Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Tinh Nhân Tạo Và Năng Suất Sinh Sản Trên Đàn Heo Nái Tại Trại Chăn Nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

LÊ PHẠM HOÀNG VIỆT

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH
NHÂN TẠO VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN ĐÀN
HEO NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM
HÒA AN, TỈNH HẬU GIANG

Luận Văn Tốt Nghiệp
BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp
BÁC SỸ THÚ Y

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH
NHÂN TẠO VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN ĐÀN
HEO NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM
HÒA AN, TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn:
ThS. Phạm Hoàng Dũng



Sinh viên thực hiện:
Lê Phạm Hoàng Việt
MSSV: 3064562
Lớp: CN0667A1 (Thú Y K32)

Cần Thơ – 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Ý
Đề tài: “ khảo sát quy trình sản xuất tinh nhân tạo và năng suất sinh sản trên
đàn heo nái tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hoà An, Tỉnh Hậu Giang”. Sinh
viên thực hiện: Lê Phạm Hoàng Việt thực hiện tại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An,
tỉnh Hậu Giang từ tháng 8/ 2010 – 10/ 2010.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ Môn

tháng


năm 2010

Duyệt Giáo Viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và
kết quả là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Phạm Hoàng Việt

iii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt 4.5 năm học đại học là khoảng thời gian vô cùng quý báu đối với
bản thân tôi, cung cấp một nền tảng vững chắc cho tôi bước vào đời. Thời gian qua

tôi được sự dạy dỗ tận tình của thầy cô, được sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè và
gia đình.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến :
+ Thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
+ Thầy cô bộ môn chăn nuôi thú y, Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng,
Trường đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho tôi.
+ Gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học đại học.
Xin chúc tất cả luôn mạnh khoẻ!

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cam đoan

iii


Lời cảm tạ

iv

Mục lục

v

Danh mục hình

viii

Danh mục bảng

ix

Tóm lược

x

Chương 1: Đặt Vấn Đề

1

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận

2

2.1 Giới thiệu một số giống heo nuôi ở trại.


2

2.1.1 Giống heo Yorkshire

2

2.1.2 Giống heo Landrace

3

2.1.3 Giống heo lai

3

2.2 Đặc điểm sinh lý heo nái

4

2.2.1 Sinh lý sinh sản heo nái

4

2.2.2 Sinh lý tiết sữa

5

2.3 Hệ số di truyền

5


2.4 Các tính trạng sinh sản

6

2.4.1 Sức sinh sản của gia súc

6

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản

6

2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ,ẩm độ đến heo nái

7

2.5.1 Nhiệt độ

7

2.5.2 Ẩm độ

8

2.6 Tinh dịch – Thành phần tinh dịch

9

2.7 Trao đổi chất của tinh trùng


10

v


2.7.1 Quá trình đường phân

10

2.7.2 Quá trình hô hấp của tinh trùng

11

2.8 Đặc tính của tinh trùng

11

2.9 Thụ tinh nhân tạo

12

2.9.1 Ưu điểm của thụ tinh nhân tạo

12

2.9.2 Khuyết điểm của thụ tinh nhân tạo

12

2.9.3 Dẫn tinh


13

2.9.4 Những nguyên nhân dẫn đến gieo tinh nhân tạo thất bại

14

Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp

15

3.1 Phương tiện thí nghiệm

15

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.

15

3.1.2 Đối tượng thí nghiệm.

15

3.1.3 Phương tiện – Dụng cụ nghiên cứu:

15

3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm

16


* Điều kiện tự nhiên của trại

16

* Chuồng trại

16

* Công tác thú y

18

* Nước uống trong thí nghiệm

19

* Thức ăn dùng trong thí nghiệm

19

3.2 Phương pháp thí nghiệm

19

3.2.1 Khảo sát quy trình sản xuất tinh của trại

19

3.2.2 Phương pháp thí nghiệm


21

3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

22

Chương 4: Kết quả - Thảo luận

23

4.1 Nhiệt độ của trại từ 8/2010 – 10/2010 (0C)

23

4.2 Ẩm độ của trại từ 8/2010 – 10/2010 (%)

24

4.3 Phương pháp lấy tinh

25

4.4 Phương pháp pha loãng tinh dịch

26

vi



4.4.1 Môi trường pha loãng

26

4.4.2 Kỹ thuật pha loãng tinh dịch tạo liều gieo

27

4.5 Thời gian tồn trữ tinh dịch đến khi hoạt lực còn 50%

27

4.6 Thể tích tinh dịch heo đực theo giống

28

4.7 Tỷ lệ phối đậu thai

28

4.7.1 Tỷ lệ phối đậu thai theo tháng

28

4.7.2 Tỷ lệ phối đậu thai theo giống

28

4.8 Năng suất sinh sản heo nái của trại


29

4.8.1 Năng suất sinh sản bình quân của trại trong năm 2010

29

4.8.2 Năng suất sinh sản theo giống

30

* Số con/ổ theo giống

30

*Trọng lượng/ổ theo giống

31

*Trọng lượng bình quân/con

32

Chương 5: Kết Luận - Đề Nghị

33

5.1 Kết luận

33


5.2 Đề nghị

33

Tài liệu tham khảo

34

vii


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 2.1 Heo nái giống Yorkshire

2

Hình 2.2 Heo nái giống landrace

3

Hình 3.1 Tổng quát trại heo

15

Hình 3.2 Lồng nái đẻ và nái mang thai


17

Hình 3.3 Lồng nuôi heo cai sữa

17

Hình 3.4 Sơ đồ trại chăn nuôi

18

Biểu đồ 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ trong ngày của chuồng nuôi

23

Biểu đồ 4.2 : Sự thay đổi ẩm độ trong ngày của chuồng nuôi

24

viii


DANH MỤC BẢNG
Nội dung

trang

Bảng 2.1 Thành phần sữa đầu của heo (tính theo tỷ lệ %)

