Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Phiêu Sinh Thực Vật Trong Ao Nuôi Cá Tai Tượng Ở Mỹ Phụng - Phong Điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.1 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

HỨA THANH TUẤN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHIÊU SINH THỰC VẬT
TRONG AO NUÔI CÁ TAI TƢỢNG Ở MỸ PHỤNG –
PHONG ĐIỀN – TP CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn
TRẦN CHẤN BẮC

Cần Thơ, 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

HỨA THANH TUẤN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHIÊU SINH THỰC VẬT
TRONG AO NUÔI CÁ TAI TƢỢNG Ở MỸ PHỤNG –
PHONG ĐIỀN – TP CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn


TRẦN CHẤN BẮC

Cần Thơ, 2010


LỜI CẢM TẠ

Trước tiên em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Chấn
Bắc đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
bộ môn Khoa Học Môi Trường, Khoa Môi Trường và Tài
Nguyên Thiên Nhiên đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú cùng cán bộ địa
phương tại ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TP Cần Thơ đã giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn trong lớp khoa học môi trường K32 đã
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là trong giai đoạn
thực hiện đề tài.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!
Cần Thơ, tháng 05 năm 2010


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1:Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng
ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................................................... 21
Hình 2: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng
ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................................................... 23
Hình 3: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV của Ao 1 ở

rạch Cùng ấp Mỹ Phụng - Phong Điền – TPCT .................................... 25
Hình 4: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV của Ao 2 ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT .................................... 26
Hình 5: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng
ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................................................... 28
Hình 6: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng
ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................................................... 30
Hình 7: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV của Ao 1 ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT .................................... 31
Hình 8: Biểu đồ biến động thành phần loài PSTV của Ao 2 ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT .................................... 33
Hình 9: Biểu đồ biến động số lượng PSTV giữa các ao ở rạch
Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ........................................... 36
Hình 10: Biểu đồ biến động số lượng PSTV giữa các ao ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT .................................... 41


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG 3.1: Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng ........17
BẢNG 4.1: Thành phần loài PSTV ở các ao nuôi cá tai tượng
- ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TP Cần Thơ .........................................18
BẢNG 4.2: Tỷ lệ thành phần loài giữa rạch cùng và hai ao
nuôi cá tai tượng ở ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TP Cần Thơ .............19
BẢNG 4.3: Biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng ấp
Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT .........................................................22
BẢNG 4.4: Biến động thành phần loài PSTV của Ao 1 ở rạch
Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ...........................................23
BẢNG 4.5: Biến động thành phần loài PSTV của Ao 2 ở rạch
Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ...........................................25
BẢNG 4.6: Tỷ lệ thành phần loài giữa rạch cùng và hai ao nuôi

cá tai tượng ở ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..............................27
BẢNG 4.7: Biến động thành phần loài PSTV ở rạch Cùng ấp
Mỹ phụng – Phong Điền – TPCT ..........................................................29
BẢNG 4.8: Biến động thành phần loài PSTV của Ao 1 ở rạch
Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ...........................................30
BẢNG 4.9: Biến động thành phần loài PSTV của Ao 2 ấp Mỹ
Phụng – Phong Điền – TPCT ................................................................32
BẢNG 4.10 Số lượng phiêu sinh thực vật ở mỗi thủy vực theo
thời gian ở rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................34


BẢNG 4.11 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ....................................37
BẢNG 4.12 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày của
Ao 1 ở rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ........................38
BẢNG 4.13 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày của
Ao 2 ở rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ........................39
BẢNG 4.14 Số lượng phiêu sinh thực vật ở mỗi thủy vực theo
thời gian ở rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ..................40
BẢNG 4.15 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày ở
rạch Cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ....................................42
BẢNG 4.16 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày của
Ao 1 ở rạch cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ........................43
BẢNG 4.17 Số lượng cá thể các ngành tảo qua các ngày của
Ao 2 ở rạch cùng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – TPCT ........................44
BẢNG 4.18 Chỉ số đa dạng của phiêu sinh thực vật tại các
thủy vực qua các lần thu mẫu của hai chu kỳ ở rạch cùng ấp Mỹ
Phụng – Phong Điền – TPCT ................................................................45



MỤC LỤC
CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU .........................................................................1
CHƢƠNG II: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................3
2.1 Tổng quan về một số loài tảo thƣờng gặp trong thủy vực ................3
2.2 Một số yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến tảo ..................................6
2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến tảo và môi trƣờng
nƣớc của các tác giả trong và ngoài nƣớc ..............................................8
CHƢƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......13
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................13
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................13
3.3 Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................13
3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................16
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ...........................................17
4.1 Sự biến động thành phần giống loài phiêu sinh thực vật ..................17
4.2 Biến động thành phần phiêu sinh TV theo từng chu kỳ thu mẫu......18
4.3 Sự biến động số lƣợng phiêu sinh thực vật ......................................32
4.4 Biến động chỉ số đa dạng tại các thủy vực qua các lần thu mẫu của
hai chu kỳ .............................................................................................43
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................46
5.1 Kết luận ..........................................................................................46
5.2 Kiến nghị ........................................................................................46


CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nƣớc ta, ngành đã tạo đƣợc việc
làm và từng bƣớc làm thay đổi đời sống nông dân. Sản lƣợng thủy hải sản
khai thác hàng năm không những giải quyết đƣợc nhu cầu thực phẩm,
tăng thu nhập cho ngƣời dân trong nƣớc mà còn đóng góp lớn vào kim

ngạch xuất khẩu.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích mặt nƣớc rộng lớn
khoảng 954.350 hecta (chƣa kể sông) chiếm 29,7% tổng diện tích đồng
bằng, trong đó tổng diện tích thủy vực nƣớc ngọt (ao, hồ, mƣơng, ruộng
lúa) có khả năng sử dụng là 387.865 hecta (theo số liệu thống kê của tổng
cục thuỷ sản 3/1990). Đây là tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng các
loài thủy hải sản, tận dụng lợi thế này ngƣời dân vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long đã đẩy mạnh các mô hình nuôi cá nƣớc ngọt có giá trị kinh tế
nhƣ: cá sặc rằn, cá tai tƣợng, … với nhiều hình thức nuôi phổ biến nhƣ:
cá – lúa, cá – mƣơng vƣờn, mô hình VAC, VACB đã tạo nguồn thu nhập
đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống
(Nguyễn Thanh Phƣơng, L.X. Sinh, N.T. Toàn, M.V. Văn, T.T.T. Hiền
Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ, Việt Nam, 1998).
Hiện nay, mặc dù khoa học kỷ thuật ngày càng tiến bộ nhƣng nghề
nuôi cá ngƣời dân vẫn dựa vào kinh nghiệm cổ truyền nên các yếu tố về
chất lƣợng nƣớc nuôi, đặc biệt là yếu tố sinh học hầu nhƣ không đƣợc
quan tâm và theo dõi thƣờng xuyên, trong khi đó phiêu sinh thực vật là
loài thủy sinh vật đóng vai trò quan trọng trong thủy vực, chúng có khả
năng sử dụng trực tiếp các chất vô cơ ở môi trƣờng để tổng hợp nên chất
hữu cơ cho cơ thể sống thông qua quá trình quang hợp. Cá là loài sinh vật
sử dụng chất hữu cơ có sẳn để tổng hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển
1


của chúng. Chính vì vậy phiêu sinh thực vật là mắc xích đầu tiên trong
chuỗi thức ăn, là cơ sở hình thành chất sống trong thủy vực, vì vậy vai trò
của phiêu sinh thực vật trong thủy vực càng trở nên quan trọng. Theo
giáo sƣ G.G. Vinbe ( 1965) khẳng định: “ không có tảo sẽ không có nghề
cá ” . Mặc dù phiêu sinh thực vật đóng vai trò quan trọng nhƣng bên cạnh
đó, sự phát triển quá mức của phiêu sinh thực vật khi bị chết sẽ gây ra

hiện tƣợng thiếu ôxy trong thủy vực, ô nhiễm môi trƣờng hay sự “ nở
hoa” của tảo hình thành nên các chất độc nhƣ: Phênôn, Indôn, … gây chết
hàng loạt các loài cá, nhuyển thể, một số loài thủy sinh vật khác, thẩm chí
còn gây bệnh cho ngƣời (Lam Mỹ Lan, 2000).
Từ những đặc điểm trên cho thấy phiêu sinh thực vật có lợi và cũng
có hại đến thủy vực, đặc biệt là năng suất cá trong ao nuôi, do vậy việc
nghiên cứu phiêu sinh thực vật và những biến đổi của chúng trong môi
trƣờng nƣớc là việc làm rất cần thiết để từ đó có sự tận dụng hợp lý, theo
dõi và xử lý tốt môi trƣờng, hạn chế những bất lợi, phát huy đƣợc ƣu thế
của thực vật phù du.
Từ những thực tế cần thiết và quan trọng nêu trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Đặc điểm phiêu sinh thực vật trong ao nuôi cá Tai
Tƣợng ở Mỹ Phụng – Phong Điền – Tp Cần Thơ ”
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thành phần giống loài và sinh lƣợng phiêu sinh thực vật
và ảnh hƣởng của chúng đến các ao nuôi cá Tai Tƣợng ở Mỹ Phụng –
Phong Điền – Tp Cần Thơ.

