Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển loài tre Mai xanh (Dendrocalamus latiflorus) lấy măng ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CẢNH HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LOÀI TRE MAI XANH (Dendrocalamus latiflorus)
LẤY MĂNG Ở HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CẢNH HIẾU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LOÀI TRE MAI XANH (Dendrocalamus latiflorus)
LẤY MĂNG Ở HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: LÂM NGHIỆP
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN

THÁI NGUYÊN - 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong các công
trình khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Cảnh Hiếu


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo Chương trình Đào tạo sau đại học khoá 21
giai đoạn 2013 - 2015 tại trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. Trong quá trình
hoàn thành luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
hiệu, Khoa đào tạo sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ
công nhân viên chức và nhân dân địa phương nơi nghiên cứu, cơ quan đơn vị nơi tôi
công tác. Đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp
đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã hết sức cố gắng nhưng do
kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian điều tra thực địa ngắn nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô và đồng nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Học viên


Nguyễn Cảnh Hiếu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 4
1.1.1. Tình hình trồng tre lấy măng trên thế giới .................................................... 4
1.1.2. Tình hình trồng tre lấy măng ở trong nước................................................. 14
1.1.3. Tình hình trồng tre lấy măng ở tỉnh Yên Bái.............................................. 24
1.1.4. Thảo luận .................................................................................................... 24
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................... 25
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT - XH của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .............. 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 36
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 36

2.2.1. Thực trạng tình hình trồng tre lấy măng tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái ...................................................................................................................... 36
2.2.2. Thực trạng vấn đề khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ măng ở
huyện Trấn Yên ......................................................................................................... 36


iv

2.2.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình điển hình ........... 36
2.2.4. Ảnh hưởng của các chính sách đến thực trạng phát triển tre lấy
măng ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ..................................................................... 37
2.2.5. Đề xuất các giải pháp phát triển tre măng ở huyện Trấn Yên và tỉnh
Yên Bái ...................................................................................................................... 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 37
2.3.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận .......................................................... 37
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu chung ................................................................. 38
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................. 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 41
3.1. Thực trạng trồng tre lấy măng ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................... 41
3.1.1. Về chủ trương trồng tre lấy măng ở huyện Trấn Yên................................. 41
3.1.2. Thực trạng diện tích đã trồng, đặc điểm khí hậu, đất đai ........................... 43
3.1.3. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng ............................................................. 45
3.1.4. Thực trạng về năng suất măng .................................................................... 49
3.2. Thực trạng khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ măng ở huyện Trấn
Yên ............................................................................................................................ 51
3.2.1. Thực trạng về kỹ thuật khai thác măng ...................................................... 51
3.2.2. Kỹ thuật sơ chế và chế biến măng .............................................................. 53
3.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm măng ............................................................ 55
3.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình điển hình .................. 57
3.3.1. Đặc điểm mô hình ....................................................................................... 57

3.3.2. Năng suất măng hiện tại và một vài năm gần đây ...................................... 59
3.3.3. Suất đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc cho năm thứ hai và năm
thứ ba cho 01 ha tre Mai xanh ................................................................................... 60
3.3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình ..................................................................... 61
3.4. Ảnh hưởng của các chính sách và chủ trương đến sự phát triển tre Mai
xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên ........................................................................... 64
3.4.1. Ảnh hưởng của chính sách giao đất, khoán rừng ....................................... 64


v

3.4.2. Ảnh hưởng của chính sách tín dụng ưu đãi ................................................ 65
3.4.3. Ảnh hưởng của chính sách về thuế ............................................................. 66
3.4.4. Ảnh hưởng của mối liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp ............ 66
3.4.5. Ảnh hưởng của các chính sách đầu tư, hỗ trợ khác có liên quan ............... 66
3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển tre măng tại huyện Trấn Yên và tỉnh
Yên Bái ...................................................................................................................... 71
3.5.1. Quan điểm về đề xuất các giải pháp ........................................................... 71
3.5.2. Đề xuất các giải pháp phát triển ................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78
1. Kết luận ................................................................................................................. 78
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHẦN PHỤ LỤC..................................................................................................... 86


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Các từ viết tắt

Ý nghĩa

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

RDSC

: Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Trấn Yên qua 3 năm 2012,
2013, 2014. .............................................................................................. 31
Bảng 1.2. Thành phần dân tộc, số hộ và nhân khẩu huyện Trấn Yên....................... 32
Bảng 2.1. Cơ cấu hộ điều tra tại xã Kiên Thành, Tân Đồng và Hồng Ca ................. 39
Bảng 3.1. Phạm vi, quy mô thực hiện chương trình tre măng Mai xanh .................. 42
Bảng 3.2. Số xã và diện tích trồng tre Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2003-2014 ...................................................... 43
Bảng 3.3. Số hộ tham gia trồng tre Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái từ năm 2003-2014 .............................................................. 44