5


Bảng 2.2 Hệ số di truyền một số tính trạng kinh tế quạn trọng

6

Bảng 2.3 Nhiêt độ thích hợp các hạng heo vùng nhiệt đới (theo Precis

7

Delevage Du Pore En Zone Tropical).
Bảng 2.4 Ẩm độ thích hợp cho từng loại heo

9

Bảng 2.5 Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng

9

Bảng 2.6 Thành phần hóa học tinh dịch của heo (Trần Tiến Dũng và ctv,

10

2002).
Bảng 2.7 Chu kỳ động dục, chịu đực và rụng trứng của heo (Đinh Văn

13

Bình và cs, 1995).
Bảng 3.1 Quy trình tiêm phòng bệnh trên heo nái của trại

18


Bảng 3.2 Qui trình tiêm phòng heo con của trại

19

Bảng 3.3 Thức ăn hỗn hợp Hi-gro cho heo nái sinh sản và heo con theo

19

mẹ.
Bảng 4.1 Nhiệt độ của dãy nuôi heo nái ( 0C).

23

Bảng 4.2 Ẩm độ của dãy nuôi heo nái ( %).

24

Bảng 4.3 Thành phần hóa chất của môi trường BTS

26

Bảng 4.4 Lượng tinh dịch của heo đực theo giống trong cùng điều kiện

28

nhiệt độ - ẩm độ
Bảng 4.5 Tỷ lệ phối đậu thai theo tháng

28


Bảng 4.6 Tỷ lệ đậu thai theo giống

29

Bảng 4.7 Năng suất sinh sản của trại trong năm 2010

29

Bảng 4.8 Các chỉ tiêu năng suất sinh sản đối với heo nái

30

Bảng 4.9 Số con toàn ổ

30

Bảng 5.1 Trọng lượng toàn ổ

31

Bảng 5.2 Trọng lượng trung bình/con theo giống

32

ix


TÓM LƯỢC
Để đánh giá chất lượng tinh dịch của đực giống và khả năng sinh sản của

đàn nái ở trại. Chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát quy trình sản xuất tinh nhân
tạo và năng suất sinh trên đàn heo nái tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An,
Tỉnh Hậu Giang.”
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/ 2010 – 10/ 2010.
Kết quả tôi có được sau khi thực hiện đề tài :
+ Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi:
Nhiệt độ của chuồng nuôi là khá cao : Từ 29-32oC.
Ẩm độ của chuồng nuôi là 73-87%.
+ Thể tích tinh dịch của heo đực ở trại cao nhất là 171.33ml, thấp nhất là
147.78ml.
+ Về các chỉ tiêu sinh sản của heo nái ở trại:
Tỷ lệ phối đậu thai tháng 8/2010 là khá cao 84.21%.
Giống heo Landrace có tỷ lệ đậu thai là 80%, cao hơn giống heo Yorshire
là 68%.
+ Về năng suất sinh sản :
Heo Landrace có số con sơ sinh và cai sữa (10.33 con/ổ và 8.2 con/ổ) cao
hơn heo Yorshire (7.84 con/ổ và 6.8 con/ổ).
Trọng lượng toàn ổ lúc sơ sinh và cai sữa của heo Landrace lần lượt là
(14.65kg/ổ và 58.4kg/ổ) cao hơn heo Yorshire là (11.45kg/ổ và 47.1kg/ổ).
Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh và cai sữa của heo Yorshire (1.46kg/con
và 5.94kg/con) cao hơn heo Landrace (1.40kg/con và 6.57kg/con).

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp sản phẩm chính là trồng trọt, tuy nhiên
những năm gần đầy các sản phẩm của ngành chăn nuôi không ngừng phát triển cả
về số lượng và chất lượng. Sự hình thành và phát triển chăn nuôi trang trại là một

bước đột phá về phương thức chăn nuôi, chuyển từ hình thức chăn nuôi gia đình
nhỏ lẻ manh mún phân tán thành chăn nuôi tập trung, công nghiệp với sô lượng lớn.
Phương thức chăn nuôi trang trại góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, chất
lượng sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, thời gian chăn nuôi được
rút ngắn, đồng thời hạn chế tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do chăn
nuôi phân tán ở hộ gia đình. Thời gian qua kỹ thuật gieo tinh nhân tạo đã trở nên
phố biến trong lĩnh vực chăn nuôi heo đã góp phần phát triển ngành chăn nuôi
truyền thống này.
Với các ưu điểm : giảm số đực giống/nái, kéo dài thời gian sử dụng đực
giống, hạn chế một bệnh lây qua đường sinh dục so với phương thức phối trực tiếp,
đẩy nhanh công tác giống và cải thiện chất lượng đàn heo giống của nước ta.
Trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An là trại thuộc bộ môn chăn nuôi-thú y,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường đại học Cần Thơ. Trại là nơi để
sinh viên ngành chăn nuôi- thú y học tập, ngoài ra trại còn sản xuất tinh để cung cấp
cho thị trường. Để có cơ sở đánh giá chất lượng tinh dịch của trại. Chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài : “ Khảo sát quy trình sản xuất tinh nhân tạo và năng suất
sinh sản trên đàn heo nái tại trại chăn nuôi thực nghiệm Hòa An, tỉnh hậu
Giang”, được sự cho phép của quý thầy, cô bộ môn chăn nuôi-thú y và ban lãnh
đạo của trại.
Mục tiêu đề tài :
Khảo sát quy trình sản xuất tinh nhân tạo.
Xác định được năng suất sinh sản của heo nái tại trại.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu một số giống heo nuôi ở trại
2.1.1 Giống heo Yorkshire

