Tải bản đầy đủ (.docx) (243 trang)

(Luận án tiến sĩ) Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THỊ VI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG
VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2020


NGUYỄN THỊ VI

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG
VẬN DỤNG VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: LỊCH SỬ KINH TẾ
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. BÙI VĂN HƯNG
2. TS. NGÔ TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2020




iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng, luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các số liệu thu thập được hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi tự chịu
trách nhiệm về những vấn đề đã được nêu ra trong nội dung luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Vi

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự trợ giúp của rất nhiều
thầy cô, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Bùi Văn Hưng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Huy Vinh, TS. Ngô Tuấn Anh, TS. Trần
Khánh Hưng, bộ môn LSKT cùng Khoa Kinh tế học đã có những góp ý thiết thực cho
tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Viện đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giúp tôi các
thủ tục hành chính trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Để hoàn thành luận án này, tôi biết ơn người thân và gia đình đã động viên
trong suốt quá trình nghiên cứu. Và tôi dành một tình yêu đặc biệt cho 2 con gái nhỏ đó là động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này.
Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn tất cả.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vi

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................................11
1.1. Khái lược chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc trước khi gia nhập
WTO........................................................................................................................ 11
1.2. Tổng quan các chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO........................................................................................................................ 14
1.2.1. Chính sách thương mại nông nghiệp........................................................... 14
1.2.2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu...................................................................... 17

1.2.3. Chính sách hỗ trợ trong nước...................................................................... 17
1.2.4. Về hàng rào kỹ thuật thương mại nông nghiệp (TBT)................................. 22
1.3. Tổng quan những nghiên cứu chủ yếu về chính sách phát triển nông nghiệp
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.......................................................................... 23
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu......................... 24
Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC SAU KHI GIA NHẬP WTO................29
2.1. Cơ sở lý luận của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi gia
nhập WTO.............................................................................................................. 29
2.1.1. Khái quát về chính sách phát triển nông nghiệp.......................................... 29
2.1.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi
gia nhập WTO............................................................................................. 34
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước sau khi gia
nhập WTO.............................................................................................................. 43


2.2.1. Quy định của WTO đối với nông nghiệp..................................................... 43
2.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp của từng quốc gia, xu hướng và triển vọng
của thị trường nông sản thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. .49
Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO..........................................................57
3.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra khi Trung
Quốc gia nhập WTO...............................................................................................57
3.1.1. Một số chính sách phát triển nông nghiệp chủ yếu của Trung Quốc trước khi gia
nhập WTO............................................................................................................. 57
3.1.2. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc trước khi gia nhập
WTO 60
3.1.3. Một số vấn đề đặt ra đối với khu vực nông nghiệp Trung Quốc khi gia

nhập WTO.............................................................................................................66
3.2. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO........................................................................................................................ 70
3.2.1. Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO........71
3.2.2. Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO...................74
3.3. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp.......................................................... 111
3.3.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO........................................................................................................... 111
3.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp sau khi gia nhập WTO
đối với nông nghiệp Trung Quốc........................................................................115
3.4. Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO....................................................................................................... 129
3.4.1. Chính sách phát triển nông nghiệp cần sự linh hoạt và thích ứng với những cam
kết WTO............................................................................................................. 129
3.4.2. Chính sách phát triển nông nghiệp phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập................................132
3.4.3. Chính sách phát triển nông nghiệp phải góp phần thúc đẩy tự do hoá thị trường
nông sản và phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập kinh tế quốc tế...................134


3.4.4. Chính sách phát triển nông nghiệp cần chú trọng giảm thiểu hạn chế, tiêu cực phát
sinh trong hội nhập WTO.................................................................................... 135
Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 137
CHƯƠNG 4 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC SAU
KHI GIA NHẬP WTO VỚI VIỆT NAM...............................................................138
4.1. Một số chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO138
4.1.1. Bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO........................... 138
4.1.2. Khái lược một số chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia

nhập WTO................................................................................................. 141
4.2. Đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO và ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp......................................... 148
4.2.1. Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi
gia nhập WTO........................................................................................... 148
4.2.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia
nhập WTO đối với nông nghiệp................................................................ 153
4.3. Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam................161
4.3.1. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam khi gia
nhập WTO................................................................................................. 161
4.3.2. Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam................164
KẾT LUẬN............................................................................................................... 181
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................184
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 185
PHỤ LỤC................................................................................................................. 198


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nghĩa tếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

1


AMS

Aggregate Measurement of Support Tổng lượng hỗ trợ tính gộp

2

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương

3

ASEAN

Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

4

DNNN

-


5

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

6

HS

Harmonized Commodity
Description and Coding System

Hệ thống mã hóa và mô tả
hàng hóa

7

KHCN

8

MFN

Most favored nation

Tối huệ quốc


9

MOFCOM

Ministry of Commerce (China)