2


CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỒNG QUAN VỀ MỘT SỐ LOÀI TẢO THƢỜNG GẶP
TRONG THỦY VỰC.
2.1.1 Tảo lam (Cyanophyta)
Tảo lam có khoảng 160 giống, 1500 loài phân bố trên toàn cầu. Tế
bào chƣa có nhân điển hình, không có màng nhân mà chỉ có vùng nhân,
sắc tố phân bố trong phiến đôi, không có sắc lạp mà có phiên đôi gọi là
Thylakoid để chứa sắc tố. Sắc tố gồm chlorophyl-a, β-caroten,

Xanthophyl. Ngoài ra tảo lam còn có hai sắc tố phụ trội là c-phycocyanin
có màu lam và phycoerytrin có màu đỏ. Hai sắc tố màu có ở tảo lam phân
bố ở nơi thiếu ánh sáng giúp cho tảo quang hợp.
Nhiều loài sống đƣợc trong nƣớc nóng 65-68oC có khi lên đến
78oC (Hộ, 1972), nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tảo nƣớc ngọt
là 30oC.
Tảo lam phân bố khắp nơi: ao, hồ, sông, suối, vỏ cây, đất ẩm (Lan,
2000) và sống ở nơi chứa nhiều chất hữu cơ (Hộ, 1972 và Sản, 2000).
Tảo lam nhƣ Microcystis, Anabaena, Anabaenopsis phát triển mạnh trong
ao, hồ gây độc môi trƣờng.
Phân bố khắp nơi: nƣớc ngọt, lợ, mặn trong ao hồ, suối, trên hoặc
trong đất, vách đá ẩm, trong tuyết.
2.1.2 Tảo mắt (Euglenophyta)
Tảo mắt có khoảng 40 giống, 800 loài phân bố trên toàn cầu.
Tảo mắt phân phố ở hầu hết các thủy vực nƣớc ngọt. Chúng
thƣờng tạo hiện tƣợng “nở hoa” ở các thủy vực giàu chất hữu cơ hay các
vực nƣớc sinh hoạt, các thủy vực bị ô nhiễm bởi phân thải. Khi phát triển
mạnh, làm cho nƣớc có màu xanh lục (Euglena viridis), màu đỏ (Euglena
3


sanguineae), màu nâu (Trachelomonas). Ngoài ra có nhiều giống loài tảo
mắt phân bố ở nƣớc lợ, ven biền nhƣ Eutreptia.
Tảo mắt thƣờng xuất hiện vào mùa ấm, có nhiệt độ cao, ánh sáng
đầy đủ.
2.1.3 Tảo khuê (Bacillariophyta)
Tảo khuê có khoảng 200 giống (Bold và Wynne, 1978) và 6.000
loài (Chapmn, 1973). Theo Round và Crawford (1990) co khoảng 250
giống và 100.000 loài phân bố rộng ở khắp các loại hình thủy vực, sống
tự dƣỡng là chính, thích ánh sáng yếu.

Tảo khuê phân bố rộng trong các thủy vực dƣới dạng sống phiêu
sinh hay dạng sống đáy. Tảo khuê sống đáy có thành phần giống loài
phong phú hơn tảo sống phiêu sinh nhƣng sinh khối thấp hơn.
Ngoài yếu tố N, P, Fe đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của
tảo khuê. Ở các thủy vực có hàm lƣợng Fe cao, tảo khuê phát triển tốt.
Mật độ của tảo khuê trong nƣớc biến thiên tùy tháng, sự biến thiên
tùy thuộc vào nồng độ PO4 và NO3 của nƣớc, nó cũng tùy thuộc vào nồng
độ SiO2 có trong nƣớc (Hộ, 1972).
Tảo khuê phân bố rộng các thủy vực nƣớc ngọt nhƣ ao, hồ, sông,
suối ở vùng nƣớc lợ, mặn. Một số loài sống trong đất hoặc sống trên cạn,
trên các tảo khác hoặc thực vật thƣợng đẳng. Một số loài sống đáy.
Ở nƣớc ngọt, tảo khuê gây hiện tƣợng tảo nở hoa chủ yếu do
Melosira, Asterionella, Fragilaria, Tabellaria, Cyclotella.
2.1.4 Tảo lục (Chlorophyta)
Đây là ngành lớn, sống đƣợc ở tất cả các môi trƣờng (nhƣ đất,
nƣớc và không khí), theo Alexopoulos và Bold (1967) tảo lục có khoảng
425 giống và 6.500 loài: nhƣng theo Prescott (1969) có khoảng 20.000

4


loài khác nhau phân bố trên toàn cầu, phân biệt đƣợc nhờ màu lục của
diệp lục tố.
Tảo lục phân bố khắp nơi có ánh sáng, 90% giống loài phân bố ở
nƣớc ngọt, trên thân cây, vách đá, ngay trên đất ẩm. Đa số tảo lục sống
phiêu sinh tự do, một số sống bì sinh, ngoại sinh hoặc ký sinh. Khoảng
10% tảo lục phân bố ở biển.
Bộ tảo lục phân bố chủ yếu ở các thủy vực nƣớc tĩnh, động hoặc
chảy yếu, giàu chất dinh dƣỡng (Tiến 1997).
Tảo lục rất dễ tạo nên hiện tƣợng hoa nƣớc nhƣ các giống loài