Giống heo này có nguồn gốc từ Anh, ngày nay đã có mặt ở các nước trên thế
giới. Heo Yorkshire có khả năng thích nghi với những điều kiện khí hậu khác nhau
nên được nhiều nơi chọn làm giống nền. Trên cơ sở chọn lọc định hướng, các nhà
chọn giống đã tạo ra được các giống đặc trưng: heo Đại Bạch (Large White
Yorkshire) có tầm vóc lớn con. Heo Trung Bạch (Middle White Yorkshire) có tầm
vóc nhỏ con. Heo Đại Bạch được nuôi phổ biến ở nước ta và được nhập vào nước ta
năm 1964 từ Liên Xô cũ. Đặc điểm ngoại của giống heo này là : toàn thân có màu
trắng, lông dày mềm, tai thẳng đứng, vai đầy đặn, mình dài, ngực sâu, 4 chân khoẻ,
mỗi lứa đẻ từ 11-12 con, cai sữa lúc 60 ngày tuổi đạt trọng lượng 16-20kg/con, 10
tháng tuổi đạt 126kg/con, heo trưởng thành nặng 400- 500kg/con. Ngoài ra nước ta
còn nhập heo Yorkshire Cu Ba, với những đặc điểm như : toàn thân màu trắng, đầu
to, trán rộng, mõm dài hơi cong, tai đứng nghiêng về phía trước. Mỗi lứa đẻ từ 8-10
con. Lúc cai sữa khối lượng toàn ổ đạt 120kg/ổ, 6 tháng tuổi nặng 100kg/con. Heo
Yorkshire có ưu điểm là dòng đực tỷ lệ nạc cao, dòng nái sinh sản cao, cả đực và
cái có thân hình chữ nhật, bộ phận sinh dục lộ rõ, đẻ sai con chống chịu với những
điệu kiện thay đổi của môi trường. Heo Yorkshire được dùng để lai kinh tế với
giống heo địa phương để cải tạo con lai nuôi thịt.

Hình 2.1 Heo nái giống Yorkshire

2


2.1.2 Giống heo Landrace
Có nguồn gốc từ Đan Mạch : toàn thân có lông màu trắng tuyền, tầm vóc to,
thân dài, ngực nông, thể chất không vững chắc, tai to dài che phủ mặt, lưng thẳng,
sườn tròn, bụng gọn, phần sau rất phát triển, mông xuôi thể hiện rõ heo hướng nạc.
Heo có từ 14 vú trở lên, đẻ từ 10-11 con/lứa, mỗi năm đẻ từ 2-2,2 lứa, khối lượng
sơ sinh 1,3-1,4kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100kg/con, heo trưởng thành đạt từ 259 350kg/con. Heo Landrace được dùng trong lai kinh tế với giống heo nội địa để nâng
cao khối lượng và tỷ lệ nạc cho heo nuôi thịt.


Hình 2.2 Heo nái giống Landrace

2.1.3 Giống heo lai
Các giống heo thuần có năng suất cao đều có nguồn gốc từ nước ngoài,
nhưng do thích nghi không hoàn toàn với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của nước
ta nên năng suất thường thấp hơn 5-10%. Để nâng cao năng suất các giống heo
ngoại nuôi ở trong nước các nhà chọn giống đã tiến hành lai giống để tận dụng ưu
thế lai nhằm nâng cao năng suất đàn heo trong nước. Ở nước ta thường cho lai giữa
Yorkshire với heo địa phương, heo Landrace với heo địa phương, Yorkshire với
Landrace…Mục tiêu tạo ra giống heo lại là kết hợp các đặc điểm tốt của các giống
heo, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Ưu điểm của con lai là có những đặc điểm tốt
hơn so với bố mẹ : số con đẻ ra trên lứa tăng từ 8-10%, khối lượng toàn ổ lúc cai
sữa tăng 10%, khối lượng cai sữa tăng 10-12%. Về năng suất thịt thì phụ thuộc
nhiều vào tính di truyền của bố, mẹ có thể bằng trung bình của bố, mẹ, còn chỉ tiêu
tiêu tốn thức ăn có thể bằng hoặc thấp hơn bố, mẹ.

3


2.2 Đặc điểm sinh lý heo nái
2.2.1 Sinh lý sinh sản heo nái
Heo nái hậu bị thành thục vào khoảng 6-7 tháng tuổi khi heo đạt trọng lượng
65-70kg. Lúc này heo phát triển chưa đầy đủ đặc biệt là cơ quan sinh dục như :
trứng chín chưa hoàn chỉnh, chất dinh dưỡng dự trữ cho bào thai không đủ. Những
heo tăng trưởng nhanh sẽ thành thục sinh dục sớm (Nguyễn Thiện, 2008).
Tỷ lệ thụ thai có liên quan đến lần phối đầu tiên hay tổng số lần phối. Tỷ lệ
thụ thai lần phối đầu tiên ở heo hậu bị và nái có thể chấp nhận được là 70%. Tỷ lệ
thụ thai đánh giá khả năng phối giống được thụ thai ở heo trong một năm (Trần Văn
Phùng, 2005).