Bộ Thương mại Trung Quốc

10

MPS

11

NBSC

14

NDRC

15

NDT

-

Nhân dân tệ

13


NN-PTNT

-

12

NTB

Non-tariff barriers to trade

Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
Hàng rào phi thuế quan

16

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

17

PTBV

-


Phát triển bền vững

18

QCQG

-

Quy chuẩn quốc gia

19

SPS

20

STE

-

Doanh nghiệp nhà nước

Khoa học công nghệ

Hỗ trợ giá thị trường
National Bureau of Statistics of
China
National Defense Resource
Council of China


Cục thống kê quốc gia Trung Quốc
Hội đồng quốc phòng tài
nguyên quốc gia Trung Quốc

Sanitary and Phytosanitary
Standards

Tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm
dịch động, thực vật

State Trading Enterprises

Doanh nghiệp thương mại nhà
nước


TT

Từ viết tắt

Nghĩa tếng Anh

21

TBT

22

TMQT


23

TRQ

Tarrif rate qouta

Hạn ngạch thuế quan

24

USD

United States dollar

Đô la Mỹ

25

VASEP

Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam

26

VND


27

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

28

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Technical barriers to trade
-

-

Giải nghĩa tiếng Việt
Hàng rào kỹ thuật thương mại
Thương mại quốc tế

Đồng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Lợi thế tuyệt đối - số lượng đơn vị lao động sử dụng..................................37
Bảng 2.2. Lợi thế so sánh - số lượng đơn vị lao động sử dụng....................................37
Bảng 2.3. Lợi thế so sánh: sản lượng và tiêu dùng trong điều kiện tự cung tự cấp và khi
có thương mại..............................................................................................................39
Bảng 2.4. Các dạng hỗ trợ trong nước theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO...........44
Bảng 2.5. Thị phần xuất nhập khẩu nông sản của các nước OECD.............................54
Bảng 3.1. Sản lượng và Năng suất nông nghiệp của Trung Quốc so với thế giới trước
khi gia nhập WTO........................................................................................................61
Bảng 3.2. Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc trước
khi gia nhập WTO........................................................................................................63
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1970 - 2000
64
Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế Trung Quốc trước khi gia nhập WTO..................................65
Bảng 3.5. Cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc..............................................75
Bảng 3.6. Thay đổi thuế suất MFN đối với một số mặt hàng nông nghiệp quan trọng
của Trung Quốc 1992-2002.........................................................................................78
Bảng 3.7. Thuế MFN trung bình giản đơn của một số sản phẩm nông nghiệp Trung
Quốc, 2001 - 2017.......................................................................................................79
Bảng 3.8. Cơ cấu thuế quan của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015.............................80
Bảng 3.9. Hạn ngạch thuế quan và tỷ lệ lấp đầy hạn ngạch của Trung Quốc 2002-2003 82
Bảng 3.10. Hạn ngạch thuế quan và thuế suất một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng
của Trung Quốc giai đoạn 2013-2015..........................................................................83
Bảng 3.11. Hạn ngạch thuế (TRQ) đối với nhập khẩu ngũ cốc năm 2018 của Trung Quốc 84
Bảng 3.12. Các sản phẩm nông nghiệp thuộc diện chịu hạn ngạch xuất khẩu và cần có
giấy phép của Trung Quốc năm 2016..........................................................................84
Bảng 3.13. Chi tiêu chính phủ cho các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Trung
Quốc giai đoạn 2011-2015...........................................................................................86
Bảng 3.14. Chi tiêu chính phủ cho nông nghiệp của Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2014 87
Bảng 3.15. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc..................................................91



Bảng 3.16. Tài trợ cho “Bốn chương trình trợ cấp” nông nghiệp của Trung Quốc giai
đoạn 2004-2012...........................................................................................................92
Bảng 3.17. Thanh toán trợ cấp giống theo loại cây trồng qua các tỉnh ở Trung Quốc 2012 94
Bảng 3.18. Giá tối thiểu của một số sản phẩm nông nghiệp chính 2004 - 2013...........96
Bảng 3.19a. Trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc....................................................99
Bảng 3.19b. Trợ cấp hộp hổ phách của Trung Quốc..................................................100
Bảng 3.20. Tỷ trọng hỗ trợ trong nước tính theo tổng sản lượng nông nghiệp của một
số thành viên lớn của WTO.......................................................................................101
Bảng 3.21. Một số kết quả của chính sách phát triển nông nghiệp............................118
Bảng 3.22. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của nông nghiệp và dân số 119ở
Trung Quốc, 1952 – 2016..........................................................................................119
Bảng 3.23. Cơ cấu kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.................................120
Bảng 4.1. Thuế quan nhập khẩu nông sản của Việt Nam...........................................142
Bảng 4.2. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Việt Nam......................................................146
Bảng 4.3. Trợ cấp hộp Hổ phách của Việt Nam.........................................................147
Bảng 4.4. Các biện pháp miễn cam kết cắt giảm - chương trình phát triển................148
Bảng 4 5. Tổng sản lượng và lượng tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản của Việt Nam
156
trước và sau khi gia nhập WTO (2002 - 2015)...........................................................156
Bảng 4.6. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của
Việt Nam giai đoạn 2004 - 2018................................................................................158