Chlorella, Chlamydomonas, Ankistrodesmus, Scenedesmus làm nƣớc có
màu đỏ.
Volvox phát triển mạnh ở ao, rãnh hồ nƣớc ngọt có hàm lƣơng dinh
dƣỡng phong phú, nhiệt độ ấm áp, Cladophora glemerata sống ở các
dòng sông nƣớc chảy mạnh.
2.1.5 Tảo vàng kim (Chrysophyta)
Tảo vàng kim có khoảng 200 giống, 1000 loài phân bố trên toàn
cầu.
Khi tảo còn sống có màu vàng kim nhƣng khi chết lại có màu lục.
Ở môi trƣờng nhiều chất hữu cơ tảo có màu lục.
Kim tảo phân bố khắp nơi, thƣờng gặp ở vĩ độ ôn hòa, sống chủ
yếu ở các thủy vực nƣớc ngọt, sạch có độ trong cao, độ cứng thấp. Ít gặp
ở thủy vực nƣớc thải.
Tảo vàng kim chịu đƣợc ở nơi tinh khiết nhƣ Dinobryon divergens
chỉ sống trong nƣớc chứa rất ít muối khoáng vào khoảng 0.005 đến 0.01
mg/g phosphor (Hộ, 1972).

5


Chromulina phát triển mạnh làm nƣớc có màu vàng nâu, làm thức
ăn tốt cho giáp xác và cá. Một số loài Mallomonas có thể gây hiện tƣợng
nở hoa trong thủy vực.
2.1.6 Tảo vàng (Xanthophyta)
Tảo vàng có khoảng 100 giống và 600 loài phân bố trên toàn cầu.
Khi tảo còn sống có màu lục, khi chết có màu xanh lam.
Tảo vàng phân bố ở nƣớc ngọt, chiếm ¾ tổng số loài. Tảo vàng
sống chủ yếu trong các thủy vực nƣớc chảy chậm và tƣơng đối sạch. Chỉ
một vài loài phân bố ở biển.
2.1.7 Tảo giáp (Pyrrophyta)

Một số loài tảo giáp khi phát triển mạnh gây ra màu nâu, đỏ cho
vực nƣớc tảo hiện tƣợng xích triều (Red tide). Hiện tƣợng này thƣờng xảy
ra ở vùng ven biển và cửa sông. Tảo tiết chất độc thải ra môi trƣờng nƣớc
hoặc tích lũy trong các sinh vật trong chuỗi thức ăn. Chất độc này là
nguyên nhân gây chết cá và ngộ độc cho con ngƣời khi ăn các loài
nhuyễn thể hay cá bị nhiễm độc.
(Nguồn: Thực vật thủy sinh, Lam Mỹ Lan, 2000)
2.2 MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẢO.
2.2.1 Nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hƣởng đến sự phân tầng của thực vật thủy sinh. Đối
với thực vật thủy sinh thích hợp nhiệt độ cao tập trung ở tầng mặt. Nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển thực vật thủy sinh là 15-30oC. Tuy nhiên
một số giống tảo có khả năng sống ở nơi tuyết phủ (dƣới O oC) hay suối
nƣớc nóng (78oC) (Lan, 2000).
Việc gia tăng nhiệt độ của sông có thể làm thay đổi cấu trúc của hệ
sinh thái. Nhiệt độ nƣớc tăng dẫn đến sự suy giảm hàm lƣợng oxy hòa tan
làm xúc tiến sự phát triển của sinh vật phù du, nhiệt độ nƣớc sông lớn
6


hơn 32oC thì các loài tảo lục và tảo lam chịu nhiệt tốt sẽ phát triển cực đại
(LVTN Nhi, 1998).
2.2.2 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hƣởng đối với thực vật trên cạn nhiều hơn thực vật
thủy sinh sống chủ yếu dị dƣỡng và quang tự dƣỡng. Do đó, hầu hết thực
vật thủy sinh sống tập trung ở tầng mặt để tận dụng nguồn ánh sáng mặt
trời. Do đó, ánh sáng cũng ảnh hƣởng đến sự phân tầng của thực vật thủy
sinh (Lan, 2000).
2.2.3 Độ đục
Yếu tố này gián tiếp ảnh hƣởng đến sinh vật thông qua yếu tố ánh

sáng. Những nơi nƣớc đục cƣờng độ ánh sáng sẽ thấp, quang hợp của tảo
bị giảm nên năng suất sinh học thấp (Bá, 2002).
2.2.4 DO
Là yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống của sinh vật. Ở môi
trƣờng nƣớc, hàm lƣợng oxy phân bố không đồng đều và phụ thuộc nhiều
vào yếu tố môi trƣờng, oxy hòa tan trong thủy vực chủ yếu đƣợc cung
cấp từ sự khuếch tán oxy không khí nhƣng bằng cách này oxy khuếch tán
vào nƣớc rất chậm. Nguồn oxy do tảo quang hợp là ổn định và quan trọng
nhất cho thủy vực (Tuyền, 2001).
Nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc thay đổi theo mùa vụ, thời tiết, độ
sâu, sự phát triển của thực vật trong thủy vực.
2.2.5 Nitơ (N)
Thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng NH4+ hoặc NO3- . Nồng độ của
các hợp chất này thích hợp cho sự phát triển của tảo là 0.1 đến 1mg/l
(Lan, 2000).