Bảng 3.4. Năng suất và sản lượng măng từ năm 2003 đến năm 2014 ...................... 50
Bảng 3.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm măng tre Mai xanh ...................................... 56
Bảng 3.6. Giá thu mua măng tre Mai xanh của Công ty TNHH Vạn Đạt ................ 56
Bảng 3.7. Những kỹ thuật đã được áp dụng của 03 mô hình .................................... 58
Bảng 3.8. Năng suất măng của 03 mô hình .............................................................. 59
Bảng 3.9. Suất đầu tư ban đầu cho 01 ha trồng mới tre Mai xanh ........................... 60
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất tre Mai xanh kinh doanh tính trên 1
ha trong năm 2014 ................................................................................... 62
Bảng 3.11. Những lợi ích người dân được hưởng trong liên kết với Công ty
TNHH Vạn Đạt sản xuất tre Mai xanh .................................................... 63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Giao giống tre Mai xanh cho nông dân ..................................................... 46
Hình 3.2. Tre Mai xanh mới trồng ............................................................................ 47
Hình 3.3. Bón phân cho tre Mai xanh ....................................................................... 48
Hình 3.4. Khai thác măng tre Mai xanh .................................................................... 52
Hình 3.5. Luộc ống măng tre Mai xanh .................................................................... 54
Hình 3.6. Luộc phần ngọn tre Mai xanh ................................................................... 54
Hình 3.1. Mối quan hệ ảnh hưởng giữa các tác nhân tham gia chương trình tre
măng Mai xanh huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................................... 68
Hình 3.2. Sơ đồ VENN ............................................................................................. 69


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Các loài tre trúc nói chung thuộc họ phụ tre (Bambusoideae), họ hòa thảo
(Poaceae), là loại lâm sản quan trọng đứng thứ 2 sau gỗ, phân bố trong một số trạng
thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hiện nay đã được gây trồng rộng rãi
ở khá nhiều nơi. Ngày nay người ta đã thống kê được tre trúc có hơn 30 công dụng,
trong đó chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làm
vật liệu xây dựng, chế biến giấy, sợi và làm thực phẩm. Măng tre trúc nói chung từ
lâu đã trở thành nguồn thực phẩm ưa dùng của người dân Việt Nam nhất là những
người dân miền núi. Măng là thực phẩm có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao,
trong măng có đầy đủ các chất như protein, gluxit, muối khoáng, vitamin... Lượng
chất béo trong măng thấp nên rất phù hợp với những người có chế độ cần ăn ít lipit.
Ngày nay măng được sử dụng như một loại thực phẩm sạch của thiên nhiên. Hàng
năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn măng, Việt Nam ước tính tiêu thụ
khoảng 500.000 tấn măng tươi các loại mỗi năm. Nguồn thực phẩm sạch này chủ
yếu do người dân vào rừng thu hái đem về bán làm ảnh hưởng rất lớn đến diện tích
và trữ lượng rừng.
Năm 1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông và
Khuyến lâm cho nhập nhiều giống tre lấy măng có giá trị xuất khẩu từ Đài Loan và
Trung Quốc như tre Lục trúc, tre Điềm trúc, Mạnh tông, Tạp giao, tre Bát độ và đã
triển khai xây dựng một số mô hình trồng tre ngọt chuyên lấy măng ở nhiều địa
phương trên cả nước. Trong những năm gần đây trồng tre lấy măng đã bắt đầu phát
triển ở nhiều vùng trong cả nước và đã cho thấy việc trồng tre lấy măng có tác dụng
nhiều mặt. Theo thống kê, hiện nay, cả nước có 34 tỉnh, thành xây dựng mô hình
trồng và phát triển tre măng. Tổng diện tích tre măng đạt khoảng 4.070 ha. Trong
đó tre Mai xanh lấy măng là giống tre bản địa chuyên trồng để lấy măng làm thực
phẩm, là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hiện nay các nhà khoa học đã xác
định các giống tre măng nhập nội như: Bát độ, Điềm trúc, tre Tầu đều cùng là một
loài với tre Mai xanh của Việt Nam [20]. Măng tre Mai xanh ngoài tác dụng để ăn



2

tươi còn dùng để chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng
sợi để xuất khẩu được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, ở một số nước châu Á măng
tre Mai xanh đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Tỉnh Yên Bái đã trồng khảo nghiệm loại tre Mai xanh lấy măng với các tên
nhập nội như Bát độ, Điềm trúc, kết quả cho thấy loại tre này phát triển tốt và phù
hợp tại Yên Bái. Cây phát triển nhanh cho năng suất măng cao, thời gian cho sản
phẩm dài hơn các loài tre măng khác ở địa phương, chất lượng măng ngon và có giá
trị xuất khẩu. Để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao
động, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định cho phát triển vùng trồng tre
Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên.
Huyện Trấn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, đã có những hướng
đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với những cây trồng chính như lúa,
chè, dâu tằm, cây tre Mai xanh lấy măng đã và đang phát huy hiệu quả giúp nhân dân
các dân tộc huyện miền núi Trấn Yên đạt được những thành quả nhất định.
Chương trình trồng tre Mai xanh lấy măng - một chương trình kinh tế trọng
điểm đã phát huy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã
vùng sâu, vùng xa của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Thành công trong gây trồng cây tre Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái là do đâu? Cây tre Mai xanh lấy măng đã có đóng góp gì đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương? Trong quá trình thực hiện gây trồng cây tre
Mai xanh lấy măng có những thuận lợi và khó khăn gì? Cần có những giải pháp nào
nhằm phát triển bền vững cây tre Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái? Xuất phát từ những vấn đề trên, việc “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
phát triển loài tre Mai xanh (Dendrocalamus latiflorus) lấy măng ở huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái” là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được các giải pháp phát triển loài tre Mai xanh lấy măng phù hợp,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái ở địa phương, đồng thời
cải thiện sinh kế cho người dân.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng các mô hình trồng tre Mai xanh lấy măng tại
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bao gồm cả quy mô về diện tích, kỹ thuật, năng
suất, sơ chế, chế biến và thị trường tiêu thụ các sản phẩm.
- Đề xuất các giải pháp phát triển loài tre Mai xanh lấy măng phù hợp tại
huyện Trấn Yên và các huyện khác có điều kiện tự nhiên tương tự tại tỉnh Yên Bái.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các số liệu khoa học về thực trạng gây trồng
loài tre Mai xanh lấy măng tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, góp phần bổ sung
thông tin về việc phát triển đa dạng các loài cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là tư liệu tham khảo cho địa phương nhằm định hướng
phát triển loài tre Mai xanh lấy măng bền vững tại huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh
Yên Bái nói chung, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình trồng tre lấy măng trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng măng
Trung Quốc là quốc gia rất giàu tiềm năng về tre, tre lấy măng ở Trung Quốc
có trên 50 loài nhưng chỉ có khoảng 30 loài chính như: Phyllostachys edulis, Ph.