Số con sơ sinh chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền thấp, nhưng việc chọn
lọc những heo đẻ sai con giúp tăng số con sơ sinh trên ổ. Ngoài ra việc phối giống
cũng tạo ra ưu thế lai sẽ làm tăng số con sơ sinh (Nguyễn Xuân Bình, 2008).
Tuổi động dục đầu tiên : Giống heo nội lên giống lần đầu lúc 4-5 tháng tuổi,
heo lai F1 (50% máu ngoại và 50% máu nội) lên giống lần đầu lúc 6 tháng tuổi, đối
với heo ngoại là 7 tháng tuổi. Người chăn nuôi thường bỏ qua lần lên giống đầu tiên
vì lúc này cơ thể heo phát triển chưa đầy đủ, chưa tích luỹ đủ chất dinh dưỡng để
nuôi bào thai và trứng chín chưa đều. Người chăn nuôi sẽ phối ở lần động dục kế
tiếp. Tuy nhiên cũng sẽ không phối muộn hơn 8 tháng tuổi, vì sẽ làm lãng phí công
chăm sóc, thức ăn ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi (Hội Chăn Nuôi Việt
Nam, 2004).
Chu kỳ động dục heo nái : Chu kỳ động dục của heo kéo dài từ 18-21 ngày,
nếu chưa cho phối hoặc phối không đậu thai thì chu kỳ sau sẽ phối lại. Heo nái sau
khi đẻ 3- 4 ngày hoặc 320 ngày nuôi con thường có hiện tượng động dục trở lại, lúc
này không cho phối vì bộ phận sinh chưa phục hồi và trứng chưa rụng đều. Nếu cho
phối lúc này sẽ dễ dẫn đến sảy thai, vì lúc này heo mẹ còn phải sản suất sữa để nuôi
con không đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai mới. Sau khi cai sữa 3-5 ngày (heo
con 45-50 ngày tuổi), thì heo nái động dục trở lại, lúc này phối giống sẽ rất dễ đậu
thai, vì cơ thể heo đã tích luỹ đầy đủ chất dinh dưỡng, số lượng trứng rụng cũng
nhiều hơn số con sinh ra sẽ cao (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
Tuổi đẻ lứa đầu : Tính từ lúc heo mới sinh đến lần đẻ đầu tiên, tốt nhất là 12
tháng tuổi, không được quá 18 tháng tuổi.
Tỷ lệ hao mòn cơ thể khi nuôi con : Khi nuôi con cơ thể heo mẹ sẽ bị hao
mòn từ 15-20% so với lúc có chửa, nếu tỷ lệ hao mòn cao hơn người chăn nuôi cần
phải xem lại chế độ chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong thời gian nuôi con. Lúc này

4


phải bỏ qua một chu kỳ để heo lấy lại sức mới cho phối thì tỷ lệ đậu thai sẽ cao hơn

(Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
2.2.2 Sinh lý tiết sữa
Sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào : giống, tuổi, lứa đẻ của nái, thời kỳ tiết
sữa trong chu kỳ, số con đẻ ra trong một lứa. Heo nái thường cho sữa từ 6-8 tuần,
sản lượng sũa sản suất cao nhất vào giữa tuần thứ ba của chu kỳ cho sữa. Trung
bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300-400kg sữa. Sản lượng sữa hằng ngày
tăng theo số con bú, từ 0.9-1kg sữa/con của ổ có 8 heo con, từ 0.7-0.8kg sữa/con đối
với ổ có 9-12 con. Người ta tính rằng heo nái có trọng lượng 150 kg, đẻ 10 con,
lượng sữa tiết ra tuần đầu là 5 lít/ngày, tuần thứ tư là 7 lít/ngày. Nếu đẻ 12 con thì
lượng sữa có thể lên tới 8 lít/ngày. Sự thay đổi thành phần của sữa trong chu kỳ
cho sữa tương tự như ở bò, ngoại trừ hàm lượng chất béo tăng cao nhất giữa kỳ cho
sữa. Việc đo lượng sữa sản xuất của heo nái rất khó nên người ta thường tính dựa
trên sự tăng trọng hằng ngày của heo con. Mỗi kg tăng trọng của heo con cần 3-3.5
kg sữa mẹ (Nguyễn Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Lượng sữa trung bình mỗi ngày heo tiết ra khoảng 5-6 lít. Lượng sữa tiết ra
nhiều hay ít, tốt hay xấu, phụ thuộc vào các yếu tố như : di truyền, lứa đẻ, tuổi heo
mẹ, lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian nuôi con, tình trạng sức khoẻ của heo mẹ,
chăm sóc nuôi dưỡng. Sản lượng sữa biến động theo lứa đẻ, sản lượng sữa tăng dần
từ lứa đẻ thứ 2-3 và giảm dần từ lứa đẻ thứ 4-6 (Nguyễn Xuân Bình, 2008).
Bảng 2.1 Thành phần sữa đầu của heo (%) ( Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000)
Sau khi đẻ Vật chất Protein
Lactose
Khoáng
(ngày)
khô (%)
Mỡ
Cazein
Albumin
(%)
(%)

(%)
1
24.58
5.4
2.68
2.40
3.31
1.20
2
22.00
5.0
3.65
3.14
3.77
0.90
3
14.00
4.1
2.22
3.02
3.77
0.82
4
12.76
3,4
2.88
1.08
4.46
0.85
5

13.00
4.6
2.47
0.97
3.88
0.81
6
12.00
3.4
2.94
0.75
3.97
0.80

2.3 Hệ số di truyền
Theo Cẩm Nang Chăn Nuôi Heo (1996) : Hệ số di truyền là tỷ lệ phần trăm
thay đổi về năng suất do di truyền gây ra. Nói cách khác là sự thừa kế, đối với
những tính trạng có hệ số di truyền thấp như : số con/ổ, số con cai sữa thì chọn lọc
ít có hiệu quả, do phải chịu ảnh hưởng của môi trường. Vì sự thay đổi lớn của các

5


tính trạng sinh sản nên các nhà sản xuất bỏ qua chúng trong quá trình chọn lọc.
Không thể chọn lọc cho một tính trạng mà phải chọn lọc nhiều tính trạng trên mỗi
cá thể do sự liên quan giữa các tính trạng là rất quan trọng. Chọn lọc theo gia đình
hoặc theo dòng thì thành công hơn so với chọn lọc cá thể khi hệ số di truyền của
tính trạng thấp. Hầu hết các tính trạng có hệ số di truyền thấp trong khi đó tăng
trọng và thân thịt có hệ số di truyền cao.
Hệ số di truyền giữa các đàn là khác nhau, để tăng hệ số di truyền cần phải

kiểm tra tất cả gia súc trong đàn, ghi chép theo dõi đồng bộ, chính xác.
Bảng 2.2 Hệ số di truyền một số tính trạng kinh tế quạn trọng (Cẩm Nang Chăn Nuôi
Heo, 1996)
Tính trạng
Hệ số di truyền (%)
Số con sống đến cai sữa
0
Số con đẻ ra
10
Số con cai sữa
10
Trọng lượng sơ sinh
20
Trọng lượng cai sữa
20
Hệ số tiêu tốn thức ăn
25
Tăng trọng
30
Tuổi thành thục
35
Dầy mỡ lưng
40