7


Ở những vùng có hiện tƣợng phú dƣỡng hóa, các loài tảo lục ban
đầu phát triển mạnh sau đó chết hàng loạt. Việc phân hủy tảo, thực vật
lớn đã chết làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nƣớc… (Nhi, 1998).
2.2.6 Photpho (P)
Trong môi trƣờng nƣớc lân tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhƣng
thủy sinh vật dễ hấp thụ lân ở dạng PO 43-. Trong vực nƣớc thƣờng hàm
lƣợng lân thấp (Lan, 2000).

2.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TẢO VÀ MÔI TRƢỜNG NƢỚC CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ
NGOÀI NƢỚC.

Các yếu tố thuỷ lý hoá có tác động trực tiếp đến đời sống của thuỷ
sinh vật, đồng thời hoạt động sống của thuỷ sinh vật cũng làm biến đổi
đặc tính thuỷ lý hoá của môi trƣờng nƣớc và nền đáy của thuỷ vực. Ngoài
ra thực vật thuỷ sinh cũng có vai trò rất lớn trong thuỷ vực, nó cung cấp
dƣỡng khí cho các loài tôm, cá thông qua qúa trình quang hợp, hấp thu
chất dinh dƣỡng dƣ thừa, chất độc, che ánh sáng ổn định nhiệt độ… Vì
vậy giáo sƣ G.G. Vinbe(1965) khẳng định: “không có tảo sẽ không có
nghề cá “. Chính vì những lý do trên đã có nhiều nghiên cứu về thuỷ sinh
vật đƣợc tiến hành:
Từ 1960 đến 1975 ở miền nam có các công trình nghiên cứu của
Phạm Hoàng Hộ, A.Shirota, Nguyễn Thanh Tùng.
Phạm Hoàng Hộ (1963, 1964) nghiên cứu tảo thuỷ vực ruộng lúa,
kinh ao tỉnh Cần Thơ, đã đƣa ra danh mục 39 loài tảo. Trong đó tảo lam
có 30 loài, tảo lục 2 loài, tảo họ Characeae 7 loài, đa số loài tảo sống ở
đáy, sống bám.

8


A.Shirota (1963, 1966) trong chƣơng trình nghiên cứu hải ngoại
của Nhật đã công bố một quyển sách về sinh vật nổi nam Việt Nam với
388 taxon loài và dƣới loài. Trong đó tảo mắt 57 loài, tảo lục 152 loài, tảo
lam 29 loài, tảo silic 103 loài, tảo roi lệch 4 loài, tảo vàng 4 loài. Tuy
nhiên công tác nghiên cứu chƣa đƣợc thực hiện ở Tây nguyên và không
có dẫn chứng xuất xứ của các taxon.
Trong luận văn bảo vệ tiến sĩ đệ tam cấp của Nguyễn Thanh Tùng
(1967, 1970) đã miêu tả 39 loài tảo sợi thuộc các chi Spirogyra,
Zygnema, Zygnemopsis, Mougeotia bắt gặp trong các thủy vực suối, ao và
ruộng lúa nam Việt Nam với những đặc điểm sinh thái của chúng.
1970 Phạm Văn Trăng với nghiên cứu về việc xử lý tốt dòng nƣớc

thải để làm giàu nguồn thức ăn cho cá.
Trong khoảng 3 thập niên gần đây có các công trình nghiên cứu
của các nhà tảo học nhƣ Nguyễn Văn Tuyên (1980) trong luận án phó
tiến sĩ sinh học đã giám định đƣợc 856 loài thực vật thuộc 7 ngành tảo nổi
trong một số các thủy vực Bắc Việt Nam.
Năm 1977– 1980 Trung tâm nghiên cứu cá nƣớc ngọt Đình Bảng
đã phối hợp với trƣờng Đại Học Cần Thơ điều tra thủy lý hóa và thủy
sinh vật trên sông Tiền sông Hậu.
Năm 1979 Nguyễn Viết Trung nghiên cứu và ứng dụng vào việc
ƣơng cá bằng nƣớc thải thành phố Hà Nội.
Năm 1981 Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Trọng Nho nghiên cứu về
năng suất sinh học vực nƣớc và đề ra biện pháp tăng năng suất sinh học
thủy vực.
Năm 1982 Dƣơng Đức Tiến trong điều tra sinh thái các thủy vực
nƣớc ngọt Việt Nam công bố 1403 các taxon loài và dƣới loài. Trong đó
tảo lục 530 loài, tảo silic 388 loài, tảo lam 344 loài, tảo mắt 78 loài, tảo