praecox, Ph. vivax, Ph. iridenscens, Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D.
giganteus, D. beecheynus var pubescens... Diện tích trồng tre chuyên lấy măng có
khoảng 100.000 ha với năng suất bình quân từ 10 - 20 tấn/ha/năm. Năng suất măng
ở một số nơi có thể lên tới 30 - 35 tấn/ha/năm. Ngoài ra, Trung Quốc còn có khoảng
trên 3 triệu hecta trồng tre để sản xuất thân tre kết hợp với thu hoạch măng [22].
Thái Lan cũng là nước sản xuất măng tre lớn trên thế giới. Với một số loài
măng như Dendrocalamus asper (Pai Tong), D. brandisii (Pai Bongyai), D. strictus
(Pai sang doi), Bambltsa blumenana (Pai Seesuk), Thyrsostachys siamensis (Pai
Ruak), T. oliveni (Pai Ruakdum) và Gigantochloa albociliata (Pai Rai). Trong số
đó, loài D. asper (Mạnh tông) là chủ lực trồng để sản xuất măng. Năm 1994, giống
tre Mạnh tông được trồng ở 67 trong tổng số 76 tỉnh của Thái Lan, với diện tích
424.169 rai. Trong giai đoạn 1996 đến 1997, Thái Lan đã xuất khẩu măng Mạnh
tông với tổng giá trị trên 1 nghìn triệu Bath [22].
Đài Loan có ít nhất 9.000 ha tre măng Bát độ và Điềm trúc. Hằng năm, Đài
Loan xuất khẩu trên 40.000 tấn măng ra thị trường thế giới [22].
Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Myanma, Úc và một vài nước khác cũng là
những nước đã và đang đẩy mạnh việc phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu cầu
trong nước và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu [22].
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và
Singapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh, măng muối. Sản
phẩm măng hộp đã có mặt ở hầu như trên khắp thị trường thế giới. Một tỉnh ở Thái
Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng mỗi năm và xuất khẩu trên 40.000 tấn/năm.


5

Nhật Bản đưa ra thị trường khoảng 90.000 tấn măng Moso và nhập khẩu khoảng
100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan hàng năm xuất
sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn măng Bát độ. Trung Quốc xuất khẩu khoảng
140.000 tấn măng Bát độ và lượng lớn măng Moso (Victor Cusack, 1997) [43].

Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên thế giới biết
đến. Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây trồng, kinh doanh măng
tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về nhân giống
- Giâm hom cành
Nghiên cứu về giâm hom tre từ cành đã được nhiều công trình đề cập đến với
các kỹ thuật khác nhau và cũng đã đạt được thành công lớn trong công tác trồng
rừng tre trên thế giới, đáp ứng được một phần nhu cầu về giống hiện nay. Có thể kể
đến một số công trình điển hình như sau:
A.N. Rao và V. Ramanatha (2000) [31] cho thấy nhân giống sinh dưỡng là
phương pháp hiệu quả với hầu hết các loại tre. Nhân giống bằng giâm hom cành là một
phương pháp có thể sử dụng được, có tính thực tiễn và hiệu quả cao, là một phương
pháp tốt cho các vườn ươm thương mại với quy mô lớn. Phương pháp này sử dụng cho
các loài có rễ khí sinh tại gốc của các cành ngang. Tác giả đã nhận định các cành lớn có
nhiều khả năng ra rễ hơn các cành nhỏ. Các rễ khí sinh thường ít, nhỏ, nhưng trái lại ở
trong đất chúng lớn hơn và mọc thành cụm. Khả năng ra rễ của các loài rất khác nhau
và phụ thuộc vào kích thước của đoạn hom và độ dày của vách. Tre vách dày có khả
năng ra rễ cao hơn vì có khả năng cấp dinh dưỡng nhiều hơn trong đoạn giâm hom.
Tác giả cho rằng loài Bambusa vulgaris có thể nhân giống sinh dưỡng với quy mô lớn
như sau: Hom cành 2-3 năm tuổi là nguồn cung cấp vật liệu tốt nhất. Hom bao gồm
một mắt ngủ hoặc một đốt cành, cành được cắt sát ở cổ, sau đó được cho vào túi bầu
polyetylen thích hợp bao gồm đất tầng A trộn với xơ dừa vụn theo tỷ lệ 1:5. Tưới nước
thường xuyên trong thời gian một tuần sau khi cấy hom vào túi bầu, khả năng ra chồi
và ra rễ diễn ra trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau đó.
Nghiên cứu của Trung tâm tre trúc Trung Quốc (2008) [34] về giâm hom tre
cho thấy sử dụng hom cành to giâm hom cho tỷ lệ sống đạt tới 83,75%, sử dụng