2.4 Các tính trạng sinh sản
2.4.1 Sức sinh sản của gia súc
Là một chỉ tiêu mang tính di truyền của giống về mặt sinh sản. Gia súc đa
thai (heo, cừu), khả năng sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng rụng ở mỗi chu kỳ
động dục.
Trong công tác giống, để đánh giá sức sinh sản của gia súc ta dựa vào : chu

kỳ động dục, tuổi thành thục sinh lý, số con đẻ ra trên lứa, số con còn sống/lứa,
trọng lượng sơ sinh, đặc tính tốt sữa. Muốn đánh giá sức sinh sản của nái cơ bản ta
lấy bình quân của 3 lứa khá nhất. Đối với nái tơ thì lấy kết quả ở lứa đẻ đầu tiên
(Trần Đình Miên, 1977).
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản
Năng suất heo nái giống
Theo TCVN 1280-81 năng suất heo nái giống được tính trên 4 chỉ tiêu:
Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với heo đẻ lứa đầu. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối
với heo đẻ trên 2 lứa.

6


Số con đẻ ra còn sống sau khi nái đẻ ra con cuối cùng với trọng lượng sơ
sinh trên 0.2kg (heo nội), trên 0.5kg (heo ngoại hoặc lai).
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi : là tổng khối lượng các con nuôi đến 21
ngày tuổi (kể cả những con ghép đàn).
Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.
Giá trị từng phần của tiêu chuẩn được quy định hệ số
Số con sơ sinh còn sống 24%
Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi 46%
Tuổi đẻ lứa đẻ lần đầu hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 10%.
Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi 20%.
Trên thế giới đánh giá năng suất nái giống dựa vào : số con sơ sinh còn sống,
số con và khối lượng tiết sữa, tuổi đẻ lứa đầu hoặc khoảng cách giữa 2 lần đẻ, số lứa
đẻ/nái/năm.
Năng suất heo đực giống
TCVN dựa vào :
Số con đẻ ra còn sống trên ổ : là bình quân số heo con đẻ ra còn sống của 1 ổ
đẻ.

Trọng lượng sơ sinh của mỗi con : là bình quân khối lựơngcủa mỗi heo con
lúc đẻ ra ở tất cả các heo ổ đẻ trên.
Trên thế giới dựa vào
Khả năng thụ tinh của con đực giống (tỷ lệ thụ thai trong năm)
Số con sơ sinh còn sống trên ổ (Trương Lăng, 1994).
2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ,ẩm độ đến heo nái
2.5.1 Nhiệt độ
Tùy theo điều kiện tiểu khí hậu mà đòi hỏi nhiệt độ thích hợp trong từng giai
đoạn.
Bảng 2.3 Nhiêt độ thích hợp các hạng heo vùng nhiệt đới
Trọng lượng (kg)
Nhiệt độ thích hợp (0C)
Heo sơ sinh ( 0 – 1 tuần tuổi)
30-32
5 kg ( 1 – 5 tuần tuổi)
26
10 kg ( 5 -8 tuần tuổi)
24
30 kg
21
50 kg
19
> 100 kg
15-16

7


Heo càng lớn khả năng chịu nhiệt càng yếu vì lớp mỡ dưới da dày, mặc khác
ở heo tuyến mồ hôi không phát triển do đó khả năng thoát nhiệt của cơ thể là rất hạn

chế.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, nhiệt
độ cao (> 30oC) sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ
rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm.
Theo kết quả nghiên cứu của Michigan cho thấy nhiệt độ môi trường 40oC
kéo dài 2 giờ trong 13 ngày sau sau khi phối giống thì tỷ lệ phôi sống chỉ còn 35-40
%. Ngoài ra ẩm độ kéo dài cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai (Cẩm nang chăn nuôi
lợn công nghiệp, 1996).
Theo Varnic và cs (1996) cho biết: những heo nái nuôi ở nhiệt độ 32.2oC có
xu hướng giảm các phôi sống vào ngày thứ 25 sau khi phối. Khi nhiệt độ cao ở các
giai đoạn nái chửa thì thân nhiệt cũng tăng làm giảm lượng ăn vào và thở nhanh…
số heo không động dục cũng tăng. Như vậy đối với heo thì sự hầm, nóng của
chuồng trại sẽ làm giảm khả năng thụ thai, giảm các phôi thai, giảm số heo con sơ
sinh/ổ (Xaoep, 1985).
Nhiệt độ môi trường cao (33oC) sẽ làm giảm số trứng rụng nhưng không ảnh
hưởng đến độ dài của thời gian lên giống (d ‘ Arce et al, 1970 theo Pond. W .G,
1974).
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ thụ thai ở con cái. Stress do
nhiệt độ lạnh (- 25oC) không can thiệp đến sự thụ tinh (Swierstra, 1970 theo Pond,
W.G, 1974). Stress nhiệt trên 7 ngày sau khi phối làm chết toàn bộ phôi thai và con
cái lên giống trở lại. Vào những lúc stress nên cung cấp đầy đủ nước, chuồng trại
phải thông thoáng (Lưu Tấn Phước, 1999).
Nhiệt độ môi trường cao trên 30oC sẽ làm giảm tỷ lệ đậu thai, số phôi chết sẽ
tăng (Omtvedt et al, 1971). Nền chuồng nhám, lồi lõm ứ nước làm tăng tỷ lệ sảy
thai. Mật độ nái nuôi trong chuồng cao sẽ làm tỷ lệ đậu thai thấp (ăn không đều,
đánh nhau, dễ lây bệnh) (Morron,1986). Giữ heo nái yên tĩnh, nhốt riêng sau khi
phối 30 ngày sẽ làm tăng tỷ lệ đậu thai từ 10-15 %. Heo nái nuôi con gặp thời tiết
nóng thì giảm mức độ tiêu thụ thức ăn nên dễ bị mất sữa (Võ Văn Ninh, 2001).
Theo Huỳnh Tấn Phước (1977) : Thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ chuồng là
o