9


giáp 30 loài, tảo vàng ánh 14 loài, tảo vòng 9 loài, tảo vàng 5 loài và tảo
đỏ 4 loài.
Năm 1985 Phạm Văn Miên và các cộng tác viên nghiên cứu đặc
tính thủy sinh vật học của các mặt nƣớc vùng Hậu Giang và đề xuất
phƣơng pháp quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong báo cáo 60 – 02.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ có công trình nghiên cứu thực vật nổi ở
hồ Kẻ Gỗ - Hà Tỉnh của Võ Hoành (1983). Ở Đồng Bằng Sông Cữu
Long, Phùng Thị Nguyệt Hồng (1992) đã công bố 94 taxon tảo lam, hầu
hết thuộc lớp Hormogonceae và là những dạng sợi.
Ngoài ra cần phải kể đến những nghiên cứu về phân loại thực vật

nổi ở vùng nƣớc các cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy của các
tác giả Trƣơng Ngọc An, Hàn Ngọc Lƣơng (1970 – 1971). Kết quả đã
giám định đƣợc 115 loài. Nguyễn Văn Điều (1970 –1971) đã nghiên cứu
ở vùng cửa sông Cám (Hải Phòng). Vũ Trung Tạng và Đặng Thị Sy
(1978. 1981) nghiên cứu ở các đầm phá phía nam sông Hƣơng. Vũ Thị
Tám và Nguyễn Trọng Nho (1978 – 1980) nghiên cứu ở đầm Thị Nại
Bình Định, đã giám định 135 loài thực vật nổi và ở đầm phá Phú Khánh
(1980) đã giám định đƣợc 116 loài thực vật nổi. Tôn Thất Pháp (1991 –
1993) nghiên cứu ở đầm phá Tam Giang. Trong công trình nghiên cứu
của Đặng Thị Sy (1994 – 1995) và tảo silic vùng cửa sông ven biển đã
phát hiện đƣợc 307 loài và dƣới loài.
Nguyễn Ngọc Mỹ (1986) tìm hiểu sự phát triển của phytoplankton
trong điều kiện tự nhiên và bón phân.
Trần Thị Thanh Hiền (1987) nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón
đến sự phát triển của phiêu sinh thực vật trong ao nuôi cá.
Cao Thanh Vân (1988) nghiên cứu « Tìm hiểu về ảnh hƣởng của
nƣớc thải đến sự phát triển của phiêu sinh thực vật ».

10


Khƣu Lễ, Đỗ Thị Thu Hồng, Trần Thị Thanh Hòa (1982) điều tra
thủy lý thủy hóa và thủy sinh vật vùng ven biển Vĩnh Lợi - Bạc Liêu.
Lê Thị Xuân Mai (1990) tìm hiểu một số dẫn liệu về thủy hóa học
phiêu sinh thực vật ở các ao ƣơng nuôi cá tại trại giống Bình Đức An
Giang.
Các kết quả nghiên cứu ở hồ Hòa Bình từ năm 1988 đến nay cho
thấy khu vực trung lƣu hồ vào tháng 12, tháng 1 có hiện tƣợng nở rộ thực
vật nổi. Mặt nƣớc khu vực này song sánh váng tảo gồm Microcystis và
tảo silic Milosira (Đặng Ngọc Thanh, 2002).

Các nghiên cứu về các hồ ở Hà Nội đã cho thấy hầu hết các hồ có
hàm lƣợng PO43- và NO3- cao thì trong thành phần tảo, nhóm tảo lục
(Chlorophyta) với các loài thuộc chi Scenedesmus thƣờng rất phát triển
(Đặng Ngọc Thanh, 2002).
Năm 2000, trong công tác quan trắc giám sát Môi Trƣờng sở Khoa
Học Công Nghệ và Môi Trƣờng phối hợp trạm quan trắc Môi Trƣờng
Quốc Gia thuộc viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Mội Trƣờng tiến
hành phân tích một số mẫu nƣớc hồ Xuân Hƣơng (sau khi nạo vét) đã
nhận xét: sự phát triển của tảo sẽ mạnh mẽ nếu trong nƣớc giàu các chất
dinh dƣỡng cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới với giá
trị bức xạ mặt trời cao (Thông tin Khoa học – Công nghệ Lâm Đồng, số
1/2001).
Ở nƣớc ngọt, tảo khuê gây hiện tƣợng tảo nở hoa chủ yếu do
Melosira, Asterionella, Fragilaria, Cyclotella (Lam Mỹ Lan, 2000).
Dƣơng Trí Dũng và cộng tác viên (2001) đã phát hiện đƣợc 89 loài
thực vật nổi thuộc 4 ngành đó là tảo khuê (Bacillariophyta) có 37 loài, tảo
mắt (Euglenophyta) có 23 loài, tảo lục (Chlorophyta) có 21 loài và tảo
lam (Cyanophyta) có 8 loài ở 2 vùng thâm canh lúa 2 vụ và lúa 3 vụ