6


cành nhỏ tỷ lệ sống chỉ khoảng 10%. Cành sử dụng giâm hom là cành của cây 01
năm tuổi, đoạn hom phải có từ 2 mắt sống trở lên, đường kính cành khoảng trên 01
cm, chiều dài cắt khoảng 30 cm và cắt vát ở phần trên với góc 45 độ, để lại 3-5 lá.
Nghiên cứu của Fu Maoyi và cộng sự (2000) [38] về giâm hom bằng cành
cho thấy cành được chọn để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1-2 năm và lấy từ cây 3
năm tuổi. Cành cắt có độ dài 40-50 cm có từ 2 hoặc 3 đốt, hom nghiêng so với
luống và lấp đất ở độ sâu 5-6 cm, để đầu trên của hom nhô lên khỏi mặt đất. Luống
giâm được phủ bằng lá và tưới nước thường xuyên. Tác giả cho rằng nhân giống
bằng hom cành có nhiều thuận lợi, sẽ không gây tổn thương cho cây mẹ và khả
năng ra măng của nó. Thời vụ nhân giống có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9
hằng năm, tuy nhiên vào tháng 2-3 cho tỷ lệ sống cao hơn, cành sử dụng giâm hom
có kích cỡ nhỏ nên dễ dàng tích trữ, xử lý, vận chuyển, có chi phí thấp về giá thành.
Trồng cây giâm hom có sự phát triển tốt về hệ rễ và cho tỷ lệ sống cao.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008)
[35] lại cho thấy thời vụ giâm hom vào mùa xuân (tháng 3-4) là tốt nhất, vì nhiệt độ
và độ ẩm tăng, thuận lợi cho hom nảy chồi và măng không mọc mùa này, do đó cây
giàu dinh dưỡng, ra rễ diễn ra trước tiên sau cắt hom, vì vậy cho tỷ lệ sống cao. Vào
mùa thu măng đã lên cao, chất dinh dưỡng kém. Nếu sử dụng cành trong thời gian
này sẽ dễ dàng mọc mầm nhưng không ra rễ, vì vậy tỷ lệ sống rất thấp. Giâm hom
bằng cành nên chọn những cành chính tròn mập, mắt khỏe từ 3 năm tuổi, đường
kính lớn hơn 1 cm ở lóng cành. Khi giâm hom, hom cành được ngâm trong nước
hoặc ở nơi râm mát. Sau đó ngâm vào NAA (20-100 ppm) trong 12 giờ. Tạo rãnh
sâu 30 cm, đặt hom cành cách nhau từ 15-18 cm, sau đó phủ đất và chỉ để 3 đốt có
lá ở trên mặt đất. Giẫm đất xung quanh chặt vừa phải và phủ rơm, tưới nước đủ ẩm,
mật độ giâm hom là 120.000-150.000 cành/ ha.
- Giâm hom thân
Victor Cusack (1997) [43] đã nghiên cứu sử dụng hom thân để nhân giống,
kết quả cho thấy tỷ lệ thành công rất khác nhau giữa các loài tre, thời gian nhân
giống tốt nhất vào mùa xuân. Cây để làm hom là cây trưởng thành từ 2-3 năm tuổi,
hom thân cắt từ 1,5-2 m, cắt bỏ tất cả các cành và lá, có thể để các cành dài và nhô



7

ra khỏi mặt đất, tưới nước hàng ngày trong tuần đầu, sau đó 2 lần một tuần trong
khoảng 3 tuần tiếp theo và thường xuyên giữ đất ẩm ở những tuần kế tiếp. Sau 4
tuần những cành và lá sẽ được phát triển từ các mắt, nếu gặp điều kiện thuận lợi rễ
sẽ phát triển tạo thân ngầm và măng mới. Tác giả đã đưa ra 2 loại hom có thể sử
dụng là hom thân 1 đốt hoặc 2 đốt.
Một nghiên cứu khác của A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) [31],
nghiên cứu về giâm hom thân cũng cho rằng đây là một phương pháp có hiệu quả
để nhân giống các loài tre có vách dày và kích thước lớn (đường kính 8-12 cm)
như loài Bambusa blumeata. Chọn cây mẹ làm hom thân 1 năm tuổi, cắt đoạn mỗi
hom từ 1 hoặc 2 đốt. Hom cắm nghiêng với một góc 45 độ và độ sâu 20 cm trong
môi trường ra rễ. Phần đốt được đặt trong các môi trường ra rễ với một mắt hở ở
bên trên. Tưới nước đủ ẩm 2 lần/ ngày, chồi mới có thể mọc sau 2-4 tuần sau đó.
Thuốc chống nấm và thuốc trừ sâu thường xuyên được sử dụng trong 6-12 tháng
trước khi ra ngôi.
Fu Maoyi và các cộng tác viên (2000) [38] cũng đã nghiên cứu nhân giống
sử dụng các cây tre non sau khi kết thúc sinh trưởng về chiều cao, chặt phần ngọn
để kích thích sự phát triển của mắt, khi mắt đã phát triển đủ lớn thì ngả cây xuống
luống (rãnh) đã được chuẩn bị sẵn với độ sâu và độ rộng 10-15 cm có chứa hỗn hợp
phân bón và đất. Cây ngả được phủ đất với độ dày 2-3 cm và phủ tiếp một lớp cỏ
khô, thường xuyên tưới nước và giữ ẩm cho đất. Thời vụ ngả cây tốt nhất vào tháng
2-3, măng sẽ mọc vào tháng 4-5 và rễ phát triển vào tháng 7-8, cây sau 1 năm tuổi
đạt chiều cao khảng 120 cm là đủ tiêu chuẩn trồng rừng. Phương pháp này được tác
giả khuyến cáo sử dụng cho các loài tre có kích thước trung bình.
- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cây mô cho các loài tre cũng đã được
thực hiện ở một số nước trên thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định, có

