Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương pháp dạy con từ ngàn xưa vẫn ứng nghiệm trong thời hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.42 KB, 3 trang )

Phương pháp dạy con từ ngàn xưa vẫn ứng nghiệm trong thời
hiện đại
Bốn điều cấm

1. Cấm dậy muộn

Kỷ Hiểu Lam luôn nghiêm khắc bảo ban con phải dậy sớm, ông cho rằng ngoài lợi ích mang
đến cơ thể khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn, quan trọng nhất là nó giúp trẻ em loại bỏ tính
lười biếng.

Muốn rèn con có tính kỷ luật thì phải bắt đầu bằng chữ "Cần", nghĩa là cần cù chịu khó. Lấy
cần cù trị lười nhác, lấy cần cù bù thông minh, chỉ cần chăm chỉ thì quá nửa việc trong thiên
hạ đều có thể làm được.

2. Cấm lười nhác

Lười nhác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại. Những kẻ phàm phu trong thiên hạ
xưa nay đều vì một chữ lười mà bại vong, có sáng dạ đến mấy mà mắc bệnh lười biếng thì
cũng không bao giờ thành tài được.

3. Cấm xa hoa lãng phí

Thời Đường có câu thơ nổi tiếng rằng:

"Xem sử tiên hiền của nước nhà,

Thành do cần kiệm, bại xa hoa."

Trải theo bề dày lịch sử, phú quý của cổ nhân đều do hai chữ "cần kiệm", nhưng sự suy bại
của một gia tộc lại bắt nguồn từ hai chữ "xa hoa".


Những ví dụ về việc ăn chơi vô độ dẫn tới bại vong trong lịch sử nhiều không kể xiết.


Kỷ Hiểu Lam luôn nhắc con nhớ rằng từng hạt cơm, manh áo có được đều không hề dễ dàng,
tất cả đều phải bỏ mồ hôi và sức lao động chân chính mới có được.

4. Cấm kiêu ngạo

Ông luôn nhấn mạnh với con rằng, kiêu ngạo sẽ chỉ chuốc lấy những tổn thất cho bản thân,
nó sẽ làm con người ta mất chí tiến thủ.

Chẳng ai thích đồng hành với một kẻ ngạo mạn và coi thường người khác, bởi vậy tự cho
mình hơn người là thói hư và Kỷ Hiểu Lam nghiêm cấm con trở thành kẻ kiêu ngạo.

Bốn điều cần
1. Chăm chỉ học hành

Kỷ Hiểu Lam luôn khuyến khích con tự tìm tòi những điều mới lạ, bổ ích từ sách vở. Đối với
ông, sách là nguồn tri thức quý báu để khẳng định những điều mình còn đang nghi hoặc.

Đọc sách còn giúp con hình thành những đức tính tốt như điềm đạm, lý trí và tự giác mà
không cần chỉ bảo nhiều.

2. Tôn sư trọng đạo

"Nhất tự vi sư, chung thân vi phụ" - một ngày làm thầy, cả đời làm cha. Có thể thấy quan hệ
thầy trò thời xưa được coi trọng hơn ngày nay rất nhiều.

Thậm chí những bậc phụ mẫu thời cổ đại khi dẫn con tới theo học còn phải làm lễ bái thầy.
Tôn sư là một truyền thống vô cùng tốt đẹp mà con trẻ ngày nay cần học hỏi.


Cha mẹ nào cũng nên học hỏi “4 điều cấm và 4 điều cần” khi dạy con của danh sĩ Kỷ Hiểu
Lam - con không thành tài cũng thành nhân - Ảnh 1.


3. Yêu thương con người

Kỷ Hiểu Lam luôn quan niệm trước khi tiếp cận tri thức thì phải học lấy đạo đức, học cách
làm người.

Ông căn dặn phu nhân phải truyền cho con tấm lòng bác ái, biết cảm thông, chia sẻ với người
khác rồi mới tính đến chuyện rèn luyện chữ nghĩa.

4. Cẩn trọng khi ăn uống

Bách bệnh của con người phần lớn đều bắt nguồn từ việc ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

Một người có thói quen thức khuya dậy muộn, ăn uống không chừng mực là biểu hiện của
việc vô trách nhiệm với chính bản thân.

Hãy dạy cho trẻ biết yêu quý và trân trọng bản thân mình, chỉ khi chăm sóc tốt cho chính
mình thì mới có khả năng chăm lo được cho người khác.

Những căn bệnh như ung thư, tiểu đường, béo phì… trong xã hội hiện đại ngày này phần lớn
chẳng phải do ăn uống không lành mạnh gây nên hay sao.

Rèn luyện thói quen ăn uống có chọn lựa, ăn vừa phải, không quá no... cũng chính là cách
giúp con biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Trẻ con như trang giấy trắng, nhân cách và sự thành đạt của trẻ sau này ảnh hưởng rất nhiều

từ chính những bậc làm cha mẹ như chúng ta.

Hãy kiên nhẫn dành thời gian tìm hiểu tâm lí của trẻ, quan tâm và uốn nắn sớm nhất có thể
thay vì bao bọc chúng một cách mù quáng, bởi những thói quen một khi được hình thành sẽ
ăn sâu vào tiềm thức, về sau khó mà sửa đổi.



×