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối quan hệ giữa chính sách, lý thuyết và thực tiễn.........................................6
Hình 2. Khung nghiên cứu của luận án..........................................................................6
Hình 2.1: Tương tác giữa ba hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội và phát triển bền vững 41
Hình 2.2. Mô hình “quả trứng” phản ánh tính bền vững..............................................43
Hình 2.3. Mô hình trình tự đánh giá tiến bộ về bền vững............................................43

Hình 2.4. Xuất khẩu một số nông sản giai đoạn 2010-2012 và 2022...........................55
Hình 2.5. Xuất khẩu sản phẩm từ gia súc và hải sản giai đoạn 2010-2012 và 2022.....56
Hình 3.1. Diện tích đất bình quân đầu người của một số quốc gia lớn (ha/người).......73
Hình 3.2. Nguồn đất sẵn có của các hộ gia đình nông thôn ở các tỉnh sản xuất ngũ cốc
lớn của Trung Quốc (2009)..........................................................................................73
Hình 3.3. Thuế suất tối huệ quốc (MFN) trung bình của Trung Quốc giai đoạn 1992-2005 77
Hình 3.4. Phân bố thuế suất áp dụng MFN của Trung Quốc giai đoạn 2011-2015......81
Hình 3.5. Trợ cấp hộp xanh lá cây của Trung Quốc (1999 - 2016)..............................90
Hình 3.6. Khung khổ chính sách nông nghiệp của Trung Quốc.................................109
Hình 3.7: Ảnh hưởng tích cực của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc...127
Hình 4.1. Cơ cấu trợ cấp hộp xanh lá cây của Việt Nam năm 2013...........................144
Hình 4.2. Vốn đầu tư phát triên nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2003-2013......150
Hình 4.3. So sánh mức hỗ trợ nông dân của Việt Nam và các nước..........................151
Hình 4.4. Tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam và một số nước trong khu vực....154
Hình 4.5. Cán cân thương mại chung và cán cân thương mại nông nghiệp..............155


13

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp là khu vực kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nó không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm
cho nhu cầu đời sống con người, mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân
lực cho hoạt động phi nông nghiệp. Sự phát triển của khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra thị
trường rộng lớn cho công nghiệp và dịch vụ; đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực
làm tăng nguồn thu ngoại tệ trong xuất khẩu và nền nông nghiệp phát triển bền vững
sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Ở các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, mặc dù nông nghiệp chỉ còn
chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong GDP (1-5%), nhưng các nước này vẫn rất chú trọng

đến sự phát triển của nông nghiệp và thực hiện phát triển theo hướng đa dạng, hiện đại,
bền vững. Điều này không chỉ liên quan đến an ninh kinh tế quốc gia trong xu thế kinh
tế thế giới có nhiều biến động, mà còn gắn với môi trường sinh thái và những vấn đề
chung của các quốc gia trong thế giới đương đại hiện nay. Đối với các nước đang phát
triển, vị trí và vai trò của nông nghiệp lại càng được chú ý hơn vì ở các nước này phần
lớn cư dân và lao động chủ yếu sống ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp cho đến nay
vẫn là nòng cốt, là trụ cột của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển của nông
nghiệp sẽ tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình công nghiệp hóa đang diễn ra tại các
nước này.
Mấy thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Nó vừa là cơ
hội vừa là thách thức với tất cả các nước trong phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế
đang lan tỏa sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc
gia. Trong xu thế hội nhập và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế, sản xuất nông
nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ các hiệp định nông nghiệp mà WTO quy định như các
vấn đề về xuất nhập khẩu nông sản, hàng rào kỹ thuật thương mại, an toàn thực
phẩm... Do vậy, việc đáp ứng những quy định ngày càng “khắt khe” của các nước phát
triển không phải là điều dễ dàng, đặc biệt với các nước chậm phát triển khi gia nhập
WTO. Thực tế, các tranh chấp thương mại trên thị trường nông sản đã diễn ra ở nhiều
nước. Vì vậy, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần có những thay đổi phù hợp
trong bối cảnh hội nhập, khi là thành viên của WTO.
Trung Quốc sau bốn thập kỷ cải cách và mở cửa (kể từ 1978 đến nay), cùng với
đà tăng trưởng chung của nền kinh tế, nông nghiệp đạt được những thành tựu quan
trọng. Nông nghiệp Trung Quốc từ trạng thái tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất


hàng hóa và phát triển hướng ra thị trường thế giới và trở thành một trong những nước
sản xuất lương thực lớn nhất thế giới. Mặc dù chỉ chiếm hơn 7% diện tích canh tác thế
giới, nhưng Trung Quốc có thể cân đối lương thực cho hơn 1/5 (tức 22%) dân số thế
giới (Trình Quốc Cường, 2008)1.
Theo "Nhân dân Nhật báo" Trung Quốc, thống kê về sản lượng lương thực