30 C heo vẫn ăn uống bình thường, trên 30oC thì kém ăn, 35oC heo vẫn ăn nhưng
giảm tăng trọng, trên 35oC thì cảm nóng và thân nhiệt là 40oC. Nếu không khí nóng
khô, cơ thể dễ mất nước qua đường hô hấp để đều hoà thân nhiệt. Vì vậy nhu cầu
nước cho heo tăng cao, nếu cung cấp không đủ heo rất dễ mắc bệnh. Trường hợp
nóng và ẩm heo không thải nước qua đường hô hấp để điều chỉnh thân nhiệt được,

8


nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho heo. Thông thường những cơn mưa
đầu mùa hoặc mật độ nuôi quá đông vào thời điểm nóng ẩm làm cho nhiều heo con
chết đột ngột (Võ Văn Ninh, 2001).
2.5.2 Ẩm độ
Ngoài yếu tố nhiệt độ thì ẩm độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng sinh sản
của heo nái. Ẩm độ trong chuồng nuôi do nhiều nguyên nhân gây ra như : nước thải,
chuồng nuôi không thông thoáng… là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát
triển. Nếu ẩm độ cao nhiệt độ cao làm cho cơ thể heo khó bốc hơi không chống
được nóng. Nếu ẩm độ cao nhiệt độ thấp lúc này cơ thể heo tăng sự toả nhiệt làm
cho heo bị lạnh. Heo sống trong điều kiện chuồng nuôi ẩm ướt thường xuyên sẽ dễ
mắc một số bệnh như : đóng dấu, tụ huyết trùng, tiêu chảy phân trắng ở heo con,
làm chậm sinh trưởng và phát dục (Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, 1996).
Ẩm độ cao, nhiệt độ cao sẽ cản trở sự toả nhiệt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
đàn nái làm heo nái giảm ăn, năng suất giảm, heo con dễ bị bệnh ở đường hô hấp và
tiêu hoá (Châu Bá Lộc, 1989). Độ ẩm tương đối 50-70 % là thích hợp với hầu hết
các loại chuồng nuôi (Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, 1996). Ẩm độ cao là cơ
hội để vi sinh vật có hại phát triển, ẩm độ trên 80 % sẽ làm giảm tăng trọng heo,
(Châu Bá Lộc, 1989).
Những đàn heo nuôi ở chuồng trại ẩm ướt, sinh trưởng và phát dục kém, dễ
mắc bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con (Trịnh Văn Thịnh, 1974)
Bảng 2.4 Ẩm độ thích hợp cho từng lưa tuổi heo (Plafon, 1974)

Loại heo
Ẩm độ tối đa ( %)
Ẩm độ thích hợp ( %)
Heo con theo mẹ
75
60-70
Heo cai sữa
80
65-75
Nái nuôi con
80
70-75
Heo thịt
80
70

Độ ẩm cao không gây phản ứng rõ rệt như nhiệt độ cao nhưng tác hại kéo dài
và nặng hơn. Chịu ảnh hưởng rõ nhất là heo con theo mẹ
2.6 Tinh dịch – Thành phần tinh dịch
Tinh dịch = tinh trùng (3-5%) + tinh thanh (95-97%)
Tinh trùng được sản sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch hoàn, còn tinh
thanh do các tuyến sinh dục phụ sinh ra.
Bảng 2.5 Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng (Milovanov, 1938)
Gia súc
Tác giả ( năm)
V (ml)
C/mm3
Heo
Milovanov ( 1938)
200-400

100.200

9


Theo Vauquelin (1971) thì trong tinh thanh chủ yếu là nước (90-95.3%) còn lại là
vật chất khô. Trong vật chất khô của tinh thanh thì 8.76% có gốc hữu cơ và 0.9 có
gốc vô cơ.
Tinh dịch của các loài gia súc khác nhau thì thành phần hóa học của chúng
cũng khác nhau.
Bảng 2.6 Thành phần hóa học tinh dịch của heo ( Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Gia súc
Chất
Vật chất khô
Cl ( mg/100ml)
Na ( mg/100ml)
K ( mg/100ml)
Ca ( mg/100ml)
Mg ( mg/100ml)
Photpho vô cơ ( mg/100ml)
Phruetosa ( mg/100ml
Acid lactic ( mg/100ml)
Acid Citric ( mg/100ml)
Photpho tổng số ( mg/100ml)
CO2 (ml/100ml)

Heo
4600
328
646

243
5
11
2
12
27
141
66
50

PH : 6.8-8.1 (theo tiêu chuẩn Việt Nam, 1976).
Màu sắc : màu trắng đục. màu sắc tinh dịch được quyết định bởi :
Nồng độ tinh trùng chứa trong đó.
Nồng độ các hạt hữu cơ lơ lửng.
Lượng Lipoit trong các dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ. Đặc biệt
trong tinh dịch lợn có chứa một lượng lớn hạt thể Selatin, chiếm 20-30% lượng tinh
dịch, chúng là sản phẩm của tuyến Cowper. Dịch tiết của tuyến này có bản chất
Anbumonoit, đặc quánh, trong suốt
Khi xuất tinh, những hạt thể Selatin gặp men Vegikinasa của tuyến tinh nang
rồi đông lại, tạo thành những thể lớn hơn. Sau đó, các thể này hấp thu nước và tăng
lên về thể tích nên người ta gọi là keo phèn.
Trong giao phối tự nhiên keo phèn có tác dụng “bịt lỗ cổ tử cung” không cho
tinh dịch chảy ra ngoài. Còn trong thụ tinh nhân tạo người ta lọc bỏ keo phèn do nó
hấp thụ nước tinh và một số lượng lớn tinh trùng.
2.7 Trao đổi chất của tinh trùng
Tinh trùng sống và hoạt động được thì phải tiến hành quá trình trao đổi chất
để lấy năng lượng. Tinh trùng lấy năng lượng trực tiếp từ ATP, năng lượng ATP là