thể kể đến một số kết quả nghiên cứu về nuôi cấy mô như sau:
Nghiên cứu về nhân giống bằng nuôi cấy mô tại Trung tâm nghiên cứu tre
trúc Trung Quốc (2008) [33] đã giới thiệu một số loại môi trường và mô cấy thường


8

được sử dụng như sau: Phần mô cắt của mắt có chứa 1 chồi nách được đặt trong
môi trường bao gồm muối khoáng cơ bản MS, vitamin bổ sung với đường mía
saccarozo 88µm, 6g thạch trắng/ lít, NAA (2,7; 5,4) và BA (2,2; 4,4; 8,8; 22). Phần
mô lá (1 cm2) từ măng non dưới đất được đặt trong môi trường MS bổ sung 2,4dichlorophenoxyacetic acid (2,4D) (4,5; 13,5; 27; 40,5) và NAA (2,7). Phần mô
phân sinh đỉnh cắt từ măng (0,1 cm) sử dụng mô trường MS+2,4D (0,45; 2,3; 4,5) +
NAA (0,54; 2,7 hoặc 5,4). Phần cụm hoa non gồm hoa mới kích thước nhỏ hơn 0,1
cm được nuôi trong tối và sáng trên môi trường MA+2,4D (11,3; 22,5). Phần hạt
non với môi trường MS+BA (0,44; 1,1; 2,2; 4,4 hoặc 8,8) + NAA (2,7 hoặc 5,4) +
2,4D (0,45; 2,3; 4,5; 9,0; 13,5 hoặc 27).
Nghiên cứu tại Thái Lan về nuôi cấy mô cho hai loài tre Dendrocalamus
membranaceus và D. brandisii cho thấy cây con sau 4 tháng nuôi cấy mô đã đủ tiêu
chuẩn cấy ra môi trường ngoài và có khả năng sinh trưởng tốt trong vườn ươm. Kết
luận cũng cho thấy nhiều loài đã được phát triển bằng nuôi cấy mô và không có sự
bất thường sau khi trồng 4-6 năm (Rungnapanr Pattanavibool, 1998) [41].
- Nhân giống bằng hom gốc
Nghiên cứu sử dụng giống gốc để trồng tre đã được một số tác giả đánh giá
có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên cũng có nhiều mặt hạn chế như chi phí cao, số
lượng giống hạn chế... Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như sau:
Theo Zhou Fangchun (2000) [44] cho rằng sử dụng giống gốc thích hợp cho
các cây giống như Bambusa, Dendrocalamus, Sinocalamus... Chọn những cây mẹ
đánh gốc có ít rễ và cắt phần trên thân khí sinh chỉ để lại chiều dài khoảng 1 m. Gốc
được lựa chọn từ những cây khỏe mạnh, phát triển trung bình, 2 năm tuổi, không
sâu bệnh. Khi đánh gốc, rễ và thân ngầm được giữ lại, cây được cắt để lại 5-6 cành

và để lại lá. Giữ đất xung quanh gốc để bảo vệ chồi và rễ, nên được bọc bằng bầu
rơm hoặc túi nhựa để giữ ẩm.
Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [43] cho thấy nhân giống bằng hom
gốc có thể đạt được tỷ lệ thành công 100%. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những