trong cả nước do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố, sản lượng lương
thực cả nước năm 2018 đạt hơn 657,9 triệu tấn (tăng gấp 4,8 lần so với năm 1949
và đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 2,6%). Như vậy, sản lượng lương
thực Trung Quốc liên tục đạt mức "tăng 15 năm liên tiếp"2. Đặc biệt, Trung Quốc có
nhiều mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới về sản lượng như: thịt lợn (46% sản
lượng thế giới), bông sợi (24%), trà (23%), lê (70%), táo (48%), đào (32%) (Ngô
Thị Tuyết Mai, 2011). Điều đó cho thấy, năng lực sản xuất tổng hợp lương thực của
Trung Quốc đã có bước đột phá về lượng và chất, đồng thời có sự đóng góp vào tăng
trưởng chung của nền kinh tế.
Trung Quốc không những có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu lương thực,
thực phẩm trong nước, mà còn đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động xuất
khẩu nông sản3. Điều quan trọng hơn, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này đã
đưa nền nông nghiệp từ kém cạnh tranh dần trở thành “nông trại của thế giới”. Hiện
Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu châu Á về xuất khẩu nông sản. Đạt
được kết quả này, một mặt Trung Quốc đã thực hiện những thay đổi, điều chỉnh một
số chính sách phát triển nông nghiệp để phù hợp quy định của WTO, đồng thời thực
hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.
Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Với
sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, tư duy về phát triển nông nghiệp đã có những thay đổi. Ngày nay, phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững trong hội nhập WTO là yêu cầu cần thiết và là nhiệm vụ
không dễ đối với Việt Nam. Một mặt, phải đối diện với áp lực cạnh tranh
1

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc có thể nuôi sống hơn 20% dân số thế giới, trong khi chỉ sở hữu 9% quỹ đất
màu mỡ và 6,6% trữ lượng nước ngọt thế giới. Điều này trở nên khả thi do năng suất của nhiều loại cây trồng tăng
lên, ví dụ như năng suất lúa ở Trung Quốc cao hơn 50% so với mức trung bình toàn cầu và năng suất lúa mì là
55%.
2
Năm 2012, sản lượng lương thực Trung Quốc đạt xấp xỉ 580 triệu tấn, tăng 18,3 triệu tấn so với năm 2011, liên

tiếp 5 năm (2008-2012) Trung Quốc duy trì sản lượng lương thực ổn định ở mức trên 520 triệu tấn.
3
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 35,6 tỷ USD (gấp
3 lần 2001), năm 2011 đạt 60,75 tỷ USD, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc
đạt 175,77 tỷ USD (tăng 12,9% so với 2011), trong đó xuất khẩu đạt 63,29 tỷ USD (tăng 4,2% so với 2011).


của thị trường thế giới; đồng thời phải tuân thủ những quy định từ sản xuất đến xuất
khẩu theo quy định của WTO và yêu cầu của thị trường toàn cầu.
Với nước ta, đây vẫn là những vấn đề mới mẻ và chưa có tiền lệ. Điều này
đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền nông
nghiệp hàng hóa nói chung. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam
đạt hơn 40 tỷ USD. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam nhiều lần bị EU từ chối nhập
khẩu do không bảo đảm yêu cầu chất lượng4.
Gia nhập WTO mang đến cho ngành nông nghiệp Việt Nam triển vọng về
một “sân chơi” lớn, đồng thời cũng phải đối diện với những “luật chơi” hết sức chặt
chẽ, đó là các quy định về an toàn thực phẩm, chất lượng, giá cả. Thực tế này đòi hỏi
chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi cho phù hợp với
khuôn khổ pháp lý của WTO đồng thời hướng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong suốt thế kỷ 20, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc,
phát triển từ sản xuất truyền thống sang giai đoạn hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những
năm đầu của thế kỷ 21, với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KHCN, toàn cầu
hóa và hội nhập, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức; tư duy về phát triển nông
nghiệp ở các nước đã có sự thay đổi.
Việc ban hành chính sách nói chung và chính sách phát triển nông nghiệp nói
riêng ở mỗi quốc gia, người ta thường dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước,
có tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới. Do đó, việc thiết kế và
điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, ngoài
căn cứ cơ sở lý luận chung và thực tiễn nước ta thì việc học tập, tham khảo kinh
nghiệm của nước ngoài là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc là hai

quốc gia nằm ở vùng châu Á, tuy quy mô và vị thế của hai nước trong nền kinh tế thế
giới có sự khác nhau, song hai nước có một số điểm tương đồng về con đường phát
triển, chính sách phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng khi gia nhập
WTO. Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cả quá trình chuẩn bị gia
nhập, đàm phán và đối sách sau khi gia nhập WTO sẽ là những bài học tham khảo
bổ ích đối với Việt Nam (Lê Hữu Tầng và Lưu Hàm Nhạc, 2002).
4

