp hạt phấn nẩy mầm và thụ
phấn tốt.
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng et al. (2006), xử lý Borax 12 g/l vào thời ñiểm trước khi hoa
nở làm tăng số trái ñậu trên chùm từ ñó năng suất thu ñược cao hơn so với ñối chứng.
Sharma et al. (1981, trích dần bởi Nguyễn Văn Cử, 2006) cũng ñã xác ñịnh vai trò
của Boron trong việc thụ phấn cho cây lúa trồng trên ñát cát tại Ấn Độ, mà sự
thụ phấn lên quan ñến tỷ lệ chắc/bông hay nói cách khác Boron ảnh hưởng lên năng
suất cây trồng.
Thiếu Bo ảnh hưởng ñến sinh sản và sinh trưởng sinh dưỡng của thực vật dẫn ñến ức
chế sự phát triển tế bào, mô phân sinh và khả năng sinh sản giảm. Theo Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004), mỗi loài cây có khả năng hấp thụ Bo khác nhau trên
cùng một loại ñất và nhu cầu Bo khác nhau cho sự sinh trưởng. Ở cây một lá mầm
ngưỡng thiếu Bo trong khoảng từ 5-10 mg/trọng lượng khô, ñậu ñỏ từ 25-60, cà rốt từ
30-80 và củ cải ñường là từ 40-100 mg/trọng lượng khô.
Trái trên cây bị thiếu Bo sẽ bị nứt trái, diễn ra trước khi hoa nở và tạo nên vết sừng ở
vị trí nứt. Trái bị nứt sẽ phát triển không bình thường, trái nhỏ lại, hàm lượng ñường
trong trái giảm và trọng lượng trái cũng giảm, từ ñó ảnh hưởng trực tiếp ñến năng suất
(Roger, 1993, trích dẫn bởi Phan Thị Lệ Thi, 2009).
Trên cây cam quýt, khi thiếu Bo sẽ làm giảm, thậm chí không tạo hạt và không ñậu
trái. Ở trái thiếu Bo tốc ñộ sinh trưởng trái tươi thấp mà chất lượng cũng bị ảnh hưởng

nghiêm trọng do trái bị biến dạng hoặc tỷ lệ thịt/vỏ trái bị giảm (Foroughi et al., 1973,
trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Do thiếu Bo làm cho việc
phân chia sinh trưởng và phân hóa tế bào không bình thường. Quá trình phân chia và
sinh trưởng tế bào bị rối loạn và chậm lại ñến mức bị ngừng hẳn, tế bào có kích thước
và hình dạng không bình thường (Nguyễn Xuân Hiển et al., 1977).
Bo có ảnh hưởng ñến quá trình chín của táo tại thời ñiểm thu hoạch, không có sự khác
biệt giữa các nghiệm thức xử lý ñến sự hao hụt trọng lượng trái trong suốt quá trình
tồn trữ. Nhưng khi phun Bo sau khi trổ hoa làm tăng ñộ cứng chắc của trái
(Mika et al., 1999). Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2009), xử lý H3BO3 100 ppm vào
thời ñiểm một tháng trước thu hoạch kết hợp với ngâm nước sau thu hoạch có tác
11


dụng duy trì tiến trình chín cúa trái quýt ñường. Việc xử lý giúp trái ít hao hụt trọng
lượng, ít nhiễm sâu bệnh và ñộ brix thịt trái cao. Vì trái ñựoc xử lý Bo có tốc ñộ hô
hấp thấp tại thời ñiểm thu hoạch và trong suốt quá trình tồn trữ (Xuan et al., 2003,
trích dẫn bởi Phan Thị Lệ Thi, 2009).
Theo Khayyat et al. (2007, trích dẫn bởi Sầm Lạc Bình, 2010), phun acid boric
1.500 ppm vào giai ñoạn tăng trưởng và phát triển trái chà là làm tăng năng suất.
Ngoài ra còn làm tăng trọng lượng thịt, tỷ lệ thịt vào hột và hàm lượng TSS. Ông cho
rằng acid boric gây sự phân chia tế bào hoặc sinh tổng hợp nucleic acid trong thời kỳ
tăng trưởng và phát triển trái.
Tuy nhiên trên dâu tây phun Bo không ảnh huởng ñến trọng lượng, hàm lượng TSS và
ascorbic của trái. Nhưng phun Bo làm giảm trái dị hình, năng suất trái thương phẩm
ñược cải thiện (Singh et al., 2007, trích dẫn bởi Sầm Lạc Bình, 2010).

12


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian thực hiện: Tháng 6/2009-12/2009
2.1.2 Địa ñiểm thí nghiệm
Thí nghiệm ñược thực hiện tại vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng của nông dân Quách
Kim Tấn ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Nhãn ñược nhân giống
bằng phương pháp ghép trên gốc nhãn Long và Tiêu Da Bò, 4-10 năm tuổi với diện
tích 2.700 m2 .
2.1.3 Địa ñiểm phân tích mẫu
Mẫu (hoa và trái) ñược thu và chuyển về phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa Học
Cây Trồng - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Cần Thơ ñể nuôi
cấy hạt phấn và phân tích mẫu.
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm
Giống: Nhãn Xuồng Cơm Vàng.
Hóa chất: Các hóa chất dùng trong thí nghiệm gồm
- Borax (Na2B4O7.10H2O = Disodium tetraborate decarhydrate), 99,5%, do Trung
Quốc sản xuất.
- Sucrose (C12H22O11), 99,87%, do Trung Quốc sản xuất. Agar do Việt Nam sản xuất.
Dụng cụ:
- Cân ñiện tử hiệu STATORIUS do Nhật Bản sản xuất.
- Khúc xạ kế hiệu ATAGO (ño ñộ Brix thịt quả) do Nhật Bản sản xuất.
- Kính hiển vi hiệu NIKON (quan sát hạt phấn ) do Nhật Bản sản xuất.
- Đĩa Petri, bếp ñun.
- Máy sấy hiệu SIBATA do Nhật Bản sản xuất.
- Máy ño màu Color Reader CR- 10 hiệu KONICA MINOLTA, do Nhật Bản sản
xuất.
13



×