11


thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long. Sự phong phú về tỉ lệ nhóm tảo mắt
trên khu vực lúa 2 vụ đã nói lên phần nào tính giàu hữu cơ của thủy vực.
Chất thải từ sinh hoạt và từ các khu công nghiệp, bao gồm chất hòa
tan và chất rắn lơ lửng. Các chất này bị phân hủy chủ yếu qua quá trình
hiếu khí và nguồn cung cấp oxygen là do một số loài tảo nhƣ:
Chamydomonas, Chlorella, Euglena, Scenedesmus…( Dƣơng Trí Dũng,
2001)
+ Đối với môi trƣờng nhiễm bẩn chứa protein và glucid ở dạng

chứa phân hủy tảo chỉ thị là Polytoma uvella.
+ Đối với môi trƣờng nhiễm bẩn vừa chứa N-NH4+, amino acid tảo
chỉ thị là Oscillatoria, Euglena, Chamydomonas.
+ Đối với môi trƣờng nhiễm bẩn ít chứa NO2-, NO3-, tảo chỉ thị là
Navicula, Cosmarium.
+ Môi trƣờng sạch tảo chỉ thị là Melosira.
Theo Tiên (2004), khi nghiên cứu cấu trúc phiêu sinh thực vât ở
khu bảo tồn cá An Bình đã xác định đƣợc 205 loài phiêu sinh thực vật
thuộc 4 ngành tảo tảo khuê (Bacillariophyta), tảo mắt (Euglenophyta), tảo
lục (Chlorophyta) và tảo lam (Cyanophyta) trong đó Bacillariophyta và
Chlorophyta có thành phần giống loài phong phú nhất. Khu túi cá có sinh
lƣợng Euglenophyta chiếm đa số (67,3% - 87,4%), đặc trƣng cho môi
trƣờng nƣớc tĩnh có hàm lƣợng hữu cơ cao.
Theo Huỳnh Thị Mỹ Huệ (2004) đã xác định đƣợc hơn 200 giống
loài thục vật nổi thuộc 4 ngành Chlorophyta, Bacillariophyta,
Euglenophyta, Cyanophyta ở kênh Tám thƣớc thuộc Thị Xã Sóc Trăng,
sử dụng 17 giống thực vật nổi để đánh giá chất lƣợng nƣớc bằng chỉ số ô
nhiễm Palmer.

12


CHƢƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát thành phần giống loài và sinh lƣợng phiêu sinh thực vật
trong các ao nuôi cá Tai Tƣợng ấp Mỹ Phụng – Phong Điền – Tp. Cần
Thơ
Từ đó tìm ra chỉ số đa dạng Shannon H’ của phiêu sinh thực vật
trong các ao nghiên cứu để biết đƣợc những ảnh hƣởng và hạn chế của

chúng trong thủy vực.
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 29/12/2009 – 30/4/2010
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu:
Tại Mỹ Phụng – Phong Điền – Tp. Cần Thơ
3.3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phƣơng tiện
- Lƣới phiêu sinh thực vật có mắc lƣới 27μm
- Can nhựa 1 lit
- Hộp nhựa 110ml
- Formol 4% cố định mẫu
- Sô nhựa 20 lit và 5 lit
- Lame và lamelle
- Ống nhỏ giọt
- Kính hiển vi và buồng đếm Sedgwick Rafter
13


- Tài liệu định danh A.Shirota (1966), Trần Trƣờng Lƣu (1977) và
Tảo Nƣớc Ngọt Việt Nam – phân loại bộ tảo lục (1977)
3.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thời gian thu mẫu :
Thời gian thu mẫu : 8 giờ sáng.
Chu kỳ thu: Trƣớc khi thay nƣớc thu một mẫu, sau đó cách 3
ngày thu một lần đến khi lƣợt thay nƣớc kế tiếp là kết thúc chu kỳ
thu mẫu.
Số mẫu thu: một lƣợt thu 3 mẫu (Ao 1 một mẫu, Ao 2 một
mẫu và một mẫu ở Rạch Cùng).
- Vị trí thu mẫu trong 2 ao:

Chuồng gà

Ao 1

Ao 2

Sơ đồ vị trí thu mẫu trong hai ao
- Điều kiện ao nuôi:
Ao 1: diện tích 278 m2
Ao 2: diện tích 278 m2 (có chuồng gà thải phân trực tiếp
xuống)

14


Hai ao thông nhau bằng một đƣờng mƣơng nhỏ mới tạo dài
5m, rộng 1,2m, sâu 1,5m.
Nửa tháng thay nƣớc một lần, hệ thống thay nƣớc đƣợc đặt ở
đáy ao, mỗi ao một hệ thống.
- Chuồng gà diện tích khoảng 30 m2, số gà hiện tại là 50 con, mỗi
con nặng khoảng 1.1 kg
- Số lƣợng cá thả nuôi tổng hai ao: 22.000 con, sau khi nuôi 2 tháng
cá bị bệnh hiện tại còn khoảng 15.000 con.
- Thức ăn: bột mì, bột cá tra (số lƣợng khoảng 160kg/ 1 lần ăn), hai
ngày cho ăn một lần (vào lúc khoảng 15 giờ), cho ăn thêm các loại rau và
tận dụng phân gà từ chuồng gà,
- Phƣơng pháp thu mẫu
Mẫu định tính : dùng lƣới phiêu sinh có kích thƣớc mắc lƣới 27 m.
Đặt lƣới sát mặt nƣớc ở các điểm thu và kéo theo dạng số 8, không xác
định lƣợng nƣớc đi qua. Thu càng nhiều điểm càng tốt. Lƣu trữ mẫu trong