Theo vietnameconomy và VASEP


Trao đổi thương mại của Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc đã trở thành nhà
nhập khẩu đứng thứ nhì thế giới (nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng từ 243,6
tỷ USD năm 2001 lên 1.840 tỷ USD năm 2017, tăng trưởng trung bình 13,5%/năm).
Trung Quốc là quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu rất lớn và xứng đáng để Việt Nam
học hỏi những kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông
nghiệp. Do vậy, nghiên cứu những kinh nghiệm trong chính sách phát triển nông
nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn với Việt Nam trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao năng
lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh của hàng hóa nông sản mà Việt Nam đang và
sẽ xuất khẩu ra thị trường thế giới theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm
trong chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với
Việt Nam
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở
các nước sau khi gia nhập WTO
- Đánh giá những thành công, hạn chế; phân tích ảnh hưởng của chính sách phát
triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO đối với nông nghiệp và rút

ra bài học kinh nghiệm
- Luận giải khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát
triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát
triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu nội dung chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu toàn bộ các chính sách (gồm
các chính sách đối nội và đối ngoại), mà lựa chọn và tập trung vào một số chính sách
có liên quan đến hoạt động đối ngoại, cụ thể:
- Chính sách sách thuế quan và các rào cản phi thuế
- Chính sách trợ cấp xuất khẩu


- Chính sách hỗ trợ trong nước
- Chính sách thiết lập và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT)
Đây là những chính sách chịu sự ràng buộc bởi các quy tắc do WTO đặt ra khi
các quốc gia tham gia vào tổ chức thương mại thế giới. Chúng liên quan trực tiếp tới
hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp khi hội nhập thị
trường toàn cầu. Tham gia vào WTO, Trung Quốc và các nước thành viên khác phải
tuân thủ đúng các quy định mà tổ chức này đặt ra.
+ Phạm vi thời gian: 2001 - nay (đối với Trung Quốc khi là thành viên của
WTO) và 2007 đến nay (đối với Việt Nam)
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu 2 quốc gia: Trung Quốc và Việt
Nam
4. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Gia nhập WTO ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nông nghiệp và chính sách
phát triển nông nghiệp Trung Quốc như thế nào?

(ii) Những thay đổi căn bản của chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO là gì? Ảnh hưởng của nó đối với ngành nông nghiệp của
Trung Quốc? lĩnh lực nào chịu ảnh hưởng nhiều và bài học kinh nghiệm rút ra
là gì?
(iii) Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển
nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam đến đâu?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận - khung nghiên cứu của luận án
Khi tham vấn xây dựng chính sách cho chính phủ, các nhà hoạch định chính
sách thường dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách đó. Khung lý
thuyết là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, trong khi đó những khía cạnh về điều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường là cơ sở thực tiễn để hoạch định cũng như thực
thi chính sách.
Vì vậy, nghiên cứu của luận án cũng được tiếp cận dựa trên mô hình này. Để
đạt mục tiêu nghiên cứu, khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
Tương tác giữa các yếu tố thúc đẩy sự điều chỉnh, thích nghi và hoàn thiện

Lý thuyết (Theories)

Chính sách (Policies)


Nguyên tắc quốc tế và quan điểm chính phủ

Thực tiễn (Practics)

Hình 1. Mối quan hệ giữa chính sách, lý thuyết và thực tiễn
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ và nhóm tác giả (2009)

Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chính sách phát triển
nông nghiệp

Bối cảnh quốc tế:

Điều kiện trong nước:
- Tiến trình hội nhập

(1) Đặc điểm của thị
trường nông sản thế
giới

- Mục tiêu của ngành




(2) Quy định của
WTO đối với NN
- Mở cửa thị trường
(hàng rào thuế quan và
phi thuế)
- Trợ cấp nông nghiệp
- Thiết lập và hoàn thiện
hàng rào kỹ thuật
thương mại

Đánh giá
Tích cực
Hạn chế


- Quy mô tổ chức
sản xuất
- Kỹ thuật canh
tác, sản xuất, chế
biến
- Năng suất nông
nghiệp, năng suất
lao động

Phân tích ảnh hưởng
- Tích cực
- Hạn chế

Luận giải khả năng vận dụng
kinh nghiệm trong chính
sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc với Việt Nam.

Điểm tương đồng và khác biệt
giữa Trung Quốc và Việt Nam

Hình 2. Khung nghiên cứu của luận án
Nguồn: Tác giả luận án xây dựng

5.2. Cơ sở lý thuyết của chính sách phát triển nông nghiệp trong thương mại quốc tế
• Lý thuyết lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh được sử dụng làm cơ sở khoa học cho phân tích trong
luận án vì theo lý thuyết này các nước khi tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu
đều phải khai thác lợi thế này nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia mình.