9

loài tre có kích thước nhỏ, vì có thể sản xuất với quy mô lớn. Trong phương pháp
này giống gốc được cắt ở cổ thân ngầm nơi tiếp giáp với cây mẹ, gốc được đào bao
gồm cả rễ và phần đất xung quanh, cụm gốc có khoảng 3-4 mắt nằm trong lớp đất,
phần trên của thân được cắt để lại khoảng 3-4 đốt.
A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) [31] cũng cho rằng nhân giống tre sử
dụng hom gốc là một phương pháp tốt nhất, khả năng mọc mạnh nhất được thấy ở
các gốc 1 năm tuổi. Gốc được cắt ngắn với 2-3 đốt ở trên và bao gồm cả củ và rễ.
Phương pháp này thành công ở các loài tre vách dày, trồng tốt nhất vào mùa mưa.
Tác giả cũng cho thấy khoảng 3-7 mắt to của gốc cây mẹ 1 năm tuổi có xu hướng
mọc đồng thời nhưng chỉ có 1 hoặc 2 mắt mọc hoàn chỉnh. Đây là một hạn chế của
phương pháp trồng thân củ, ngoài ra phương pháp này có chi phí quá đắt cho các
vườn ươm quy mô lớn.
- Nhân giống bằng hạt
Nhân giống bằng hạt cũng đã được thực hiện ở một số nước như Thái Lan,
Trung Quốc... Tuy nhiên, nhân giống bằng hạt có nhiều hạn chế do tre có chu kỳ ra
hoa rất dài, trung bình 60-70 năm mới có một lần ra hoa, mặt khác nhiều loài cho
hạt nhưng khả năng nảy mầm thấp hoặc bất thụ.
Nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008) [34] cho
thấy hạt tre được để ở trạng thái khô nhất định, nhưng mức độ ẩm của hạt phụ thuộc
vào từng loài, lượng độ ẩm phần lớn được giữ ở giới hạn 5-12%, hạt được đóng
trong túi vải hoặc túi đay và bảo quản lạnh. Lưu giữ hạt không nên quá nửa năm,
trong trường hợp cần lưu trữ lâu hơn có thể bảo quản ở điều kiện nhiệt độ từ 0-5oC

khả năng nảy mầm của hạt giống có thể duy trì được trên 1 năm. Xử lý hạt nằng
cách rửa bằng nước sạch sau đó tuyệt trùng bằng 0,3% thuốc tím trong 2-3 giờ, sau
đó rửa lại lần nữa, hạt sau khi xử lý có thể đem gieo để nảy mầm. Sau khi hạt này
mầm 10-15 ngày cần phải tưới 0,2-0,3% đạm.
Nghiên cứu tại Thái Lan (Rungnapanr Pattanavibool, 1998) [41] cho thấy hạt
tre nên được bảo quản ở độ ẩm 5-8% và bảo quản ở nhiệt độ dưới 5oC sẽ cho chất


10

lượng bảo quản hạt tốt nhất. Tuy nhiên, thời gian bảo quản tùy thuộc vào từng loài
khác nhau. Phương pháp xử lý hạt nảy mầm tốt nhất trong môi trường có độ ẩm từ
30-60%, nhiệt độ ở mức 23-35oC tùy theo loài.
1.1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng tre lấy măng
Năm 1998 trong công trình “Bamboo Research and Deverlopment in Thailand”
Rungnapar Pattanavibool đã đề cập đến một số loài tre trúc lấy măng được gây trồng ở
Thái Lan như: Dendrocalamus asper (Pai Tong), D. brandissi (Pai Bongyai), D.strictus
(Pai Sangdoi)... trong đó có D.asper là loài tre trúc được nhập vào trồng ở Miền Nam,
Việt Nam từ trước năm 1975 và được gọi là tre Mạnh tông [41].
Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất măng, Zhou Fangchun
(2000) [44] đã chỉ ra rằng nhiệt độ và độ ẩm đất có ảnh hưởng khá rõ đến quá trình
sinh sản và phát triển măng của nhiều loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc. Ngoài
ra, đất tốt sẽ cho sản lượng măng cao, cây to, đẻ nhiều măng, giá trị sử dụng lớn; đất
nghèo, xấu, đồi trọc bạc màu tre vẫn sống được nhưng sản lượng thấp. Tre mọc tản
thường ở nơi nhiệt độ bình quân năm khoảng 14oC, mùa đông trên 4oC, lượng mưa
từ 1000mm/ năm trở lên. Thường tre mọc tản yêu cầu đất đai tốt hơn, tầng đất sâu,
ẩm, nhiều mùn, đất phong hóa từ phiến thạch, phiến thạch sét, phiến thạch mica và
sa phiến thạch... Cũng chính vì vậy, Yang Yuming và các cộng sự (2000) đã ứng
dụng những đặc điểm sinh thái và năng suất để làm tiêu chí lựa chọn loài tre trồng
rừng công nghiệp.

A.N. Rao và V.Ramanatha Rao (2000) [31] khi nghiên cứu về điều kiện đất
thích hợp để gây trồng tre cho thấy tre thường thích hợp ở nơi thoát nước tốt, đất cát
mùn, đất sét pha cát và có nhiều dinh dưỡng, đất bằng phẳng hoặc ở đồi có độ dốc thấp.
Đất thường có màu vàng, nâu vàng hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu. Tại Bangladesd, một số
loài tre được trồng trên đất có độ pH từ 6-8 hoặc đất đồi có độ pH 4,5-5,5.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008) [33] cho
thấy trong kinh doanh tre có thể bón phân từ 1-3 lần trong năm đã tăng sản lượng
của măng lên cao khá rõ rệt. Bón phân lần đầu vào tháng 3 được gọi là bón phân
của lứa măng đầu chủ yếu là phân chuồng kết hợp phân hóa học từ 750-900 kg/ ha.