lọ nhựa 110ml và cố định bằng formol 4%.
Mẫu định lƣợng : Thu mẫu nƣớc nhiều nơi trong ao cho vào sô,
quậy đều cho vào can 1 lit và cố định bằng formol 4%.
- Phƣơng pháp phân tích mẫu :
Mẫu định tính : lắc nhẹ lọ mẫu để sinh vật trộn đều trong nƣớc,
dùng ống nhỏ giọt lấy 1 – 2 giọt nhỏ lên lame, lấy lamelle đậy lại và quan
sát dƣới kính hiển vi. Dựa vào các tài liệu định danh để xác định thành
phần giống loài phiêu sinh thực vật có trong ao.
Mẫu định lƣợng : để yên bình chứa trong 24 giờ, sau đó dùng ống
hút có bịt lƣới phiêu sinh thực vật 27 μm để hút bỏ phần trong và chừa lại
100cc (cô đặc). Dùng ống hút nhỏ giọt lấy 1cc mẫu cho vào buồng đếm

15


Sedgwick Rafter theo phƣơng pháp của Boyd và Tucker (1992). Kết quả
tính theo công thức :
X*1000 * Vcđ
Y=
N*V
Y : Số cá thể có trong 1 lít
X : Số cá thể đếm đƣợc trung bình của 3 lần đếm
N : Số ô đếm
V : Thể tích nƣớc thu (lít)
Vcđ : Thể tích mẫu cô đặc
3.4 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Dùng các phƣơng pháp lập bảng và biểu đồ để biểu thị các số liệu
đã thu đƣợc trong quá trình phân tích mẫu.
Dùng phần mềm Excell để xử lý số liệu.
Sự đa dạng của ao đƣợc tính theo công thức :

s

H'
i 1

ni
n
Ln i
n
n

s : Số loài trong mẫu hoặc trong quần thế
n : Số cá thể trong một mẫu của quần thể
ni : Số cá thể của loài (i) trong một mẫu của quần thể

16


BẢNG 3.1: Xếp hạng chất lƣợng nƣớc theo chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng Chất lƣợng nƣớc
H’
<1
Rất ô nhiễm
>1-2

Ô nhiễm

>2-3

Hơi ô nhiễm


>3-4.5

Sạch

>4.5

Rất sạch

Nguồn: Stau et al (1970) – Trần Chấn Bắc, 2003. Chỉ
t

thị sinh vật và môi trƣờng.

17


CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1 SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN GIỐNG LOÀI PHIÊU SINH
THỰC VẬT.
Qua 2 đợt thu mẫu ở 2 ao nuôi cá tai tƣơng và rạch Cùng tại ấp Mỹ
Phụng - Mỹ Khánh - Phong Điền - thành phố Cần Thơ, chúng tôi xác
định đƣợc 4 ngành phiêu sinh thực vật gồm: Chlorophyta (tảo lục),
Euglenophyta (tảo mắt), Cyanophyta (tảo lam), Bacillariophyta (tảo
khuê).
BẢNG 4.1: Thành phần loài PSTV ở các ao nuôi cá tai tƣơng - ấp Mỹ
Phụng – Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ.
Ngành


Số loài

Tỷ lệ

Chlorophyta

40

41,24%

Euglenophyta

30

30,93%

Cyanophyta

14

14,43%

Bacillariophyta

13

13,40%

Tổng


97

100%

Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy ở 2 ao nuôi cá tai tƣợng và Rạch
Cùng có tất cả 97 loài tảo thuộc 4 ngành: tảo lục , tảo mắt, tảo lam, tảo
khuê. Trong đó tảo lục là ngành xuất hiện phong phú nhất (40 loài) chiếm
tỷ lệ 41,24% tổng số loài. Kế đến là tảo mắt (30 loài) chiếm 30,93%, tảo
lam (14 loài) chiếm 14,43%, tảo khuê (13 loài) chiếm 13,40%.
Tổng số loài tảo nghiên cứu đƣợc có 97 loài. Trong đó tảo lục
chiếm tỉ lệ cao nhất, đây là điểm thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Tảo lục là ngành rộng lớn nhất trong tất cả các ngành tảo, chúng có
khả năng phân bố rộng ở hầu hết các dạng thuỷ vực nƣớc ngọt chiếm
khoảng 90% thành phần loài. Đặc biệt trong môi trƣờng giàu dinh dƣỡng
chúng phát triển rất tốt (Lan, 2000) . Vì thế ngành tảo lục thƣờng chiếm
18


×