Để phát triển nông nghiệp, các quốc gia đều muốn khai thác lợi thế so sánh. Nói
cách khác là khai thác lợi thế, tạo dựng năng lực cạnh tranh cho quốc gia mình. Trung


Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, mục tiêu lớn của họ là vấn đề đảm bảo an
ninh lương thực. Tuy vậy, trao đổi thương mại quốc tế cho phép mang lại những kết
quả quan trọng khi họ tận dụng tối đa lợi thế so sánh. Lợi ích đó không chỉ đối với nền
kinh tế nói chung, mà ngay cả với khu vực nông nghiệp khi độ “mở cửa” chưa lớn nếu
so sánh giá trị xuất khẩu nông nghiệp với quy mô kinh tế. Lợi thế so sánh trong thương
mại quốc tế không chỉ mang lại sự đa dạng về chủng loại, chất lượng hàng hoá, mà còn
có tác dụng kích thích tăng trưởng, nâng cao mức sống của cư dân toàn thế giới.
• Lý thuyết phát triển bền vững
Phát triển bền vững được hiểu trên ba giác độ cơ bản:
- Phát triển đạt mục tiêu về kinh tế
- Phát triển đảm bảo mục tiêu xã hội, như xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập
- Bảo vệ môi trường sinh thái
Đối với một quốc gia đông dân (1,42 tỷ người), Trung Quốc luôn đặt mục tiêu
quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực và khả năng tự cung cấp lương thực trong
nước, đáp ứng nhu lương thực của 1,42 tỷ người. Tuy nhiên, nguồn cung còn nhiều hạn
chế, tiềm năng và năng suất đất đai có giới hạn, lại có xu hướng giảm dần do công
nghiệp hoá và đô thị hoá. Vì vậy, nâng cao năng suất nông nghiệp trong nhiều năm
trước đây đã được thực hiện thông qua tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học.
Điều này cũng khiến cho chất lượng đất đai, chất lượng môi trường bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Trong khi đó, phát triển bền vững là yêu cầu bức thiết đặt ra trong phát
triển kinh tế hiện nay nên Trung Quốc phải kết hợp vừa khai thác tiềm năng, lợi thế
trong nước và các cơ hội quốc tế để phát triển nông nghiệp bền vững.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
-

Thu thập dữ liệu: số liệu sử dụng cho luận án chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được

tác giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã được công bố chính thức,
có nguồn gốc từ:

-

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Cục Hải quan Trung Quốc, Cục Thống kê Trung
Quốc

-

Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, Tổng Cục Hải quan Việt Nam... các báo cáo trên trang web chính thức của
WTO

-

Niên giám thống kê các năm của Trung Quốc và Việt Nam, tổ chức FAO, OECD

-

Trích dẫn từ các nghiên cứu của các học giả, các nhà khoa học, các chuyên gia


trong và ngoài nước được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và
quốc tế
-

Số liệu thống kê được đăng tải trên các trang web của các đơn vị đã nêu ở trên
(bằng tiếng Việt, Tiếng Anh).


-

Cách thức xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập được tác giả tập hợp, phân
nhóm theo phương pháp thống kê mô tả và được thể hiện qua các bảng, biểu và
hình vẽ, phản ánh tình hình phát triển nông nghiệp của Trung Quốc và Việt Nam
theo tiến trình thời gian.

5.4. Các phương pháp nghiên cứu
Để phân tích và đánh giá các tác động của chính sách phát triển nông nghiệp
Trung Quốc tới nền nông nghiệp ở nước này, tác giả luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh và suy luận để tìm ra những mặt đạt được và hạn chế của chính
sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc; tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam, điểm tương
đồng và khác biệt trong việc thực hiện các cam kết WTO. Trong nghiên cứu, tác giả sử
dụng chủ yếu phương pháp so sánh để luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm trong
chính sách để phát triển nông nghiệp Trung Quốc gắn với thực tiễn Việt Nam.
Do đề tài luận án nghiên cứu theo chuyên ngành Lịch sử kinh tế, nên tác giả
luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Cụ
thể, theo phương pháp nghiên cứu lịch sử, tác giả nhìn nhận sự vật hiện tượng theo tiến
trình lịch sử diễn ra trong quá khứ (qua các mốc thời gian), và phương pháp logic giúp
cho tác giả sâu chuỗi các sự kiện để thấy được mặt bản chất của vấn đề cần nghiên
cứu. Phương pháp phân kỳ lịch sử cũng được tác giả sử dụng để tìm hiểu sâu hơn thấy
được các đặc trưng của sự vật hiện tượng trong các giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phương pháp mô hình hoá cũng được sử dụng kết hợp trong việc xây dựng
khung nghiên cứu của luận án, đồng thời phân tích mối quan hệ nguyên nhân – kết quả
của các chính sách phát triển nông nghiệp đối với những thành tựu mà nền nông
nghiệp Trung Quốc đã đạt được thời gian qua.
Để đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên nền nông nghiệp của Trung Quốc sau
WTO (do hạn chế về thu thập số liệu), tác giả không sử dụng phương pháp nghiên cứu