10



sản phẩm của quá trình đường phân và quá trình hô hấp của tinh trùng. Đây là hai
quá trình trao đổi chất cơ bản của tinh trùng.
- Quá trình đường phân được thực hiện dưới điều kiện yếm khí.
- Quá trình hô hấp được thực hiện dưới sự có mặt của oxy.
2.7.1 Quá trình đường phân
- Với sự vắng mặt của oxy, nhờ hoạt động của hệ thống men, đường được
biến đổi và cuối cùng tạo ra acid lactic và một số năng lượng dưới dạng ATP. Ngoài
fuctoz, các đường khác như, manoz, glucoz, maltoz,… cũng được tinh trùng sử
dụng để lấy năng lượng.
C6H12O6
2C3H6O3 +Q (50Kcal)
- Năng lượng mà tinh trùng thu được thông qua quá trình đường phân là
tương đối thấp, acid lactic trong tinh dịch phân ly rất lớn (gấp 2.8 lần acid axetic và
20 lần acid cacbonic), do đó môi trường pha loãng tinh dịch cần phải có năng lượng
đệm.
2.7.2 Quá trình hô hấp của tinh trùng
Quá trình này xảy ra ở tinh dịch của heo là rất mạnh, tế bào sinh dục đực hô
hấp rất mạnh mẽ và thậm chí hơn các tế bào khác rất nhiều.
Quá trình hô hấp của tinh trùng chủ yếu là quá trình sử dụng oxy để đốt cháy
cơ chất có trong bản thân nó.
Trong quá trình hô hấp đường cũng như các cơ chất khác bị phân giải triệt để
hơn để tạo thành CO2 và H2O.
C6H12O6 + 6O2
6CO2 +6 H2O +Q (670 Kcal)
Khi không có fuctoz, nguồn năng lượng chính do tinh trùng đốt cháy cơ chất
hay nói một cách khác là các chất dự trữ của chính bản thân nó. Tinh trùng có thể
oxy hóa một số acid amin (Tirosin, Phenylalamin, Triptophan) với sự giúp đỡ của
men amino aicd-oxydaza giải phóng ra H2O2 (độc cho tinh trùng, theo Mann (1954)
làm ngừng hoạt động của tinh trùng.

H 2 O2
H2 O + O
Để bảo tồn tinh trùng được lâu người ta thường hạn chế quá trình hô hấp của
tinh trùng và cố gắng giữ cho tinh trùng ở trạng thái yếm khí.
2.8 Đặc tính của tinh trùng
Đặc tính chuyển động tiến về phía trước : Tinh trùng sống thì luôn luôn
chuyển động. Tinh trùng chuyển động được là nhờ cổ hay thân và đuôi để chuyển
động quanh trục. Đuôi ngoằn ngoè uốn khúc chuyển động gây xung động để tự tiến
tới, sự rung động của đuôi kết hợp với sự xoay của trục giữa làm cho tinh trùng vận
động thẳng tiến tới trước. Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào các điều

11


kiện nội tại và ngoại cảnh như niêm dịch ở đường sinh dục gia súc cái tiết ra nhiều
hay ít, phương thức phóng tinh của con đực, độ co bóp bộ phận bên trong của con
cái mà chủ yếu là sừng tử cung, ống dẫn trứng, mà tinh trùng di chuyển nhanh hay
chậm.
Đặc tính lội ngược dòng nước : Tinh trùng chuyển động được là nhờ đuôi lái,
do đó có thể lội ngược dòng nước và cũng có xu hướng lội ngược dòng nước. Nhờ
đặc tính này mà tinh trùng vào âm đạo gia súc cái, gặp dịch nhờn từ đường sinh dục
tiết ra, tinh trùng có khả năng lội ngược dòng và nhờ lông nhung ở tử cung và ống
dẫn trứng làm cho tinh trùng tiến vào 1/3 phía trên ống dẫn trứng để gặp tế bào
trứng, tiến hành quá trình thụ thai.
Đặc tính tiếp xúc : Đối với vật lạ (hạt bụi, rác,…), tinh trùng có đặc tính bao
xung quanh vật lạ ấy. Do đó tinh trùng vào đến ống dẫn trứng, gặp tế bào trứng thì
tinh trùng tập trung xung quanh tế bào trứng và nơi lõm của tế bào trứng để đi vào.
Nhờ có đặc tính này mà có hiện tượng thụ thai.
Đặc tính tiếp xúc với hoá chất : Trong ống dẫn trứng có tiết ra chất hoá học,
kích thích tinh trùng hưng phấn, làm cho tinh tùng tập trung lại và tiến đến tế bào

trứng. Chất hoá học này gọi là chất Fertilizin.
Đặc tính tiếp xúc với điện : Trong ống dẫn trứng hay tử cung có một điện thế
mà bản thân tinh trùng mang điện nên cũng có điện thế, đặc tính của dòng điện chạy
từ cao đến thấp cho nên tinh trùng lội có phương hướng nhất định.
2.9 Thụ tinh nhân tạo
Ở nước ta thụ tinh nhân tạo trở nên rất phổ biến , thụ tinh nhân tạo đã cho
những kết quả khả quan như : tỷ lệ đậu thai cao, heo con sinh ra khẻo mạnh, góp
phần tăng số lượng và chất lượng đàn heo.
2.9.1 Ưu điểm của thụ tinh nhân tạo
Giảm được số lượng lớn đực giống 8-10 lần so với đực giống phối trực tiếp,
tiết kiệm thức ăn, chuồng nuôi, công chăm sóc…
Hiệu quả chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền, chất lượng đàn giống tăng
nhanh hơn nhờ vào chọn lọc được đực giống ưu tú nhân lên nhiều lần.
Rút ngắn được khoảng cách phối giống đực tốt nhờ vận chuyển được tinh
dịch từ vùng này sang vùng khác.
Hạn chế được tình trạng lây truyền một số bệnh từ con đực sang con cái khi
cho phối trực tiếp.
2.9.2 Khuyết điểm của thụ tinh nhân tạo
Đòi hỏi trang thiết bị tốn kém.
Người kỹ thuật viên phải có trình độ tay nghề.