11

Lần thứ 2 vào tháng 8 được gọi là phân bón giai đoạn măng và chủ yếu là phân Urê
hoặc phân hỗn hợp từ 0,5-1 kg/ bụi. Lần thứ 3 bón vào tháng 12 và chủ yếu là phân
hữu cơ 50 kg/ bụi.
Theo Prosea (1995) thì bón 20-25 kg phân hữu cơ cho mỗi khóm trước mùa
sinh trưởng, phân hóa học bón 4 lần mỗi năm, mỗi lần bón cho 1 ha là 80 kg NPK
với tỷ lệ 40:10:30 và 0,65 kg Si (dẫn theo Đỗ Văn Bản và cộng sự, 2005) [8].
Victor Cusack (1997) [43] nghiên cứu trồng thâm canh cho loài D. asper hằng
năm đã bón 300 kg/ ha phân NPK 15:15:15 kết hợp với khảng 40-60 kg/ rơm hoặc cỏ
khô để phủ và 0,65 kg/ ha silic dioxyt. Tác giả cho rằng phân nên bón một lượng nhỏ
nhưng bón nhiều lần trong năm thì tre hấp thụ tốt hơn vì tre là loài rễ nông, do vậy ứng
dụng phân bón đậm, đặc biệt là Urê có thể gây hại hoặc làm chết cây. Ở Indonesia sau
khi khai thác măng, người ta đào rãnh xung quanh bụi tre khoảng 2m, trộn phân hóa
học với rơm hoặc cỏ khô đã phủ gốc trước đây vùi vào rãnh. Việc đào rãnh đã cắt đứt
các rễ tre, để chúng phát triển rễ mới trực tiếp vào rãnh đã bón phân.
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) [32] về
loài D. oldhami cho thấy mật độ trồng tốt nhất là khoảng 600-700 bụi/ha, với kích
thước hố đào cho cây trồng từ giống cành là 60x50x40cm và bón lót đầy đủ phân

trước khi trồng. Trong năm đầu chăm sóc bón phân hỗn hợp hoặc phân Urê mức
0,1-0,2 kg cho mỗi bụi vào tháng 9. Năm thứ 2 bón 230 kg Urê kết hợp bón 800 kg
các nguyên tố Ca, Mg, P trên 1 ha vào tháng 4 và tháng 9. Nghiên cứu cũng cho
thấy hàng năm nên bón từ 1-3 lần phân Urê hoặc phân hỗ hợp từ 750-900 kg/ ha.
Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc [33] đã đề xuất cấu trúc sản lượng cao
cho loài Phyllostachys heterocycla với mật độ 3000-3750 cây/ha, trong đó trên mỗi
bụi có 10 cây, 3 cây 1 năm tuổi, 3 cây 2 năm tuổi, 3 cây 3 năm tuổi và 1 cây 4 năm
tuổi. Vào mùa đông cắt ngọn chỉ còn cao từ 1-2m với 13-15 cặp cành còn lại. Đồng
thời bón phân hóa học với lượng 375 kg/ha, chia làm 2 lần bón vào mùa xuân và
thu, phân bón hữu cơ 5 tấn bón vào mùa đông.
1.1.1.4. Kỹ thuật khai thác
Khi nghiên cứu quá trình phát triển măng của loài D. latiflorus, Trung tâm
nghiên cứu tre trúc của Trung Quốc (2001) [32] đã chỉ ra rằng quá trình phát triển


12

măng của loài tre này được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 kéo dài khoảng 20
ngày, măng sinh trưởng chậm và rễ bắt đầu phát triển; giai đoạn 2 sinh trưởng
nhanh hơn; giai đoạn 3 khả năng sinh trưởng của măng là nhanh nhất, có thể tăng
trưởng chiều cao hơn 10cm/ngày, có khi tới 30-40cm/ngày; giai đoạn 4 măng sinh
trưởng chậm dần đến khi thành cây hoàn chỉnh thì dừng hẳn. Toàn bộ 4 giai đoạn
phát triển của măng mất khoảng 3 tháng, nhưng chỉ mất có 10 ngày để phát triển từ
măng thành cây hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để khai thác măng thường khai thác vào
giai đoạn 3 của măng. Để nâng cao năng suất măng thường người ta phải dọn cỏ,
cào đất và phơi mắt vào giữa tháng 4 hằng năm.
Theo Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001, 2008) [32], 35], tre 4
tuổi phải cắt hết, để lại 20% tre 3 tuổi, 40% tre 2 tuổi và 40% tre 1 tuổi; nhưng theo
Prosea (1995) chỉ nên giữ lại 3-4 cây trưởng thành mỗi khóm.
Công trình nghiên cứu “Trồng và sử dụng tre ở Trung Quốc” năm 2001

[32] cho thấy sau khi trồng tre, măng sẽ mọc vào tháng 6-7 hàng năm. Trong 3
năm đầu nếu được chăm sóc cẩn thận và giữ cấu trúc rừng tốt, lượng măng sẽ
ngày càng tăng. Lớp măng tre đầu tiên của năm đầu không nên chọn làm cây mẹ.
Những măng ra vào tháng 8-9 có thể được sử dụng làm cây mẹ và nên để lại 2
măng khỏe mạnh. Trong năm tiếp theo, nên giữ 2 măng để làm cây mẹ 1 năm tuổi.
Trong năm thứ 3 nên để lại 1-2 cây mới cho mỗi cây và tổng số không nên vượt
quá 10 cây/khóm. Vào năm thứ 4, nên giữ lại 2 cây mẹ cho mỗi bụi và cùng thời
gian những cây già được chặt và để lại 8-9 cây trên mỗi bụi. Khai thác khi măng
đạt chiều cao 20-25cm, nếu làm măng khô chiều cao có thể đạt 1-1,5m. Thời gian
cắt măng tốt nhất trước lúc mặt trời mọc vì khi đó nhiêt độ thấp, độ ẩm cao có lợi
cho cây mẹ sinh sản. Khi cắt măng cố gắng tránh làm ảnh hưởng để tăng sức sản
xuất, sau khi cắt gốc còn lại dễ bị lây nhiễm khuẩn, do vậy không nên phủ đất
ngay cho đến khi vết cắt khô.
Công trình “Cultivation of Bamboo” của Trung tâm nghiên cứu tre trúc
Trung Quốc [35] cho loài D.oldhami cho thấy cây 3 năm tuổi bắt đầu bước vào giai
đoạn ổn định, vì vậy cây mẹ sau giai đoạn này cần chặt bỏ. Cây một năm tuổi nên