định lượng (tức là dùng mô hình kinh tế lượng để xác định các tác động của các chính
sách tới nền nông nghiệp), thay vào đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định tính bằng việc phân tích, tổng hợp và lý giải các những nhận xét, đánh giá


của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách trong nước cũng như
nước ngoài về mối quan hệ giữa chính sách của Trung Quốc đối với nông nghiệp nói
riêng, nền kinh tế nói chung.
6. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
(i) Xây dựng khung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp trên trong bối cảnh
gia nhập WTO. Cụ thể, cơ sở lựa chọn chính sách, triển khai chính sách, kết quả
chính sách và điều kiện vận dụng chính sách được nghiên cứu.
(ii) Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nội suy và ngoại
suy, nghiên cứu biến động của nông nghiệp Trung Quốc, đánh giá hiện trạng nông
nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm từ chính
sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.
Những đóng góp mới về phương diện thực tiễn, những phát hiện, đề xuất mới rút
ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc có sự điều chỉnh linh
hoạt để thích ứng với những cam kết WTO, các chính sách được phối hợp đồng bộ đã
đem lại hiệu ứng tích cực với sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
Thứ hai, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có
ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức
trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung
Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo
thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng chính sách
phát triển nông nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam

tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị trường
nông sản thế giới, Việt Nam cần đưa ra những cảnh báo sớm để ứng phó với hàng rào kỹ
thuật thương mại của nước đối tác, đồng thời hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại trong
nông nghiệp; (iii) Chính sách hỗ trợ trong nước theo hướng tăng cường các công cụ
theo phân loại của WTO để đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập bền vững và bước lên
tầm cao mới; (iv) Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp cần có sự phối hợp giữa
các cơ quan, bộ, ban ngành; các địa phương chú trọng hoàn thiện quy hoạch sản xuất
và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất,
chế biến.
7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, hình, danh mục các từ viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có
liên quan đến đề tài luận án và phụ lục, luận án được chia thành 4 chương với kết cấu
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp ở
các nước sau khi gia nhập WTO
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau
khi gia nhập WTO
Chương 4: Khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chính sách
phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nông nghiệp Trung Quốc là mảng đề tài được rất nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đây là một quốc gia đất rộng người

đông với dân số hơn 1,4 tỷ người. Hơn nữa, nền nông nghiệp Trung Quốc bị chi
phối bởi các mô hình phát triển kinh tế ở các thời kỳ trước và sau cải cách, mở cửa.
Gần đây, sau khi gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc có nhiều thay đổi. Do đó,
an ninh lương thực và những lợi thế trong trao đổi thương mại cũng là nội dung có
tầm quan trọng đặc biệt trong các nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học và
các học giả trong và ngoài nước.

1.1. Khái lược chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc trước khi gia
nhập WTO
Giai đoạn trước 1978
Sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957), trong giai đoạn 1958 - 1978,
Trung Quốc đã thực hiện nhiều phong trào: Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa,
Bốn hiện đại hóa. “Đại nhảy vọt” (1958 - 1965) là một chiến dịch của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, trong đó yêu cầu tất cả người dân Trung Quốc phải tham gia sản xuất
thép, nông dân buộc phải dồn sức vào nhiệm vụ này nên sao nhãng việc đồng ruộng
vốn là công việc chủ đạo của họ, dẫn tới nông dân bỏ hoang mùa vụ. Về nông nghiệp,
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các “công xã nhân dân” (quy mô mỗi công xã
nhân dân rất lớn: phạm vi một huyện, khoảng 5.000 hộ nông dân). Năm 1958, phần
lớn các hộ nông dân đã được đưa vào các công xã. Đây là giai đoạn khắp nông thôn
Trung Quốc tiến hành tập trung tư liệu sản xuất của nông dân, kinh tế phụ gia đình bị
xóa bỏ và thực hiện chính sách “phân phối bình quân” theo phương châm “cả nước ăn
chung một nồi cơm to, cả nước cùng quá độ nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội, càng nghèo
càng cách mạng”. Tư tưởng “tả khuynh” trong phát triển đã khiến cho nền kinh tế
Trung Quốc đứng trước những hậu quả nghiêm trọng.
Sản lượng lương thực năm 1960 sụt giảm xuống còn 160 triệu tấn, hàng năm
Trung Quốc phải nhập một khối lượng lương thực bằng khoảng hơn 30% tổng giá trị
hàng hóa nhập khẩu. Đây là một thảm họa kinh tế dẫn tới “nạn đói lớn”, một nạn đói toàn
quốc đã lấy đi khoảng 40 triệu sinh mạng. Từ năm 1966 đến 1976, Trung Quốc thực hiện
phong trào “Đại cách mạng văn hóa vô sản”, công nghiệp nặng lại tiếp tục được tập
trung