12


Người dẫn tinh phải có kiến thức về gieo tinh nhân tạo.
2.9.3 Dẫn tinh
Để việc dẫn tinh đạt kết quả thụ thai cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chất lượng tinh dịch phải tốt.
Kỹ thuật dẫn tinh đúng.
Con cái khẻo mạnh, không có bệnh đường sinh dục.

Dẫn tinh vào đúng thời điểm thích hợp trong chu kỳ động dục.
Phát hiện động dục : Đối với heo có thể quan sát những biểu hiện động dục
như : trạng thái băng khoăn, hay đi lại, âm hộ sưng đỏ lên, có chất tiết chảy ra từ âm
hộ, thích gần con đực. Để phát hiện động dục, tốt nhất dùng đực thí tình.
Xác định thời điểm phối giống thích hợp : Đây là một yếu tố cực kỳ quạn
trọng trong gieo tinh nhân tạo, vì tinh trùng sống phải tiếp cận với trứng còn đủ
năng lực thụ tinh ngay sau khi trứng rụng. Thời điểm phối giống thích hợp nằm
trong khoảng thời gian chịu đực.
Bảng 2.7 Chu kỳ động dục, chịu đực và rụng trứng của heo (Đinh Văn Bình và ctv,
1995).
Gia súc cái

Chu kỳ động dục

Thời gian động dục

Thời điểm phóng noãn

Heo

18-21 ngày

48-72 giờ

35-45 giờ sau khi bắt đầu động
dục

Trong thực tế để xác định thời điểm phối thích hợp người ta dựa vào những yếu tố
sau :
Trạng thái toàn thân : heo nái có biểu hiện “ mê ì ”, thích gần heo đực, đứng

yên cho con khác nhảy lên lưng, chịu cho chủ đè ấn lên lưng, đuôi hơi cong lên để
lộ âm hộ ra, hai tai vểnh lên, hơi hướng về trước.
Bộ phận sinh dục bên ngoài : âm hộ bớt sưng, hơi có vết nhăn, khi vạch mép
âm hộ ra thấy tiền đình và niêm mạc âm đạo bớt hồng và mứt độ bóng nhầy ít hơn
giai đoạn trước chịu đực.
Cổ tử cung : cổ tử cung mở rộng, có nước nhờn đặc chảy ra.
Nước nhờn : nước nhờn có màu nửa trong nửa đục, độ keo dính cao.
Đối với heo nái nội, thời gian động dục và chịu đực thường ngắn hơn heo nái
ngoại 1 ngày . Cụ thể ở heo nái nội thời điểm phối thích hợp (tính từ lúc bắt đầu
động dục) vào cuối ngày thứ hai sáng ngày thứ ba. Quy luật chung để xác định thời
điểm phối giống thích hợp cho heo nái là giai đoạn chịu đực “ mê ì” sẽ cho kết quả
thụ thai tốt nhất.

13


Dụng cụ dẫn tinh : được thiết kế dựa trên cơ sở cấu tạo của đường sinh dục
heo nái gồm có : lọ đựng tinh làm bằng nhựa, ống dẫn tinh quản làm bằng nhựa.
Kỹ thuật dẫn tinh : Dựa trên nguyên tắc duy nhất là đưa được tinh dịch vào
đường sinh dục heo nái đúng thời điểm thích hợp nhằm đạt được khả năng thụ thai
cao. Các bước tiến hành dẫn tinh như sau.
Một tay cầm ống dẫn tinh quản, một tay vạch mép âm hộ heo nái ra, sau đó
đưa ống dẫn tinh vào âm hộ chú ý khi đưa ống dẫn tinh hơi lệch lên trên một chút.
Khi ống dẫn tinh vào khoảng 10cm, thì xoay nhẹ một cái để đưa ống dẫn tinh vào
cổ tử cung. Lúc này ta tiến hành gắn lọ đựng tinh dịch vào ống dẫn tinh và tiến hành
bơm tinh dịch.
Khi dẫn tinh cần chú ý những sai lầm có thể xảy ra như : đưa ống dẫn tinh
không vào cổ tử cung mà lại đụng vào bàng quang lúc này tinh dịch sẽ chảy ra
ngoài.
2.9.4 Những nguyên nhân dẫn đến gieo tinh nhân tạo thất bại

Do bản thân heo nái:
Nái mang mầm bệnh ảnh hưởng hệ sinh dục.
Nái rối loạn sinh dục : rối loạn hoocmon sinh dục, cơ quan sinh dục phát
triển không bình thường.
Chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp như bị suy dinh dưỡng, hoặc quá mập.
Do thời tiết thay đổi đột ngột quá nóng hay quá lạnh làm giảm sự rụng trứng.
Do bản thân heo đực :
Con đực bị khai thác quá mức, suy dinh dưỡng làm cho hoạt lực, sức kháng
của tinh trùng kém.
Tinh dịch không đạt chất lượng, số lượng tinh trùng ít.
Đực giống mang mầm bệnh.
Kỹ thuật pha tinh không đạt tiêu chuẩn.
Bảo quản tinh dịch không đúng cách.
Do kỹ thuật của người dẫn tinh :
Phối không đúng thời điểm.
Phối nhưng tinh dịch không vào tử cung.

14


×