13

được để với cấu trúc hợp lý, và cắt bỏ những cây yếu kém 2 tuổi, sau đó chặt bỏ
toàn bộ cây 3 năm tuổi vào mùa đông. Mật độ ban đầu ở tre cho măng và thân nên
điều chỉnh là 600-750 bụi/ha, giữ lại 7-8 cây mẹ mỗi bụi. Mật độ cây đứng khoảng
4000-6000 cây trên ha. Trong cấu trúc tuổi, cây 1-2 năm tuổi chiếm 80-90%, và cây
3 năm là 10-20%.
Nghiên cứu về cấu trúc tuổi để tăng sản lượng măng cho loài D.latiflorus tại
Trung Quốc cho thấy trong bụi tre cần có các cây từ 1-4 năm tuổi, cây từ 1-2 năm
tuổi chiếm 80%, cây 3-4 năm tuổi chiếm 20%.
Khi nghiên cứu sinh lý tre trúc, Koichiro Ueda (1976) [18] đã cho thấy sau
10 năm tập trung nghiên cứu, đã thống kê số măng bị thui hàng năm ở rừng

Phyllostachys edulis chiếm 60-80%, Phyllostachys reticulata 30-50%.
Xiao Jianghua (1996) cũng đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ,
dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần
phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất măng và
thân khí sinh (dẫn theo Đỗ Văn Bản và cộng sự, 2005) [8].
Nhìn chung ở nước ngoài tre trúc được gây trồng với 3 mục đích là: kinh
doanh chuyên măng, chuyên thân khí sinh hoặc cả hai. Các loài tre trúc được kinh
doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ
thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất và chất lượng
được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu gồm: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm
trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, mỗi thế hệ, khai
thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh cho từng loại cụ thể. ngoài
ra, điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những
nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre
trúc và được chọn làm những tiêu chí khi lựa chọn biện pháp kỹ thuật thâm canh.
Kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt
đối với những loài có quan hệ thân thuộc với những loài ở Việt Nam.


14

1.1.2. Tình hình trồng tre lấy măng ở trong nước
1.1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng măng trong nước
- Chủ trương phát triển tre măng tại Việt Nam
Thông tư số 28/1999/TTLT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định
661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ,
chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng đã xác định cây
trồng lấy măng là một trong số những cây trồng chủ yếu để trồng rừng cây đặc sản.

Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho
trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp đã xác định tre Điềm trúc, Bát
độ là một trong những loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất.
Quyết định số 147/2007/ QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ Tướng
Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 đã quy
định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha rừng trồng mới, hỗ trợ chi phí quản lý bảo vệ rừng là
100.000 đồng/ha/năm, ngoài ra còn ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để xây dựng
đường lâm nghiệp, chi phí vận chuyển chế biến nông lâm sản đến nơi tiêu thụ…
Để giải quyết khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày 24 tháng 6 năm 2002
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách
khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng để bảo đảm cho quá
trình sản xuất của bà con nông dân cũng như doanh nghiệp chế biến nông lâm sản.
Quyết định đã nêu lên một số chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp
đồng tiêu thụ nông lâm sản với người sản xuất như về đất đai, đầu tư vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá có hợp
đồng tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá. Về tín dụng người sản xuất, doanh nghiệp ký
hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được
hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại
Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín
dụng đầu tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm


15

2001 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh
phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản áp
dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo
quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất
và nhân giống cây trồng, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, thông về tin thị

trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp. Các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung có hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công
tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Ngoài các chính sách hiện hành, đối với
vùng sản xuất hàng hoá tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần
kinh tế có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được
ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương
trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội
ngành hàng và địa phương tổ chức.
- Kết quả phát triển trồng tre lấy măng ở Việt Nam
Trồng tre chuyên măng ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh và rộng
khắp. Tre bản địa đang được coi là một trong một số những đối tượng chính cần
phát triển và phù hợp với mục đích của nhiều dự án, chương trình nhằm góp phần
xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Theo số liệu thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp (cũ), nay là Tổng cục
Lâm nghiệp - Bộ NN & PTNT, đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư
trồng khoảng gần 1.500 ha tre lấy măng, với sự tham gia của trên 3.000 hộ dân [9].
Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng Công ty
Rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giống cho 28 Trung
tâm Khuyến nông - Khuyến lâm của một số tỉnh để trồng trên tổng diện tích khoảng
2.700 ha [29].
Tổng diện tích trồng tre lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con số đã
thống kê. Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhà nước còn có
thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre măng. Một số địa
phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư để mở rộng thêm diện
tích trồng tre lấy măng.


×