phát triển. Sản xuất nông nghiệp ngày càng trì trệ, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, năng
suất và thu nhập của người lao động thấp. Tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm bình quân
0,4%. So với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) sản xuất ngũ cốc chỉ còn 15%.
Chính sách “Bốn hiện đại hóa” trong giai đoạn 1976 - 1978, dẫn đến hàng
năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lương thực và thực phẩm chiếm tới 20%
tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Có thể thấy, trong các chính sách này, tư tưởng “tả
khuynh”, chủ quan, nóng vội đã không mang lại kết quả mong muốn. Cuối cùng, nền
kinh tế rơi vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng trầm trọng mà người Trung Quốc đã
đúc kết lại trong ba từ “Tử - lãn - cùng”. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc đã nhận
thức, đánh giá lại thực trạng nền kinh tế và chủ trương cải cách, mở cửa năm 1978. Kể
từ đó, Trung Quốc bước sang giai đoạn mới của sự phát triển5.
Giai đoạn 1978 – trước khi gia nhập WTO
Đề cập đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau khi nước
này tiến hành chính sách cải cách và mở cửa từ năm 1978, có rất nhiều công trình
nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới và của Trung Quốc. Tất
cả các nghiên cứu này đều xoay quanh chủ đề về đường lối, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân (gọi là Tam nông) ở Trung Quốc. Nhiều tác giả đi sâu
nghiên cứu về lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, các phương pháp nâng cao năng
suất lao động và chuyên môn hóa. Nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế chính sách
chuyển đổi nền nông nghiệp Trung Quốc từ sản xuất tự cung tự cấp sang nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về những thay đổi
trong cơ chế chính sách nhằm xóa bỏ các rào cản trong nông nghiệp để giải phóng sức
sản xuất, nghiên cứu về chế độ khoán tới hộ nông dân trong thập niên 80 của thế kỷ
trước. Tiêu biểu như các tác giả có các công trình nghiên cứu được đề cập dưới đây:
Yiphing Huang (1997) đã phân tích nhiều khía cạnh trong công cuộc cải cách nền
nông nghiệp Trung Quốc từ sau khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa (1949) cho đến những năm 1990. Cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ
cuối năm 1978. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã coi

“Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân và nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt
là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”. Với tinh
thần ấy, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh
phải quan tâm đầy đủ tới lợi ích vật chất của người lao động, phải trả thù lao cho xã viên
theo số lượng và chất lượng lao động, kiên quyết chống “chủ nghĩa bình quân” trong
phân
5

Dẫn theo giáo trình Lịch sử kinh tế, chủ biên: Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (2013).


phối.
Trong nông nghiệp, chế độ công xã nhân dân được xóa bỏ, thay vào đó Trung
Quốc đã thực hiện “chế độ khoán hộ” trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán thực
chất là hình thức lao động hợp đồng, được ký kết giữa 3 bên: nhà nước, tập thể, hộ hay
nhóm hộ nông dân. Sau khi ký kết, các đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch của nhà nước
và điều kiện cụ thể để giao ruộng đất và các tư liệu sản xuất cho các hộ hoặc nhóm hộ
nhận khoán kinh doanh. Chế độ khoán ở nông thôn Trung Quốc là hình thức cụ thể
của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Nhờ đó, người nông dân
đã phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, sức sản xuất trong nông
nghiệp nông thôn được giải phóng. Từ 1979 đến 1984 sản phẩm nông nghiệp tăng 7,4
%/năm và sản lượng ngũ cốc tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 5%. Từ 1982
đến 1984, sản lượng ngũ cốc tăng trưởng khá “ngoạn mục”, trung bình khoảng 8%/năm.
Cải cách trong nông nghiệp Trung Quốc được đánh giá là rất thành công với
kỷ lục tăng trưởng cao trong sự trỗi dậy của giai đoạn đầu cải cách được gọi là "điều
kì diệu" (Huang, 1997). Tuy nhiên, sau năm 1985 khi chính phủ thúc đẩy cải cách thị
trường, các vấn đề bức thiết lại nằm ở chính lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng
nông nghiệp giảm (trở lại mức dưới 4%). Tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,8%
trong suốt thời kỳ 1985-1994. Mặc dù tỷ lệ này không thấp so với tiêu chuẩn quốc tế,
nhưng ở Trung Quốc nó được coi là sự sụt giảm đáng kể. Sản lượng ngũ cốc chỉ tăng

0,9% mỗi năm, giảm lần đầu tiên vào năm 1985 sau đó thấp hơn ở các năm 1988,
1991, 1994. Giá cả trong nông nghiệp tăng lên và sản lượng ngũ cốc giảm đã gây ra
vấn đề kinh tế vĩ mô nghiêm trọng.
Theo Cục thống kê Trung Quốc, giá thực phẩm tăng khoảng 32% năm 1994. Áp
lực lạm phát cao tác động đến chi phí tiêu dùng, làm tăng chi phí sản xuất đã ảnh
hưởng đến ngân sách nhà nước. Sự đối lập sâu sắc giữa nền nông nghiệp giai đoạn
trước và sau năm 1985 là do chính sách cải cách nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu
chỉ ra rằng, chính phủ giảm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Mặc dù
vậy, chúng ta vẫn phải ghi nhận, những cải cách quyết liệt từ cuối năm 1978 đã giúp
hàng triệu người dân Trung Quốc thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo của Trung Quốc đã giảm từ
53% (năm 1981) xuống còn 8% vào năm 20016.
Giai đoạn đàm phán, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã có
những thay đổi trong chính sách thuế quan và các rào cản phi thuế. Thuế nhập khẩu
nông sản giảm dần để phù hợp với lộ trình gia nhập (Martin, 2001; J. Huang and S.
6

Cục Thống kê Trung Quốc.


×